Đặc điểm viêm màng não do Escherichia Coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi tại khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 1 từ năm 2013 đến 2018

Đặt vấn đề: Trong vòng vài năm trở lại đây, có sự gia tăng tần suất trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ mắc viêm màng

não do E. coli tại khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1, trong đó có nhiều trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng

thần kinh nặng nề. Mặc khác, tuy đã có nhiều nghiên cứu về viêm màng não E. coli ở trẻ sơ sinh, nhưng số

nghiên cứu về bệnh này trên dân số trẻ lớn hơn cho tới nay trên toàn thế giới là không nhiều. Đồng thời, tại các

nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào mô tả đầy đủ các

khía cạnh của viêm màng não E. coli ở những trẻ ngoài tuổi sơ sinh.

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và kết cục của viêm màng não do

Escherichia coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu 41 bệnh nhân viêm màng não do Escherichia coli

(E.coli) tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/2013 đến 06/2018.

Kết quả: Viêm màng não do E. coli chiếm 28,4% các trường hợp viêm màng não và tập trung chủ yếu ở trẻ

từ 1 – 3 tháng tuổi (75,6%). Lý do nhập viện thường gặp nhất là sốt (26 trường hợp; 63,4%) và co giật (8 trường

hợp; 19,5%). Cấy dịch não tủy dương tính với E. coli được ghi nhận ở 27 trường hợp (65,8%), latex dịch não tủy

dương tính ở 28 trường hợp (68,3%). Meropenem là kháng sinh thay thế hay được phối hợp nhất (85,3%). Tỷ lệ

tử vong ở trẻ ngoài tuổi sơ sinh là 12,2% (5/41 trường hợp). Biến chứng và di chứng thần kinh được ghi nhận ở

20/41 trường hợp (48,8%). Các yếu tố có thể liên quan đến tử vong bao gồm: suy hô hấp, sốc, rối loạn tri giác,

toan hóa máu, kết quả siêu âm não, và CT scan não lần đầu bất thường.

Kết luận: Viêm màng não do Escherichia coli là một bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương quan

trọng ở trẻ ngoài tuổi sơ sinh, với tỷ lệ tử vong khá cao và các biến chứng thần kinh nặng nề. Các yếu tố sốc, suy

hô hấp, rối loạn tri giác, toan hóa máu, siêu âm não và CT scan não bất thường có thể liên quan đến tử vong.

Đặc điểm viêm màng não do Escherichia Coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi tại khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 1 từ năm 2013 đến 2018 trang 1

Trang 1

Đặc điểm viêm màng não do Escherichia Coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi tại khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 1 từ năm 2013 đến 2018 trang 2

Trang 2

Đặc điểm viêm màng não do Escherichia Coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi tại khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 1 từ năm 2013 đến 2018 trang 3

Trang 3

Đặc điểm viêm màng não do Escherichia Coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi tại khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 1 từ năm 2013 đến 2018 trang 4

Trang 4

Đặc điểm viêm màng não do Escherichia Coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi tại khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 1 từ năm 2013 đến 2018 trang 5

Trang 5

Đặc điểm viêm màng não do Escherichia Coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi tại khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 1 từ năm 2013 đến 2018 trang 6

Trang 6

Đặc điểm viêm màng não do Escherichia Coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi tại khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 1 từ năm 2013 đến 2018 trang 7

Trang 7

Đặc điểm viêm màng não do Escherichia Coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi tại khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 1 từ năm 2013 đến 2018 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 4800
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm viêm màng não do Escherichia Coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi tại khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 1 từ năm 2013 đến 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm viêm màng não do Escherichia Coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi tại khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 1 từ năm 2013 đến 2018

Đặc điểm viêm màng não do Escherichia Coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi tại khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 1 từ năm 2013 đến 2018
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 75
ĐẶC ĐIỂM VIÊM MÀNG NÃO DO ESCHERICHIA COLI Ở TRẺ EM 
TỪ 1 THÁNG ĐẾN 15 TUỔI TẠI KHOA NHIỄM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 
TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2018 
Nguyễn Hoàng Thiên Hương*, Dư Tuấn Quy**, Trương Hữu Khanh**, Nguyễn An Nghĩa*** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Trong vòng vài năm trở lại đây, có sự gia tăng tần suất trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ mắc viêm màng 
não do E. coli tại khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1, trong đó có nhiều trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng 
thần kinh nặng nề. Mặc khác, tuy đã có nhiều nghiên cứu về viêm màng não E. coli ở trẻ sơ sinh, nhưng số 
nghiên cứu về bệnh này trên dân số trẻ lớn hơn cho tới nay trên toàn thế giới là không nhiều. Đồng thời, tại các 
nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào mô tả đầy đủ các 
khía cạnh của viêm màng não E. coli ở những trẻ ngoài tuổi sơ sinh. 
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và kết cục của viêm màng não do 
Escherichia coli ở trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi. 
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu 41 bệnh nhân viêm màng não do Escherichia coli 
(E.coli) tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/2013 đến 06/2018. 
Kết quả: Viêm màng não do E. coli chiếm 28,4% các trường hợp viêm màng não và tập trung chủ yếu ở trẻ 
từ 1 – 3 tháng tuổi (75,6%). Lý do nhập viện thường gặp nhất là sốt (26 trường hợp; 63,4%) và co giật (8 trường 
hợp; 19,5%). Cấy dịch não tủy dương tính với E. coli được ghi nhận ở 27 trường hợp (65,8%), latex dịch não tủy 
dương tính ở 28 trường hợp (68,3%). Meropenem là kháng sinh thay thế hay được phối hợp nhất (85,3%). Tỷ lệ 
tử vong ở trẻ ngoài tuổi sơ sinh là 12,2% (5/41 trường hợp). Biến chứng và di chứng thần kinh được ghi nhận ở 
20/41 trường hợp (48,8%). Các yếu tố có thể liên quan đến tử vong bao gồm: suy hô hấp, sốc, rối loạn tri giác, 
toan hóa máu, kết quả siêu âm não, và CT scan não lần đầu bất thường. 
Kết luận: Viêm màng não do Escherichia coli là một bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương quan 
trọng ở trẻ ngoài tuổi sơ sinh, với tỷ lệ tử vong khá cao và các biến chứng thần kinh nặng nề. Các yếu tố sốc, suy 
hô hấp, rối loạn tri giác, toan hóa máu, siêu âm não và CT scan não bất thường có thể liên quan đến tử vong. 
Từ khóa: viêm màng não, trẻ em, tử vong 
ABSTRACT 
CHARACTERISTICS OF ESCHERICHIA COLI MENINGITIS AT THE DEPARTMENT OF 
INFECTIOUS DISEASES OF CHILDREN’S HOSPITAL 1 FROM 2013 TO 2018 
Nguyen Hoang Thien Huong, Du Tuan Quy, Truong Huu Khanh, Nguyen An Nghia 
 * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 75 – 82 
Backgrounds: In the last few years, incidence of Escherichia coli meningitis in infants and children at 
Deapartment of Infectious Diseases of Children’s Hospital 1 has increased significantly with a high rate of 
mortality and complications. Many researches have been done about E. coli meningitis but mostly focused on 
neonatal population. In addition, there is no research which describes all clinical aspect of this disease in infant 
and children especially developing countries as well as Vietnam has been found. 
*Bộ môn Nhi. Khoa Y Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 
**Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh ***Bộ môn Nhi Khoa Y. Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Hoàng Thiên Hương ĐT: 0374788244 Email: thienhuong7991@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 76
Objective: The aim of this study was to describe the epidemiology, clinical characteristics, laboratory 
findings, treatment, and outcomes of Escherichia coli meningitis in children from 1 month to 15 years of age. 
Methods: We conducted a retrospective and prospective observational study with a recruitment of 41 
patients having Escherichia coli meningitis (E. coli) at the Department of Infectious Diseases of Children’s 
Hospital 1 from January 2013 to June 2018. 
Results: E. coli accounted for 28.4% of all cases of bacterial meningitis. The disease mostly occurred in 
children from 1 to 3 months old (75.6%). The most common chief complaint was fever with 26 cases (63.4%) and 
next came seizure with 8 cases (19.5%). Positive cerebral spinal fluid cultures with E.coli were recorded in 27 
cases (65.8%) while latex reactions were positive with E.coli K1 in 28 cases (68.3%). Meropenem was the the 
most frequent alternative antimicrobial agent (85.3%). The mortality rate was profoundly high with 12.2% (5/41 
cases). We recognized neurological complications and sequelae in 20/41 cases (48.8%). There was significant 
difference between deceased and survival groups in consideration of factors including shock, respiratory failure, 
alteration of consiousness, metabolic acidosis, abnormal results of initial brain ultrasound and CT scan. 
Conclusions: Escherichia coli ... ẩy lệch đường giữa 
và thoát vị não (2/31, 6,4%). 
Dịch não tủy 
Bạch cầu dịch não tủy trung vị 729 tế bào 
(240-1735), trong đó neutrophil ưu thế chiếm 
80,4%; thấp nhất 15 tế bào và cao nhất 71111 tế 
bào. Đạm dịch não tủy trung vị 1,92 (1,14-3,44) 
g/L với đạm >1g/L chiếm ưu thế 82,9% (34/41). 
Lactate dịch não tủy tăng cao ≥3 mmol/L chiếm 
87,8% (36/41). Tỷ lệ đường trong dịch não 
tuỷ/đường máu ≤0,1 chiếm đa số với 30 trường 
hợp (73,2%) (Bảng 3). 
Bảng 3. Tương đồng giữa kết quả phản ứng ngưng 
kết kháng nguyên với cấy dịch não tủy và cấy máu 
(N=41) 
 Cấy máu 
(+) n(%) 
Cấy máu (-) 
n(%) 
Cấy máu vi 
khuẩn 
khác n(%) 
Latex 
(+) 
Cấy dịch não 
tủy (+) 
8 (19,6%) 6 (14,5%) 0 (0%) 
Cấy dịch não 
tủy (-) 
1 (2,4%) 13 (31,8%) 0 (0%) 
Latex 
(-) 
Cấy dịch não 
tủy (+) 
5 (12,1%) 6 (19,6%) 2 (4,8%) 
Cấy dịch não 
tủy (-) 
0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 
Nhìn chung, tỷ lệ soi dịch não tủy ra trực 
khuẩn Gram âm đồng thời với cấy dịch não 
tủy dương tính với E. coli K1 chiếm tỷ lệ cao 
nhất (39%), tỷ lệ soi dịch não tủy âm tính 
nhưng cấy dương tính cũng chiếm tỷ lệ khá 
cao, 26,8%. Mười một trường hợp có kết quả 
nhuộm Gram và cấy DNT âm tính nhưng có 
kết quả latex DNT dương tính với E. coli K1, 
thuộc nhóm nghi ngờ VMN do E. Coli 
Đặc điểm điều trị 
Cefotaxime là kháng sinh được dùng đơn lẻ 
nhiều nhất, với liều 200 mg/kg/ng (17/40, 42,5%). 
Sự kết hợp của 3 loại kháng sinh ampicillin, 
cefotaxim và gentamycin được sử dụng cho 
những trẻ ≤3 tháng tuổi là thường gặp nhất, 
chiếm 11/40 (27,5%). Trong số các kháng sinh 
thay thế hay phối hợp được sử dụng, 
meropenem là loại chiếm tỷ lệ cao nhất (85,3%), 
theo sau đó là chloramphenicol (41,3%); hai loại 
kháng sinh này thường dùng kết hợp với nhau 
hoặc với ceftriaxone. Pefloxacin hoặc 
ciprofloxacin cũng được sử dụng để điều trị 
viêm màng não E. coli nhưng tần suất thấp hơn. 
Kết cục và biến chứng 
Tỷ lệ tử vong là 12,2% (5/41 trường hợp). Tụ 
dịch dưới màng cứng mỏng (<1 cm) thường gặp 
nhất tại thời điểm xuất viện, chiếm gần 1/5 các 
tổn thương. Tiếp đó là tụ dịch dưới màng cứng 
dày và tụ mủ dưới màng cứng, đều chiếm 1/10 
các tổn thương. Chúng tôi quan sát thấy có các 
tổn thương gây di chứng như dãn não thất 
(7,3%), teo não (4,8%). Và có tổn thương rất nặng 
nề là thoát vị não, chiếm tỷ lệ 4,8%. 
Đặc điểm của viêm màng não E. Coli giữa 
nhóm sống và nhóm tử vong 
Chúng tôi ghi nhận 3 yếu tố lâm sàng: suy 
hô hấp, sốc, và rối loạn tri giác (Bảng 1) và 3 yếu 
tố cận lâm sàng: toan hóa máu, kết quả siêu âm 
não lần đầu bất thường và kết quả CT scan não 
lần đầu bất thường (Bảng 2) có có sự chênh lệch 
rõ ràng giữa nhóm tử vong và nhóm sống và có 
thể liên quan đến tử vong (Bảng 4, 5). 
Bảng 4. So sánh kết quả đặc điểm lâm sàng giữa 
nhóm tử vong và nhóm sống 
 Nhóm tử vong 
(n=5) 
n (%)/TB ±ĐLC 
Nhóm sống 
(n=36) 
n (%)/TB ±ĐLC 
Sốt cao trước nhập viện 5 (100%) 28 (77,8%) 
Số ngày sốt trước nhập 
viện 
7,6±2,1 3,5±0,3 
Tổng số ngày sốt 20,4±8,2 14,9±1,4 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 80
 Nhóm tử vong 
(n=5) 
n (%)/TB ±ĐLC 
Nhóm sống 
(n=36) 
n (%)/TB ±ĐLC 
Co giật 3 (60%) 25 (69,4%) 
Thóp phồng 3 (60%) 25 (69,4%) 
Rối loạn tri giác 4 (80%) 10 (27,8%) 
Đánh giá tri giác 
Hôn mê nhẹ 1 (10%) 1 (10%) 
Hôn mê nặng 2 (50%) 1 (10%) 
Sốc 5 (100%) 0 (0%) 
Suy hô hấp 5 (100%) 9 (25%) 
Nhiễm trùng bệnh viện 
kèm theo 
2 (40%) 18 (80%) 
Bảng 5. So sánh kết quả đặc điểm cận lâm sàng giữa 
nhóm tử vong và nhóm sống 
Nhóm tử vong 
(n=5) 
N (%)/TB±ĐLC 
Nhóm sống 
(n=36) 
n (%)/TB±ĐLC 
TPTBM 
WBC(TB/mm
3
) 15,8±4,3 9,6±0,8 
Neutrophils(TB/mm
3
) 9,2±3,4 3,9±0,4 
CRP(mg/l) 81,7±36,5 148,0±11,3 
Rối loạn KMĐM 5 (100%) 8 (22,2%) 
Toan chuyển hóa 1 (20%) 5 (62,5%) 
Rối loạn điện giải máu 4 (80%) 23 (63,8%) 
Dịch não tủy 
Bạch cầu 9345±7087 3810±2045 
Đạm 5,4±1,5 2,1±0,2 
Lactate 8,9±2,2 7,2±0,5 
Đường 1,6±0,8 0,9±0,1 
Đường DNT/máu ≤0,1 3 (60%) 27 (75%) 
Cấy DNT E. coli (+) 3 (60%) 24 (66,7%) 
Latex DNT E. coli (+) 1 (20%) 13 (36,1%) 
Hình ảnh học 
Siêu âm não bất thường 3/3 (100%) 30 (83,3%) 
Dãn não thất 2 (66,7%) 1 (2,78%) 
CT scan não bất thường 
lần 1 
2/3 (66,7%) 27 (75%) 
Dạng tổn thương 
Dãn não thất 1 (50%) 0 (0%) 
Thoát vị não 1 (50%) 0 (0%) 
BÀN LUẬN 
Dịch tễ 
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận viêm 
màng não do E. coli tập trung chủ yếu ở nhóm 
tuổi từ 1 tháng đến 3 tháng tuổi (chiếm tỷ lệ 
75,6%), còn lại là nhóm tuổi từ trên 3 tháng đến 5 
tuổi (24,4%). Không có trường hợp nào trên 5 
tuổi được ghi nhận là có viêm màng não do 
E.coli. Theo nghiên cứu của Basmaci và cộng sự, 
tỷ lệ trẻ mắc viêm màng não E. coli từ 1-3 tháng 
chiếm 20% (65/325) và trẻ trên 3 tháng tuổi 
chiếm 8,9% (29/325). Tỉ số nam/nữ trong nghiên 
cứu của chúng tôi là 2,7(2). 
Đặc điểm lâm sàng 
Trong 41 trường hợp trẻ từ 1 tháng tuổi viêm 
màng não E. coli có 26 trường hợp (63,4%) có sốt 
tại thời điểm nhập viện và 8 trường hợp (19,5%) 
có co giật. Như vậy lý do nhập viện thường gặp 
nhất trong các trường hợp viêm màng não E. coli 
là sốt và kế đến là co giật. Kết quả nghiên cứu 
của chúng tôi cho thấy sốt cao là yếu tố giúp 
nhận diện tác nhân có thể là E. coli(7). Co giật ghi 
nhận trong quá trình bệnh chiếm tỉ lệ cao 68,2% 
(28/41 trường hợp). Trong đó, có 24 trường hợp 
co giật toàn thể, nhưng có tới 21 trường hợp có 
co giật khu trú kèm theo (75%). Như vậy, tỷ lệ tri 
giác bất thường sau co giật cao cũng giúp chúng 
ta nghi ngờ tác nhân có thể là E. coli và kèm theo 
đó, tiên lượng của bệnh nhân cũng nặng hơn(1). 
Đối với nhóm bệnh nhân còn thóp (<15 tháng 
tuổi), dấu màng não dương tính ghi nhận được 
chủ yếu là thóp phồng với 28/41 trường hợp, 
chiếm tỷ lệ 68,2%. Đối với bệnh nhân đã đóng 
thóp, cổ gượng không phải là một triệu chứng có 
độ nhạy cao giúp chẩn đoán viêm màng não; đặc 
biệt ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ.Rối loạn tri giác là 
biểu hiện của tình trạng nặng và rất quan trọng 
trong tiên lượng các biến chứng cũng như di 
chứng của viêm màng não do E. coli. 
Đặc điểm cận lâm sàng 
Trong thực hành lâm sàng, chúng tôi chọn 
các điểm cắt là >15000/mm3 đối với tăng bạch 
cầu máu có ý nghĩa và <5000/mm3 đối với 
giảm bạch cầu máu có ý nghĩa(4,9,11). Giá trị 
bạch cầu máu ở trẻ viêm màng não E. coli cao 
hơn 15000/mm3, trong đó neutrophils chiếm 
>60%; và giá trị bạch cầu máu thấp hơn 
5000/mm3 chỉ chiếm tỷ lệ 15% các trường hợp. 
Như vậy, tiêu chuẩn cận lâm sàng này không 
phải là một tiêu chuẩn nhạy để chẩn đoán và 
tiên lượng viêm màng não do E. coli. Đối với 
CRP, 82,5% các trường hợp có giá trị CRP tăng 
cao >40 mg/L. Rối loạn khí máu động mạch 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 81
chiếm tỷ lệ cao với 28/41 các trường hợp 
(63,8%), trong đó, toan chuyển hóa chiếm đa 
số với 6/13 trường hợp (46,1%), đây là một dấu 
hiệu nặng, có thể gặp khi có tình trạng nhiễm 
trùng nặng, nhiễm trùng huyết hoặc sốc đi 
kèm. Tỷ lệ đường trong dịch não tuỷ/đường 
máu ≤0,1 chiếm đa số với 30 trường hợp 
(73,2%). Theo Basmaci, tỷ lệ đường máu/dịch 
não tủy có kết quả phù hợp với viêm màng 
não với 139/178 trường hợp (78,1%) có tỷ lệ 
đường máu/dịch não tủy thấp <0,5, trong đó 
75 trường hợp (42,1%) có tỷ lệ <0,1. Với kết quả 
của chúng tôi, 73,2% dân số nghiên cứu có tỷ 
lệ đường trong dịch não tuỷ/đường máu ≤0,1 
là rất đáng lưu ý. Lactate dịch não tủy tăng cao 
≥3 mmol/L, chiếm 87,8% với 36/41 trường hợp. 
Đạm trong dịch não tủy có giá trị trung vị là 
1,92 g/L (1,14-3,44 g/L), trong đó đạm >1 g/L 
chiếm ưu thế 82,9% với 34/41 trường hợp. 
Theo Basmaci, giá trị protein trong dịch não 
tủy trung bình là 2,26 g/dL (10-90th bách phân 
vị, 0,73-7,21 g/L)(2). 
Đặc điểm nhạy cảm với kháng sinh 
Tỷ lệ kháng ceftriaxone (45,5%), cefotaxime 
(12,5%) và ceftazidime (60%) của vi khuẩn cũng 
là những con số cần lưu ý. Khoảng thời gian 
2013 – 2016, các trường hợp viêm màng não do 
E. coli tại trung tâm của chúng tôi thường được 
sử dụng pefloxacin và ticarcillin. Theo kháng 
sinh đồ, tỷ lệ kháng pefloxacin của vi khuẩn lên 
đến 70,6%, gấp gần 6 lần so với ticarcillin 
(12,5%). Tỷ lệ kháng pefloxacin cao cho thấy cần 
cân nhắc không nên sử dụng pefloxacin trong 
những trường hợp nặng hoặc đã tìm ra tác nhân 
là E. coli. Hiện nay, nếu E. coli là tác nhân gây 
viêm màng não, phác đồ sẽ phối hợp ba kháng 
sinh bao gồm ceftriaxone hoặc meropenem và 
chloramphenicol. May mắn là độ nhạy đối với 
meropenem (87,5%), một kháng sinh quan trọng 
gần như “cuối cùng” mà chúng ta có thể sử 
dụng để điều trị tình trạng viêm màng não do vi 
khuẩn Gram âm E. coli vẫn còn khá cao. 
Đặc điểm điều trị 
Trong số 40 trường hợp nêu trên, có 20 
trường hợp (50%) được khởi đầu dùng kháng 
sinh đơn trị, trong đó cefotaxime là kháng sinh 
được dùng đơn lẻ nhiều nhất với liều 200 
mg/kg/ngày (17/40 trường hợp, chiếm tỷ lệ 
42,5%). Trong số các kháng sinh thay thế hay 
phối hợp được sử dụng, meropenem là loại 
chiếm tỷ lệ cao nhất (85,3%), theo sau đó là 
chloramphenicol (41,3%); hai loại kháng sinh 
này thường dùng kết hợp với nhau. 
Kết cục và biến chứng 
Tỷ lệ tử vong ở nhóm trẻ ngoài tuổi sơ sinh 
trong nghiên cứu của chúng tôi là 12,2% (5/41 
trường hợp), cao hơn nghiên cứu trên 325 trẻ 
viêm màng não do E. coli tại Pháp của tác giả 
Basmaci cho kết quả tỷ lệ tử vong là 9,2%. Các 
biến chứng và di chứng thần kinh được ghi nhận 
ở 20/41 trường hợp còn tổn thương trên hình 
ảnh học và/hoặc lâm sàng lúc xuất viện (51,2%). 
Tụ dịch dưới màng cứng mỏng (<1 cm) là tổn 
thương thường gặp nhất tại thời điểm xuất viện, 
chiếm gần 1/5 các tổn thương. Tiếp đó là tụ dịch 
dưới màng cứng dày và tụ mủ dưới màng cứng, 
đều chiếm 1/10 các tổn thương. Các tổn thương 
gây di chứng như dãn não thất (7,3%), teo não 
(4,8%) và rất nặng nề là thoát vị não (4,8%). Tất 
cả những biến chứng và di chứng này cũng đã 
được mô tả bởi nhiều tác giả(2,7,9,10). 
Đặc điểm của nhóm viêm màng não E. coli tử 
vong 
Triệu chứng sốt cao lúc nhập viện tuy không 
có ý nghĩa thống kê nhưng cần lưu ý về mặt 
thực hành lâm sàng vì cả 5 trường hợp tử vong 
đều có sốt cao trước khi nhập viện. Triệu chứng 
co giật, thóp phồng không khác biệt quá giữa 2 
nhóm sống và tử vong. Đáng lưu ý là 100% các 
bệnh nhân tử vong đều có sốc và suy hô hấp, 
không có bệnh nhân sống nào có sốc trong quá 
trình bệnh và tỷ lệ bệnh nhân suy hô hấp và rối 
loạn tri giác trong nhóm tử vong gấp 4 lần nhóm 
sống. Chúng tôi tìm thấy 3 yếu tố lâm sàng có sự 
chênh lệch rõ rệt về tỷ lệ giữa nhóm tử vong và 
nhóm sống, và có thể liên quan đến tử vong: suy 
hô hấp, sốc, và rối loạn tri giác. Kết quả tương tự 
cũng đã được báo cáo theo y văn ở bệnh nhân 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 82
viêm màng não nói chung(1,5,6). Bạch cầu máu, 
neutrophils máu ở nhóm tử vong tương đối cao 
hơn với nhóm sống, CRP không cho thấy sự 
chênh lệch nhiều. Basmaci và cộng sự ghi nhận 
tỷ lệ đường dịch não tủy/máu thấp (<0,50) liên 
quan đến độ nặng của bệnh, và các tác giả này 
cũng nhấn mạnh là tỷ lệ đường dịch não 
tủy/máu giảm nặng (<0,1) là một yếu tố độc lập 
liên quan mạnh mẽ đến tử vong(2). Có đến 80% 
các trường hợp tử vong có rối loạn điện giải kèm 
theo, nên phải chú ý điều chỉnh các rối loạn này. 
Chúng tôi tìm thấy 3 yếu tố cận lâm sàng có có 
sự chênh lệch rõ ràng giữa nhóm tử vong và 
nhóm sống, và có thể liên quan đến tử vong, phù 
hợp với một số y văn(3,8): rối loạn khí máu động 
mạch mà đặc biệt là toan hóa máu, kết quả siêu 
âm não lần đầu bất thường, và kết quả CT scan 
não lần đầu bất thường. 
KẾT LUẬN 
Đối với các trường hợp viêm màng não 
nặng, có phản ứng viêm cao, kháng sinh chọn 
lựa ban đầu nên là phổ rộng và có khả năng diệt 
khuẩn đối với tác nhân gây bệnh là E. coli. Các 
kháng sinh meropenem, ceftriaxone và 
chloramphenicol nên được cân nhắc sử dụng 
trong bối cảnh tình hình viêm màng não do 
E.coli kháng thuốc ngày càng tăng. Cần làm xét 
nghiệm chẩn đoán hình ảnh sớm, cụ thể là siêu 
âm trước để truy tìm bất thường và nên lặp lại 
để theo dõi diễn tiến. Nếu phát hiện bất thường, 
nên tiếp tục chỉ định CT-scan não để tìm biến 
chứng nội sọ, đặc biệt là tụ mủ dưới màng cứng. 
Cần theo sát các trường hợp viêm màng não E. 
coli trong nhóm yếu tố nguy cơ kém đáp ứng 
điều trị như nhóm trẻ có rối loạn tri giác, suy hô 
hấp và sốc. Trẻ có biến chứng tụ dịch/ tụ mủ 
dưới màng cứng nên được theo dõi sát và can 
thiệp ngoại khoa kịp thời để tránh diễn tiến nặng 
hơn như não úng thủy cấp hoặc thoát vị não. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Baraff LJ, Lee SI, Schriger DL (1993). "Outcomes of bacterial 
meningitis in children: a meta-analysis". Pediatr Infect Dis J, 
12(5):389-394. 
2. Basmaci R, Bonacorsi S, Bidet P, et al (2015). "Escherichia Coli 
Meningitis Features in 325 Children from 2001 to 2013 in 
France". Clinical Infectious Diseases, 61(5):779-786. 
3. Chang CJ, Chang WN, Huang LT, et al (2004). "Bacterial 
meningitis in infants: the epidemiology, clinical features, and 
prognostic factors". Brain Dev, 26(3):168-175. 
4. Curtis S, Stobart K, Vandermeer B, Simel DL, Klassen T (2010). 
"Clinical Features Suggestive of Meningitis in Children: A 
Systematic Review of Prospective Data". Pediatrics, 126(5):952-
960. 
5. Gaschignard J, Levy C, Romain O, et al (2011). "Neonatal 
Bacterial Meningitis: 444 Cases in 7 Years". Pediatr Infect Dis J, 
30(3):212-217. 
6. Houdouin V, Bonacorsi S, Bidet P, et al (2008). "Association 
between mortality of Escherichia coli meningitis in young 
infants and non-virulent clonal groups of strains". Clin Microbiol 
Infect, 14(7):685-690. 
7. Karthikeyan P, Ramalingam KP (2012). "Meningitis is a major 
cause of disability amongst Papua New Guinea children?". 
Disabil Rehabil, 34(18):1585-1588. 
8. Mongelluzzo J, Mohamad Z, Shah SS, et al (2008). 
"Corticosteroids and mortality in children with bacterial 
meningitis". JAMA, 299(17):2048-2055. 
9. Okike IO, Johnson AP, Henderson KL, et al (2014). "Incidence, 
etiology, and outcome of bacterial meningitis in infants aged <90 
days in the United kingdom and Republic of Ireland: 
prospective, enhanced, national population-based surveillance". 
Clin Infect Dis, 59(10):e150-157. 
10. Ramakrishnan M, Ulland AJ, Steinhardt LC, et al (2009). 
"Sequelae due to bacterial meningitis among African children: a 
systematic literature review". BMC Med, 7:47. 
11. Tunkel AR, Hartman BJ, Kaplan SL, et al (2004). "Practice 
guidelines for the management of bacterial meningitis". Clin 
Infect Dis, 39(9):1267-1284. 
Ngày nhận bài báo: 20/07/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2019 
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2019 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_viem_mang_nao_do_escherichia_coli_o_tre_em_tu_1_tha.pdf