Đào tạo ngành kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững

Ngành Kinh doanh xuất bản phẩm (XBP) là một trong những ngành đào tạo ra đời từ những năm

đầu trong lịch sử truyền thống 60 năm phát triển và trưởng thành của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Trong 60 năm lịch sử của Trường, nhiều thế hệ cán bộ giảng viên đã thầm lặng cống hiến cho sự nghiệp

đào tạo của Khoa và Trường, cung cấp hàng ngàn cán bộ phát hành cho các nhà xuất bản, các đơn vị

doanh nghiệp phát hành, cơ quan văn hóa truyền thông trên cả nước. Mục tiêu, nội dung chương trình

đào tạo ngành Kinh doanh XBP từng bước đổi mới trên cơ sở kế thừa và hội tụ những thành tựu đạt

được trước đó, gắn kết với yêu cầu của thời đại và hướng tới xu hướng phát triển trong tương lai nhằm

đáp ứng những yêu cầu mới của ngành đang đặt ra trong thực tiễn hiện nay. Bài viết nhằm ghi lại sự nỗ

lực của nhiều thế hệ giảng viên, cựu sinh viên của nhà trường trong quá trình đổi mới, nâng cao chất

lượng đào tạo ngành Kinh doanh XBP

Đào tạo ngành kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững trang 1

Trang 1

Đào tạo ngành kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững trang 2

Trang 2

Đào tạo ngành kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững trang 3

Trang 3

Đào tạo ngành kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững trang 4

Trang 4

Đào tạo ngành kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững trang 5

Trang 5

Đào tạo ngành kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững trang 6

Trang 6

Đào tạo ngành kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững trang 7

Trang 7

Đào tạo ngành kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững trang 8

Trang 8

Đào tạo ngành kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững trang 9

Trang 9

Đào tạo ngành kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 9980
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo ngành kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo ngành kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững

Đào tạo ngành kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
54
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số 27 - Tháng 3 - 2019
ĐÀO TẠO NGÀNH KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM
HƯỚNG TỚI SỰ HỘI TỤ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ĐỖ THỊ QUYÊN
Tóm tắt
Ngành Kinh doanh xuất bản phẩm (XBP) là một trong những ngành đào tạo ra đời từ những năm 
đầu trong lịch sử truyền thống 60 năm phát triển và trưởng thành của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 
Trong 60 năm lịch sử của Trường, nhiều thế hệ cán bộ giảng viên đã thầm lặng cống hiến cho sự nghiệp 
đào tạo của Khoa và Trường, cung cấp hàng ngàn cán bộ phát hành cho các nhà xuất bản, các đơn vị 
doanh nghiệp phát hành, cơ quan văn hóa truyền thông trên cả nước. Mục tiêu, nội dung chương trình 
đào tạo ngành Kinh doanh XBP từng bước đổi mới trên cơ sở kế thừa và hội tụ những thành tựu đạt 
được trước đó, gắn kết với yêu cầu của thời đại và hướng tới xu hướng phát triển trong tương lai nhằm 
đáp ứng những yêu cầu mới của ngành đang đặt ra trong thực tiễn hiện nay. Bài viết nhằm ghi lại sự nỗ 
lực của nhiều thế hệ giảng viên, cựu sinh viên của nhà trường trong quá trình đổi mới, nâng cao chất 
lượng đào tạo ngành Kinh doanh XBP.
Từ khóa: Đại học Văn hóa Hà Nội, ngành Kinh doanh xuất bản phẩm, phát triển bền vững
Abstract
The Publication business is one of the majors which were born in the very early years of the 60 years 
traditional history of Hanoi Cultural University. In the 60 years of university’s history, many generations 
of faculties have quietly devoted to the training cause of the Faculty and the University, providing 
thousands of publishing cadres for publishers, distributors, and media and culture agencies all over 
the nation. The objective and content of the training program of publication business major has been 
gradually reformed on the basis of inheriting and converging previous achievements, associated 
with the requirements of the era and towards the development trend in the future to meet the new 
requirements of the industry in current status. The article aims to record the efforts of many generations 
of lecturers and former students of the university in the process of innovation and improving the quality 
of training in publication business.
Keywords: Hanoi University of Culture, Publication Business, sustainable development
1. Ngành Kinh doanh xuất bản phẩm 
1.1. Ngành Kinh doanh XBP (tiền thân là 
ngành Phát hành sách) là một trong 4 ngành 
đào tạo đầu tiên của Trường Đại học Văn hóa 
Hà Nội (tiền thân là Trường Cán bộ văn hoá - 
1959, Trường Lý luận nghiệp vụ văn hóa - 1960, 
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội - 1982) bao 
gồm: Thư viện, Bảo tàng, Văn hóa quần chúng 
(nay là Quản lý Văn hóa) và Phát hành sách. Trải 
qua 60 năm phát triển và trưởng thành, Trường 
Đại học Văn hóa Hà Nội là một trong những 
chiếc nôi đầu tiên đào tạo cán bộ văn hóa cho 
cả nước. Từ 4 ngành đào tạo ban đầu hiện nay 
Trường phát triển đào tạo 14 ngành với nhiều 
chuyên ngành khác nhau thuộc lĩnh vực văn 
hóa, du lịch và gia đình, nhằm cung cấp nguồn 
nhân lực chất lượng cao cho cả nước.
Khoa Xuất bản, Phát hành được thành lập từ 
tháng 9 năm 1960, tiền thân là Khoa Phát hành 
sách, đào tạo ngành Phát hành sách từ trình 
độ trung cấp những năm đầu mới thành lập 
(1960 - 1978); đào tạo cán bộ phát hành sách 
bậc đại học (cả chính quy, tại chức và chuyên 
tu) trên phạm vi toàn quốc (1978 - 1990); 
55Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
 thành lập Trường ĐHVHHN
chuyển hướng đào tạo cán bộ phát hành sách 
trình độ đại học sang kinh doanh xuất bản 
phẩm (1991- 2008). Năm 2008, Bộ Giáo dục 
và Đào tạo chính thức ban hành Chương trình 
khung đào tạo ngành Phát hành XBP. Năm 
2010, căn cứ yêu cầu thực tiễn, Bộ Giáo dục và 
Đào tạo đã ban hành Thông tư số 14/2010/TT-
BGDĐT về Ban hành Danh mục giáo dục, đào 
tạo cấp IV trình độ cao đẳng, đại học. Mã số 
đào tạo ngành được ban hành là 51320402 
và đổi tên thành ngành Kinh doanh XBP (thay 
tên cũ là Phát hành XBP). Khung chương trình, 
mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo được 
điều chỉnh bổ sung phù hợp với thực tiễn hoạt 
động kinh doanh XBP trong điều kiện kinh tế 
thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tháng 12 năm 2010, Hiệu trưởng Trường 
Đại học Văn hóa Hà Nội đã ký quyết định ban 
hành Chương trình Giáo dục Đại học ngành Kinh 
doanh XBP bậc Đại học, Cao đẳng, Liên thông 
theo phương thức đào tạo niên chế. Năm 2010, 
Khoa chính thức đổi tên thành Khoa Xuất bản - 
Phát hành, chuyên đào tạo cán bộ kinh doanh 
XBP đáp ứng nguồn nhân lực cho các nhà xuất 
bản, công ty phát hành, nhà sách, đơn vị tổ 
chức sự kiện và truyền thông; cán bộ lãnh đạo 
quản lý, chuyên viên tư vấn; nghiên cứu viên, 
giảng viên thuộc lĩnh vực chuyên môn trên 
phạm vi cả nước.
Tháng 12 năm 2012, Hiệu trưởng Trường 
Đại học Văn hóa Hà Nội tiếp tục ký quyết định 
1035/QĐ-ĐHVHHN ban hành Chương trình 
Giáo dục Đại học ngành Kinh doanh XBP bậc 
Đại học, Cao đẳng, Liên thông theo phương thức 
đào tạo tín chỉ để phù hợp với yêu cầu và  ... tình hưởng ứng 
tham gia và đạt nhiều thành tích cao trong 
trường (giải nhất, giải nhì, giải ba, giải khuyến 
khích toàn trường); ngoài ra thầy trò của Khoa 
còn tham gia một số hoạt động văn nghệ của 
ngành và cũng đạt được những thành tích 
nhất định.
Câu lạc bộ sinh viên tình nguyện của Khoa 
trong nhiều năm nay đã thu hút hàng trăm 
sinh viên mỗi khóa tham gia với các hoạt động 
cộng đồng ý nghĩa trong và ngoài Hà Nội. 
Chương trình Mùa hè xanh được Liên chi đoàn 
tổ chức vào mỗi dịp hè đến tại các xã miền 
núi phía Bắc như Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên 
Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên... Các 
Chương trình Áo ấm mùa đông, Bánh chưng 
xanh ngày tết,... ngày càng được sinh viên quan 
tâm và tham gia ủng hộ nhiệt tình. Bên cạnh 
các hoạt động cộng đồng của sinh viên, các 
giảng viên của Khoa cũng hướng tới và tham 
gia tích cực chương trình quyên góp sách trao 
tặng các thư viện trường trung học phổ thông, 
cơ sở và tiểu học cũng như các chương trình 
thiện nguyện vì cộng đồng khác.
Với sự cố gắng và nỗ lực của nhiều thế hệ 
cán bộ của Khoa vì sự nghiệp phát triển chung 
của Nhà trường, nhiều năm liền tập thể Khoa 
đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, chi bộ 
khoa đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh; nhận 
được nhiều giấy khen của Nhà trường và cấp 
trên (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đảng ủy 
khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội). Từ 
năm 2008 đến nay, Khoa đã 2 lần được nhận 
bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao 
và Du lịch (2008 và 2018), các cán bộ, giảng 
viên liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua 
cấp Trường, cấp Bộ và nhận được nhiều bằng 
khen, giấy khen các cấp.
Trong quá trình 60 năm phát triển và 
trưởng thành, đến nay Khoa Xuất bản, Phát 
hành đã có 02 giảng viên được Hội đồng chức 
danh giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn 
chức danh phó giáo sư ngành Văn hóa: PGS.
TS. Phạm Thị Thanh Tâm (nguyên Trưởng Khoa 
Phát hành sách) năm 2002 và PGS.TS. Đỗ Thị 
Quyên (Trưởng khoa Xuất bản, Phát hành) 
năm 2018. Đây không chỉ là sự phấn đấu và 
thành tích của cá nhân mà là thành tích và 
sự nỗ lực của tập thể Khoa và ngành đào tạo 
trong một chặng đường dài 60 năm phát triển 
và trưởng thành.
2.2. Bên cạnh những thành tích đạt được, 
hiện nay Khoa gặp không ít khó khăn như: 
Ngành đào tạo hẹp, thực tiễn ngành có nhiều 
biến động. Ngành kinh doanh XBP kinh doanh 
loại sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực văn 
hóa tư tưởng khá nhạy cảm trong quá trình 
nước ta hội nhập quốc tế; mô hình tổ chức 
hoạt động còn khá nhiều bất cập giữa việc 
thực hiện chức năng tư tưởng chính trị và chức 
năng kinh doanh; độ chênh của các quy định 
luật pháp trong nước với luật pháp quốc tế về 
xuất bản, in, phát hành XBP; sức ép của CMCN 
4.0 đối với các nhà xuất bản, đơn vị phát hành 
trong nước và công tác quản lý hoạt động xuất 
bản hiện nay. Chính vì vậy, thực tiễn hoạt động 
xuất bản trong nước cũng như công tác quản 
lý và bảo hộ quyền tác giả của nhà xuất bản, 
tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gặp nhiều khó 
khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác 
đào tạo và việc tuyển dụng sinh viên sau khi 
tốt nghiệp ra trường.
61Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
 thành lập Trường ĐHVHHN
Thực tiễn ngành có nhiều biến động, cần 
có những nghiên cứu dự báo xu hướng phát 
triển, xây dựng hệ thống lý luận vững chắc cho 
các hoạt động của ngành trong thực tiễn. Tuy 
nhiên, đội ngũ giảng viên ngành Kinh doanh 
XBP số lượng ít, tuổi đời còn trẻ, chưa có nhiều 
kinh nghiệm nên sự cống hiến còn hạn chế và 
gặp những khó khăn nhất định. Số giảng viên 
có học hàm, học vị chưa nhiều. Công tác học 
tập nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ 
giảng viên hiện nay cũng còn nhiều hạn chế. 
Một số giảng viên có thời gian công tác từ 10 
đến 15 năm vẫn chưa tiếp tục tham gia học tập 
và nghiên cứu ở bậc học trên đại học.
Đào tạo Kinh doanh XBP vốn là ngành đào 
tạo có tính ứng dụng cao, thực tiễn ngành 
kinh doanh XBP luôn có nhiều biến động gắn 
liền với xu hướng phát triển của nhu cầu, thị 
trường khách hàng bạn đọc và sự phát triển 
của khoa học công nghệ và kỹ thuật. Chương 
trình đào tạo của Khoa đã được điều chỉnh bổ 
sung nhiều lần, tuy nhiên định hướng nghiên 
cứu ứng dụng của chương trình vẫn còn hạn 
chế. Chương trình đào tạo vẫn còn mang 
nặng mục tiêu trang bị kiến thức, chưa đi sâu 
trang bị và rèn luyện thao tác kỹ năng nghề 
nghiệp cho người học. Giáo trình, học liệu học 
tập phục vụ công tác đào tạo của ngành Kinh 
doanh XBP còn quá thiếu (đến năm 2018 mới 
có 06 giáo trình đã xuất bản, 01 sách chuyên 
khảo, 01 giáo trình chuẩn bị nghiệm thu và 
xuất bản).
Hoạt động NCKH còn một số bất cập, việc 
đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ 
hàng năm hết sức khó khăn, bởi sản phẩm và 
kết quả nghiên cứu chuyên sâu của ngành đào 
tạo thiên về lĩnh vực thông tin và truyền thông 
hơn là lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. 
Nhiều giảng viên chưa đủ tự tin và bản lĩnh để 
đăng ký và thực hiện đề tài NCKH cấp Trường. 
Việc viết bài báo khoa học đăng trên Tạp chí 
chuyên ngành (Nghiên cứu văn hóa, Văn hóa 
học, Văn hóa nghệ thuật, Tri thức thời đại, Nhịp 
cầu tri thức, Sách và đời sống,...) cũng được 
giảng viên tích cực tham gia, song số lượng và 
tần suất không đều. Các hội thảo trong nước 
các cấp và hội thảo quốc tế cũng được giảng 
viên quan tâm nhưng kết quả chưa phải là số 
đông giảng viên của khoa tham gia viết bài. 
3. Vấn đề đặt ra trong đào tạo ngành Kinh 
doanh xuất bản phẩm hiện nay
Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư đã nêu 
rõ định hướng phát triển hoạt động xuất bản: 
“sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực hoạt động 
tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân 
dân, là một bộ phận quan trọng của nền văn 
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân 
tộc, có nhiệm vụ tích luỹ và truyền bá các giá trị 
tinh thần, góp phần nâng cao dân trí, phát triển 
văn hoá, xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới 
quan, nhân sinh quan cách mạng và khoa học 
của xã hội; xây dựng đạo đức, lối sống và phát 
triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam; 
góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, 
hình thành xã hội học tập Hoạt động xuất bản 
phải coi trọng việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư 
tưởng, đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân, đồng 
thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây 
dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh 
tế - công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc”. 
Đồng thời cũng đặt ra 1 trong 5 nhiệm vụ cụ 
thể là: “Xây dựng kế hoạch dài hạn đào tạo, 
bồi dưỡng và phát triển lực lượng, đội ngũ của 
ngành xuất bản, đảm bảo về quan điểm chính 
trị và chất lượng nghề nghiệp cho đội ngũ cán 
bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, 
các tác giả, cộng tác viên trong cả ba khâu xuất 
bản, in và phát hành” và xác định 1 trong 6 giải 
pháp chủ yếu là: “Rà soát, đổi mới mục tiêu, nội 
dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi 
dưỡng cán bộ trong cả ba lĩnh vực xuất bản, in, 
phát hành để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ” (1). 
Mặt khác, trước yêu cầu đòi hỏi của thực 
tiễn hoạt động xuất bản, về nguồn nhân lực 
đáp ứng các vị trí việc làm trong quản lý và tổ 
chức thực hiện quy trình, phương thức xuất 
bản, yêu cầu của công tác kiểm định chất 
lượng giáo dục và yêu cầu đổi mới tự thân của 
hoạt động đào tạo kinh doanh XBP trong bối 
cảnh hiện nay, công tác đào tạo ngành Kinh 
62
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số 27 - Tháng 3 - 2019
doanh XBP cần phải đổi mới mạnh mẽ trên cơ 
sở thừa kế và phát huy những thành quả của 
quá khứ, tiếp thu những giá trị hiện đại trong 
hệ thống giáo dục toàn cầu hiện nay, hướng 
tới sự hội tụ và phát triển bền vững của ngành 
đào tạo trong tương lai. 
Một trong những nhân tố then chốt, cốt lõi 
quyết định sự thành công của công tác đào 
tạo chính là đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và giảng 
viên trình độ cao. Họ là trung tâm của mọi hoạt 
động của nhà trường từ việc xây dựng chương 
trình đào tạo, thiết kế bài giảng, thu hút sinh 
viên bằng hoạt động truyền bá tri thức và 
truyền lửa đam mê cho sinh viên bằng các 
hoạt động NCKH, các hoạt động phong trào, 
giảng dạy trên lớp. Vai trò của người thầy vô 
cùng quan trọng, thầy phải là tấm gương sáng 
về đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn 
cho người học. Vì vậy, công tác bồi dưỡng đội 
ngũ giảng viên không chỉ quan tâm đến năng lực 
chuyên môn, trình độ cao mà còn phải bồi dưỡng 
và rèn luyện sự nhiệt huyết, đam mê, phẩm chất 
đạo đức nhà giáo. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ 
giảng viên trình độ cao theo hướng nghiên 
cứu chuyên sâu các lĩnh vực chuyên môn của 
ngành đào tạo và vị trí công việc mà giảng 
viên đảm nhận, bên cạnh việc chuẩn hóa năng 
lực tin học và ngoại ngữ của giảng viên.
Thứ hai, gắn kết cơ sở đào tạo với cơ quan, 
doanh nghiệp sử dụng sản phẩm đào tạo, hợp tác 
quốc tế trong khu vực và thế giới về công tác đào 
tạo nói chung, công tác đào tạo và nâng cao 
trình độ đội ngũ giảng viên của ngành đào tạo.
- Thu hút các chuyên gia là lãnh đạo cơ quan 
quản lý nhà nước, lãnh đạo nhà xuất bản, công 
ty, doanh nghiệp sách tham gia giảng dạy các 
môn học, chuyên đề trong chương trình đào 
tạo; liên kết chặt chẽ với các nhà sách/công 
ty/doanh nghiệp sách trên địa bàn thực hiện 
đào tạo mảng thực hành nghiệp vụ cho từng 
môn học song hành với các chương trình thực 
tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo 
(bao gồm thực tập giữa khóa và thực tập tốt 
nghiệp). 
- Tăng cường các hoạt động tiếp xúc giao 
lưu, tọa đàm với doanh nghiệp để định hướng 
nghề nghiệp cho sinh viên ngay từ cuối năm 
thứ nhất của chương trình đào tạo nhằm giúp 
sinh viên có những định hướng rõ ràng về 
nghề nghiệp tương lai, tin tưởng và đam mê 
với ngành nghề đã chọn cũng như sẵn sàng 
cho một kế hoạch học tập tốt nhất trước khi 
tốt nghiệp ra trường. 
- Thực hiện hợp tác với các cơ sở đào tạo 
nước ngoài về trao đổi giảng viên, trao đổi 
sinh viên nhằm mở rộng và củng cố kiến thức 
và kỹ năng cho người học là cực kỳ cần thiết; 
hợp tác để xây dựng chương trình đào tạo các 
ngành, chuyên ngành đào tạo cũng là vấn đề 
cấp bách, khi giáo dục bậc đại học ở Việt Nam 
đang cần đổi mới và đa dạng ngành nghề đào 
tạo, hình thức đào tạo phù hợp với nhu cầu 
học tập và nâng cao trình độ của người học.
- Gắn kết với doanh nghiệp trong hoạt 
động hợp tác quốc tế, mời chuyên gia xuất 
bản nước ngoài mở các lớp tập huấn nghiệp 
vụ, tọa đàm trao đổi cập nhật những thông 
tin, kiến thức và kỹ năng mới của ngành công 
nghệ xuất bản thế giới hiện nay.
Thứ ba, đổi mới đào tạo từ hình thức đến nội 
dung chương trình, nội hàm từng môn học. Xây 
dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo 
phù hợp cho từng giai đoạn nhất định, đặc 
biệt những giai đoạn thực tiễn có nhiều thay 
đổi và nhiều vấn đề mới nảy sinh như hiện nay; 
giảm thời lượng chương trình cho phù hợp với 
chương trình đào tạo trình độ cử nhân; thiết kế 
các mảng kiến thức và thời lượng phù hợp cho 
từng mảng cụ thể trong tổng thể chương trình 
đào tạo; nội hàm từng môn học cần chú trọng 
cập nhật các kiến thức và kỹ năng phù hợp với 
thực tiễn yêu cầu; coi trọng khối kiến thức, kỹ 
năng thực hành, thực tập nghề nghiệp trong 
chương trình đào tạo.
Thứ tư, tăng cường hệ thống học liệu (bao 
gồm giáo trình, tài liệu chuyên khảo, tham 
khảo) phục vụ công tác đào tạo của ngành 
Kinh doanh XBP. Bên cạnh chính sách khuyến 
khích giảng viên NCKH, thực hiện các công 
trình NCKH các cấp, viết giáo trình hoặc tài liệu 
tham khảo phục vụ môn học do cá nhân đảm 
63Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
 thành lập Trường ĐHVHHN
nhận, nhà trường cũng cần có chính sách thu 
hút và đặt hàng các chuyên gia trong lĩnh vực 
viết giáo trình hoặc tài liệu tham khảo phục vụ 
các môn học của ngành đào tạo v.v.
Thay lời kết
Sự nghiệp 60 năm phát triển và trưởng 
thành của Khoa Xuất bản, Phát hành là sự 
đóng góp công sức, trí tuệ của nhiều thế hệ 
lãnh đạo nhà trường, cán bộ giảng viên trong 
toàn trường và nhiều thế hệ lãnh đạo, cán bộ 
giảng viên của Khoa. Mặc dù đến nay ngành 
Kinh doanh XBP đã đạt được những thành tựu 
nhất định nhưng vẫn còn không ít hạn chế cần 
khắc phục. Những cán bộ giảng viên trong 
Khoa hiện nay là thế hệ học trò của các bậc tiền 
bối trước đây, nguyện sẽ đem hết lòng nhiệt 
huyết đam mê khoa học, gìn giữ phẩm chất 
đạo đức nhà giáo, cống hiến cho sự nghiệp 
đào tạo ngành Kinh doanh XBP phát triển bền 
vững, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất 
lượng cao cho sự nghiệp xuất bản Việt Nam 
hiện nay. Đoàn kết - Đam mê - Cống hiến, phát 
huy sức mạnh tập thể là phương châm hành 
động; Đổi mới và Phát triển là sứ mệnh đào tạo 
của Khoa trong sự nghiệp đào tạo ngành Kinh 
doanh XBP hiện nay.
Đ.T.Q
(PGS.TS, Trưởng khoa Xuất bản, Phát hành, 
Trường ĐHVHHN)
Tài liệu tham khảo
1. Ban Bí thư (2004), Chỉ thị số 42-CT/TW về Nâng 
cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản.
2. Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị 
quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn 
bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu 
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và 
hội nhập quốc tế.
3. Đỗ Thị Quyên (2018), Xuất bản với cuộc Cách 
mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ 
xuất bản, phát hành hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu 
Văn hóa, số 24.
4. Khoa Xuất bản - Phát hành (2014), Xây dựng 
chương trình bài giảng ngành Kinh doanh xuất 
bản phẩm theo yêu cầu của đào tạo tín chỉ, Kỷ yếu 
Hội thảo khoa học.
5. Khoa Xuất bản - Phát hành (2015), Nâng 
cao chất lượng đào tạo ngành Kinh doanh xuất 
bản phẩm theo phương thức tín chỉ đáp ứng yêu 
cầu thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.
6. Khoa Xuất bản - Phát hành (2016), Đào tạo 
ngành Kinh doanh xuất bản phẩm đáp ứng nhu 
cầu của nhà tuyển dụng, Kỷ yếu Hội thảo khoa 
học.
7. Khoa Xuất bản - Phát hành (2017), Lấy ý kiến 
chuyên gia xây dựng chương trình đào tạo chuyên 
ngành, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.
8. Khoa Xuất bản, Phát hành (2018), Đào tạo 
cán bộ xuất bản, phát hành trong bối cảnh cách 
mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.
9. Khoa Xuất bản, Phát hành (2018), Lấy ý kiến 
chuyên gia, người sử dụng lao động về chuẩn đầu 
ra ngành Kinh doanh xuất bản phẩm, Kỷ yếu Hội 
thảo khoa học.
10. Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Nhà 
xuất bản Chính trị quốc gia (2018), Nâng cao chất 
lượng đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản trong bối 
cảnh CMCN 4.0, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam (2012), Luật Xuất bản, số 19/2012/
QH13.
12. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2010), 
Chương trình đào tạo niên chế ngành Kinh doanh 
xuất bản phẩm trình độ Đại học, Cao đẳng, Liên 
thông.
13. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2012), 
Chương trình đào tạo tín chỉ ngành Kinh doanh 
xuất bản phẩm trình độ Đại học, Cao đẳng, Liên 
thông.
Ngày nhận bài: 8 - 12 - 2018
Ngày phản biện, đánh giá: 11 - 3 - 2019
Ngày chấp nhận đăng: 20 - 3 - 2019

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_nganh_kinh_doanh_xuat_ban_pham_huong_toi_su_hoi_tu_v.pdf