Đánh giá mức độ sử dụng tài liệu điện tử để làm luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên ngành thông tin học trường Đại học Cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp là một công trình

nghiên cứu khoa học của sinh viên các

trường đại học, được thực hiện vào học kỳ

cuối để tốt nghiệp ra trường. Chất lượng

của luận văn tốt nghiệp đóng vai trò rất

quan trọng đối với sinh viên vì luận văn là

một phần kết quả của quá trình học tập.

Việc đạt được kết quả luận văn tốt cũng

là một động cơ thúc đẩy nhà tuyển dụng

lựa chọn sinh viên khi ứng tuyển việc làm.

Chất lượng của luận văn phụ thuộc vào

nhiều nội dung, trong đó có nguồn tài liệu

tham khảo. Bên cạnh nguồn tài liệu in ấn,

tài liệu điện tử, là lựa chọn không thể thiếu

của sinh viên vì chúng giúp cho phần lược

khảo tài liệu thêm phong phú, đa dạng và

có tính cập nhật.

Ngành Thông tin học của Bộ môn Quản

trị Thông tin - Thư viện Trường Đại học

Cần Thơ (ĐHCT) ra đời đã 11 năm, có 8

khóa sinh viên tốt nghiệp với tổng cộng 40

đề tài luận văn. Tuy nhiên, vẫn chưa có

nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn

diện và đầy đủ về mức độ sử dụng nguồn

tài liệu điện tử. Do vậy, cần có một nghiên

cứu đánh giá việc sử dụng các nguồn tài

liệu tham khảo, trong đó có nguồn tài liệu

điện tử khi làm luận văn tốt nghiệp của sinh

viên. Kết quả nghiên cứu không chỉ giúp

ích cho cán bộ hướng dẫn và sinh viên làm

luận văn mà còn cần thiết cho Trung tâm

Học liệu của Trường. Nghiên cứu giúp giáo

viên hướng dẫn có cơ sở để kịp thời khuyến

khích các sinh viên khóa sau về việc tăng

cường sử dụng các nguồn tài liệu điện tử

mang tính học thuật. Hơn thế, nghiên cứu

đem lại nhiều lợi ích cho các sinh viên đang

và sắp thực hiện luận văn tốt nghiệp hay

làm nghiên cứu khoa học. Đây là động lực

thúc đẩy sinh viên sử dụng nhiều nguồn tài

liệu điện tử vào luận văn, đa dạng hóa các

nguồn tài liệu hơn là việc chỉ sử dụng nguồn

tài liệu in ấn. Nghiên cứu này cũng sẽ giúp

sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong

cách lựa chọn nguồn tài liệu tham khảo

phù hợp cho bài luận văn và nghiên cứu

khoa học của mình. Đặc biệt, nghiên cứu

giúp Trung tâm Học liệu có thêm cơ sở để

đánh giá hiệu quả sử dụng, xây dựng chính

sách bổ sung các cơ sở dữ liệu điện tử

cho phù hợp với nhu cầu của sinh viên và

quảng bá kịp thời đến bạn đọc nhằm tăng

thêm số lượng người sử dụng nguồn tài liệu

có giá trị học thuật này. Tất cả những nội

dung trên không nằm ngoài mục đích nâng

cao chất lượng đào tạo của nhà trường và

niềm tin của xã hội đối với công tác đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước.

Đánh giá mức độ sử dụng tài liệu điện tử để làm luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên ngành thông tin học trường Đại học Cần Thơ trang 1

Trang 1

Đánh giá mức độ sử dụng tài liệu điện tử để làm luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên ngành thông tin học trường Đại học Cần Thơ trang 2

Trang 2

Đánh giá mức độ sử dụng tài liệu điện tử để làm luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên ngành thông tin học trường Đại học Cần Thơ trang 3

Trang 3

Đánh giá mức độ sử dụng tài liệu điện tử để làm luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên ngành thông tin học trường Đại học Cần Thơ trang 4

Trang 4

Đánh giá mức độ sử dụng tài liệu điện tử để làm luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên ngành thông tin học trường Đại học Cần Thơ trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 11860
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá mức độ sử dụng tài liệu điện tử để làm luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên ngành thông tin học trường Đại học Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá mức độ sử dụng tài liệu điện tử để làm luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên ngành thông tin học trường Đại học Cần Thơ

Đánh giá mức độ sử dụng tài liệu điện tử để làm luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên ngành thông tin học trường Đại học Cần Thơ
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV
41THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2019
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ ĐỂ LÀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 
CỦA SINH VIÊN NGÀNH THÔNG TIN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 
Huỳnh Thị Trang, Trần Tường Vi, Khưu Tú Nga, Nguyễn Ngọc Trân 
Khoa KHXH&NV, Trường ĐH Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu trình bày mức độ sử dụng tài liệu điện tử để làm luận văn tốt nghiệp của 
sinh viên ngành Thông tin học Trường Đại học Cần Thơ. Khẳng định sự cần thiết của việc hỗ trợ và 
khuyến khích sinh viên lựa chọn và sử dụng tài liệu điện tử trong tham khảo nhằm nâng cao chất 
lượng của luận văn tốt nghiệp. 
Từ khóa: Luận văn tốt nghiệp; tài liệu điện tử; Thông tin học; Thông tin-Thư viện; Trường Đại học 
Cần Thơ. 
1. Đặt vấn đề
Luận văn tốt nghiệp là một công trình 
nghiên cứu khoa học của sinh viên các 
trường đại học, được thực hiện vào học kỳ 
cuối để tốt nghiệp ra trường. Chất lượng 
của luận văn tốt nghiệp đóng vai trò rất 
quan trọng đối với sinh viên vì luận văn là 
một phần kết quả của quá trình học tập. 
Việc đạt được kết quả luận văn tốt cũng 
là một động cơ thúc đẩy nhà tuyển dụng 
lựa chọn sinh viên khi ứng tuyển việc làm. 
Chất lượng của luận văn phụ thuộc vào 
nhiều nội dung, trong đó có nguồn tài liệu 
tham khảo. Bên cạnh nguồn tài liệu in ấn, 
tài liệu điện tử, là lựa chọn không thể thiếu 
của sinh viên vì chúng giúp cho phần lược 
khảo tài liệu thêm phong phú, đa dạng và 
có tính cập nhật. 
Ngành Thông tin học của Bộ môn Quản 
trị Thông tin - Thư viện Trường Đại học 
Cần Thơ (ĐHCT) ra đời đã 11 năm, có 8 
khóa sinh viên tốt nghiệp với tổng cộng 40 
đề tài luận văn. Tuy nhiên, vẫn chưa có 
nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn 
diện và đầy đủ về mức độ sử dụng nguồn 
tài liệu điện tử. Do vậy, cần có một nghiên 
cứu đánh giá việc sử dụng các nguồn tài 
liệu tham khảo, trong đó có nguồn tài liệu 
điện tử khi làm luận văn tốt nghiệp của sinh 
viên. Kết quả nghiên cứu không chỉ giúp 
ích cho cán bộ hướng dẫn và sinh viên làm 
luận văn mà còn cần thiết cho Trung tâm 
Học liệu của Trường. Nghiên cứu giúp giáo 
viên hướng dẫn có cơ sở để kịp thời khuyến 
khích các sinh viên khóa sau về việc tăng 
cường sử dụng các nguồn tài liệu điện tử 
mang tính học thuật. Hơn thế, nghiên cứu 
đem lại nhiều lợi ích cho các sinh viên đang 
và sắp thực hiện luận văn tốt nghiệp hay 
làm nghiên cứu khoa học. Đây là động lực 
thúc đẩy sinh viên sử dụng nhiều nguồn tài 
liệu điện tử vào luận văn, đa dạng hóa các 
nguồn tài liệu hơn là việc chỉ sử dụng nguồn 
tài liệu in ấn. Nghiên cứu này cũng sẽ giúp 
sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong 
cách lựa chọn nguồn tài liệu tham khảo 
phù hợp cho bài luận văn và nghiên cứu 
khoa học của mình. Đặc biệt, nghiên cứu 
giúp Trung tâm Học liệu có thêm cơ sở để 
đánh giá hiệu quả sử dụng, xây dựng chính 
sách bổ sung các cơ sở dữ liệu điện tử 
cho phù hợp với nhu cầu của sinh viên và 
quảng bá kịp thời đến bạn đọc nhằm tăng 
thêm số lượng người sử dụng nguồn tài liệu 
có giá trị học thuật này. Tất cả những nội 
dung trên không nằm ngoài mục đích nâng 
cao chất lượng đào tạo của nhà trường và 
niềm tin của xã hội đối với công tác đào tạo 
nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước.
2. Mức độ sử dụng tài liệu là điện tử
Kết quả khảo sát 40 luận văn tốt nghiệp 
của sinh viên ngành Thông tin học từ 
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV
42 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2019
khóa 31 đến khóa 40 cho thấy, trong tổng 
số 1.177 tài liệu được tham khảo, có 479 
tài liệu điện tử và 698 tài liệu in ấn được 
sử dụng, chiếm tỷ lệ lần lượt là 40,7% và 
59,3%. Nhìn chung, mức độ sử dụng tài 
liệu điện tử của sinh viên ít hơn mức độ sử 
dụng nguồn tài liệu in ấn gần 20%.
2.1. Mức độ sử dụng tài liệu điện tử 
theo giới tính
Trong tổng số 40 sinh viên có luận văn 
được nghiên cứu, có 33 sinh viên là nữ 
chiếm 82,5% và 7 sinh viên là nam chiếm 
17,5%. Kết quả khảo sát cho thấy, có 01 
nam sinh viên của khóa 40 sử dụng 36 
nguồn tài liệu điện tử với tỷ lệ cao nhất 
94,7% và ngược lại có 01 sinh viên nam 
ở khóa 37 không sử dụng bất kỳ một tài 
liệu điện tử nào. Sinh viên này chỉ tham 
khảo tài liệu in ấn để thực hiện luận văn 
tốt nghiệp. Tỷ lệ sinh viên nữ lựa chọn làm 
luận văn tốt nghiệp cao gấp 5 lần so với 
sinh viên nam. Hơn thế, dữ liệu Bảng 1 
cho thấy, trong tổng số 479 tài liệu điện tử 
được tham khảo, các nữ sinh viên sử dụng 
405 tài liệu (84,6%) trong khi các nam sinh 
viên sử dụng 74 tài liệu chiếm 15,4%. Nhìn 
chung, trung bình một sinh viên nữ sử dụng 
12 tài liệu tham khảo điện tử còn nam sinh 
viên sử dụng 10 tài liệu tham khảo điện tử. 
Mức độ chênh lệnh này không quá nhiều 
khi so sánh theo giới tính.
Bảng 1. Mức độ sử dụng tài liệu điện tử theo giới tính
Tổng số
Tài liệu tham khảo
Tổng số
Tài liệu là điện tử Nam Nữ
1177
Số lượng
(n)
% Số 
lượng
(n)
% Số lượng
(n)
%
479 40,7 74 15,4 405 84,6
2.2. Mức độ sử dụng tài liệu điện tử 
theo niên khóa
Kết quả khảo sát mức độ sử dụng tài 
liệu theo khóa (Hình 1) cho thấy, sinh viên 
khóa 40 sử dụng tài liệu điện tử nhiều nhất 
với 112 tài liệu chiếm 60% so với tài liệu 
in ấn. Xếp thứ hai là sinh viên khóa 37 với 
102 tài liệu và khóa 36 được xếp ở mức 
thứ ba với 96 tài liệu. Nhìn chung, sinh viên 
các khóa từ 36 đến 40 có khuynh hướng 
sử dụng tài liệu điện tử cao hơn nhiều so 
với các khóa từ K31 đến K35. Lý giải cho 
sự khác biệt này là do trong năm 2015, 
công nghệ thông tin (CNTT) của nước 
ta có tốc độ tăng trưởng 16%. Việt Nam 
đứng trong top 5 nước tăng trưởng CNTT 
nhanh nhất thế giới tại Diễn đàn Cấp cao 
CNTT - Truyền thông Việt Nam. Cũng 
trong diễn đàn cấp cao này, Đảng và Chính 
phủ đã có những quyết sách đặc biệt quan 
trọng về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển 
CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững 
và hội nhập quốc tế [Vũ Đức Đam, 2015]. 
Đến những năm 2016-2017, hàng loạt các 
sự kiện nổi bật như dịch vụ internet cáp 
quang được các nhà cung cấp dịch vụ trong 
nước giới thiệu, một nhà mạng di động bắt 
đầu cung cấp dịch vụ 3G, kết nối ADSL trở 
thành tiêu chuẩn của các gia đình ở thành 
phố, internet dần trở thành dịch vụ phổ 
cập như điện thoại cố định và di động. Đến 
lúc này, gần 70% dân số Việt Nam đã sử 
dụng internet [Tùng Linh, 2017]. Sự quan 
tâm cùng các chính sách đặc biệt của Nhà 
nước đối với CNTT đã làm cho lĩnh vực này 
phát triển vượt bậc, góp phần không nhỏ 
vào việc phát triển tài liệu điện tử cho môi 
trường học thuật và nghiên cứu. Điều này 
đã thúc đẩy sinh viên quan tâm, sử dụng 
rất nhiều tài liệu điện tử trong luận văn tốt 
nghiệp ra trường.
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV
43THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2019
Kết quả khảo sát 40 luận văn tốt nghiệp 
của sinh viên ngành từ khóa 31 đến khóa 
40 cho thấy, trong tổng số 1.177 tài liệu 
được tham khảo, có 479 tài liệu điện tử và 
698 tài liệu in ấn được sử dụng, chiếm tỷ 
lệ lần lượt là 40,7% và 59,3%. Nhìn chung, 
mức độ sử dụng tài liệu điện tử của sinh 
viên ít hơn mức độ sử dụng nguồn tài liệu 
in ấn gần 20%.
0
20
40
60
80
100
120
K31 K32 K33 K34 K35 K36 K37 K38 K39 K40
27
9
48
30
2
96
102
35
18
112
Tài liệu điện tử
Hình 1. Mức độ sử dụng tài liệu điện tử theo niên khóa
2.3. Mức độ sử dụng tài liệu điện tử 
theo chủ đề
Chủ đề của 40 luận văn tốt nghiệp được 
phân làm 4 nhóm: CNTT, Dịch vụ, Quản 
lý, và Vốn tài liệu (Hình 2). Dữ liệu khảo 
sát cho thấy, chủ đề “Dịch vụ” được sinh 
viên sử dụng nguồn tài liệu điện tử để tham 
khảo nhiều nhất với 171 tài liệu chiếm tỷ lệ 
44,4% so với tài liệu in ấn. Chủ đề “CNTT” 
thì ngược lại, nguồn tài liệu điện tử mà sinh 
viên lựa chọn sử dụng chỉ có 53 tài liệu với 
tỷ lệ phần trăm ít nhất là 36,8%. Chủ đề 
“Vốn tài liệu” chỉ chênh lệch 0.1% so với 
tỷ lệ phần trăm của chủ đề “CNTT”, với 94 
tài liệu điện tử. Trong khi đó, chủ đề “Quản 
lý” đứng vị trí thứ 2 sau chủ đề “Dịch vụ” 
với 161 tài liệu chiếm tỷ lệ 41%. Nói cách 
khác, trong tổng số 393 tài liệu được tham 
khảo ở chủ đề “Quản lý”, sinh viên đã lựa 
chọn 232 tài liệu dưới dạng in ấn để tham 
khảo cho luận văn của mình. Nhìn chung, 
tỷ lệ sử dụng nguồn tài liệu điện tử giữa 
các chủ đề là tương đối gần nhau, không 
chênh lệch nhiều. Các nghiên cứu trước 
đây đã giúp lý giải vì sao chủ đề “Dịch vụ” 
được sinh viên làm luận văn quan tâm hơn 
các chủ để khác. Cụ thể, Trần Mạnh Tuấn 
(2010) nhận xét rằng, chủ đề “Dịch vụ” - 
một loại nhu cầu thông tin, là một trong số 
các nội dung thu hút sự quan tâm của nhiều 
nhà nghiên cứu, những người làm công tác 
quản lý cũng như những người trực tiếp 
làm việc tại các thư viện. Cùng với sự phát 
triển của các thư viện, các chủ đề liên quan 
đến dịch vụ cũng không ngừng được đổi 
mới và hoàn thiện. Tương tự, Nguyễn Minh 
Hiệp (2016) cho rằng, khi thư mục học và 
công tác thư mục cùng với mục lục phân 
loại dần dần biến mất trong các trường đào 
tạo Thư viện thông tin và trong hoạt động 
thư viện trên thế giới, thì các dịch vụ thư 
viện và việc ứng dụng công nghệ mới vào 
thư viện đã trở thành hoạt động thông tin 
chủ yếu. Các nhận định này của ông đã 
khẳng định được rằng, dịch vụ là hoạt động 
đang được các thư viện chú tâm nhất. Vì 
vậy, việc thực hiện luận văn tốt nghiệp của 
sinh viên ngành Thông tin học của ĐHCT 
cũng có xu thế lựa chọn chủ đề “Dịch vụ” 
nhiều hơn. 
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV
44 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2019
2.4. Mức độ sử dụng tài liệu điện tử 
theo loại hình
Trong tổng số 479 tài liệu điện tử, bài 
báo trên internet chiếm đến 59,5% với 
285 tài liệu. Kế đến là báo phổ thông như 
báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên, báo Dân 
Trí,... với số lượng 146 bài chiếm 30,5%. 
Bài báo toàn văn trong các cơ sở dữ liệu 
(CSDL) điện tử có 48 bài chiếm 10% trong 
tổng số 479 tài liệu điện tử. Nhìn chung, 
loại hình tài liệu CSDL ít được sinh viên 
sử dụng nhất (Hình 3). Kết quả này cũng 
phù hợp với một nghiên cứu của trường 
Đại học Athens, Hy Lạp, trong đó đã chỉ 
ra rằng, hầu hết các sinh viên (trên 70%) 
đều phụ thuộc vào internet, Web để sử 
dụng các công cụ tìm kiếm như phương 
pháp tìm kiếm chính của họ, trong khi 
các CSDL hay tạp chí điện tử chỉ được 
sử dụng 10% [Griffiths & Brophy, 2015]. 
Bên cạnh đó, nghiên cứu của OCLC (2016) 
cho biết, có đến 89% sinh viên đại học Mỹ 
ưa thích các công cụ tìm kiếm hơn, mặc 
dù thư viện đại học có mở rộng các bộ 
sưu tập điện tử. Có thể dễ dàng biết nhận 
biết được nguyên nhân tại sao sinh viên 
lại ưu tiên sử dụng bài báo trên internet, 
báo phổ thông nhiều hơn CSDL trong quá 
trình làm luận văn. Nguyên nhân chủ yếu 
có thể do bộ phận giới trẻ ngày nay tiếp 
cận internet thường xuyên hơn, vì internet 
có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi, dễ dàng, 
nhanh chóng hơn so với một CSDL cần 
kỹ năng tìm tin tốt thông qua tài khoản thư 
viện đã mua quyền sử dụng, hoặc phải truy 
cập bằng máy trạm tại TTHL hay máy tính 
trong khuôn viên của Trường, đặc biệt là 
sinh viên sử dụng các CSDL phải đọc và 
hiểu được tiếng Anh mới có thể phát huy 
được nguồn tài liệu học thuật này.
10.0
59.5
30.5
CSDL
(tạp chí điện tử)
Internet
(Toàn văn)
Báo phổ thông
Hình 2. Mức độ sử dụng TLĐT theo chủ đề
Hình 3. Mức độ sử dụng tài liệu điện tử theo loại hình
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV
45THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2019
3. Kết luận
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và 
công nghệ, đặc biệt là CNTT đã tác động 
trực tiếp đến hoạt động của thư viện. Cùng 
với sự ra đời của các phương tiện điện tử 
thông minh đã và đang trở thành một kênh 
lưu trữ, chuyển giao và trao đổi thông tin 
hữu hiệu trong hầu hết các lĩnh vực hoạt 
động của đời sống xã hội. Có thể nói, tài 
liệu điện tử đang dần khẳng định được vai 
trò và vị trí của nó trong tất cả các lĩnh vực. 
Sự ra đời của tài liệu điện tử đã hỗ trợ rất 
nhiều cho sự nghiệp quản lý tri thức và 
người sử dụng. Nghiên cứu cho thấy, nhu 
cầu sử dụng tài liệu điện tử vào luận văn 
tốt nghiệp của sinh viên ngành Thông tin 
học ngày một cao hơn. Kết quả nghiên cứu 
cho thấy, bốn nội dung chính về mức độ sử 
dụng nguồn tài liệu điện tử để làm luận văn 
tốt nghiệp của sinh viên ngành Thông tin 
học trường ĐHCT. Đó là mức độ sử dụng 
theo giới tính, niên khóa, chủ đề, và loại 
hình tài liệu điện tử. Nhìn chung, mức độ 
sử dụng tài liệu điện tử ở nữ sinh viên và 
nam sinh viên không có sự chênh lệnh 
quá nhiều và các sinh viên tìm kiếm, sử 
dụng tài liệu điện tử thiên về chủ đề dịch vụ 
trong thư viện nhiều hơn các chủ đề khác. 
Đặc biệt hơn, vào thời điểm internet bùng 
nổ, tỷ lệ sử dụng tài liệu điện tử trong luận 
văn tốt nghiệp ở khóa 40 chiếm tỷ lệ cao 
nhất trong các khóa được nghiên cứu. Tài 
liệu điện tử thuộc loại bài báo trên internet 
và bài viết trong các báo phổ thông được 
đa số các sinh viên lựa chọn làm nguồn 
tài liệu tham khảo cho luận văn của mình, 
trong khi tài liệu điện tử có loại hình là bài 
báo toàn văn trong các “CSDL” thì chưa 
được sinh viên phát huy. 
Trong những năm gần đây, TTHL đã 
chủ động đầu tư các nguồn tài liệu điện tử 
để phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên 
cứu nhưng phần lớn sinh viên của ngành 
vẫn chưa sử dụng hiệu quả các nguồn tài 
liệu này. Tất cả các loại tài liệu điện tử sinh 
viên sử dụng chỉ ở mức tương đối. Để khắc 
phục tình trạng này, TTHL cần phải tích 
cực quảng bá nguồn tài liệu điện tử của 
mình và chủ động hơn trong việc hỗ trợ, 
cũng như đưa tài liệu điện tử đến tay người 
dùng. Thư viện nên phổ biến những lợi ích 
của tài liệu điện tử để thu hút sinh viên sử 
dụng, hạn chế mức thấp nhất tình trạng 
có CSDL mà số người sử dụng quá ít. Bên 
cạnh đó, người có vai trò then chốt trong 
việc định hướng cho sinh viên sử dụng các 
nguồn tài liệu đó là giảng viên. Giảng viên 
nên khuyến khích và định hướng cho sinh 
viên biết được loại tài liệu có tính giá trị học 
thuật cao để sử dụng nhằm nâng cao chất 
lượng cho luận văn tốt nghiệp ra trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Griffiths, J. R., & Brophy, P (2005). 
Student searching behavior and the Web: Use 
of academic resources and Google. Library 
Trends, 53(4), 539-554.
2. Nguyễn Minh Hiệp (2016). Phát triển 
dịch vụ tham khảo trong thư viện Việt Nam. Tạp 
chí Thư viện Việt Nam, 6, 24-28.
3. OCLC (2006). College students' 
perceptions of libraries and information 
resources. Truy cập ngày 15/11/2018 từ 
https://library.educause.edu/resources/2006/1/
college-students-perceptions-of-libraries-and-
information-resources
4. Trần Mạnh Tuấn (2010). Hiện trạng và 
một số tính chất phát triển của dịch vụ tại các 
thư viện. Tạp chí Thư viện Việt Nam, 2 (22), 
15-20.
5. Tùng Linh (2017). Sau 20 năm, Internet 
tại Việt Nam thay đổi như thế nào?. Truy cập 
ngày 23/11/2018 từ https://baomoi.com/sau-
20-nam-internet-tai-viet-nam-thay-doi-nhu-
the-nao/c/24045054.epi
6. Vũ Đức Đam (2015). Diễn đàn cấp cao 
CNTT -TT Việt Nam 2015 với chủ đề “CNTT 
và quản trị thông minh”. Truy cập ngày 
23/11/2018 tại https://mic.gov.vn/daotaonghe/
Pages/TinTuc/tinchitiet.aspx?tintucid=112913

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_muc_do_su_dung_tai_lieu_dien_tu_de_lam_luan_van_tot.pdf