Giáo dục và đào tạo nghề nghiệp thông tin - Thư viện tại vương quốc Anh

Giáo dục và đào tạo nghề nghiệp TT-TV

là một phần không thể thiếu được, giáo dục

và đào tạo nghề nghiệp TT-TV đã có nhiều

chuyển biến để cung cấp nguồn nhân lực

có năng lực phù hợp với sự thay đổi của môi

trường thông tin, sự phát triển của khoa học

và công nghệ, và những đòi hỏi của xã hội.

Những trăn trở về giáo dục và đào tạo

nghề nghiệp TT-TV nhằm chuẩn bị một thế hệ

chuyên gia TT-TV trong tương lai nhận được

nhiều sự quan tâm của những người làm công

tác giáo dục và làm thực tiễn tại Việt Nam.

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới vẫn chưa

có cách tiếp cận chung trong giáo dục và

đào tạo nghề nghiệp TT-TV. Việc tham khảo

hoạt động giáo dục và đào tạo nghề nghiệp

TT-TV trên thế giới là cần thiết giúp các nhà

giáo dục, các nhà nghiên cứu và những người

làm thực tiễn đưa ra định hướng phát triển

phù hợp cho Việt Nam. Bài viết cung cấp một

cái nhìn tổng quan về các chương trình đào

tạo trong lĩnh vực TT-TV ở các bậc đào tạo

khác nhau tại Vương quốc Anh.

Giáo dục và đào tạo nghề nghiệp thông tin - Thư viện tại vương quốc Anh trang 1

Trang 1

Giáo dục và đào tạo nghề nghiệp thông tin - Thư viện tại vương quốc Anh trang 2

Trang 2

Giáo dục và đào tạo nghề nghiệp thông tin - Thư viện tại vương quốc Anh trang 3

Trang 3

Giáo dục và đào tạo nghề nghiệp thông tin - Thư viện tại vương quốc Anh trang 4

Trang 4

Giáo dục và đào tạo nghề nghiệp thông tin - Thư viện tại vương quốc Anh trang 5

Trang 5

Giáo dục và đào tạo nghề nghiệp thông tin - Thư viện tại vương quốc Anh trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 31880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục và đào tạo nghề nghiệp thông tin - Thư viện tại vương quốc Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục và đào tạo nghề nghiệp thông tin - Thư viện tại vương quốc Anh

Giáo dục và đào tạo nghề nghiệp thông tin - Thư viện tại vương quốc Anh
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/202038
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI VƯƠNG QUỐC ANH
TS Ngô Thị Huyền
 Trường ĐH KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh
Giới thiệu
Giáo dục và đào tạo nghề nghiệp TT-TV 
là một phần không thể thiếu được, giáo dục 
và đào tạo nghề nghiệp TT-TV đã có nhiều 
chuyển biến để cung cấp nguồn nhân lực 
có năng lực phù hợp với sự thay đổi của môi 
trường thông tin, sự phát triển của khoa học 
và công nghệ, và những đòi hỏi của xã hội.
Những trăn trở về giáo dục và đào tạo 
nghề nghiệp TT-TV nhằm chuẩn bị một thế hệ 
chuyên gia TT-TV trong tương lai nhận được 
nhiều sự quan tâm của những người làm công 
tác giáo dục và làm thực tiễn tại Việt Nam. 
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới vẫn chưa 
có cách tiếp cận chung trong giáo dục và 
đào tạo nghề nghiệp TT-TV. Việc tham khảo 
hoạt động giáo dục và đào tạo nghề nghiệp 
TT-TV trên thế giới là cần thiết giúp các nhà 
giáo dục, các nhà nghiên cứu và những người 
làm thực tiễn đưa ra định hướng phát triển 
phù hợp cho Việt Nam. Bài viết cung cấp một 
cái nhìn tổng quan về các chương trình đào 
tạo trong lĩnh vực TT-TV ở các bậc đào tạo 
khác nhau tại Vương quốc Anh.
1. SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG VĂN BẰNG ĐÀO TẠO 
TẠI VƯƠNG QUỐC ANH
Vương quốc Anh gồm bốn quốc gia: Anh, 
Scotland, Wales và Bắc Ireland. Mỗi quốc 
gia có hệ thống giáo dục riêng nằm dưới sự 
quản lý của chính phủ thuộc quốc gia đó. Hệ 
thống giáo dục của bốn quốc gia này mặc 
dù có một số điểm khác biệt, tuy nhiên đều 
dựa trên Khung năng lực RQF (Regulated 
Qualifications Framework) với hệ thống văn 
bằng được chia thành chín bậc như sau:
- Bậc đầu vào (Entry level): được chia 
thành ba bậc nhỏ hơn;
- Bậc 1 (Level 1): các chứng chỉ bậc 1 như 
Level 1 certificate/diploma;
- Bậc 2 (Level 2): các chứng chỉ bậc 2 như 
Level 2 certificate/diploma;
- Bậc 3 (Level 3): các văn bằng và 
chứng chỉ bậc 3, ví dụ như A-Level, Level 3 
certificate/diploma;
- Bậc 4 (Level 4): các chứng chỉ bậc 4 như 
Level 4 certificate/diploma;
- Bậc 5 (Level 5): các chứng chỉ bậc 5, ví 
dụ như dự bị đại học (Foundation degree);
- Bậc 6 (Level 6): các văn bằng như cử 
nhân khoa (BA, BSc), chứng chỉ sau đại học 
(graduate certificate/diploma);
- Bậc 7 (Level 7): các văn bằng như 
thạc sỹ (MA, MSc), chứng chỉ sau đại học 
(postgraduate certificate/diploma);
- Bậc 8 (Level 8): các văn bằng như tiến 
sỹ (PhD, Dphil)
2. CÁC KHUNG LÝ THUYẾT NỀN TẢNG CHO CÁC 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP THÔNG 
TIN - THƯ VIỆN TẠI VƯƠNG QUỐC ANH
Các cơ sở đào tạo tại Vương quốc Anh dựa 
trên: (1) Mô hình cơ sở kiến thức và kỹ năng 
chuyên nghiệp (Professional Knowledge and 
Skills Base - PKSB) để xây dựng các CTĐT 
thuộc lĩnh vực TT-TV từ bậc thạc sỹ trở xuống; 
(2) Khung lý thuyết phát triển nhà nghiên 
cứu (Researcher Development Framework - 
RDF) dành cho các CTĐT trình độ tiến sỹ.
2.1. Mô hình cơ sở kiến thức và kỹ năng 
chuyên nghiệp
Mô hình PKSB đã được Viện Hiến 
chương Nghề nghiệp Thông tin và Thư 
viện (Chartered Institute of Library and 
Information Professionals - CILIP) phát 
triển sau khi tham vấn sâu rộng với các 
nhà tuyển dụng, cộng đồng nghề nghiệp 
thông tin và các cơ sở đào tạo. Mô hình này 
được sử dụng để đánh giá và kiểm định các 
chương trình đào tạo nghề nghiệp và học 
thuật trong lĩnh vực TT-TV.
Mô hình phác thảo các kiến thức và kỹ 
năng cần có của những người làm việc trong 
cộng đồng quản lý thư viện, thông tin và tri 
thức. Mô hình này giúp các cơ sở đào tạo 
nhận diện được những gì họ cần dạy cho 
người học, là công cụ giúp những người làm 
công tác tuyển dụng lựa chọn người lao động 
và đồng thời cũng là công cụ tự đánh giá giúp 
các cá nhân nhận diện được những kiến thức 
NHÌN RA THẾ GIỚI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2020 39
và kỹ năng mà mình còn thiếu để thực hiện 
việc phát triển nghề nghiệp tiếp tục. Mô hình 
được tạo thành từ các yếu tố sau:
- Đạo đức và giá trị (Ethics and values) là 
yếu tố cốt lõi giúp củng cố công việc của các 
cá nhân trong lĩnh vực thông tin và tri thức;
- Chuyên môn nghề nghiệp và kỹ năng 
chung (Professional expertise and generic 
skills) là những bộ kiến thức và kỹ năng chính 
làm cho nghề nghiệp trong lĩnh vực thông tin 
và tri thức trở nên độc đáo. Các bộ kiến thức 
và kỹ năng chính này được chia thành 12 
phần nội dung nhỏ hơn, cụ thể:
+ Nhóm chuyên môn nghề nghiệp: tổ 
chức thông tin và tri thức; quản lý thông tin 
và tri thức; sử dụng, khai thác thông tin và tri 
thức; kỹ năng nghiên cứu; quản trị và tuân thủ 
thông tin; lưu trữ và quản lý hồ sơ; phát triển 
và quản lý bộ sưu tập; phát triển năng lực học 
tập và các năng lực khác (literacies).
+ Nhóm kỹ năng chung: lãnh đạo và vận 
động; quản lý và lập kế hoạch chiến lược; 
marketing và thiết kế các dịch vụ hướng đến 
khách hàng; công nghệ thông tin và truyền 
thông.
- Kiến thức chuyên môn và kỹ năng chung 
được đặt trong: (1) bối cảnh rộng hơn của lĩnh 
vực thư viện, thông tin và tri thức (wider l ... ản lý, phát triển nghề nghiệp và chuyên 
môn);
- Vùng C: kiến thức về các tiêu chuẩn, 
yêu cầu và tính chuyên nghiệp khi thực hiện 
nghiên cứu (dẫn dắt chuyên môn, quản lý 
nghiên cứu, hiểu biết về tài chính và nguồn 
lực thực hiện nghiên cứu);
- Vùng D: kiến thức và kỹ năng làm việc 
với người khác và bảo đảm sự ảnh hưởng của 
nghiên cứu được thực hiện (cam kết và tác 
động, giao tiếp và phổ biến kết quả nghiên 
cứu, làm việc với người khác).
3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP 
THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI VƯƠNG QUỐC ANH
3.1. Đào tạo trình độ đại học và sau đại học
Cuối những năm 1960, đối với đào tạo 
nghề thư viện bậc đại học, các cơ sở đào tạo 
tại Vương quốc Anh cung cấp bằng cử nhân 
danh dự liên kết (Joint Honours Degrees) với 
một nửa là các môn học liên quan đến nghề 
thư viện và một nửa là các môn học thông 
thường khác. Một thập kỷ sau, bằng cử nhân 
danh dự riêng (Single Honours Degrees) 
hoàn toàn dành cho nghề thư viện được chấp 
nhận và lúc này đây được coi là một nghề 
nghiệp chuyên môn độc lập.
Trong hệ thống giáo dục của Vương quốc 
Anh, các chương trình đào tạo thường được 
cấp phép bởi một tổ chức nghề nghiệp cao 
nhất thuộc lĩnh vực tương ứng. Các tổ chức 
nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong 
việc đảm bảo chất lượng của các tiêu chuẩn 
giáo dục nghề nghiệp và chuyên môn tại quốc 
gia này. Trong khi đó các cơ sở đào tạo phải 
đáp ứng các tiêu chuẩn này để nhận được tài 
trợ từ Hội đồng tài trợ giáo dục đại học (Higher 
Education Funding Councils) của chính phủ. 
Chính vì vậy các trường đại học và các tổ 
chức nghề nghiệp liên kết với nhau để phát 
triển và cung cấp các chương trình đào tạo 
NHÌN RA THẾ GIỚI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/202040
nghề nghiệp và chuyên môn. Tổ chức nghề 
nghiệp sẽ quyết định cấp phép cho trường 
đại học thông qua quá trình: xem xét các tài 
liệu liên quan được nộp từ cơ sở đào tạo và 
trực tiếp đến đánh giá cơ sở đào tạo đó. Các 
cá nhân hoàn thành các khóa học được cấp 
phép sẽ được công nhận một phần hoặc toàn 
bộ để tham gia vào tổ chức nghề nghiệp và 
đăng ký phát triển nghề nghiệp tiếp tục. 
Đối với lĩnh vực TT-TV, CILIP chịu trách 
nhiệm cấp phép cho các khóa học từ bậc thạc 
sỹ trở xuống tại các trường đại học của Vương 
quốc Anh. Các chương trình đào tạo chủ yếu 
được cung cấp bởi các khoa/bộ môn như: Nghệ 
thuật và Nhân văn (Arts and Humanities), 
Khoa học xã hội (Social Sciences), Truyền 
thông (Communication and Media), Kinh 
doanh/quản lý (Business/Management) và 
Khoa học máy tính (Computer Science). Việc 
cấp phép các chương trình đào tạo lĩnh vực 
TT-TV tại Vương quốc Anh được quản lý bởi 
Hội đồng kiểm định của CILIP (Accreditation 
Board) với sự hỗ trợ hành chính của Bộ 
phận thành viên, nghề nghiệp và văn bằng 
(Membership, Careers and Qualifications 
Department). Hội đồng kiểm định chịu toàn 
bộ trách nhiệm trong việc này nhưng phải 
báo cáo cho Ban phát triển nghề nghiệp 
(Professional Development Committee) và từ 
đó báo cáo cho Hội đồng CILIP.
Để được cấp phép bởi CILIP, các khoá 
học cần phải đáp ứng được nhu cầu lao động 
hiện tại cũng như khuynh hướng phát triển 
mới trong thực tiễn nghề nghiệp. Tất cả các 
chương trình đều được đánh giá dựa trên mô 
hình PKSB.
Theo số liệu từ CILIP, tại thời điểm tháng 7 
năm 2019, Vương quốc Anh có 16 cơ sở đào 
tạo cung cấp tổng cộng 57 khóa học ở các 
bậc đào tạo khác nhau thuộc lĩnh vực TT-TV 
được chính thức công nhận bởi CILIP. CILIP 
cấp phép cho các khóa học về lĩnh vực TT-TV 
ở bốn bậc đào tạo: đào tạo nghề, bậc 3 và dự 
bị đại học, đại học và sau đại học (không bao 
gồm các chương trình đào tạo trình độ tiến 
sỹ). Trong hệ thống đào tạo lĩnh vực TT-TV 
tại Vương quốc Anh, số lượng các cơ sở đào 
tạo cung cấp các khoá học trình độ sau đại 
học cao hơn rất nhiều so với bậc đại học. Các 
cơ sở đào tạo ở Vương quốc Anh có khuynh 
hướng tập trung vào đào tạo sau đại học 
cho các ngành thuộc lĩnh vực TT-TV trong 
khi nhiều quốc gia khác có khuynh hướng 
tập trung vào đào tạo bậc đại học. Chương 
trình sau đại học dành cho những người đã có 
bằng đại học ở bất kỳ lĩnh vực nào ngay sau 
khi tốt nghiệp hoặc sau khi làm việc trong lĩnh 
vực TT-TV một thời gian và cần một văn bằng 
chuyên môn để nhận được mức lương cao 
hơn. Đồng thời, các khóa học được các cơ sở 
đào tạo cung cấp với bốn hình thức đào tạo: 
toàn thời gian (42,5%), bán thời gian (40,6%), 
học từ xa/học trực tuyến (16,9%). Các số liệu 
cụ thể được thể hiện trong Bảng 1 sau đây:
Bảng 1. Thống kê các chương trình đào tạo nghề nghiệp TT-TV 
tại Vương quốc Anh được cấp phép bởi CILIP
Bậc đào tạo
Thời gian 
đào tạo 
(năm)
Hình thức đào tạo
Số 
lượng 
CSĐT
Văn bằng Ghi chúToàn thời 
gian
Bán thời 
gian
Đào tạo 
từ xa/trực 
tuyến
Bậc 3 (Level 3) 02 01 01 A-Level
Dự bị đại học 01 01 01 FdA
Đại học 03-04 01 01 02 Cử nhân (BSc, BA)
Sau đại học
01-02 28 24 11 14 Thạc sĩ (MA, MSc)
06 tháng - 
02 năm 16 17 6 07
Chứng chỉ sau đại học 
(Graduate certificate, Post-
graduate diploma/certificate)
Học phần 
(Modules) 06 02
NHÌN RA THẾ GIỚI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2020 41
Các khoá học (Bảng 2) được cung cấp khá đa dạng tập trung vào các mảng chính như: 
thư viện, thông tin, lưu trữ, kỹ thuật số và dữ liệu.
Bảng 2. Tên các khóa học do CILIP cấp phép
STT
Tên khoá học 
tiếng Anh
Tên khoá học 
dịch sang tiếng Việt
Số lượng 
CSĐT cung cấp 
khoá học
Bậc đào tạo
1 Information and library 
studies
Nghiên cứu thông tin và thư viện
1 Đại học
4 Sau đại học
2 Library and information 
management
Quản lý thông tin
và thư viện
1 Dự bị đại học
1 Đại học
1 Sau đại học
3 Library and information 
science
Khoa học thông tin
và thư viện
1 Sau đại học
4 Management of library and 
information services
Quản lý các dịch vụ thông tin và 
thư viện
2 Sau đại học
5 Library science Khoa học thư viện 1 Sau đại học
6 Librarianship Nghề thư viện 1 Sau đại học
7
Book history and material 
culture
Lịch sử sách và văn hoá tài liệu 1 Sau đại học
8 Information science Thông tin học 3 Sau đại học
9 Information studies Nghiên cứu thông tin 1 Sau đại học
10 Information management Quản lý thông tin 4 Sau đại học
11 Knowledge management Quản lý tri thức 1 Bậc 3
12 Information systems Các hệ thống
thông tin
1 Sau đại học
13 Information management 
with industrial placement
Quản lý thông tin với đầu tư công 
nghiệp
1 Sau đại học
14 Information management 
and preservation
Quản lý và bảo quản thông tin 1 Sau đại học
15 Information capability 
management
Quản lý năng lực thông tin 1 Sau đại học
16 Health informatics Tin học sức khoẻ 1 Sau đại học
17 Archives Administration Quản trị lưu trữ 1 Sau đại học
18
International Archives, 
Records and Information 
Management
Lưu trữ quốc tế, quản lý thông tin 
và hồ sơ
1 Sau đại học
19 Digital Curation Quản lý số 1 Sau đại học
20 Digital library management Quản lý thư viện số 1 Sau đại học
21 Digital asset and media 
management
Quản lý phương tiện và tài sản số 1 Sau đại học
22 Digital media and 
information studies
Nghiên cứu thông tin và truyền 
thông số
1 Sau đại học
23 Data science Khoa học dữ liệu 1 Sau đại học
24 Information and data 
management
Quản lý dữ liệu và thông tin 1 Sau đại học
25 Museum studies Nghiên cứu bảo tàng 1 Sau đại học
NHÌN RA THẾ GIỚI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/202042
Mối quan hệ giữa khoa học TT-TV 
và khoa học máy tính là nét nổi bật trong 
các chương trình đào tạo với sự xuất hiện 
của các môn học như: An ninh mạng và 
an toàn thông tin (Cyber security and 
information assurance), Hệ thống thông tin 
(Information systems), Kỹ thuật phần mềm 
(Software engineering), Lập trình ứng dụng 
(Applied programming), Công nghệ và hệ 
thống thông tin (Information systems and 
technologies). Bên cạnh đó, yếu tố “kỹ thuật 
số” (digital) cũng có tần suất xuất hiện cao 
trong tên và nội dung các môn học, ví dụ 
như: Thông tin số (Digital information), Bảo 
quản số (Digital preservation), Thư viện số 
(Digital libraries), Chiến lược kinh doanh 
số (Digital business strategy), Quản lý tài 
sản số và truyền thông (Digital asset and 
media management), Xuất bản số (Digital 
publishing), Marketing số (Digital marketing), 
Quyền kỹ thuật số (Digital rights), Năng lực 
số (Digital literacy). Kế đến yếu tố “quản lý” 
(management) cũng được chú trọng trong 
các chương trình đào tạo như: Quản lý lưu 
trữ (Archive management), Quản lý bộ 
sưu tập (Collection management), Quản lý 
thông tin (Information management), Quản 
lý dự án (Project management). Các môn 
học về phương pháp nghiên cứu khoa học 
có mặt trong hầu hết các chương trình đào 
tạo. Nhìn chung, các khoá học là sự kết hợp 
giữa khoa học TT-TV và công nghệ.
Những ứng viên cho vị trí công tác nghề 
nghiệp tại các thư viện đại học và thư viện 
công cộng tại Vương quốc Anh được khuyến 
khích có một văn bằng bậc đại học hoặc 
sau đại học về TT-TV. Tuy nhiên, ở một số 
bộ phận/cơ quan thông tin khác thì nhân sự 
có sự hiểu biết về một lĩnh vực ngành nghề 
chuyên môn khác hoặc có kinh nghiệm về 
kinh doanh có thể được ưu tiên hơn so với 
các văn bằng về TT-TV. Hiện nay, các cơ 
quan TT-TV cũng có khuynh hướng không 
chỉ sử dụng sinh viên tốt nghiệp ngành 
TT-TV mà còn sử dụng người tốt nghiệp 
từ các ngành khác, ví dụ như tuyển dụng 
những người có bằng cấp về marketing cho 
vị trí công việc phụ trách mảng marketing 
cho thư viện. Điều này làm gia tăng áp lực 
cho các cơ sở đào tạo nghề nghiệp TT-TV 
để cung cấp các học phần đáp ứng nhu cầu 
của các đơn vị sử dụng lao động, ví dụ như 
thiết kế web, quản trị mạng và sử dụng các 
công cụ tìm kiếm. Các chủ đề liên quan 
đến quản trị như quản trị con người, lập 
kế hoạch, dự thảo ngân sách, lãnh đạo có 
khuynh hướng ngày càng trở nên cần thiết 
với nhân lực lao động tiềm năng. Những chủ 
đề được xem là “hông còn hợp mốt”nữa như 
phân loại và biên mục một lần nữa nhận 
được nhiều sự chú ý với vỏ bọc mới là phân 
loại và siêu dữ liệu (taxonomy và metadata).
Khuynh hướng tại các cơ sở đào tạo 
tại Vương quốc Anh là dần loại bỏ từ “thư 
viện” (library) ra khỏi các tên khoá học và 
tập trung nhiều hơn vào thuật ngữ “thông 
tin” (information) và “quản lý thông tin” 
(information management).
3.2. Đào tạo nghề
Văn bằng nghề chuyên môn (Vocational 
Qualifications) cho phép các cá nhân kết 
hợp vừa làm việc và lấy văn bằng được 
chấp nhận ở hầu hết các đơn vị sử dụng lao 
động. Có hai văn bằng nghề cho những cá 
nhân làm việc ở các cơ quan TT-TV được 
cấp phép bởi CILIP. Các khoá học được 
cung cấp bởi hai tổ chức: Tổ chức trao giải 
quốc gia (National Awarding Organisation - 
AIM Awards) và Học viện quản lý cơ quan 
trao giải Anh (British Institute of Innkeeping 
Awarding Body (BIIAB):
- Bậc 2: Chứng chỉ về dịch vụ thư viện, 
lưu trữ và thông tin (Certificate in Libraries, 
Archives and Information Services).
- Bậc 3: Chứng chỉ về dịch vụ thư viện, 
lưu trữ và thông tin (Certificate in Libraries, 
Archives and Information Services).
3.3. Đào tạo trình độ tiến sỹ
CILIP không cấp phép cho các chương 
trình đào tạo trình độ tiến sỹ thuộc lĩnh vực 
TT-TV. Thay vào đó, các chương trình đào 
tạo trình độ tiến sỹ tại Vương quốc Anh nói 
chung và lĩnh vực TT-TV nói riêng đều dựa 
trên Khung lý thuyết RDF. Hiện nay, Vương 
quốc Anh có 11 cơ sở đào tạo cung cấp 
NHÌN RA THẾ GIỚI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2020 43
chương trình đào tạo lĩnh vực TT-TV trình 
độ tiến sỹ. Nhìn chung, các hướng nghiên 
cứu phổ biến dành cho nghiên cứu sinh có 
thể tập hợp thành các nhóm sau:
- Xã hội kỹ thuật số (Digital Societies);
- Quản lý thông tin và tri thức (Information 
and Knowledge Management);
- Hệ thống thông tin (Information 
Systems);
- Thư viện và xã hội thông tin (Libraries 
and Information Society);
- Nhân văn số (Digital Humanities);
- Tổ chức và truy hồi thông tin 
(Information Organization and Retrieval);
- Thông tin về sức khoẻ (Health 
Information);
- Phát triển các năng lực (Literacies);
- Phân tích dữ liệu (Data Analytics).
3.4. Đào tạo nghề tiếp tục (Continuing 
Professional Development - CPD)
Việc hoàn thành các khoá học được 
cấp phép được cho là không đủ để cung 
cấp tất cả những cơ hội học tập chính 
thức mà lĩnh vực nghề nghiệp đòi hỏi. Vì 
vậy, phát triển nghề nghiệp tiếp tục được 
xem là quan trọng đối với những người 
mong muốn cập nhật các kiến thức và kỹ 
năng trong môi trường làm việc cạnh tranh 
ngày càng tăng. Vào năm 2005, CILIP đã 
giới thiệu Khung lý thuyết về văn bằng 
(Framework of Qualification). Điều này cho 
phép các thành viên của CILIP có cơ hội 
làm cho tư cách hội viên của họ có hiệu lực 
trở lại nếu họ có thể cung cấp minh chứng 
là họ tham gia vào các chương trình đào tạo 
nghề tiếp tục và những đánh giá cá nhân về 
kết quả đầu ra của các chương trình mà họ 
đã tham gia. 
Khung lý thuyết về văn bằng bao gồm 
ba mức độ đăng ký nghề nghiệp từ thấp lên 
cao: đã được chứng nhận (certification), đủ 
tư cách hành nghề (chartership) và hội viên 
có chuyên môn cao (fellowship), cụ thể:
- Mức đã được chứng nhận: nhắm đến 
những người bắt đầu sự nghiệp chuyên 
nghiệp hoặc muốn đạt được sự công nhận 
về kiến thức và kỹ năng mà họ đã phát triển 
khi làm việc ở một vị trí liên quan đến tri 
thức, thông tin và thư viện.
- Mức đủ tư cách hành nghề là cấp độ 
đăng ký chuyên nghiệp cho những người 
làm việc trong lĩnh vực thông tin muốn được 
công nhận về kỹ năng, kiến thức và ứng 
dụng những điều này dưới dạng thực hành 
phản xạ.
- Mức hội viên có chuyên môn cao là 
cấp đăng ký chuyên nghiệp cao nhất và 
dành cho thành viên có đủ tư cách hành 
nghề, giữ một vị trí cấp cao trong một tổ 
chức hoặc có đóng góp đáng kể cho ngành 
nghề thông tin.
Các cá nhân tự đánh giá năng lực dựa 
trên Khung lý thuyết PKSB để xác định 
những năng lực nghề nghiệp cần phải được 
cải thiện. Sau đó họ sẽ đăng ký với CILIP 
và được xác định người cố vấn nghề nghiệp 
phù hợp để phát triển năng lực theo nhu cầu. 
Các cá nhân cần thường xuyên đánh giá lại 
năng lực (revalidation) ở cả ba mức độ nói 
trên ít nhất một lần mỗi năm để đảm bảo sự 
phát triển nghề nghiệp tiếp tục và cập nhật 
các kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết. 
CILIP uỷ nhiệm cho các cá nhân, trao cho 
họ các chữ sau tên (MCLIP) nếu họ đáp ứng 
đầy đủ các tiêu chuẩn thành viên.
Kết luận
Có thể thấy rằng, giáo dục và đào tạo 
nghề nghiệp TT-TV tại Vương quốc Anh có 
khuynh hướng tập trung vào bậc đào tạo 
sau đại học và đào tạo nghề nghiệp tiếp tục. 
Điều này chính là sự khác biệt khi so sánh 
với giáo dục và đào tạo nghề nghiệp TT-TV 
tại Việt Nam. Đồng thời, về nội dung đào 
tạo, các khóa học ngày càng hướng đến sự 
kết hợp giữa khoa học TT-TV và công nghệ 
cũng như các yếu tố liên ngành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CILIP. Truy cập tại https://www.cilip.org.uk
2. UK Government. Truy cập tại https://www.gov.uk
NHÌN RA THẾ GIỚI

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_va_dao_tao_nghe_nghiep_thong_tin_thu_vien_tai_vuong.pdf