Đánh giá của giảng viên, sinh viên về thư viện, cơ sở vật chất của trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên
Cơ sở vật chất (CSVC) - kĩ thuật trường học là những
hệ thống các phương tiện vật chất và kĩ thuật khác nhau
được sử dụng để phục vụ việc GD-ĐT toàn diện học sinh,
sinh viên (SV) trong nhà trường. CSVC - kĩ thuật của nhà
trường (khối công trình, nhà cửa, sân chơi, thư viện, thiết
bị giáo dục và các trang thiết bị khác) là một thành tố
không thể thiếu được trong quá trình giáo dục và dạy học.
Mặc dù có những bất lợi về vị trí địa lí, khó khăn về điều
kiện kinh tế nhưng Trường Cao đẳng Sư phạm Điện
Biên luôn dành sự quan tâm và đầu tư phát triển cho lĩnh
vực CSVC - kĩ thuật của trường, điều này đã góp phần
giúp nhà trường luôn thực hiện được kế hoạch, mục tiêu
và hướng phát triển đề ra.
Để đáp ứng tốt nhu cầu học tập hiện nay, SV phải có
đầy đủ nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu trước khi tham
gia các tiết học trên lớp. Bên cạnh đó, hệ thống CSVC
phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu cũng cần được
hoàn thiện, nâng cao. Vì vậy, bài viết nghiên cứu về thực
trạng và những đánh giá của giảng viên (GV), SV về thư
viện, CSVC của Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên,
đây sẽ là cơ sở để đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường nhìn
nhận, đánh giá và có những giải pháp cụ thể nhằm từng
bước nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá của giảng viên, sinh viên về thư viện, cơ sở vật chất của trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 8-12 8 Email: ducphamviet2016@gmail.com ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN, SINH VIÊN VỀ THƯ VIỆN, CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐIỆN BIÊN Phạm Việt Đức - Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên Ngày nhận bài: 25/11/2019; ngày chỉnh sửa: 30/12/2019; ngày duyệt đăng: 10/01/2020. Abstract: Lecturers and program content are necessary conditions to promote the quality of education; The library system and college facilities also make an important contribution to improving the quality of education. To meet the current learning needs, students must have sufficient study and research resources before participating in class lessons. In addition, the system of facilities for the learning and research process also needs to be improved and improved. Therefore, it is necessary to study the situation and assessments of lecturers and students about the library and facilities of Dien Bien Teacher Training College. Keywords: Evaluation, library, facilities, educational equipment. 1. Mở đầu Cơ sở vật chất (CSVC) - kĩ thuật trường học là những hệ thống các phương tiện vật chất và kĩ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc GD-ĐT toàn diện học sinh, sinh viên (SV) trong nhà trường. CSVC - kĩ thuật của nhà trường (khối công trình, nhà cửa, sân chơi, thư viện, thiết bị giáo dục và các trang thiết bị khác) là một thành tố không thể thiếu được trong quá trình giáo dục và dạy học. Mặc dù có những bất lợi về vị trí địa lí, khó khăn về điều kiện kinh tế nhưng Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên luôn dành sự quan tâm và đầu tư phát triển cho lĩnh vực CSVC - kĩ thuật của trường, điều này đã góp phần giúp nhà trường luôn thực hiện được kế hoạch, mục tiêu và hướng phát triển đề ra. Để đáp ứng tốt nhu cầu học tập hiện nay, SV phải có đầy đủ nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu trước khi tham gia các tiết học trên lớp. Bên cạnh đó, hệ thống CSVC phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu cũng cần được hoàn thiện, nâng cao. Vì vậy, bài viết nghiên cứu về thực trạng và những đánh giá của giảng viên (GV), SV về thư viện, CSVC của Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, đây sẽ là cơ sở để đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường nhìn nhận, đánh giá và có những giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 2. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và đảm bảo chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên đã chú trọng đầu tư nâng cấp thư viện, CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GD-ĐT. Đến nay, thư viện và CSVC về cơ bản đã đáp ứng mọi hoạt động của Nhà trường. Năm học 2018-2019, nhà trường đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến đánh giá của 100 GV và 514 SV về thư viện và CSVC. Kết quả cụ thể như sau: 2.1. Đối với thư viện Thư viện là một trong những thành tố quan trọng, có tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Để phục vụ tốt chương trình đào tạo, nhà trường đã chú trọng xây dựng và phát triển thư viện, đáp ứng đủ tài liệu, sách báo, tạp chí để GV, SV cùng tham khảo và học tập. Thư viện của nhà trường gồm 02 phòng đọc, 01 kho sách được thiết kế khoa học, tiện lợi cho người sử dụng với diện tích 940m2, có 41 máy tính kết nối mạng phục vụ bạn đọc tra cứu tài liệu học tập. Trang thiết bị của thư viện thường xuyên được quan tâm đầu tư; không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng; đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, ánh sáng, an toàn phòng chống cháy nổ Năm 2018, nhà trường đã trang bị phần mềm quản lí thư viện. Thư viện hiện nay có: 8.009 đầu sách với 118.533 cuốn. Trong đó, sách phổ thông có 455 đầu sách (26.998 cuốn); giáo trình có 1.282 đầu sách (53.896 cuốn); sách tham khảo có 4.854 đầu sách (35.363 cuốn); luận văn, luận án có 53 đầu (53 cuốn); báo, tạp chí có 1.246 đầu (2.044 cuốn). Danh mục sách, tài liệu tham khảo của Trường được đăng tải trên trang thông tin điện tử danh mục sách mới được định kì đăng thông báo tại bảng tin của trường. Hàng năm, căn cứ vào quy mô ngành đào tạo và đề xuất của GV, nhà trường tiếp tục mua sắm, bổ sung tài liệu cho thư viện. Số lượng đầu sách mua từ 2014-2018 là 965 đầu sách (8.226 cuốn). Ngoài ra, Nhà trường cũng quan tâm đầu tư các thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động của thư viện. Trước 2017, công tác quản lí thư viện được thực hiện thủ công; hiện nay, Trường đã triển khai phần mềm quản lí thư viện. Trong công tác phục vụ người học: Thư viện đã xây dựng nội quy, bảng hướng dẫn tra cứu được niêm yết công khai tại các phòng phục vụ. SV chủ yếu mượn tài liệu theo lớp. Số lượng bạn đọc khai thác tài liệu tại chỗ VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 8-12 9 không nhiều, từ 2014-2018 tổng số lượt là 23.026, lượt bạn đọc đến thư viện. Đội ngũ cán bộ thư viện gồm: 01 cán bộ trình độ đại học và 01 cán bộ trình độ cao đẳng chuyên ngành thư viện; 01 cán bộ thạc sĩ công nghệ thông tin. Hàng năm, thư viện đều tổ chức cho các lớp hướng dẫn SV khóa mới khai thác thư viện. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của GV và SV ở bảng 1 cho thấy: có 82,7% GV và SV được hỏi đều rất hài lòng và hài lòng với việc thư viện có đủ sách và tài liệu giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo (rất hài lòng: 24,4% và hài lòng: 58,3%). Bên cạnh đó, tỉ lệ đánh giá ở mức bình thường là 14,8% và chưa hài lòng là 2,5% (tương đương với 15 người). Điều này cho thấy, thư viện đã đáp ứng tốt nhu cầu về sách, tài liệu cho GV và SV. Tuy nhiên, thư viện vẫn phải tiếp tục có nhiều sự đầu tư hơn nữa cả về số lượng đầu sách cũng như số lượng bản đối với sách và tài liệu tham khảo trong những năm tiếp theo nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu học tập và nghiên cứu của GV và SV. 2.2. Đối với phòng học, diện tích lớp học, phòng thực hành, thí nghiệm và trang thiết bị theo yêu cầu của chương trình đào tạo Nhà trường có 30 phòng học lí thuyết với tổng diện tích 2.618m2, trong đó có 23 phòng học sức chứa 48 người học/phòng; 06 phòng sức chứa 80 người/phòng; 01 giảng đường lớn 150 chỗ. Trong mỗi phòng học lí thuyết có đủ bàn ghế, bảng, quạt điện, đồng hồ, máy chiếu; những phòng học rộng 3 gian có hệ thống tăng âm. Nhà trường có 13 phòng thực hành, thí nghiệm diện tích 1.072m2 gồm: 06 phòng thí nghiệm Vật lí, Hóa học, Sinh học đáp ứng 30 người/lượt/phòng; 02 phòng thực hành Tin học với 72 máy tính; 02 phòng thực hành Ngoại ngữ với 41 cabin/phòng; 01 phòng thực hành Âm nhạc; 01 phòng thực hành Múa 140m2; 01 phòng thực hành Mĩ thuật 80m2. Các phòng thực hành, thí nghiệm có đủ trang thiết bị chuyên dùng cần thiết theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Kết quả ý kiến đánh giá của GV và SV ở biểu đồ 1 cho thấy: có 80,3% GV và SV được hỏi trả lời rất hài lòng và hài lòng (33.1% và 47.2%) với việc phòng thí nghiệm, thực hành đáp ứng nhu cầu của SV. Chỉ có 3,4% ý kiến chưa hài long và tập trung chủ yếu ở SV. 2.3. Đối với phòng làm việc cho cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu Nhà trường bố trí 55 phòng làm việc cho cán bộ, GV và nhân viên với diện tích 2.168m2, bình quân mỗi người có 14,2m2 phòng làm việc; diện tích phòng làm việc/cán bộ, GV và nhân viên cơ hữu của trường vượt định mức quy định hiện hành của Nhà nước. Các phòng làm việc được bố trí hợp lí, khoa học, có bảng tên đơn vị trước mỗi phòng. Lãnh đạo nhà trường, trưởng các đơn vị và GV Bảng 1. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của GV và SV về sự đáp ứng của sách, tài liệu dạy - học theo yêu cầu của chương trình đào tạo (%) GV SV Toàn trường Khoa Tiểu học mầm non (THMN) Khoa Tự nhiên Khoa Xã hội Tổng SV Rất hài lòng 35,0 22,2 31,0 18,9 22,4 24,4 Hài lòng 50,0 62,3 48,3 59,1 59,9 58,3 Bình thường 12,0 14,2 15,5 18,2 15,4 14,8 Chưa hài lòng 3,0 1,2 5,2 3,8 2,3 2,5 Biểu đồ 1. Mức độ hài lòng về sự đáp ứng của phòng thí nghiệm, thực hành VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 8-12 10 trình độ tiến sĩ đều có phòng làm việc riêng (06 tiến sĩ). Trong các phòng làm việc chung có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện cần thiết theo quy định hiện hành, như: bàn ghế, tủ tài liệu, máy tính, máy in, điện thoại, bảng biểu Khoảng 50% số phòng làm việc có máy điều hòa nhiệt độ. Hàng năm, nhà trường đều phê duyệt kế hoạch cải tạo phòng làm việc, mua sắm trang thiết bị, CSVC để tăng cường phương tiện làm việc cho cán bộ, GV và nhân viên. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm là tỉ lệ trung bình diện tích phòng làm việc/CBGV, nhân viên vượt định mức quy định hiện hành, các phòng làm việc được trang bị đầy đủ các thiết bị phù hợp phục vụ các hoạt động chung và hoạt động đặc thù của từng đơn vị thì một số phòng làm việc của các khoa/tổ đã xuống cấp. Qua khảo sát GV và SV, có 84,2% trả lời rất hài lòng và hài lòng về việc bố trí nơi làm việc; 15,8% trả lời mức bình thường và ở mức chưa hài lòng là 0%. 2.4. Đối với phòng máy tính được nối mạng đáp ứng nhu cầu học tập của người học; có biện pháp hỗ trợ người học tiếp cận với công nghệ thông tin Nhà trường có 03 phòng máy tính với 113 bộ được kết nối mạng đáp ứng nhu cầu học tập theo các chương trình đào tạo; trong đó có 01 phòng thực hành tin học với 31 bộ (khoa Tự nhiên quản lí); 01 phòng thực hành tiếng Anh có 41 bộ (khoa Xã hội quản lí); Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học - Hỗ trợ học tập quản lí 41 bộ máy tính để phục vụ tra cứu và thực hành tin học. Tất cả các phòng làm việc của nhà trường đều được trang bị máy tính đáp ứng yêu cầu công việc. Tổng số máy tính phục vụ công tác quản lí, điều hành là 77 bộ, gồm: 61 bộ máy tính để bàn và 16 máy tính xách tay. Nhà trường có khoảng 1/3 máy tính đã quá niên hạn sử dụng theo quy định, hiện chưa bố trí được kinh phí mua mới thay thế. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính của cán bộ, GV và người học, nhà trường thường xuyên thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp kịp thời. Hệ thống mạng nội bộ của trường có 05 máy chủ (01 quản lí đào tạo, 01 quản lí trang thông tin điện tử, 01 quản lí thi trắc nghiệm online, 01 quản lí hồ sơ công việc, 01 quản lí thư viện) và 177 bộ máy tính được kết nối mạng cáp quang; 01 máy chủ quản lí đề thi không kết nối mạng. Hệ thống mạng hoạt động ổn định, hiệu quả. Nhà trường đầu tư, sử dụng phần mềm quản lí có bản quyền, như: quản lí đào tạo, thi online, quản lí tài chính, quản lí nhân sự, quản lí văn bản, quản lí thư viện, quản lí tài sản khu vực các nhà làm việc, hội trường, giảng đường, khu nội trú (KNT), Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học - Hỗ trợ học tập được phủ sóng wifi để thuận tiện cho cán bộ, GV và SV tra cứu và trao đổi thông tin. Các phòng thực hành máy tính có nội quy, hướng dẫn; có sổ ghi chép nhật kí sử dụng. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng về phòng máy tính kết nối mạng (biểu đồ 2): có 34,7% GV và SV đánh giá rất hài lòng; 46,4% đánh giá hài lòng với việc nhà trường có phòng máy tính được nối mạng đáp ứng nhu cầu học tập của GV và SV. Mức bình thường và chưa hài lòng được đánh giá ở tỉ lệ thấp, lần lượt tương ứng là 15,2% và 3,7%. 2.5. Đối với khu nội trú (diện tích và các điều kiện đảm bảo sinh hoạt cho sinh viên nội trú) KNT được xây dựng trong khuôn viên trường; có 02 tòa nhà 4 tầng dành cho SV Việt Nam, 01 nhà 3 tầng và 01 nhà 2 tầng dành cho lưu học sinh Lào; tổng diện tích sàn là 3.838m2 với 97 phòng ở khép kín, có đủ ánh sáng, có Wifi, trang thiết bị tối thiểu phục vụ học tập và sinh hoạt của SV, đáp ứng 100% nhu cầu ở nội trú của SV; có phòng sinh hoạt chung; thiết bị phòng cháy chữa cháy được trang bị đầy đủ theo quy định. Tuy nhiên, 02 tòa nhà 4 tầng được xây dựng và khai thác sử dụng từ năm 1996 hiện đang xuống cấp và việc tu sửa, bảo dưỡng trang thiết bị phòng ở (điện, nước, quạt) được đáp ứng kịp thời. KNT có nhà ăn tập thể quy mô 420 chỗ, có căng tin, dịch vụ hoạt động đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Để đáp ứng hoạt động thể thao của người học ở nội trú, Nhà trường xây dựng nhà thi đấu bi sắt, sân cầu lông, cầu mây và bố trí 14 bộ dụng cụ tập thể thao ngoài trời. Ban quản lí KNT có 06 người, trong đó có 02 bảo vệ luân phiên thường trực 24/24 giờ đảm bảo công tác an ninh, trật tự của KNT. Nhằm đảm bảo công tác an ninh, Biểu đồ 2. Mức độ hài lòng về phòng máy tính kết nối mạng VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 8-12 11 trật tự, năm 2018 trường lắp đặt 10 camera an ninh ở các tòa nhà; ban hành Nội quy KNT; Quy định ra, vào KNT; Nội quy phòng ở KNT. Nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường sống văn hóa, lành mạnh trong SV nội trú, trong những năm gần đây, nhà trường thường xuyên tổ chức Hội thi “Phòng ở kiểu mẫu” cho các phòng SV. Kết quả khảo sát tại bảng 2 cho thấy: có 84,7% GV và SV được hỏi trả lời rất hài lòng và hài lòng với chất lượng nhà ở nội trú và các điều kiện đảm bảo sinh hoạt, không có ý kiến chưa hài lòng. 2.6. Đối với sân bãi và trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao Nhà trường hiện có 6.000m2 sân bãi dùng chung và phục vụ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao. Trong đó, có nhà đa năng 1.133m2, 01giảng đường lớn (150 chỗ) diện tích 250m2, có 01 sân khấu ngoài trời diện tích 120m2 và 3.500m2 là sân tập giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng, sân trường rộng 3.000 m2 có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Có sân bóng chuyền, sân cầu lông với tổng diện tích trên 1.000 m2; có khu thể thao ngoài trời với 14 bộ dụng cụ tập luyện và 01 sân bi sắt tại KNT; có 02 bàn bóng bàn Hệ thống trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao gồm: 04 bộ tăng âm, loa, micro; hệ thống đèn chiếu sáng; dụng cụ thể dục thể thao. Hiện tại, nhà trường đang triển khai thi công Dự án công trình phòng học và hội trường 500 chỗ. Về cơ bản, hệ thống sân bãi và trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao của nhà trường đã đầy đủ, đạt yêu cầu. Tuy nhiên, sân bóng đá chưa đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu thể thao của SV. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của GV và SV (xem biểu đồ 3) cho thấy: 78,3% ý kiến được hỏi hài lòng và rất hài lòng với sự đáp ứng của hệ thống trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao, đảm bảo diện tích khu thể dục thể thao theo quy định. Tỉ lệ hài lòng ở mức trung bình là 21,7%, không có ý kiến chưa hài lòng. 2.7. Đối với quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên Bảng 2. Mức độ hài lòng về chất lượng nhà ở và điều kiện sinh hoạt ở KNT (%) GV SV Toàn trường Khoa THMN KhoaTự nhiên Khoa Xã hội Tổng SV Rất hài lòng 28,0 26,5 24,1 28,8 26,8 27,0 Hài lòng 57,0 57,7 60,3 56,8 57,8 57,7 Bình thường 15,0 15,7 15,5 14,4 15,4 15,3 Chưa hài lòng 0 0 0 0 0 0 Biểu đồ 3. Mức độ hài lòng về sự đáp ứng của sân bãi và trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 8-12 12 Năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt cho nhà trường Quy hoạch phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (trong đó có kế hoạch phát triển CSVC). Năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định giao Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên cho Sở GD-ĐT quản lí. Căn cứ vào tình hình thực tiễn, năm 2013 Nhà trường đã rà soát, điều chỉnh Quy hoạch, báo cáo cơ quan quản lí cấp trên. Năm 2017, Quy hoạch phát triển trường được đưa vào Quy hoạch phát triển của GD-ĐT tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2030. Năm 2014, Nhà trường xây dựng Kế hoạch đầu tư CSVC giai đoạn 2016-2020. Hàng năm, nhà trường xây dựng Kế hoạch đầu tư CSVC và triển khai, cụ thể: Năm 2015 xây mới bổ sung nhà KNT Lào 3 tầng; năm 2016 đầu tư xây dựng công trình cải tạo nâng cấp các hạng mục phụ trợ giai đoạn 1; năm 2017 đầu tư, nâng cấp cải tạo các công trình, sửa chữa nhà học bộ môn, KNT Lào, nhà ăn; năm 2018 xây dựng công trình "Phòng học và Hội trường" quy mô 02 phòng học 80 chỗ và Hội trường 500 chỗ với tổng kinh phí 17 tỉ đồng; cải tạo, sửa chữa nhà đa năng, giảng đường lớn, nhà hiệu bộ, nhà làm việc của các khoa/tổ, khu vệ sinh nhà giảng đường. Trên cơ sở biên chế, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc, nhà trường đã ra quyết định phân bổ CSVC cho các đơn vị. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nhà trường quyết định điều chuyển, bổ sung CSVC cho các đơn vị. Tuy nhiên, do cắt giảm đầu tư công nên có những hạng mục trong Quy hoạch, kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn của nhà trường không được phê duyệt dự án đầu tư hoặc cắt giảm so với kế hoạch ban đầu: công trình “Phòng học và Hội trường” tổng mức đầu tư theo kế hoạch là 30 tỉ được thực hiện 17 tỉ; sân giáo dục thể chất - giáo dục quốc phòng giai đoạn 2 chưa được thực hiện. Để khắc phục những khó khăn về kinh phí trong giai đoạn này, Nhà trường cần tích cực tổ chức các dịch vụ đào tạo để tạo nguồn kinh phí sự nghiệp tăng cường thêm kinh phí sửa chữa, nâng cấp CSVC và mua sắm trang thiết bị. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng cho thấy: có 82,3% ý kiến GV và SV được hỏi rất hài lòng và hài lòng (34,7% và 47,6%) với quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất của Nhà trường. Tuy nhiên vẫn còn 3,3% ý kiến được hỏi chưa hài lòng với điều này. 3. Kết luận Thực tiễn giáo dục của các nước trên thế giới và nước ta cho thấy: đào tạo “con người mới” đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, ngày càng đa dạng nhằm phục vụ cho việc phát triển KT-XH trong thời kì CNH, HĐH đất nước tất yếu phải có những CSVC - kĩ thuật tương ứng. Riêng ở nước ta, khi tổng kết kinh nghiệm các trường tiên tiến, ngành giáo dục cũng đã khẳng định rằng CSVC - kĩ thuật trường học là một trong các yếu tố hết sức quan trọng. Trước thực trạng về thư viện, CSVC và ý kiến đánh giá của GV, SV, trong những năm học tiếp theo, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên cần tiếp tục phát huy hơn nữa thế mạnh hiện có và xây dựng các giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của mình nhằm tăng cường CSVC, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường, bởi chất lượng đào tạo quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của một nhà trường. Tài liệu tham khảo [1] Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 ban hành Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020. [2] Chính phủ (2017). Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 quy định tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. [3] Nguyễn Thị Lan Thanh (2004). Thư viện các trường đại học với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Hội thảo khoa học “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam - Hội nhập và thách thức”. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. [4] Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (2008). Quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 10/03/2008 về việc ban hành Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học. [5] Bộ GD-ĐT (2014). Văn bản hợp nhất số 08/VBHN- BGDĐT ngày 04/3/2014 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng. [6] Đặng Quốc Bảo (1999). Quản lí cơ sở vật chất sư phạm, quản lí tài chính trong quá trình giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Trường Cán bộ Quản lí Giáo dục - Đào tạo. [7] Vũ Trọng Rỹ (1997). Một số vấn đề lí luận về phương tiện dạy học. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [8] Lê Đình Sơn (2012). Quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của các trường đại học theo quản điểm quản lí chất lượng tổng thể (TQM). Luận án tiến sĩ Quản lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [9] Đỗ Huân (2001). Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong dạy và học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [10] Đặng Xuân Hải - Nguyễn Sỹ Thư (2012). Quản lí giáo dục, quản lí nhà trường trong bối cảnh thay đổi. NXB Giáo dục Việt Nam.
File đính kèm:
- danh_gia_cua_giang_vien_sinh_vien_ve_thu_vien_co_so_vat_chat.pdf