Giáo trình Chẩn đoán kỹ thuật
Một số khái niệm cơ bản
Với việc ứng dụng các hệ thống điều khiển thông minh trong điều khiển quá trình, một số
khái niệm mới về hệ thống kỹ thuật sau thường được sử dụng.
Process engineering là khoa học quá trình kỹ thuật, bao gồm các vấn đề như thiết kế các hệ
thống kỹ thuật (các hệ thống máy móc, dây chuyền công nghệ), khai thác, điều khiển và tối ưu
hóa chúng. Các hệ thống này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp (hóa chất,
dầu khí, chế biến thực phẩm, khoáng sản, ) với sự áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, trong đó
có ứng dụng máy tính điều khiển, giám sát. Hệ động lực trên các tàu biển hiện đại cũng là một ví
dụ về các dây chuyền sản xuất hiện đại.
Process engineering thường bao gồm bốn thành phần:
Process design là công việc thiết kế hệ thống, lựa chọn các máy móc thiết bị để tạo thành
một tổ hợp hay một dây chuyền sản xuất;
Process control and monitoring là nhiệm vụ đo đạc, giám sát, điều khiển hệ thống máy móc
thiết bị đó nhằm đảm bảo chất lượng công tác, giảm chi phí và tăng tính an toàn;
Process operation là quá trình khai thác, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nhằm
đảm bảo sự hoạt động tốt của hệ thống trong suốt thời gian tuổi thọ định trước;
Supporting tools có thể là các công cụ mô phỏng, hệ thống trí tuệ nhân tạo/hệ chuyên gia,
các công cụ tối ưu hóa hệ thống. Các công cụ này giúp con người giao tiếp với hệ thống, hiểu
biết hơn về chúng, từ đó có tác động trở lại nhằm cải tiến chúng
Process control and monitoring (PCM) là một đặc trưng của các hệ thống sản xuất hiện đại.
PCM thu thập thông tin về các quá trình diễn ra trong hệ thống. Thông tin thu được được xử lý,
kết quả xử lý giúp cho việc điều khiển hệ thống, duy trì trạng thái hoạt động ổn định của chúng,
cũng như xác định trạng thái kỹ thuật và dò tìm các hư hỏng nếu có. Thực tế, PCM có thể bao
gồm hoặc không bao gồm chức năng chẩn đoán kỹ thuật, dò tìm hư hỏng.
Hệ thống sản xuất là một hệ thống máy móc thiết bị phục vụ một mục đích sản xuất nào đó.
Hệ thống sản xuất có thể là một dây chuyền sản xuất áp dụng phổ biến trong công nghiệp hóa
chất, dầu khí, xi măng. Đối với các hệ thống năng lượng, hệ thống sản xuất có thể là các trạm
phát điện diesel, nhà máy nhiệt điện hay thủy điện. Đối với tàu thủy, hệ thống sản xuất là hệ
động lực phục vụ hoạt động của con tàu. Hệ thống sản xuất có thể là cả một tổ hợp gồm nhiều
máy móc thiết bị tích hợp trong một hệ thống đồng bộ hay chỉ là một thiết bị riêng biệt như một
động cơ diesel. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà ranh giới của hệ thống được lựa chọn phù
hợp.
Hệ thống CĐKT là một hệ thống chứa các tri thức về hệ thống sản xuất và các thuật toán
phù hợp nhằm mục đích xác định trạng thái kỹ thuật và dò tìm các hư hỏng có thể xảy ra trong
hệ thống sản xuất.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chẩn đoán kỹ thuật
By Assoc. Prof. PhD. Le Van Diem – Faculty of Marine Engineering VIETNAM MARITIME UNIVERSITY 1 MỤC LỤC Chương 1 - Lý thuyết cơ bản về chẩn đoán kỹ thuật ............................................................. 2 1.1. Giới thiệu chung về điều khiển quá trình và chẩn đoán kỹ thuật ................................ 2 1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................... 4 1.3. Điều khiển quá trình tích hợp chẩn đoán kỹ thuật ...................................................... 5 1.4. Các dạng hư hỏng tiêu biểu ....................................................................................... 6 1.5. Một số thuộc tính của hệ thống chẩn đoán kỹ thuật ................................................... 7 1.6. Thông tin và biến đổi thông tin trong hệ thống chẩn đoán kỹ thuật ............................ 9 1.7. Dấu hiệu chẩn đoán và lựa chọn dấu hiệu chẩn đoán ............................................... 11 Chương 2 - Một số dạng mô hình hệ thống chẩn đoán kỹ thuật .......................................... 13 2.1. Phân loại mô hình hệ thống CĐKT .......................................................................... 13 2.2. Mô hình tri thức định lượng .................................................................................... 15 2.3. Mô hình tri thức định tính ....................................................................................... 19 2.4. Hệ thống tri thức kinh nghiệm ................................................................................. 23 Chương 3 - Một số mô hình nhận dạng sử dụng trong chẩn đoán kỹ thuật .......................... 24 3.1. Xấp xỉ hàm và bài toán hồi quy ............................................................................... 24 3.2. Nhận dạng mẫu và bài toán phân cụm ..................................................................... 25 3.3. Nhận dạng mẫu và bài toán phân loại ...................................................................... 34 Chương 4 - Mạng nơron nhân tạo và một số ứng dụng trong chẩn đoán kỹ thuật ................ 40 4.1. Giới thiệu chung ..................................................................................................... 40 4.2. Cơ sở lý thuyết về ANN .......................................................................................... 43 4.3. Một số dạng mạng ANN ......................................................................................... 50 4.4. Một số nghiên cứu ứng dụng ANN .......................................................................... 55 4.5. Một số ví dụ ứng dụng ANN ................................................................................... 56 Chương 5 - Giám sát quá trình và chẩn đoán kỹ thuật tàu thủy ........................................... 66 5.1. Giám sát quá trình trên tàu thủy - Hệ thống tự động giám sát và điều khiển hệ động lực ......................................................................................................................................... 66 5.2. Tích hợp chẩn đoán kỹ thuật trong các hệ thống ICMS ............................................ 69 5.3. Hệ thống CoCoS của MAN B&W ........................................................................... 70 Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 74 By Assoc. Prof. PhD. Le Van Diem – Faculty of Marine Engineering VIETNAM MARITIME UNIVERSITY 2 Chương 1 - Lý thuyết cơ bản về chẩn đoán kỹ thuật 1.1. Giới thiệu chung về điều khiển quá trình và chẩn đoán kỹ thuật Điều khiển quá trình (process control) là một nhiệm vụ quan trọng trong khai thác vận hành các quá trình sản xuất. Trong vài thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, điều khiển quá trình cũng đạt được những tiến bộ quan trọng, đặt biệt là ứng dụng máy tính điều khiển trong các hệ thống phức tạp. Nếu như trước đây, các thao tác điều khiển ở mức độ thấp như đóng, mở hay điều chỉnh các van thường được thực hiện trực tiếp bởi người khai thác, thì nay có thể được thực hiện tự động một cách định kỳ hoặc liên tục với sự trợ giúp của hệ thống máy tính điều khiển. Việc áp dụng những hệ thống tự động điều khiển máy tính ngày nay được phổ biến rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp như hóa chất, dầu khí, xi măng, thép, sản xuất điện. Với sự tiến bộ trong các công nghệ đo lường và điều khiển, lợi ích mà các hệ thống tự động điều khiển máy tính mang lại là vô cùng to lớn, không những giảm nhẹ sức lao động, tăng năng suất, mà còn đảm bảo độ chính xác cao, tăng tính an toàn, tăng tuổi thọ cho các quá trình sản xuất. Tuy nhiên, một nhiệm vụ quan trọng khác mà hầu như vẫn còn phải thực hiện thủ công và phụ thuộc nhiều vào con người – người khai thác. Đó là nhiệm vụ đối phó với các sự cố bất thường xảy ra trong các hệ thống. Nhiệm vụ này liê ... g gian dữ liệu (số thông số chẩn đoán). Các dữ liệu xây dựng cho mô hình thực nghiệm được đo đạc, thu thập trên động cơ HANSHIN 6LU32 lắp đặt tại Trung tâm Nghiên cứu hệ động lực tàu thủy – Trường Đại học Hàng hải. Để xây dựng cơ sở dữ liệu huấn luyện mạng, thực hiện đo đồ thị công cho trạng thái không hư hỏng của động cơ. Từ các thông số này thu được tập dữ liệu của lớp trạng thái động cơ không hư hỏng (C1). Tiến hành điều chỉnh trạng thái kỹ thuật của cụm vòi phun/bơm cao áp hoặc thay thế cụm chi tiết đó bằng cụm chi tiết đã hư hỏng. Chạy thử động cơ, đo đạc thu được tập dữ liệu cho lớp trạng thái động cơ hư hỏng vòi phun, bơm cao áp (C2). Tiếp tục thay đổi trạng thái kỹ thuật của các chi tiết của động cơ như các xéc măng, thay đổi góc phun sớm. Đo đạc các thông số, thu được các tập dữ liệu của lớp trạng thái hư hỏng bộ piston, xéc măng, xi lanh (C3) và lớp trạng thái hư hỏng góc phun (C4). Dữ liệu đo được từ các trạng thái C1-C4 được sử dụng để huấn luyện mạng. Mô hình mạng phân loại trên phần mềm Neurosolution 5 được huấn luyện. Lỗi huấn luyện được mô tả trong Hình 64. Hình 64. Lỗi huấn luyện Kết quả sau hơn 900 lượt huấn luyện, lỗi huấn luyện giảm xuống khoảng 0,07. Lỗi huấn luyện từ bộ dữ liệu kiểm định (CV) giảm xuống 0,05, nhỏ hơn so với giá trị yêu cầu thường là 0,1. Mạng sau đó được kiểm tra bằng tập dữ liệu kiểm tra. Kết quả kiểm tra được mô tả ở Hình 65. Hình 65. Ma trận kết quả kiểm tra Kết quả kiểm tra cho thấy, với dữ liệu của lớp trạng thái hư hỏng cụm vòi phun/bơm cao áp (C2) mạng đã nhận đúng 95,00%, còn lại 5,00% mạng nhận nhầm sang lớp (C1). Điều này là do trong bộ dữ liệu của lớp (C1) có một số mẫu đo ở các giá trị tải thấp, có áp suất trong xi lanh và áp suất cháy cực đại (pz) không khác nhiều so với bộ dữ liệu của lớp (C2). Với các dữ liệu của lớp trạng thái hư hỏng “bộ hơi” (C3) mạng đã nhận đúng 96,55%, By Assoc. Prof. PhD. Le Van Diem – Faculty of Marine Engineering VIETNAM MARITIME UNIVERSITY 65 còn lại 3,45% mạng nhận nhầm sang lớp (C2). Điều này là do một số đồ thị công của lớp (C3) tương đối giống với đồ thị công của lớp (C2). Thực tế cho thấy, hư hỏng ở cụm bơm cao áp, vòi phun cũng dẫn đến tình trạng cháy rớt, áp suất cháy giảm và hình dáng đồ thị công cũng có dạng gần giống trường hợp áp suất nén thấp, hay bộ hơi kém. Đối với trường hợp bộ dữ liệu của lớp trạng thái động cơ hư hỏng góc phun (C4) mạng nhận dạng chính xác được 94,12%, còn lại 5,88% mạng nhầm sang trường hợp (C1). Mô hình mạng MLP ở trên cho thấy khả năng kết hợp giữa kiến thức chuyên gia và mô hình tính toán số sử dụng công nghệ mạng nơron nhân tạo trong việc xác định hư hỏng đối với động cơ diesel tàu thủy. Ở đây, kiến thức chuyên gia được sử dụng khi quyết định các dạng hư hỏng ảnh hưởng đến hình ảnh đồ thị công. Tuy nhiên, để áp dụng mô hình này một cách hiệu quả, cần phải xác định trước số lớp trạng thái C, sau đó thu thập số liệu tương ứng với các trạng thái đó. Công việc này là khá tốn kém do cần thiết thử nghiệm động cơ với các trạng thái hư hỏng khác nhau. Trong trường hợp cần thiết có thể nhận được dữ liệu bằng cách xây dựng mô hình toán, mô phỏng quá trình công tác của động cơ. Một vấn đề khác cũng cần phải giải quyết là sự thay đổi trạng thái chung của toàn bộ động cơ theo thời gian làm việc. Khi đó, mô hình mạng không còn đúng nữa, và cần phải tiến hành thu thập lại dữ liệu để xây dựng lại mô hình mạng phù hợp. By Assoc. Prof. PhD. Le Van Diem VIETNAM MARITIME UNIVERSITY Chương 5 - Giám sát quá trình và c 5.1. Giám sát quá trình trên tàu th khiển hệ động lực Các hệ thống trên các tàu th chuyền sản xuất hiện đại. Ngoài h nguồn năng lượng điện cung cấ nhiệm vụ giám sát các quá trình khác nh ngập nước, cháy nổ, v.v. Tương t hiện nay cũng được trang bị hệ Control&Monitoring System – IC Hình 66. C Cấu hình của hệ thống bao g từ các cảm biến. Các tín hiệu dạ từ các cảm biến được chuyển thành tín hi Phần mềm được cài đặt cho phép ti để điều khiển trở lại đối tượng, k sự cố, hay chỉ đơn giản là hiển th Lợi ích từ việc áp dụng các h Có thể liệt kê một số mặt như sau: Tăng thời gian khai thác, gi thác tàu; – Faculty of Marine Engineering 66 hẩn đoán kỹ thuật tàu th ủy - Hệ thống tự động giám sát và đi ủy hiện đại hiện nay cũng phức tạp không kém nh ệ động lực đảm bảo cung cấp nguồn động lực đ p cho các hệ thống phục vụ, các hệ thống tàu th ư xếp dỡ hàng hóa, giám sát an toàn phòng ch ự như các dây chuyền sản xuất hiện đại, các tàu th thống tích hợp giám sát và điều khiển quá trình ( MS). ấu trúc cơ bản của hệ thống ICMS tàu thủy ồm hệ thống máy tính để nhận và xử lý tín hi ng tương tự (áp suất, nhiệt độ, lưu lượng, mức, v.v) ệu số thông qua các bộ biến đổi tương t ếp nhận và xử lý các tín hiệu nhận được, đư ết luận về trạng thái của đối tượng, cảnh báo n ị trên màn hình. ệ thống tự động giám sát, điều khiển trên tàu th ảm thời gian dừng do sự cố, qua đó tăng lợ ủy ều ững dây ể đẩy tàu và ủy còn có ống ủy lớn Integrated ệu nhận được đo được ự/số (AD). a ra phản hổi ếu xuất hiện ủy là rất lớn. i nhuận khai By Assoc. Prof. PhD. Le Van Diem VIETNAM MARITIME UNIVERSITY Giảm chi phí bảo dưỡng nh trạng kỹ thuật thay vì bảo d Tăng an toàn cho người khai thác tác trong phạm vi an toàn và phát hi Tăng chất lượng hoạt động c Tăng uy tín với khách hàng do vi thác. Hình 67 Hình 67 mô tả cấu hình một h trung tâm điều khiển chính là Bu (Cargo Control Console) và các tr các khu vực sinh hoạt chung và các phòng Nhờ có sự tiến bộ vượt bậc c tự động giám sát hiện nay hầu h thông dụng. Giao diện người dùng c trình độ của thuyền viên ở mọi m thống ICMS như vậy. Bảng – Faculty of Marine Engineering 67 ờ tối ưu hóa kế hoạch bảo dưỡng (bảo dưỡ ưỡng theo định kỳ); nhờ tự động điều khiển duy trì các thông s ện sớm các nguy cơ xảy ra sự cố; ủa thiết bị, giảm chi phí khai thác; ệc tránh được các sự cố gây gián đoạn quá trình khai . Cấu hình một hệ thống ICMS tàu thủy ệ thống ICMS trên một tàu chở dầu. Hệ thống bao g ồng máy (Engine Control Console) và Buồ ạm báo động từ xa (Remote Alarm Unit) đặt t ở sỹ quan. ủa công nghệ vi xử lý và máy tính cá nhân mà các h ết đều sử dụng các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows ũng được tối ưu hóa thân thiện để có thể ức độ. Trong Bảng 10 là cấu hình phần cứng c 6. Cấu hình phần cứng hệ thống ICMS ng theo tình ố công ồm hai ng làm hàng ại buồng lái, ệ thống phù hợp với ủa một hệ By Assoc. Prof. PhD. Le Van Diem – Faculty of Marine Engineering VIETNAM MARITIME UNIVERSITY 68 Các hệ thống tự động giám sát hệ động lực tàu thủy thường bao gồm một số chức năng chính như: chức năng kiểm soát báo động (Emergency Alarm); chức năng chuyển chế độ điều khiển MANED/UNMANED; chức năng gọi sự cố (Emergency Engineer Call); chức năng báo động Deadman. Chuyển chế độ hoạt động có và không có người trực ca Hệ thống tự động giám sát điều khiển trên tàu thường bao gồm chế độ MANED và UNMANED. MANED là chế độ hoạt động cần phải có người vận hành tại trạm điều hành để giám sát, nhận báo động và thao tác các lệnh một cách tuần tự trong suốt quá trình. UNMANED là chế độ hoạt động mà không cần thiết phải có người vận hành tại trạm điều hành mà người vận hành có thể nhận tín hiệu báo động từ một vị trí khác trên tàu như phòng họp, phòng làm việc, phòng ở và các khu vực công cộng. Chế độ UNMANED thường được sử dụng trên các tàu mà các sỹ quan, thuyền viên được bố trí chỉ để làm việc ban ngày (daywork). Hệ thống gọi khẩn cấp và liên lạc với các sỹ quan Chức năng gọi khẩn cấp được sử dụng trong trường hợp xảy ra sự cố mặc dù hệ thống giám báo động cũng đã hoạt động. Hệ thống liên lạc được thực hiện thông qua trạm điều hành và các thiết bị báo động từ xa RAU được bố trí trên tàu. Đây là chức năng cho phép liên lạc giữa bộ phận máy với bộ phận boong, liên lạc giữa các sỹ quan máy khi cần thiết. Hệ thống phát tín hiệu báo động Khi một trong các thông số đang được giám sát gặp vấn đề thì sẽ có tín hiệu từ các các sen-sơ cảm biến qua các thiết bị biến đổi, khuếch đại tín hiệu gửi về trung tâm xử lý và trung tâm sẽ tự động kiểm tra lại tình trạng của các sen-sơ cảm biến và đưa ra tín hiệu báo động tùy By Assoc. Prof. PhD. Le Van Diem – Faculty of Marine Engineering VIETNAM MARITIME UNIVERSITY 69 theo chế độ cài đặt. Tín hiệu báo động được chia thành các cấp theo mức độ nguy hiểm: Hệ thống cứu hỏa, hệ thống Deadman Alarm System và các thông số giám sát hoạt động hệ động lực. Tín hiệu báo động bao gồm tin nhắn báo động, tín hiệu âm thanh (còi, chuông, vv), tín hiệu ánh sáng (đèn nhấp nháy, flash, đèn màu, vv.). Khi báo động được đưa ra, sỹ quan chịu trách nhiệm phải nhanh chóng xác nhận báo động, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Hệ thống báo động Deadman Alarm System Hệ thống báo động Deadman Alarm System là hệ thống dùng để giám sát người đang làm nhiệm vụ trực ca trong buồng máy. Hệ thống này chủ yếu áp dụng đối với những tàu có trọng tải lớn, không gian buồng máy lớn, việc tìm kiếm và quan sát những người đang làm nhiệm vụ trong buồng máy hết sức khó khăn. Hệ thống được thực hiện thông qua bảng điều khiển chính được đặt tại trạm điều hành ở phòng điều khiển máy, hai bảng điều khiển cũng có chức năng kích hoạt hệ thống như bảng điều khiển chính được đặt tại hai cửa vào của buồng máy và bốn bảng điều khiển có chức năng xác nhận được đặt phân bố đều trong buồng máy. Tự động giám sát và điều khiển hệ động lực bao gồm một số menu chính sau: ♦ Tự động giám sát điều khiển diesel lai chân vịt (máy chính); ♦ Tự động giám sát điều khiển tổ hợp diesel lai máy phát; ♦ Tự động giám sát điều khiển các hệ thống phục vụ: Hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống khởi động, v.v. ♦ Hệ thống tự động quản lý năng lượng PMS; ♦ Tự động kiểm soát hệ thống hầm hàng và xếp hàng. Hệ thống ICMS trên các tàu cỡ lớn có thể kiểm soát hàng nghìn thông số theo thời gian thực. Hệ thống cũng có thể tích hợp mô đun chẩn đoán kỹ thuật hay dự báo hư hỏng. 5.2. Tích hợp chẩn đoán kỹ thuật trong các hệ thống ICMS Các hệ thông ICMS trên tàu thủy hầu hết được tích hợp một số tính năng giám sát trạng thái (condition monitoring). Việc đo đạc, hiển thị và xử lý liên tục các thông tin từ đối tượng giúp các hệ thống này thực hiện một số chức năng như: ♦ Hiển thị thông tin về trạng thái hệ thống; ♦ Dự đoán trước các trục trặc; ♦ Hỗ trợ lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng. Việc giám sát trạng thái đối tượng cũng cho phép thực hiện hai nhiệm vụ sau: ♦ Phát hiện hư hỏng (Fault detection); ♦ Chẩn đoán hư hỏng (Fault diagnosis). Trong khi việc phát hiện hư hỏng chỉ đơn thuần là tìm ra những thông tin “lạ” từ các thông tin nhận được từ đối tượng, thì chẩn đoán hư hỏng còn cho phép xác định nguyên nhân gây ra hư hỏng hoặc chỉ ra được hư hỏng nằm ở chi tiết nào. By Assoc. Prof. PhD. Le Van Diem – Faculty of Marine Engineering VIETNAM MARITIME UNIVERSITY 70 Tiếp cận chẩn đoán kỹ thuật thủ công – OPERATOR Một cách đơn giản nhất, chẩn đoán kỹ thuật có thể bắt đầu ngay từ Người khai thác thiết bị. Khi đó, bằng các cảm nhận của mình về sự làm việc của thiết bị, cùng với kiến thức, kinh nghiệm sẵn có, người khai thác có thể trực tiếp đưa ra kết luận về trạng thái của thiết bị. Cảm nhận của người khai thác có được thông qua giao tiếp bằng các giác quan khác nhau như: Thị giác: quan sát dấu hiệu dò lọt, màu khói, quá nhiệt; Khứu giác: nhận dấu hiệu dò lọt, quá nhiệt; Thính giác: tiếng ồn bất thường; Vị giác: phát hiện nước biển xâm nhập vào dầu bôi trơn, nhiên liệu; Cảm giác: độ rung bất thường, nhiệt độ. Tiếp cận chẩn đoán kỹ thuật hiện đại – MACHINE Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ đo lường và điều khiển, các hệ thống tự động điều khiển và giám sát cho phép đo đạc, hiển thị và xử lý hàng nghìn thông tin cùng một lức. Các dụng cụ, thiết bị đo, máy móc xử lý số liệu thay thế con người cho phép xử lý nhiều thông tin và khắc phục lỗi nhận định của con người. Các hệ thống ứng dụng máy tính còn cho phép các thuật toán xử lý dữ liệu hiện đại, cho phép trích xuất đặc điểm và đưa ra những kết luận chính xác về tình trạng của thiết bị. Các thông số giám sát cơ bản như áp suất, nhiệt độ, mức, lưu lượng, lưu tốc vòng quay, dòng điện, điện áp, v.v. Thường ứng dụng các dạng tiếp cận như visual monitoring; vibration monitoring; thermal monitoring; wear-debris monitoring. 5.3. Hệ thống CoCoS của MAN B&W Từ những năm cuối của thế ký trước, Hãng MAN B&W đã phát triển gói phần mềm tích hợp hệ thống giám sát và điều khiển động cơ chính tàu thủy có tên CoCoS – Computer Controled Surveillance. Hệ thống bao gồm một số mô đun sau: ♦ CoCoS EDS – Engine Diagnostics System; ♦ CoCoS MPS – Maintenance Planning System; ♦ CoCoS SPC – Spare Parts Catalogue; ♦ CoCoS SPO – Stock Handling & Spare Parts Odering. By Assoc. Prof. PhD. Le Van Diem VIETNAM MARITIME UNIVERSITY CoCoS EDS – Engine Diagnostics System ♦ Data logging ♦ Monitoring ♦ Trends ♦ Diagnostics – Faculty of Marine Engineering 71 By Assoc. Prof. PhD. Le Van Diem VIETNAM MARITIME UNIVERSITY – Faculty of Marine Engineering 72 By Assoc. Prof. PhD. Le Van Diem VIETNAM MARITIME UNIVERSITY – Faculty of Marine Engineering 73 By Assoc. Prof. PhD. Le Van Diem – Faculty of Marine Engineering VIETNAM MARITIME UNIVERSITY 74 Tài liệu tham khảo [1] Venkat Venkatasubramanian, Raghunathan Rengaswamy, Kewen Yin, Surya N. Kavuri. A review of process fault detection and diagnosis. Part I: Quantitative model-based methods. Computers and Chemical Engineering 27 (2003) 293/311. Elsevier. [2] Venkat Venkatasubramanian, Raghunathan Rengaswamy, Kewen Yin, Surya N. Kavuri. A review of process fault detection and diagnosis. Part II: Qualitative models and search strategies. Computers and Chemical Engineering 27 (2003) 313/326. Elsevier. [3] Venkat Venkatasubramanian, Raghunathan Rengaswamy, Kewen Yin, Surya N. Kavuri. A review of process fault detection and diagnosis. Part III: Process history based methods. Computers and Chemical Engineering 27 (2003) 327/346. Elsevier. [4] Bùi Công Cường, Nguyễn Doãn Phước. Hệ mờ, mạng nơ ron và ứng dụng. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2001, 244tr. [5] Fault tree hanbook. US Nuclear Regulatory Commission, 1981, 207 p. [6] Lê Văn Điểm. Các mô hình và thuật toán chẩn đoán kỹ thuật động cơ diesel tàu thủy trong điều kiện khai thác. Luận văn Tiến sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Giao thông đường thủy Xanh-Petecbua, Liên bang Nga, 2006 – 153 trang. [7] Principe J.C., Euliano N.R., Lefebvre W.C. Neural and adaptive systems: Fundamentals through simulations. John Wiley & Sons, 2000. − 656 p. [8] Treuvo Kohonen. The Self-Organizing Maps. Springer, 2001. – 501 p. [9] MAN B&W CoCoS manual guide.
File đính kèm:
- giao_trinh_chan_doan_ky_thuat.pdf