Đánh giá phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu ở bệnh nhân cao tuổi

Mục tiêu: Nghiên cứu phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu ở bệnh nhân cao tuổi nhằm đánh giá sự

cải thiện lâm sàng, cận lâm sàng và tính an toàn trong và sau phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu ở

người cao tuổi.

Đối tượng:cở mẫu n= 42, bệnh nhân≥ 60 tuổi ; viêm xoang mạn tính, có chỉ định phẫu thuật điều trị tại

khoa Tai mũi họng bệnh viện Thống Nhất từ 05/2008 đến 06/2010.

Phương pháp nghiên cứu: là loại nghiên cứu tiến cứu.

Kết quả: Không còn triệu chứng nhức đầu nặng so với trước phẫu thuật là 92,9% và hình ảnh nội soi sau

phẫu thuật (100% nhóm nghiên cứu không còn polyp mũi). Sau phẫu thuật bệnh trạng cải thiện rõ trên CT (có

42,86% các xoang không mờ (độ 0), 50% CT độ I, không còn trường hợp nào độ IV.

Kết luận: Phẫu thuật nội soi tối thiểu với vô cảm bằng tiền mê và gây tê tại chỗ cho thấy là một lựa chọn tốt

cho người cao tuổi vì những ưu điểm nổi bật là thời gian phẫu thuật ngắn, an toàn, ít biến chứng, không có tai

biến nghiêm trọng, cải thiện rõ rệt các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi và CT SCAN.

Đánh giá phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu ở bệnh nhân cao tuổi trang 1

Trang 1

Đánh giá phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu ở bệnh nhân cao tuổi trang 2

Trang 2

Đánh giá phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu ở bệnh nhân cao tuổi trang 3

Trang 3

Đánh giá phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu ở bệnh nhân cao tuổi trang 4

Trang 4

Đánh giá phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu ở bệnh nhân cao tuổi trang 5

Trang 5

Đánh giá phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu ở bệnh nhân cao tuổi trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 10800
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu ở bệnh nhân cao tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu ở bệnh nhân cao tuổi

Đánh giá phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu ở bệnh nhân cao tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 247
ĐÁNH GIÁ PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG TỐI THIỂU 
Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI 
Trần Thị Bích Liên*, Nguyễn Vĩnh Phước** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Nghiên cứu phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu ở bệnh nhân cao tuổi nhằm đánh giá sự 
cải thiện lâm sàng, cận lâm sàng và tính an toàn trong và sau phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu ở 
người cao tuổi. 
Đối tượng:cở mẫu n= 42, bệnh nhân≥ 60 tuổi ; viêm xoang mạn tính, có chỉ định phẫu thuật điều trị tại 
khoa Tai mũi họng bệnh viện Thống Nhất từ 05/2008 đến 06/2010. 
Phương pháp nghiên cứu: là loại nghiên cứu tiến cứu. 
Kết quả: Không còn triệu chứng nhức đầu nặng so với trước phẫu thuật là 92,9% và hình ảnh nội soi sau 
phẫu thuật (100% nhóm nghiên cứu không còn polyp mũi). Sau phẫu thuật bệnh trạng cải thiện rõ trên CT (có 
42,86% các xoang không mờ (độ 0), 50% CT độ I, không còn trường hợp nào độ IV. 
Kết luận: Phẫu thuật nội soi tối thiểu với vô cảm bằng tiền mê và gây tê tại chỗ cho thấy là một lựa chọn tốt 
cho người cao tuổi vì những ưu điểm nổi bật là thời gian phẫu thuật ngắn, an toàn, ít biến chứng, không có tai 
biến nghiêm trọng, cải thiện rõ rệt các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi và CT SCAN. 
Từ khóa: phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu, viêm xoang người cao tuổi 
ABSTRACT 
GERIATRIC MINIMAL GERIATRIC ENDOSCOPIC SINUS SURGERY 
Tran Thi Bich Lien, Nguyen Vinh Phuoc 
 * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 247 - 252 
Aims: Studying minimal geriatric endoscopic sinus surgery to define the clinical, paraclinical signs 
improvement and the safety in and post-operation for aged patients. 
Objectives: samples n= 42; age ≥ 60; chronical sinusitis to have operation in ENT ward Thong Nhat 
Hospital from 05/2008 to 06/ 2010. 
Method: Prospective 
Results: Comparing with before operation, 92,9% no headache; 100% no polype by endoscopy. 
Comparing with before operation, 42,86% level 0, 50% level I, no case lavel IV 
Conclusion: Minimal endoscopic sinus surgery with pre-anaesthesia and local anaesthesia is showing 
that this is the good choice for aged patients because this procedure spent short operated time, safe, less 
complications, significant improving the clinical symptoms and lesions in endoscopy as well as CT SCAN 
Keywords: minimal geriatric endoscopic sinus surgery, geriatric sinusitis. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tuổi tác sẽ làm thay đổi cấu trúc giải phẩu, 
cấu trúc mô học của niêm mạc mũi xoang như 
teo niêm mạc, giảm tiết chất nhày, tạo quá 
mức vảy mũi, giảm làm sạch nhày – lông 
chuyển, mô nâng đỡ sợi – mỡ của mũi teo, hẹp 
valve mũi, nghẹt mũi, kèm với cơ địa suy 
giảm miễn dịch của người cao tuổi, gây nên 
* * Bộ môn Tai Mũi Họng ĐHYDTPHCM ** Khoa TMH BV Thống Nhất 
Tác giả liên lạc : TS. Trần Thị Bích Liên ĐT: 0903620156 Email : bichlienent@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 248 
tình trạng viêm mũi xoang mạn tính kéo dài dai 
dẳng, giảm chất lượng cuộc sống. Phẫu thuật 
nội soi mũi xoang tối thiểu giữ tối đa niêm mạc 
bình thường và cấu trúc xoang quan trọng(4,3), 
gây chấn thương tối thiểu và bảo tồn chức năng 
màng nhày lông chuyển, rất phù hợp cho đối 
tượng bệnh nhân cao tuổi(1,2,5). Do vậy, chng tơi 
nghin cứu phẫu thuật nội soi mũi xoang tối 
thiểu ở bệnh nhân cao tuổi nhằm đánh giá sự cải 
thiện lâm sàng, cận lâm sàng v tính an toàn 
trong và sau phẫu thuật nội soi mũi xoang tối 
thiểu ở người cao tuổi. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán viêm 
xoang mạn không đáp ứng với điều trị nội khoa, 
có chỉ định phẫu thuật điều trị tại khoa Tai mũi 
họng bệnh viện Thống Nhất từ 01/05/2008 đến 
01/06/2010. 
Tiêu chuẩn chọn vào đối tượng nghiên cứu 
- ≥ 60 tuổi ; viêm xoang mạn tính (triệu 
chứng kéo dài liên tục ≥ 12 tuần); không đáp 
ứng với điều trị nội khoa; có chỉ định phẫu 
thuật; chấp nhận tham gia nghiên cứu 
Tiêu chuẩn loại trừ 
- Bệnh nội khoa nặng chống chỉ định phẫu 
thuật; không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu 
 Đây là loại nghiên cứu tiến cứu, cở mẫu n= 
42 
Bệnh nhân được hỏi bệnh sử, triệu chứng lâm 
sàng, thời gian phát bệnh và được khám tai mũi 
họng bằng đèn Clar; nội soi tai mũi họng; được 
cho chỉ định chụp CT scan. Các chỉ số được thu 
thập nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 
Phương tiện nghiên cứu 
Xét nghiệm tiền phẫu; máy nội soi phẫu 
thuật; dụng cụ phẫu thuật nội soi; máy ghi hinh; 
phần mềm nội soi. 
Các bước tiến hành 
Chọn đối tượng nghiên cứu theo thiết kế; 
giải thích, cung cấp phiếu thông tin cho bệnh 
nhân tình nguyện tham gia nghiên cứu; chuẩn bị 
trước mổ; giải thích cho bệnh nhân về lợi điểm 
và sự cần thiết của kỹ thuật nội soi phẫu thuật 
với phương pháp vô cảm là tiền mê và gây tê tại 
chỗ; làm các xét nghiệm tiền phẫu thường quy. 
- Tiến hành phẫu thuật 
Bệnh nhân được tiền mê Hypnovel và 
Fentanyl dưới sự theo dõi của bác sĩ gây mê. Đối 
với bệnh nhân có huyết áp cao trong lúc mổ 
được dùng thêm Nitroglycerin, xịt dưới lưỡi. 
Phương pháp vô cảm: Tất cả các bệnh nhân 
được gây tê tại chỗ bằng Lidocain xịt 10% tẩm 
trong bấc mũi, chích tê lidocain 2% pha 
Adrenaline 1/100.000. 
Kíp mổ bao gồm:1 Phẫu thuật viên, 1 Phụ 
mổ, 1 Dụng cụ viên, 1 Kỹ thuật viên gây mê, 1 
bác sĩ gây mê. 
Tư thế bệnh nhân: nằm đầu cao hơn bàn mổ 
có kê gối khoảng 200, đầu bệnh nhân xoay nhẹ 
sang bên phải hoặc bên trái. 
Quy trình mổ 
Bước 1: Xác định các mốc giải phẫu trong 
hốc mũi và cắt bỏ các khối polyp nếu có làm cản 
trở việc quan sát các mốc giải phẫu trong khe 
giữa. 
Bước 2: Dùng que thăm dò móc vào mỏm 
móc và kéo ra phía trước để đánh giá mỏm móc. 
Bước 3: Dùng spatule đầu bén rạch mỏm 
móc từ trên xuống dưới. 
Bước 4: Dùng kéo cong cắt phần niêm mạc 
của mỏm móc ở trên và phía dưới ra khỏi thành 
bên mũi, bộc lộ lỗ thông xoang hàm. 
Bước 5: Đánh giá hố mổ, nếu sau 10 phút 
không có chảy máu thì không cần nhét bấc mũi, 
nếu thấy có chảy máu thì dùng merocel nhét vào 
hố mổ. 
Bước 6: Kiểm tra thành sau họng hút sạch 
đàm nhớt. 
Săn sóc ngay sau khi kết thúc cuộc mổ: 
Hút sạch máu đông trong hố mổ 
Dọn sạch những niêm mạc bị rách nham 
nhở. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 249
Thuốc dùng sau mổ 
Kháng sinh phổ rộng (acid clavulanic-
amoxicilline 1g x 2 chích trong 7 ngày). 
Kháng histamine (alimemazine 5mg hoặc 
fexofenadin 60mg x 2). 
Kháng viêm (alpha chymotrypsine 4 viên 
ngậm x 4). 
Thuốc giảm đau (acetaminophene 0,5g x 
2/ngày x 3 ngày). 
Fluticasone xịt ngày 2 lần. 
Các thuốc điều trị bệnh nội khoa nền. 
Săn sóc hố mổ khi tái khám 
Rút merocel sau 2 ngày nếu có. 
Hút sạch máu đông và các mô chết. 
Tách dính nếu có. 
KẾT QUẢ 
Đặc tính của mẫu nghiên cứu 
Tuổi nhỏ nhất : 60; Tuổi lớn nhất : 78; Nam 
27 người (64,3%), nữ 15 người (35,7%). Các bệnh 
nội khoa kết hợp nhất l tăng huyết áp (54,8%), 
kế đến là tiểu đường type 2 (16,7%). 
Thời gian mắc bệnh TMH 
45,2% người đã mắc bệnh trên 5 năm; 29,2% 
có thời gian mắc bệnh từ 2-3 năm. BMI trung 
bình là 22,49, tuy nhiên cũng có tỷ lệ nhỏ có thể 
trạng gầy (BMI 17,57), và một số người dư cân 
(BMI 29,05). Dấu hiệu sinh tồn trước mổ ổn 
định, một vài bệnh nhân có HA cao độ 1 
(160/100mmHg) đã được dùng thuốc ổn định 
HA trước phẫu thuật. 
Các triệu chứng lâm sàng 
Mức độ 
Triệu chứng 
Không Nhẹ Vừa Nặng 
Nhức đầu 3 (7,1) 0 0 39 (92,9)
Nghẹt mũi 3 (7,1) 0 17 (40,5) 22 (52,4)
Nặng mặt 36 (85,7) 0 3 (7,1) 3 (7,1) 
Nhảy mũi 42 (100,0) 0 0 0 
Chảy mũi 17 (40,5) 0 10 (23,8) 15 (35,7)
Ngứa mũi 42 (100,0) 0 0 0 
Ho 38 (90,5) 0 3 (7,1) 1 (2,4) 
Đàm họng 15 (35,7) 1 (2,4) 12 (28,6) 14 (33,3)
Nhức đầu là triệu chứng nổi bật với tỷ lệ 
92,9% và 100% biểu hiện nhức đầu ở mức độ 
nặng ảnh hưởng nhiều đến sinh họat thường 
ngày. 
Triệu chứng thường gặp kế tiếp là nghẹt mũi 
(92,6%), chảy nước mũi (59,5%), đàm chảy 
xuống thành sau họng (61,9%) 
Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như 
cảm giác nặng ở vùng mặt (14,2%), ho (9,5%), 
Nội soi 
Các tổn thương trước mổ qua hình ảnh nội 
soi, với các dạng tổn thương polyp mũi, bất 
thường dịch nhày mũi, phù nề niêm mạc mũi, 
quá phát mỏm móc, có dính cấu trúc, tỷ lệ 92,9% 
có quá phát mỏm móc nặng (độ 2), 23,8% có 
polyp mũi. 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
%
Đ? 0 Đ? I Đ? II
Đ?
Polyp mui
D?ch nh?y
mui
Phù n? niêm
m?c mui
Quá phát
m?m móc
Dính niêm
m?c
Biểu đồ 1. 
CT Scan xoang 
59.5
26.2
11.9
0
2.4
độ 0
độ I
độ II
độ III
độ IV
Biểu đồ 2. Hình ảnh CT scan xoang trước mổ 
100% mẫu nghiên cứu có biểu hiện bệnh lý 
trên CT mũi xoang, mức độ từ nhẹ đến nặng. 
Thường gặp độ II chiếm 59,5%. Có 11,9% biểu 
hiện bệnh lý trên CT ở mức độ nặng (độ IV). Chỉ 
có 2,4% tổn thương ở mức nhẹ (độ I). 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 250 
Chẩn đoán trước phẫu thuật 
23.8
33.3
42.9
23.8 21.4
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Viêm mũi
xoang
mạn phải
Viêm mũi
xoang
mạn trái
Viêm mũi
xoang
mạn cả
hai bên
Viêm mũi
xoang
mạn
polyp mũi
phải
Viêm mũi
xoang
mạn
polyp mũi
trái
Biểu đồ 3. 
Tỉ lệ viêm mũi xoang mạn kết hợp polyp 
mũi là 45,2% và 42,9% viêm mũi xoang mạn cả 
hai bên 
Đánh giá tính an toàn của phẫu thuật 
Đặc điểm phẫu thuật 
Thời gian phẫu thuật: ngắn nhất : 30 phút; 
lâu nhất : 55 phút; trung bình : 43,33 ± 6,59 phút. 
Số ngày nằm viện: ít nhất 5 ngày; nhiều nhất : 
29; trung bình : 14,26 ± 4,98 
Các tai biến trong và sau phẫu thuật mũi 
xoang tối thiểu ở người cao tuổi 
Tất cả các ca phẫu thuật của mẫu nghiên cứu 
đều được tiền mê và gây tê tại chỗ, theo dõi cho 
thấy:100% không tai biến xảy ra trong quá trình 
làm phẫu thuật. 
Các tai biến 01 tuần sau phẫu thuật: 100% 
không sốt sau phẫu thuật. 
Có 4/42 (9,5%) trường hợp chảy máu mức độ 
nhẹ, cầm được bằng các biện pháp chăm sóc 
thông thường sau phẫu thuật, cả 04 trường hợp 
chảy máu đều có tiền sử tăng huyết áp và đang 
điều trị thuốc hạ áp trước phẫu thuật. 
Các tai biến 04 tuần sau phẫu thuật: 100% 
không tai biến xảy ra 04 tuần sau phẫu thuật. 
Đánh giá lâm sàng 
Nhức đầu 
Triệu chứng Trước phẫu thuật 
Sau phẫu 
thuật 
1 tuần 
Sau phẫu 
thuật 
4 tuần 
- Không 03 (7,1%) 20 (47,6%) 26 (61,9%) 
- Nhẹ 0 20 (47,6%) 12 (28,6%) 
- Vừa 00 02 (4,76%) 04 (9,52%) 
Nhức 
đầu (n = 
42) 
- Nặng 39 (92,9%) 00 00 
Nhức đầu giảm hẳn sau phẫu thuật 01 tuần 
và 04 tuần. 
Không còn triệu chứng nhức đầu nặng so 
với trước phẫu thuật là 92,9%. 
Nghẹt mũi 
Triệu chứng Trước phẫu thuật 
Sau phẫu 
thuật 
1 tuần 
Sau phẫu 
thuật 
4 tuần 
- Không 03 (7,1%) 28 (66,6%) 34 (80,9%) 
- Nhẹ 00 12 (28,5%) 07 (16,7%) 
- Vừa 17 (40,4%) 02 (4,76%) 01 (2,4%) 
Nghẹt 
mũi 
(n = 42)
- Nặng 22 (52.3%) 00 00 
Nghẹt mũi giảm hẳn sau phẫu thuật 01 tuần 
và 04 tuần có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Không 
còn triệu chứng nghẹt mũi nặng so với trước 
phẫu thuật là 52,3% 
Chảy mũi 
Triệu chứng 
Trước 
phẫu 
thuật 
Sau phẫu 
thuật 
1 tuần 
Sau phẫu 
thuật 
4 tuần 
- Không 17(40,5%) 23 (54,7%) 27(64,2%)
- Nhẹ 0 17(40,5%) 14(33,3%)
- Vừa 10 (40.0) 1 (2,4%) 1 (2,4%) 
Chảy 
mũi 
(n = 42)
- Nặng 15 (60.0) 1 (2,4%) 00 
Chảy mũi giảm hẳn sau phẫu thuật 01 tuần 
và 04 tuần có ý nghĩa thống kê(p < 0,05). Không 
còn triệu chứng chảy mũi nặng sau 4 tuần 
Đàm họng 
Triệu chứng Trước phẫu thuật 
Sau phẫu 
thuật 
1 tuần 
Sau phẫu 
thuật 
4 tuần 
- Không 15(35,7%) 27(64,3%) 30(71,4%)
- Nhẹ 1 (2,4%) 05(11,9%) 10(23,8%)
- Vừa 12 (28,6%) 08(19%) 02(4,76%)
Đàm 
họng
 (n = 42)
- Nặng 14 (33,3%) 02(4,76%) 00 
Đàm họng giảm hẳn sau phẫu thuật 01 tuần 
và 04 tuần có ý nghĩa thống kê(p < 0,05). 64,3% 
không đàm họng sau 01 tuần và 71,4% sau 04 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 251
tuần. Chỉ còn 19% đàm họng vừa sau 01 tuần và 
4,76% sau 04 tuần. 
KẾT QUẢ NỘI SOI 
Polyp mũ 
Polyp mũi 
(n = 42) 
Trước 
phẫu thuật 
Sau phẫu 
thuật 1 
tuần 
Sau phẫu 
thuật 4 
tuần 
0 điểm 
(Không có polyp) 
32 
(76,19%) 
42 
(100%) 
42 
(100%) 
1 điểm 
(Polyp khu trú khe giữa) 
7 
(16,66%) 
0 
(0%) 
0 
(0%) 
2 điểm 
(Polyp vượt ra ngoài 
khe giữa) 
3 
(7,14%) 
0 
(0%) 
0 
(0%) 
Trung bình 0.31 ± 0.60 0 0 
Trước phẫu thuật có 32 trường hợp không có 
polyp mũi, chiếm tỷ lệ (76,19%) nhóm nghiên 
cứu, polyp khu trú khe giữa có 7 trường hợp 
chiếm (16,66%), polyp vượt ra ngoài khe giữa có 
3 trường hợp chiếm (7,14%). Sau phẫu thuật 
100% nhóm nghiên cứu không còn polyp mũi. 
Quá phát mỏm móc 
Qúa phát mỏm 
móc 
(n = 42) 
Trước 
phẫu thuật 
Sau phẫu 
thuật 1 tuần 
Sau phẫu 
thuật 4 tuần
0 điểm 00 42 42 
1 điểm 03 (7,1%) 00 00 
2 điểm 39 (92,9%) 00 00 
 p1-2 < 0.001, p1-3 < 0.001 
Cả 42 trường hợp trong nhóm nghiên cứu 
đều được lấy bỏ mỏm móc. Trong đó có 32 
trừơng hợp lấy bỏ mỏm móc đơn thuần chiếm 
tỷ lệ 76,19% và 10 trường hợp vừa cắt bỏ polyp 
mũi vừa lấy bỏ mỏm móc chiếm tỷ lệ 23,81% 
Dính sau mổ 
Dính sau mổ
(n = 42) 
Trước 
phẫu thuật 
Sau phẫu 
thuật 1 tuần 
Sau phẫu 
thuật 4 tuần
0 điểm 42 (100%) 40 (95,24%) 41 (97,62%) 
1 điểm 00 02 (4,76%) 01 (2,38%) 
2 điểm 00 00 00 
Trước phẫu thuật không có trường hợp nào 
bị dính. 
Sau 01 tuần phẫu thuật có 2 trường hợp bị 
dính ít không gây tắc khe giữa chiếm tỉ lệ 4,76%, 
40 trường hợp không dính chiếm tỉ lệ 95,24%. 
Sau 04 tuần phẫu thuật có 1 trường hợp bị 
dính ít không gây tắc khe giữa chiếm tỉ lệ 2,38%, 
41 trường hợp không dính chiếm tỉ lệ 97,62%. 
Đánh giá sự cải thiện qua nội soi trước và sau mổ 
Đánh giá nội soi trước mổ 
0%
20%
40%
60%
80%
100%
%
Polyp Dịch nhày mũi Phù nề niêm mạc
mũi
Quá phát mỏm
móc
Triệu chứng
Độ 0 Độ I
Độ II
Biểu đồ 4.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 252 
Đánh giá nội soi sau mổ 1 tuần 
Hình ảnh 
nội soi
Độ 
Polyp Dịch 
nhầy mũi 
Phù nề 
niêm 
mạc mũi 
Quá 
phát 
mỏm 
móc 
Dính sau 
mổ 
Độ 0 42 
(100%) 
2 (4,76%) 2 (4,76%) 42 
(100%) 
40 
(95,24%)
Độ I 0 (0%) 34 
(80,95%) 
39 
(92,86%) 
0 (0%) 2 (4,76%)
Độ II 0 (0%) 6 
(14,29%) 
1 (2,38%) 0 (0%) 0 (0%) 
Đánh giá nội soi sau mổ 4 tuần 
Hình ảnh 
nội soi 
Độ 
Polyp Dịch 
nhầy mũi
Phù nề 
niêm mạc 
mũi 
Quá 
phát 
mỏm 
móc 
Dính 
sau 
mổ 
Độ 0 42 
(100%) 
22 
(53,38%) 
38 
(90,48%) 
42 
(100%) 
41 
(91,62
%) 
Độ I 0 
(0%) 
18 
(42,86%) 
3 
7,14%) 
0 
(0%) 
1 
(2,38%
) 
Độ II 0 
(0%) 
2 
(4,76%) 
1 
(2,38%) 
0 
(0%) 
0 
(0%) 
Qua kết quả trên nhận thấy rằng có sự cải 
thiện rõ nét những hình ảnh nội soi sau mổ 1 
tuần và đặc biệt là sau mổ 4 tuần như sau: 
- Polyp mũi có 10 trường hợp trước mổ thì 
sau mổ không còn trường hợp nào. 
- Dịch nhày mũi có 8 trường hợp độ 2 thì đã 
giảm còn 2 trường hợp sau mổ; độ 0 từ 2 trường 
hợp đã tăng lên 22 trường hợp sau mổ. 
Kết quả CT Scan 
CT scan xoang Trước phẫu 
thuật 
Sau phẫu thuật ≥ 4 tuần
Độ 0 0 (0%) 18 (42,86%) 
Độ I 1 (2,4%) 21 (50%) 
Độ II 25 (59,5%) 2 (4,76%) 
Độ III 11 (26,2%) 1 (2,4%) 
Độ IV 5 (11,9%) 0 (0%) 
CT scan xoang trước phẫu thuật độ độ II: 25 
trường hợp chiếm tỉ lệ 59,5%, độ III: 11 trường 
hợp chiếm tỉ lệ 26,2%, độ IV: 5 trường hợp chiếm 
tỉ lệ 11,9%, không có độ 0. Sau phẫu thuật bệnh 
trạng cải thiện rõ trên CT, có 42,86% các xoang 
không mờ (độ 0), 50% CT độ I, không còn 
trường hợp nào độ IV. 
KẾT LUẬN 
Phương pháp phẫu thuật nội soi mũi xoang 
tối thiểu với vô cảm bằng tiền mê và gây tê tại 
chỗ có thể là một chọn lựa tốt cho người cao tuổi 
vì những ưu điểm nổi bật là thời gian phẫu 
thuật ngắn, an toàn, ít biến chứng, không có tai 
biến nghiêm trọng, cải thiện rõ rệt các triệu 
chứng lâm sàng (không còn triệu chứng nhức 
đầu nặng so với trước phẫu thuật là 92,9%), và 
hình ảnh nội soi sau phẫu thuật (100% nhóm 
nghiên cứu không còn polyp mũi). Sau phẫu 
thuật bệnh trạng cải thiện rõ trên CT (có 42,86% 
các xoang không mờ (độ 0), 50% CT độ I, không 
còn trường hợp nào độ IV). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Catalano PJ, Setliff RC, Catalano LA (2001), “Minimally 
invasive sinus surgery in the geriatric patient - Operative 
techniques”, Otolaryngol Head Neck Surg, vol.12, pp 85 - 90. 5. 
J.Chris Colclasure (2004) - Endoscopic sinus surgery in the 
patients older than sixty - Otolaryngol Head Neck Surg, 
vol.131; pp. 946 – 949 
2. Colclasure JC (2004), “Endoscopic sinus surgery in the 
patients older than sixty”, Otolaryngol Head Neck Surg, vol.131; 
pp. 946 - 949. 
3. Nguyễn Ngọc Minh, “Nhận xét kết quả điều trị 38 bệnh nhân 
được phẫu thuật điều trị nội soi các xoang hàm và sàng được 
thực hiện tại khoa Tai mũi họng bệnh viện Quân Y 108” Nội 
San Đại Hội Tai Mũi Họng lần thứ 10 - Hội Tai Mũi Họng 
Việt Nam. Nhà xuất bản Y học 1999, trang 246 -251. 
4. Phạm Kiên Hữu, Phẫu thuật nội soi mũi xoang qua 213 
trường hợp mổ tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định - Luận văn 
tiến sĩ Y khoa, TP.HCM 2000. 
5. Văn Thị Hải Hà, Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phẫu 
thuật nội soi xoang chức năng trong viêm xoang mạn tính 
và/hoặc polyp mũi ở người có tuổi - Luận văn tốt nghiệp nội 
trú, TP.HCM 2005. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_phau_thuat_noi_soi_mui_xoang_toi_thieu_o_benh_nhan.pdf