Đảm bảo chất lượng trong việc xây dựng chương trình đào tạo ngành thông tin - thư viện
Trước yêu cầu hội nhập quốc tế trong giáo
dục đại học, cũng như đảm bảo quá trình đào
tạo sẽ cung cấp cho xã hội một lực lượng lao
động có năng lực làm việc hiệu quả, các trường
đại học đang nỗ lực nâng cao chất lượng đào
tạo thông qua nhiều giải pháp. Chuẩn hóa và
cam kết đảm bảo chất lượng trong việc thiết
kế và vận hành chương trình đào tạo (CTĐT)
là một trong những giải pháp cần thiết. Chính
vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)
đang đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng
và kiểm định chất lượng giáo dục đối với các
CTĐT [4]. Bộ GD&ĐT đang khuyến khích các
đơn vị đào tạo kiểm định theo chuẩn khu vực
AUN-QA (ASEAN University Network - Quality
Assurance) hoặc theo chuẩn quốc gia với
11 tiêu chuẩn gồm 60 tiêu chí [4]. Trong bối
cảnh này, ngành Thông tin - Thư viện (TT-TV)
cần thực hiện các nỗ lực đảm bảo chất lượng
cho hoạt động đào tạo theo chuẩn của quốc
gia và quốc tế. Hiện tại nhiều khoa đào tạo
ngành TT-TV đang chuẩn hóa CTĐT để đảm
bảo chất lượng và chuẩn bị kiểm định chất
lượng giáo dục. Do đó, tìm hiểu các nguyên
tắc đảm bảo chất lượng trong việc xây dựng
và vận hành CTĐT, đồng thời nghiên cứu thực
trạng và kinh nghiệm, giải pháp và biện pháp
để triển khai công tác đảm bảo chất lượng
cho các CTĐT ngành TT-TV là mảng đề tài
cần được cộng đồng ngành TT-TV quan tâm.
Bài viết này là một nỗ lực ban đầu trong việc
nghiên cứu về đề tài vừa nêu. Các nội dung
về nguyên tắc đảm bảo chất lượng và việc
thiết kế CTĐT đáp ứng chuẩn đầu ra (learning
outcome) sẽ được phân tích trong bối cảnh
đào tạo ngành TT-TV. Các nội dung này chính
là những yêu cầu cốt lõi của hấu hết các
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đảm bảo chất lượng trong việc xây dựng chương trình đào tạo ngành thông tin - thư viện
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2020 3 ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH THÔNG TIN - THƯ VIỆN PGS TS Nguyễn Hồng Sinh Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh ● Tóm tắt: Bài viết trình bày chu trình đảm bảo chất lượng và các yêu cầu đối với việc xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra trong bối cảnh đào tạo ngành Thông tin - Thư viện. Các nội dung được tập trung phân tích gồm có chu trình với 5 khâu: lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và cải tiến; công tác thu thập ý kiến của các bên liên quan; xác định năng lực đầu ra của sinh viên tốt nghiệp; thiết kế chuẩn đầu ra; bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương chi tiết. ● Từ khóa: Chương trình đào tạo; đảm bảo chất lượng; nguyên tắc PDCA; chuẩn đầu ra. ENSURING QUALITY IN DEVELOPING TRAINING PROGRAMS ON INFORMATION AND LIBRARY SCIENCES ● Abstract: The paper presents the quality assurance cycle and requirements for developing a training program that meets output standards in the context of training programs on the Information - Library sciences. The content which is concentrated for analysis including the cycle with 5 stages: planning, implementation, inspection and improvement; the work of collecting ideas from stakeholders; determining the output capacity of graduates; designing output standards; curriculum description and detailed outline. ● Keywords: Training program; ensuring quality; PDCA principle; output standards. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trước yêu cầu hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học, cũng như đảm bảo quá trình đào tạo sẽ cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có năng lực làm việc hiệu quả, các trường đại học đang nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo thông qua nhiều giải pháp. Chuẩn hóa và cam kết đảm bảo chất lượng trong việc thiết kế và vận hành chương trình đào tạo (CTĐT) là một trong những giải pháp cần thiết. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đối với các CTĐT [4]. Bộ GD&ĐT đang khuyến khích các đơn vị đào tạo kiểm định theo chuẩn khu vực AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance) hoặc theo chuẩn quốc gia với 11 tiêu chuẩn gồm 60 tiêu chí [4]. Trong bối cảnh này, ngành Thông tin - Thư viện (TT-TV) cần thực hiện các nỗ lực đảm bảo chất lượng cho hoạt động đào tạo theo chuẩn của quốc gia và quốc tế. Hiện tại nhiều khoa đào tạo ngành TT-TV đang chuẩn hóa CTĐT để đảm bảo chất lượng và chuẩn bị kiểm định chất lượng giáo dục. Do đó, tìm hiểu các nguyên tắc đảm bảo chất lượng trong việc xây dựng và vận hành CTĐT, đồng thời nghiên cứu thực trạng và kinh nghiệm, giải pháp và biện pháp để triển khai công tác đảm bảo chất lượng cho các CTĐT ngành TT-TV là mảng đề tài cần được cộng đồng ngành TT-TV quan tâm. Bài viết này là một nỗ lực ban đầu trong việc nghiên cứu về đề tài vừa nêu. Các nội dung về nguyên tắc đảm bảo chất lượng và việc thiết kế CTĐT đáp ứng chuẩn đầu ra (learning outcome) sẽ được phân tích trong bối cảnh đào tạo ngành TT-TV. Các nội dung này chính là những yêu cầu cốt lõi của hấu hết các bộ tiêu chuẩn kiểm định hiện nay. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/20204 2. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO NGUYÊN TẮC PDCA 2.1. Liên kết trang quản lý tài nguyên số tới Google Scholar Dưới tác động của xu hướng hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học cũng như các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục, các đơn vị đào tạo đại học đã từng bước tiếp thu các triết lý giáo dục của thế giới. Nhiều nơi đã tiếp thu và áp dụng nguyên tắc PDCA (Plan, Do, Check, Act) cho quá trình vận hành CTĐT. Bản chất của nguyên tắc này là để đảm bảo chất lượng cho một công tác hay một hoạt động thì cần thực hiện công tác đó theo bốn khâu/giai đoạn/bước gồm: Plan (Chuẩn bị), Do (Triển khai), Check (Kiểm tra), Act (Cải tiến). Nguyên tắc này được mô phỏng theo mô hình dưới đây [14]. Trong khâu chuẩn bị, các việc cần làm là lên kế hoạch và chuẩn bị/tạo lập các điều kiện, cơ sở cần thiết để thực hiện kế hoạch; các điều kiện này bao gồm cả các quy định, quy trình và các nguồn lực cần thiết. Trong khâu triển khai, các hoạt động cần được thực hiện theo kế hoạch, theo quy định và quy trình đặt ra. Bên cạnh đó, quá trình triển khai cũng cần tận dụng mọi hỗ trợ để góp phần triển khai thành công kế hoạch. Việc triển khai cần được kiểm tra và đánh giá. Khâu kiểm tra này có thể bao gồm kiểm tra quá trình thực hiện, và kiểm tra kết quả thực hiện. Việc kiểm tra có thể căn cứ vào các đánh giá dựa theo các tiêu chí đặt ra, có thể căn cứ vào các thông tin phản hồi từ nhiều kênh, còn gọi là từ các bên liên quan. Cuối cùng là khâu cải tiến. Các quyết định cải tiến cần dựa trên thông tin được coi là chuẩn xác, có giá trị từ quá trình kiểm tra và đánh giá. Cần lưu ý, quá trình thực hiện một công tác được phân định thành bốn khâu, tuy nhiên trong mỗi khâu cũng c ... liên quan đến hoạt động TT-TV. 4.0 2.1.3 Sử dụng các ứng dụng CNTT và truyền thông vào hoạt động TT-TV 4.0 Kiến thức Kỹ năng Thái độ KT1 - Trình bày được các nguyên lý và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực TT-TV. KT2 - Phân tích được các kiến thức lý thuyết về: tạo lập, thu thập, xử lý, tổ chức, khai thác nguồn tài nguyên thông tin; tổ chức, quản lý hoạt động TT-TV trong các cơ quan TT-TV và các tổ chức khác. KT3 KN1 - Thực hiện được các kỹ thuật trong các công tác thu thập, xử lý, tổ chức, bảo quản và phục vụ thông tin. KN2 - Sử dụng được các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động của thư viện. KN3 ... TĐ1 - Sẵn sàng liên tục học tập, nâng cao trình độ và ứng dụng tri thức vào hoạt động thực tiễn. TĐ2 - Thích ứng được với môi trường làm việc đa dạng và luôn thay đổi. TĐ3 - Thể hiện trách nhiệm trong công việc. TĐ4 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2020 9 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 2.2 Phẩm chất nghề nghiệp 2.2.1 Sẵn sàng ủng hộ lợi ích chung của hoạt động TT-TV 4.0 2.2.2 Bảo vệ quyền lợi của người dùng và tìm kiếm giải pháp tối ưu phục vụ người sử dụng 4.0 3 Kỹ năng và phẩm chất cá nhân 3.1 Kỹ năng cá nhân 3.1.1 Thực hiện việc tổ chức và phát triển các hoạt động nhóm 3.0 3.1.2 Thực hiện các phương thức giao tiếp khác nhau 3.0 3.1.3 Thực hiện quá trình tư duy hệ thống, lập luận phân tích, giải quyết vấn đề và học tập suốt đời 3.0 3.2 Phẩm chất cá nhân 3.2.1 Hình thành tính chủ động, cẩn trọng, trung thực, có trách nhiệm trong học tập và sinh hoạt tập thể 3.0 3.2.2 Sẵn sàng cầu thị, thích nghi, điều chỉnh để đáp ứng với môi trường làm việc đa dạng 3.0 4. Năng lực thực hành nghề nghiệp 4.1 Năng lực vận hành hoạt động TT-TV 4.1.1 Vận hành được các công tác trong việc tạo lập và tổ chức nguồn tài nguyên, khai thác và phục vụ thông tin trong cơ quan TT-TV 4.0 4.1.2 Thiết lập được chiến lược tổ chức và triển khai các hoạt động TT-TV trong cơ quan TT-TV 4.0 4.2 Năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông vào hoạt động TT-TV 4.2.1 Xác lập được các yêu cầu phù hợp cho việc ứng dụng CNTT và truyền thông cho các hoạt động của cơ quan TT-TV 3.0 4.2.2 Ứng dụng linh hoạt các tiện ích CNTT và truyền thông vào hoạt động TT-TV 3.0 3.4.3. Xác định trình độ năng lực cho các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Với mỗi nội dung của các chuẩn đầu ra, ở mỗi bậc học sẽ đòi hỏi người học đạt đến một trình độ nhất định; do đó khi thiết kế chuẩn đầu ra cũng cần xác định trình độ năng lực người học cần đạt được đối với từng chuẩn đầu ra. Hiện nay nhiều nơi dùng thang đo Bloom [2], hoặc tự xây dựng thang đo dựa trên việc tham khảo thang Bloom để chỉ ra trình độ năng lực người học cần đạt được. Thang Bloom quy ước các cấp độ từ thấp đến cao như sau, đối với kiến thức: ở mức (1) nhớ, (2) hiểu, (3) áp dụng, (4) phân tích, (5) đánh giá, (6) sáng tạo. Đối với kỹ năng: ở mức (1) nhận thức bằng tri giác, (2) thực hiện hành động, thao tác, (3) thực hiện được kỹ năng phức tạp theo sự hướng dẫn, (4) thực hiện được hoạt động phức tạp, (5) hoàn thành hoạt động một cách tự động, (6) thích ứng, (7) sáng tạo. Đối với thái độ: ở mức (1) tiếp nhận, (2) đáp ứng, hưởng ứng (3) hình thành giá trị cá nhân, (4) sắp xếp các giá trị cá nhân một cách hài hòa và nhất quán (5) xác lập bản sắc riêng. Thang Bloom cũng giới thiệu danh mục các động từ chỉ hành động, ví dụ như mô tả được, giải thích được, tuân thủ , dùng đặt trước nội dung chuẩn đầu ra để thể hiện mức thành thạo đối với nội dung ấy. Việc làm rõ trình độ cần đạt được sẽ giúp xác định được dung lượng và mức độ giảng dạy cần thiết cho từng nội dung. Đây cũng là cơ sở khi thiết kế độ khó cho các bài kiểm tra, thi cử; đồng thời giúp người học đo được năng lực họ cần đạt được sau quá trình học. Tại cột thứ ba của ví dụ trên là các ví dụ về trình độ năng lực tương ứng với các chuẩn đầu ra của CTĐT. THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/202010 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 3.5. Thiết kế môn học, thời lượng và tiến trình đào tạo Việc thiết kế nội dung giảng dạy cần dựa trên chuẩn đầu ra, do đó để thuận tiện, chuẩn đầu ra của CTĐT sẽ được phân tích thành các chuẩn đầu ra cụ thể hơn - gọi là chuẩn đầu ra cấp môn học. Lúc này, nội dung của các chuẩn đầu ra cần cụ thể ở mức có thể dạy và kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu của người học trong khuôn khổ một môn học. Bảng dưới là ví dụ minh họa chuẩn đầu ra cấp môn học. Chuẩn đầu ra cấp chương trình đào tạo Chuẩn đầu ra cấp môn học 2.1 Kỹ năng nghề nghiệp 2.2.1 Thực hiện các kỹ thuật với các công cụ tiêu chuẩn trong việc thu thập, xử lý, tổ chức, bảo quản, tra cứu, và phục vụ thông tin Sử dụng được các công cụ chuẩn nghiệp vụ gồm AACR2, DDC, LCSH, (2) Thành thạo quy trình và phương pháp của công tác xử lý thông tin, gồm biên mục, phân loại, định từ khóa, tổng quan. Thành thạo quy trình và phương pháp của công tác bổ sung, tổ chức kho tài liệu. ... Việc thiết kế chuẩn đầu ra cấp môn học khá kỳ công nhưng sẽ giúp thiết kế được nội dung cho các môn học đảm bảo đáp ứng mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra của CTĐT, giúp xác định được các nội dung được tích hợp từ nhiều môn học, giúp thiết kế nội dung và phương pháp kiểm tra, thi cử đo lường được năng lực người học cần đạt đến. Theo cách này, mỗi môn học sẽ được phân công đảm nhiệm (phân nhiệm) một số chuẩn đầu ra. Lưu ý là có những chuẩn đầu ra của CTĐT người học chỉ có thể đạt được trình độ năng lực mong muốn khi được trang bị dần kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao, từ tổng quát đến chuyên sâu, thông qua tổ hợp nhiều môn học, hoặc người học phải tự trang bị qua các hoạt động tự học, tự trải nghiệm; do đó một chuẩn đầu ra của CTĐT thường sẽ được phân nhiệm cho nhiều môn học và việc phân nhiệm cũng bao gồm cả việc xác định mức trình độ năng lực tại mỗi môn học đối với từng chuẩn đầu ra. Việc phân nhiệm cũng cần được cân nhắc cùng với việc thiết kế lộ trình giảng dạy các môn học trong CTĐT để đảm bảo người học sẽ tiếp thu kiến thức một cách hệ thống và tăng dần độ khó cho đến khi đạt được mức năng lực như tuyên bố trong chuẩn đầu ra của CTĐT. Mỗi môn học chỉ đảm nhận được số lượng chuẩn đầu ra nhất định tương thích với thời lượng giảng dạy và độ khó của chuẩn đầu ra. Kinh nghiệm cho thấy một môn học có từ bốn đến bảy chuẩn đầu ra là khả thi. Khi đã xác định được chuẩn đầu ra và độ khó thì sẽ xác định được mức độ giảng dạy cho từng nội dung và thời lượng của từng môn học, đồng thời giúp thiết kế phương pháp dạy và kiểm tra phù hợp. Theo các hướng dẫn thiết kế CTĐT theo CDIO, các mức độ giảng dạy bao gồm I (Introduce - giới thiệu), T (Teach - dạy), và U (Utilize - sử dụng/vận dụng) [11]. Trong đó, mức độ “giới thiệu” quy định giảng viên trình bày một cách ngắn gọn, đưa ra các nét phác thảo về một nội dung, không đi vào giảng các chi tiết cũng như các vấn đề liên quan đến nội dung đó; do vậy cũng không cần kiểm tra năng lực của sinh viên về nội dung này. Thời lượng dành cho việc giới thiệu một nội dung không cần quá một giờ giảng, và có thể sử dụng bất kỳ hình thức nào (giảng, thảo luận, quan sát hoặc thử nghiệm) để truyền đạt nội dung. Mức độ “dạy” quy định giảng viên giảng, cung cấp kiến thức, hướng dẫn sinh viên học các nội dung mới. Hoạt động dạy cần giúp sinh viên đạt đến một trình độ nhất định về nhận thức và năng lực. Thời lượng cho hoạt động giảng dạy tùy thuộc vào độ phức tạp của nội dung cần truyền đạt, tuy nhiên thường sẽ mất nhiều giờ giảng và có thể sử dụng bất THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2020 11 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI kỳ một phương pháp giảng dạy nào. Các nội dung giảng dạy được xác định là chuẩn đầu ra cụ thể và cần phải là một nội dung kiểm tra hoặc thi cuối kỳ. Mức độ “dùng/sử dụng” quy định giảng viên mặc định là từ quá trình học tập trước đó hoặc tự học, sinh viên đã được trang bị kiến thức hoặc kỹ năng về nội dung cần đề cập; do đó sẽ không giảng về nội dung này nhưng sẽ yêu cầu sinh viên sử dụng hiểu biết của mình về nội dung này để học một nội dung mới, đạt được một chuẩn đầu ra. Ở đây, giảng viên không cần kiểm tra năng lực của sinh viên về nội dung này, mà kiểm tra năng lực của sinh viên đối với nội dung mới. Như vậy, việc phân nhiệm sẽ giúp giảng viên hiểu rõ cần dạy cái gì, ở mức nào và sự đóng góp của môn học vào việc đáp ứng chuẩn đầu ra của CTĐT. Trên cơ sở này, đề cương chi tiết của từng môn học sẽ được biên soạn phục vụ cho việc triển khai quá trình dạy và học. 4. TRÌNH BÀY BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Theo yêu cầu của công tác đảm bảo chất lượng và yêu cầu của các bộ tiêu chuẩn kiểm định, CTĐT phải được trình bày/mô tả để phổ biến đến các bên liên quan; tuy nhiên, mỗi bên liên quan có các nhu cầu khác nhau khi tìm hiểu về một CTĐT. Vì vậy, đơn vị đào tạo cần có bản mô tả toàn diện và chi tiết về CTĐT để sử dụng cho quá trình quản lý, dạy và học của các đối tượng bên trong đơn vị đào tạo; đồng thời biên soạn các phiên bản rút gọn hoặc tóm tắt để với các trọng tâm và mức độ khác nhau phổ biến đến các đối tượng khác nhau. Theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT của Bộ GD&ĐT [4], bản mô tả CTĐT phải gồm các mục sau: tên đơn vị đào tạo; tên gọi của văn bằng; tên CTĐT; thời gian đào tạo; mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT; tiêu chí tuyển sinh; cấu trúc lộ trình đào tạo (còn gọi là chương trình dạy học); ma trận thể hiện sự đóng góp của các môn học vào việc đạt chuẩn đầu ra của CTĐT; đề cương các môn học; thời điểm thiết kế hoặc điều chỉnh bản mô tả CTĐT. Trong đó, đề cương môn học là một bản mô tả chi tiết, đầy đủ và rõ ràng các thông tin về môn học, cũng như kế hoạch giảng dạy và đánh giá người học. Các mục cần có trong đề cương gồm tên đơn vị, tên giảng viên đảm nhận giảng dạy; tên môn học; số tín chỉ; mục tiêu và chuẩn đầu ra của môn học, ma trận liên kết nội dung chương mục với chuẩn đầu ra môn học; các yêu cầu của môn học; cấu trúc môn học; phương pháp dạy và học; phương thức kiểm tra/đánh giá; tài liệu chính và tài liệu tham khảo. Đề cương chi tiết cần được coi là một kế hoạch và cam kết với người học về nội dung và cách thức dạy và học, là công cụ quản lý chất lượng của môn học [10]. Do đó, việc biên soạn đề cương chi tiết đòi hỏi rất nhiều công sức, nhất là phải cho thấy tính tương thích giữa chuẩn đầu ra của môn học với nội dung giảng dạy, cho thấy sự phù hợp của phương pháp dạy và kiểm tra so với chuẩn đầu ra. Kết luận Thực hiện chu trình xây dựng và vận hành một CTĐT theo các yêu cầu của đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục rất công phu, tuy nhiên áp dụng chu trình như vậy sẽ giúp gia tăng tính khoa học, tính thực tiễn, tính chuyên nghiệp của một CTĐT. Chu trình này cũng phản ánh triết lý giáo dục lấy người học làm trung tâm (dạy cho người học có năng lực cụ thể để làm việc và tiếp tục phát triển) và đào tạo để đáp ứng nhu cầu thực tiễn nhờ vào việc nghiên cứu ý kiến của các bên liên quan. Trong những năm gần đây, các khoa đào tạo ngành TT-TV đều phải từng bước đáp ứng yêu cầu này. Điều này đã khiến người dạy phải thay đổi cách tiếp cận từ chỗ dựa vào kiến thức của mình để phán quyết các nội dung cần dạy cho sinh viên, đến chỗ phải tìm hiểu các năng lực cần có của người lao động trong môi trường hiện tại để thiết kế nội dung, mức độ giảng dạy phù hợp, phương pháp dạy và kiểm tra tương thích. Để thực sự thay đổi là điều không dễ dàng. Đầu tiên là cần sự đồng thuận, cam kết thực hiện của mọi giảng viên; tiếp đến mỗi giảng viên đã phải dành thời gian để tham dự tập huấn, tự tìm THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/202012 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI hiểu, trao đổi để hiểu rõ về nguyên tắc PDCA, nguyên tắc thiết kế CTĐT dựa trên chuẩn đầu ra, cách sử dụng thang đo Bloom, các phương pháp giảng dạy và kiểm tra tương thích với chuẩn đầu ra. Cùng với đó, là sự hướng dẫn, thiết lập cách làm một cách cụ thể từ phía người quản lý CTĐT, ít nhất là các khoa cần phải có một bộ công cụ bao gồm các quy định, quy trình, biểu mẫu và lộ trình, kế hoạch cho các công việc liên quan, từ việc thu thập ý kiến, thiết kế chuẩn đầu ra và CTĐT, đến biên soạn đề cương môn học. Đảm bảo chất lượng cho CTĐT là một công tác bền bỉ; đòi hỏi các khoa đào tạo ngành TT-TV phải chấp nhận một quá trình thử - sai trước khi có thể thực sự vận hành CTĐT theo các chuẩn mực chất lượng của quốc tế. Tuy nhiên, đảm bảo chất lượng chắc chắn sẽ phải được các khoa đào tạo ngành TT-TV theo đuổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ALA (2009). Core competences for librarianship. Truy cập ngày 2/3/2020 tại ala.org.educationcareers/files/content/ careers/corecomp/corecompetences/ finalcorecompstat09.pdf 2. Bloom B.S. (1956). Taxonomy of Educational Objectives, Handbook I: Cognitive Domain. New York: David MacKay Co. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Hướng dẫn và công bố chuẩn đầu ra ngành Đào tạo, ban hành theo công văn 2196/BGDĐT- GDĐH, ngày 22/4/2010. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019). Tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, ban hành theo Thông tư số 04/2016/ TT-BGDĐT ngày 14/3/2016. 5. CILIP (2012). Professional knowledge and skills base. Truy cập ngày 2/3/2020 tại https:// cilipswmn.wordpress.com/2016/03/15/ using-the-professional-knowledge-and- skills-base/ 6. Đoàn Thị Minh Trinh (2012). Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra. NXB. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 7. Đoàn Thị Minh Trinh, Đoàn Ngọc Khiêm (2012). Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra. NXB. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 8. IFLA (2012). Guidelines for professional Library/Information Educational Programs. Truy cập ngày 2/3/2020 tại https:// www.ifla.org/publications/guidelines- for-professional- l ibrary informat ion- educational-programs-2012. 9. Joao Duque (2006). Learning Outcomes - A practical approach. Technical University of Lisbon. 10. Nguyễn Quốc Chính (2012). Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra. NXB. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 11. Phạm Công Bằng, Nguyễn Hữu Lộc (2012). Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra. NXB. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 12. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục năm 2019. 13. Thủ tướng Chính phủ (2016). Bảng mô tả khung trình độ quốc gia Việt Nam, ban hành theo quyết định số 1952/QĐ-TTg ngày 18/10/2016. 14. Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG-HCM (2018). Tài liệu tập huấn kiểm định viên, Hội thảo tháng 7 năm 2018 của Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 5-02- 2020; Ngày phản biện đánh giá: 16-3-2020; Ngày chấp nhận đăng: 15-4-2020).
File đính kèm:
- dam_bao_chat_luong_trong_viec_xay_dung_chuong_trinh_dao_tao.pdf