Đạo văn trong quản trị tri thức số tại Việt Nam
Quản trị tri thức số: “Là quản trị tri thức nổi được thể hiện ở dạng
số: sách số, báo số, văn bản số, âm thanh số, video số, các loại hình
dữ liệu - thông tin đa phương tiện Multimedia Việc quản trị này
được thực hiện với mục đích phục vụ cho quốc gia, chính phủ, doanh
nghiệp, giáo dục, thư viện, xã hội, cá nhân và ở mọi loại hình (dữ liệu
số, thông tin số, tri thức số)” (Nguyễn Hoàng Sơn, 2019).
Theo lý thuyết của quản trị tri thức, quản trị tri thức cũng như
quản trị tri thức số phát triển các hệ thống và các quá trình nhằm mục
đích bổ sung và chia sẻ các tài sản trí tuệ. Nó làm tăng giá trị của các
thông tin hữu ích, năng động và có ý nghĩa. Thêm vào đó, nó làm tối
đa hóa giá trị nền tảng trí tuệ của một tổ chức thông qua nhiều chức
năng khác nhau (Rigby, 2009). Mà các chức năng cơ bản đó của quản
trị tri thức bao gồm: “Sản sinh ra tri thức mới, truy nhập tới các thông
tin có giá trị từ các nguồn bên ngoài, sử dụng các tri thức có thể tiếp
cận được trong việc ra quyết định, gắn tri thức vào các quá trình, sản
phẩm và/ hoặc dịch vụ, thể hiện thông tin trong các tài liệu, cơ sở dữ
liệu và trong các phần mềm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của tri thức thông qua văn hóa và sự khích lệ, truyền tri thức vào trong
từng bộ phận của tổ chức, định giá trị tài sản tri thức và tác động của tri
thức” (Ruggles và Holtshouse, 1999).
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đạo văn trong quản trị tri thức số tại Việt Nam
ĐẠO VĂN TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ TẠI VIỆT NAM Đào Mạnh Hiếu*1 - Trần Xuân Bản** Tóm tắt: Bài viết Đề cập đến các khái niệm liên quan đến quản trị tri thức số và vấn đề quản lý chất lượng nguồn tri thức được tạo mới trong chu trình quản trị tri thức số. Phân tích các yếu tố có tác động tích cực và tiêu cực tới vấn đề đạo văn và kiểm soát đạo văn trong môi trường tri thức số. Đưa ra một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát đạo văn trong môi trường tri thức số tại Việt Nam. Từ khóa: Quản trị tri thức; Tri thức số; Đạo văn; Việt Nam. 1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ, CHU TRÌNH QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGUỒN TRI THỨC ĐƯỢC TẠO MỚI 1.1. Khái niệm "quản trị tri thức số" Quản trị tri thức số: “Là quản trị tri thức nổi được thể hiện ở dạng số: sách số, báo số, văn bản số, âm thanh số, video số, các loại hình dữ liệu - thông tin đa phương tiện Multimedia Việc quản trị này được thực hiện với mục đích phục vụ cho quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp, giáo dục, thư viện, xã hội, cá nhân và ở mọi loại hình (dữ liệu số, thông tin số, tri thức số)” (Nguyễn Hoàng Sơn, 2019). Theo lý thuyết của quản trị tri thức, quản trị tri thức cũng như quản trị tri thức số phát triển các hệ thống và các quá trình nhằm mục đích bổ sung và chia sẻ các tài sản trí tuệ. Nó làm tăng giá trị của các * Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. ** Thạc sĩ, Thư viện – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 239 ĐẠO VĂN TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ TẠI VIỆT NAM thông tin hữu ích, năng động và có ý nghĩa. Thêm vào đó, nó làm tối đa hóa giá trị nền tảng trí tuệ của một tổ chức thông qua nhiều chức năng khác nhau (Rigby, 2009). Mà các chức năng cơ bản đó của quản trị tri thức bao gồm: “Sản sinh ra tri thức mới, truy nhập tới các thông tin có giá trị từ các nguồn bên ngoài, sử dụng các tri thức có thể tiếp cận được trong việc ra quyết định, gắn tri thức vào các quá trình, sản phẩm và/ hoặc dịch vụ, thể hiện thông tin trong các tài liệu, cơ sở dữ liệu và trong các phần mềm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tri thức thông qua văn hóa và sự khích lệ, truyền tri thức vào trong từng bộ phận của tổ chức, định giá trị tài sản tri thức và tác động của tri thức” (Ruggles và Holtshouse, 1999). 1.2. Chu trình quản trị tri thức và vấn đề quản lý chất lượng nguồn tri thức được tạo mới Trên cơ sở nghiên cứu, xác định các chức năng cơ bản của quản trị tri thức, nhiều nhà khoa học đã xây dựng chu trình của quản trị tri thức bao gồm các quá trình khác nhau như chu trình quản trị tri thức của Zack, Meyer, Williams, Bukowitz, McElroy, Wigg,... trong đó chu trình quản trị tri thức của Wigg được bàn đến nhiều nhất. Chu trình quản trị tri thức của Wigg (Dalkir, 2013) Theo chu trình của Wigg, quản trị tri thức bao gồm các quá trình: Xây dựng/ tạo ra tri thức, nắm bắt tri thức, tập hợp tri thức và sử dụng tri thức. 240 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Đối với quá trình đầu tiên của chu trình tri thức, ta có thể nhận thấy rằng việc tạo ra, sản sinh ra tri thức có sự tham gia của các cá nhân, nhiều tổ chức khác nhau như cơ quan về giáo dục, khoa học, xuất bản, doanh nghiệp, và đây là khâu quan trọng bởi nó là khâu tạo yếu tố đầu vào và chất lượng của nguồn tri thức quyết định đến hiệu quả hoạt động của cả chu trình. Vì vậy, kiểm soát chất lượng của nguồn tri thức mới được sản sinh cũng là một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra đối với các nhà quản trị tri thức, quản trị tri thức số. Xem xét về tính khoa học, tính đúng đắn của nguồn tri thức được tạo ra, đây là nhiệm vụ đã được giải quyết, được nghiên cứu rất nhiều bởi các nhà khoa học, các nhà giáo dục. Trong nội dung của bài viết này, chúng tôi xin được bàn đến một khía cạnh khác trong quản lý chất lượng của nguồn tri thức đó là kiểm soát đạo văn. Đạo văn là một hiện tượng phổ biến và là một vấn nạn đặc biệt nghiêm trọng đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo. Trên thế giới, đạo văn bị các nhà khoa học kịch liệt phê phán bởi nó thể hiện tính không trung thực, không liên minh trong nghiên cứu. Trong quản trị tri thức và đặc biệt là quản trị tri thức số, kiểm soát đạo văn cũng là một vấn đề được bàn nhiều trong những năm gần đây bởi một nguồn tri thức mang tính khoa học, tính đúng đắn mà vi phạm lỗi đạo văn thì cũng trở thành vô giá trị. 2. KHÁI NIỆM ĐẠO VĂN 2.1. Khái niệm "đạo văn" Đạo văn là gì? Khái niệm "đạo văn" được nhiều nhà khoa học bàn luận và đưa ra định nghĩa theo các quan điểm khác nhau. Theo Bách khoa thư Britannica: “Đạo văn là hành động lấy các tác phẩm của người khác và chuyển chúng thành một bản như là của riêng mình. Hành vi gian lận đó có liên quan chặt chẽ đến các hành vi giả mạo và vi phạm bản quyền, nói chung là vi phạm luật bản quyền”. Sox (2012) cho rằng: 241 ĐẠO VĂN TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ TẠI VIỆT NAM “Hành động đạo văn liên quan đến việc đánh cắp tác phẩm của người khác và sau đ ... ờng hợp xâm phạm bản quyền trong lĩnh vực khoa 243 ĐẠO VĂN TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ TẠI VIỆT NAM học, giáo dục những năm gần đây, các đoạn văn bản bị đạo văn có thể hoàn toàn tìm thấy trên mạng Internet”. Mức độ vi phạm lỗi đạo văn thô bạo nhất phải kể đến là đạo văn kiểu “copy-paste” (sao chép-dán) và mức độ vi phạm này khá phổ biến đối với đối tượng là học sinh, sinh viên với việc thực hiện các bài tập lớn, bài luận, Một nghiên cứu của DeBell và Chapman (2001) đã chỉ ra rằng, có đến 72% sinh viên sử dụng mạng Internet cho việc làm bài tập. Thực tế là sinh viên thiếu các kiến thức cơ bản về các phương pháp tìm kiếm của thư viện. Việc sử dụng các công cụ truyền thống của thư viện đã bị chối bỏ do các máy tìm tin tựa Web, như Google. Việc sử dụng các máy tìm tin này giúp sinh viên có thể tiếp cận tới hàng triệu các nguồn thông tin cần thiết chỉ với một cái cái “click” chuột. Một đặc trưng cơ bản của thông tin số, tri thức số đó là khả năng truy nhập, thông tin có thể bị biến đổi, hoặc sao chép dễ dàng, chính vì vậy nạn đạo văn dạng “copy-paste” cũng trở nên khá phổ biến. Theo một nghiên cứu của Sisti (2007), có 35% sinh viên khẳng định rằng có vi phạm lỗi đạo văn dạng này, có nghĩa là họ sao chép nguyên cả đoạn văn bản rồi dán vào trong bài tập của mình mà không đưa ra các thông tin và nguồn được trích dẫn. Một dạng đạo văn khác ở mức ít thô bạo hơn nhưng cũng là việc làm đáng lên án trong nghiên cứu khoa học, đó là đạo văn ý tưởng. Theo Helgesson và Eriksson (2014), nếu một ai đó sử dụng ý tưởng của người khác và thể hiện rằng đó là ý tưởng của mình thì người đó đã vi phạm lỗi đạo văn. Loại đạo văn này thường khó phát hiện hơn do không phải lúc nào ý tưởng cũng được thể hiện ở dạng văn bản. Trong môi trường tri thức số, loại đạo văn này cũng trở nên phổ biến hơn bởi mỗi cá nhân có thể tiếp cận tới các nguồn tin, tham khảo một cách nhanh chóng và lấy cắp ý tưởng của người khác một cách dễ dàng rồi sau đó trình bày bằng văn phong của mình, biến ý tưởng đã lấy cắp thành ý tưởng của mình. 244 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 3.2. Cơ hội của các nhà quản lý trong việc kiểm soát đạo văn trong môi trường tri thức số Đối với quản trị tri thức truyền thống, việc phát hiện đạo văn trở thành một vấn đề khó khăn bởi những giới hạn về không gian và thời gian trong việc chia sẻ, lưu trữ và truy nhập thông tin. Có những trường hợp kiện tụng liên quan đến đạo văn chỉ được đề cập đến sau một khoảng thời gian dài khi các tác phẩm được công bố. Tuy nhiên, với tri thức số, vấn đề này lại được giải quyết một cách dễ dàng. Với khả năng chia sẻ nhanh chóng, không bị giới hạn bởi không gian địa lý, thông qua mạng Internet, tri thức mới được sản sinh có thể được tiếp cận ngay lập tức sau khi công bố, bởi số lượng lớn các thành viên trong cộng đồng. Từ đó thông tin được tái sử dụng đồng thời cũng được phản biện và từ đó các trường hợp vi phạm lỗi đạo văn có thể được phát hiện. Đối với vấn đề này, các nguồn thông tin truy cập mở đóng một vai trò hết sức quan trọng. Các nguồn này được phổ biến trên mạng Internet, được truy cập thông qua các máy tìm tin (Search Engines), từ đó ai cũng có thể đọc được và phát hiện ra các việc đạo văn. Ở mức độ cao hơn, chuyên nghiệp hơn, môi trường tri thức số giúp các nhà quản lý có thể phát triển các hệ thống chống đạo văn với phương thức kiểm tra trùng lặp một cách tự động đem lại hiệu quả cao, chính xác và nhanh chóng. Các phần mềm chống đạo văn này được Purdy (2005) giải thích rằng: “Đó là các dịch vụ phát hiện đạo văn dựa trên mạng Internet cho phép người hướng dẫn (giáo viên) tìm ra các bằng chứng trực quan để kiểm tra bài viết của sinh viên, xác định xem nó có bao gồm các đoạn văn được sao chép trực tiếp từ các nguồn khác hay không”. Hệ thống phát hiện đạo văn hoạt động trên cơ sở đối chiếu tài liệu đang cần được xem xét với các nguồn dữ liệu đối chiếu nội bộ (bao gồm các dữ liệu được các đơn vị sử dụng tải lên hệ thống, các nguồn mua từ các xuất bản) và các nguồn truy cập mở khác mà có thể tìm và khai thác được thông qua các máy tìm tin. Như vậy có thể thấy hiệu quả hoạt động của hệ thống chống đạo văn ngoài việc phụ thuộc vào tính năng, khả năng tùy biến của phần mềm thì nguồn dữ liệu đối chiếu là yếu tố hết sức quan trọng. Bên cạnh quy mô của nguồn dữ liệu đối chiếu nội bộ là sự gia tăng của các các nguồn truy cập mở. 245 ĐẠO VĂN TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ TẠI VIỆT NAM Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phần mềm chống đạo văn khác nhau được các nhà xuất bản, các công ty phần mềm, các đơn vị đào tạo, đơn vị nghiên cứu khoa học phát triển. Ngoài tính năng kiểm tra trùng lặp, phát hiện đạo văn, các phần mềm này có thể được phát triển kèm theo các tính năng phụ khác như kiểm tra ngữ pháp, đánh giá, cho điểm bài luận, tạo lớp ảo, Các phần mềm này có thể mang tính thương mại hoặc sử dụng miễn phí. Các phần mềm được sử dụng nhiều phải kể đến như các hệ thống kiểm tra tiếng Anh: Turnitin, WordCheck, EVE2, WcopyFind hoặc các hệ thống kiểm tra ngôn ngữ Slavơ: AdvegoPlagitus, Double Conten Finder, Praide Unique Content Analyser 2. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, một số trường đại học đã có nhiều nỗ lực phát triển các phần mềm chống đạo văn cho riêng mình hoặc với tham vọng phát triển một hệ thống đạo văn mang thương hiệu Việt, dùng chung cho việc kiểm soát đạo văn đối với các sản phẩm học thuật tại Việt Nam như: hệ thống phát hiện đạo văn của Đại học Cần Thơ (2014), phần mềm chống đạo văn của Đại học Quốc gia Hà Nội, DoIT (2016), hệ thống phát hiện đạo văn CopyChecker (2018) của Đại học Bách khoa Hà Nội. Một số trường mua các phần mềm của nước ngoài trong đó sử dụng nhiều là Turnitin và Ithenticate. Dù là phần mềm nước ngoài hay phần mềm nội địa, các phần mềm chống đạo văn đã thực sự mang lại những hiệu quả rõ rệt trong việc kiểm soát đạo văn đối với các sản phẩm học thuật, các tri thức mới được sản sinh trong môi trường tri thức số ở Việt Nam. 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT ĐẠO VĂN TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ TẠI VIỆT NAM 4.1. Phát triển các hệ thống chống đạo văn trong môi trường tri thức số ở Việt Nam Như đã bàn ở trên, phương pháp kiểm soát đạo văn được các trường hướng tới đó là: tự phát triển các hệ thống kiểm tra đạo văn và sử dụng các phần mềm chống đạo văn mang tính thương mại. Với hướng thứ nhất, các trường đã phát triển được những phần mềm với những tính năng cơ bản nhất giúp giải quyết nhiệm vụ kiểm 246 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM soát đạo văn đối với các sản phẩm học thuật sản sinh ra từ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của đơn vị mình. Tuy nhiên, vì “đi một mình” nên các phần mềm đó vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là nguồn dữ liệu đối chiếu nội bộ ít ỏi, chưa đối chiếu được với các nguồn nội sinh của các đơn vị khác cũng như chưa bổ sung được các dữ liệu từ các nhà xuất bản, đặc biệt là các dữ liệu đối chiếu bằng tiếng Việt, chính vì vậy hiệu quả chưa thực sự cao. Với hướng thứ hai, phần mềm được phát triển lâu năm nên các tính năng được hoàn thiện hơn, nguồn dữ liệu đối chiếu lớn hơn do có nhiều đơn vị dùng và tải dữ liệu nội bộ lên hệ thống. Tuy nhiên, nhiều đơn vị sử dụng vẫn còn e dè trong việc tải dữ liệu nội bộ lên do còn băn khoăn về vấn đề bản quyền, lo sợ dữ liệu sẽ bị lấy cắp, một vấn đề khác là nguồn dữ liệu đối chiếu bằng tiếng Anh rất lớn nhưng nguồn dữ liệu tiếng Việt lại rất hạn chế. Như vậy, để có thể phát triển hệ thống chống đạo văn cho môi trường tri thức số ở Việt Nam thì cần phải có sự chung tay của nhiều tổ chức khác nhau, nhiều cơ quan xuất bản, phát hành, cơ quan nghiên cứu khoa học và các trường đại học, cao đẳng,... Các đơn vị cùng nhau phát triển một hệ thống kiểm soát đạo văn thuần Việt, ngoài các tính năng cơ bản về kiểm tra trùng lặp, các vấn đề về bản quyền, quyền tác giả phải được đảm bảo, tạo niềm tin cho các đơn vị để họ cùng tham gia vào việc xây dựng nguồn dữ liệu đối chiếu tiếng Việt phong phú. 4.2. Tăng cường phát triển các nguồn tiếng Việt truy cập mở Nguồn truy cập mở có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chu trình quản trị thông tin số, nó giúp các nhà khoa học có thể tham khảo, nghiên cứu để tạo ra nguồn tri thức mới mà không phải trả phí; đồng thời, nguồn truy cập mở đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát đạo văn, đặc biệt là đối với các hệ thống kiểm tra đạo văn tự động. Chính vì vậy, để công tác kiểm soát đạo văn đạt hiệu quả cao hơn, các nguồn truy cập mở này cần phải được phát triển mạnh hơn. Ở Việt Nam, nguồn truy cập mở vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học trong khi xây dựng các 247 ĐẠO VĂN TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ TẠI VIỆT NAM cơ sở dữ liệu nội sinh mới chỉ dừng ở mức cung cấp các nguồn đó cho các thành viên trong đơn vị mình, không công bố ra bên ngoài. Trong những năm gần đây, khái niệm nguồn tài nguyên giáo dục mở được bàn đến nhiều hơn, rất nhiều hội thảo, nhiều nghiên cứu, nhiều chương trình về chủ đề này đã được triển khai. Năm 2008, Chương trình Tài nguyên Giáo dục Mở Việt Nam đã thiết lập trang Web VOER – www.voer.edu.vn, với mục tiêu: “xây dựng kho tài nguyên giáo dục mở cho người Việt Nam sử dụng và truy cập miễn phí nguồn tài liệu hữu ích, phục vụ việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu, cũng như phục vụ cho toàn xã hội”. (Chu Ngọc Quế Chi, 2019). Chương trình đã nhận được sự ủng hộ và tham gia của các trường đại học, các học giả trong và ngoài nước và đã xây dựng được nguồn học liệu có giá trị. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm triển khai, nguồn học liệu này vẫn còn ở con số hạn chế với hơn 22.000 tên tài liệu. Vấn đề nhận thức về trách nhiệm đối với cộng đồng trong việc xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở theo mục tiêu mà Chương trình Giáo dục Mở Việt Nam đặt ra cùng với việc nhận thức về vai trò của nguồn truy cập mở đối với công tác kiểm soát đạo văn cần được các trường, đơn vị đào tạo, các cơ quan nghiên cứu khoa học, xuất bản, phát hành đặc biệt quan tâm. Từ đó tham gia một cách có trách nhiệm và xây dựng nguồn tài nguyên tiếng Việt truy cập mở phong phú hơn. 4.3. Tăng cường vai trò của Chính phủ, các bộ ngành trong công tác kiểm soát đạo văn Để công tác kiểm soát đạo văn thực sự đạt hiệu quả cần phải có sự chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ ngành liên quan (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông) xây dựng các đề án, các chương trình mang tính quốc gia để giải quyết vấn đề này. Trước hết, cần xây dựng được một hệ thống chống đạo văn cho môi trường tri thức số Việt hóa mang tính Quốc gia. Đầu tư kinh phí, giao cho một hoặc một số đơn vị việc phát triển phần mềm dùng chung với đầy đủ các tính năng theo yêu cầu và đảm bảo vấn đề về bản quyền. Khuyến khích và qui định rõ trách nhiệm của các đơn vị tham gia, đặc biệt là trách nhiệm trong việc xây dựng nguồn dữ liệu đối chiếu chung. Đồng thời, bổ sung các nguồn dữ liệu khác từ bên ngoài. 248 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Các Bộ cần ra các văn bản quy định về trách nhiệm của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học, cơ quan xuất bản, phát hành trong việc kiểm soát đạo văn đối với các nguồn tri thức mới được tạo ra. Tổ chức thường xuyên các hội thảo, hội nghị khoa học bàn về vấn đề đạo văn trong môi trường tri thức số nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng đối với vấn đề này. KẾT LUẬN Kiểm soát đạo văn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị tri thức, và đặc biệt là trong quản trị tri thức số bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn tri thức được tạo ra và cũng là dòng chảy trong chu trình quản trị tri thức. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề kiểm soát đạo văn đối với các sản phẩm học thuật sản sinh từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học đã được nhiều đơn vị, tổ chức chú ý đến, có sự đầu tư và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, để công tác kiểm soát đạo văn đạt hiệu quả cao cần có sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ ngành có liên quan về phát triển các đề án, các chương trình mang tính quốc gia nhằm xây dựng hệ thống chống đạo văn cho môi trường tri thức Việt, quan tâm và đầu tư đến yếu tố dữ liệu địa phương (tiếng Việt) trong các nguồn dữ liệu đối chiếu của hệ thống. Bên cạnh đó cần có các biện pháp nhằm nâng cao nhất thức của nhận thức của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng đối với vấn đề này, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng với việc xây dựng một môi trường khoa học trung thực, hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10. Brandt, J., Gutbrod, M., Wellnitz, O., Wolf, L. (2010), Plagiarism detection in open access publications, paper presented at the Proc. Of the 4th Int. Plagiarism Conference. Retrieved 05 Sep 2020 from https://www.ibr.cs.tu-bs.de/papers/brandt-ipc10.pdf. 11. Chung Ngọc Quế Chi (2019), Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở trong hoạt động giáo dục đại học // Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019. 249 ĐẠO VĂN TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ TẠI VIỆT NAM 12. Dalkir, K (2013), Knowledge Management in theory and practice, Elsevier. 13. DeBell, M, Chapman, C. (2003), Computer and Internet use by children and adolescents in 2001: Statistical Analysis Report. National Center for Educational Statistics, US Department of Education, Publication number NCES 2004014. 14. Gert Helgesson & Stefan Eriksson (2015), plagiarism in research, Medicine, Health Care and Philosophy. 15. Husain, F.M., Al-Shainbani, G.K.S., Mahfoodh, O.H.A. (2017), Perceptions of and attitudes toward plagiarism and factors contributing to plagiarism: a review of studies, J Acad Ethics, published online: 30 March 2017. 16. Nguyễn Hoàng Sơn, et al (2019), Quản trị tri thức số Quốc gia: Chính phủ - doanh nghiệp – thư viện số - xã hội số // Tối ưu hóa quản trị tri thức: Chính phủ - doanh nghiệp – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Ocholla, D., Ocholla, L. (2016), Does open access prevent plagiarism in higher education?, African Journal ò Library, Archives and Information Science, October, 2016. 18. Purdy, J.P. (2005), Calling off the hounds: Technology and the visibility of plagiarism, Pedagogy, 5(2). 19. Rigby, D. (2009), Management Tolls 2009: An Executive’s Guide, 20. Ruggles, R., and D. Holtshouse (1999), The knowledge advantage. Dover, New Hampshire: Capstone Pubblishers. 21. Sisti, D.A. (2007),How do high school students justify Internet plagiarism?, Ethics &Behavior, Dec. 2008. 22. Sox, H.C. (2012), Plagiarism in digital age, Office of research Integrity Newsletter 20 (3). 23. Wiig, K.M (2000), Knowledge management: An emerging discipline rooted in a long history. In Knowledge management, ed. D. Chauvel and C. Despres, Paris: Theseus.
File đính kèm:
- dao_van_trong_quan_tri_tri_thuc_so_tai_viet_nam.pdf