Đặc điểm tính cách và hành vi tìm kiếm thông tin của giảng viên

Trong tâm lý học, hành vi là những phản

ứng của con người khi có những tác động

kích thích ở bên trong (tâm lý) hay ở bên

ngoài (ngoại cảnh, môi trường). Những

phản ứng đó phụ thuộc vào việc cá nhân đó

nhận thức, tỏ thái độ và hành động như thế

nào để phù hợp với hoàn cảnh hay một tình

huống nhất định. Hành vi đó gọi là hành vi

có ý thức. Hành vi của con người phụ thuộc

vào mục đích, bản chất và cách thức thể

hiện hành vi [1, tr.53].

Là một vấn đề liên ngành được tiếp cận

từ nhiều góc độ khác nhau, hành vi thông

tin (thuật ngữ tiếng Anh là “information

behavior”, viết tắt là HVTT) là một vấn đề

được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực như tâm

lý học nhận thức, hành vi tổ chức, truyền

thông, triết học, nhân chủng học, sinh học

và triết học, trong đó có khoa học thông

tin. Khái niệm HVTT được hình thành từ

khi xuất hiện các hoạt động phục vụ nhu

cầu tin tại các thư viện, trung tâm thông tin.

HVTT được hiểu là toàn bộ các hoạt động

được người dùng tin (NDT) chủ động thực

hiện nhằm thoả mãn nhu cầu tin của bản

thân. HVTT bao gồm các hoạt động chính:

(1) Xác định nhu cầu tin, (2) Tìm kiếm thông

tin, (3) Sử dụng và chia sẻ thông tin hợp lý.

Trong đó, hành vi tìm kiếm thông tin là một

thành phần của HVTT.

Đặc điểm tính cách và hành vi tìm kiếm thông tin của giảng viên trang 1

Trang 1

Đặc điểm tính cách và hành vi tìm kiếm thông tin của giảng viên trang 2

Trang 2

Đặc điểm tính cách và hành vi tìm kiếm thông tin của giảng viên trang 3

Trang 3

Đặc điểm tính cách và hành vi tìm kiếm thông tin của giảng viên trang 4

Trang 4

Đặc điểm tính cách và hành vi tìm kiếm thông tin của giảng viên trang 5

Trang 5

Đặc điểm tính cách và hành vi tìm kiếm thông tin của giảng viên trang 6

Trang 6

Đặc điểm tính cách và hành vi tìm kiếm thông tin của giảng viên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 8440
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm tính cách và hành vi tìm kiếm thông tin của giảng viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm tính cách và hành vi tìm kiếm thông tin của giảng viên

Đặc điểm tính cách và hành vi tìm kiếm thông tin của giảng viên
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
14 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2019
 ThS Bùi Hà Phương
Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Bài viết trình bày khái niệm cơ bản về hành vi tìm kiếm thông tin và nhận diện các xu 
hướng tính cách trong hoạt động tìm kiếm thông tin của giảng viên. Trên cơ sở này, một số giải pháp 
nhằm hoàn thiện hành vi tìm kiếm thông tin của giảng viên được đề xuất cụ thể.
Từ khóa: Hành vi tìm kiếm thông tin; hành vi thông tin; giảng viên.
Personality characteristics and information seeking behavior of lecturers
Abstract: The article introduces information seeking behavior and identifies personality traits 
of lecturers when seeking information. Based on this, the article proposes some detailed solutions to 
improve the information seeking behavior of lecturers. 
Keywords: Information seeking behavior; information behavior; lecturer.
ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH VÀ HÀNH VI TÌM KIẾM THÔNG TIN 
CỦA GIẢNG VIÊN1
1 Nghiên cứu được tài trợ bởi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Mã số đề tài: T2018-06.
1. Khái niệm hành vi thông tin
Trong tâm lý học, hành vi là những phản 
ứng của con người khi có những tác động 
kích thích ở bên trong (tâm lý) hay ở bên 
ngoài (ngoại cảnh, môi trường). Những 
phản ứng đó phụ thuộc vào việc cá nhân đó 
nhận thức, tỏ thái độ và hành động như thế 
nào để phù hợp với hoàn cảnh hay một tình 
huống nhất định. Hành vi đó gọi là hành vi 
có ý thức. Hành vi của con người phụ thuộc 
vào mục đích, bản chất và cách thức thể 
hiện hành vi [1, tr.53]. 
Là một vấn đề liên ngành được tiếp cận 
từ nhiều góc độ khác nhau, hành vi thông 
tin (thuật ngữ tiếng Anh là “information 
behavior”, viết tắt là HVTT) là một vấn đề 
được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực như tâm 
lý học nhận thức, hành vi tổ chức, truyền 
thông, triết học, nhân chủng học, sinh học 
và triết học, trong đó có khoa học thông 
tin. Khái niệm HVTT được hình thành từ 
khi xuất hiện các hoạt động phục vụ nhu 
cầu tin tại các thư viện, trung tâm thông tin. 
HVTT được hiểu là toàn bộ các hoạt động 
được người dùng tin (NDT) chủ động thực 
hiện nhằm thoả mãn nhu cầu tin của bản 
thân. HVTT bao gồm các hoạt động chính: 
(1) Xác định nhu cầu tin, (2) Tìm kiếm thông 
tin, (3) Sử dụng và chia sẻ thông tin hợp lý. 
Trong đó, hành vi tìm kiếm thông tin là một 
thành phần của HVTT. 
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi 
tìm kiếm thông tin của NDT, bao gồm: yếu 
tố văn hoá, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân và 
yếu tố tâm lý. Một trong những yếu tố tâm 
lý quan trọng, định hướng hành vi của mỗi 
người chính là tính cách. Mỗi người đều có 
những cảm xúc riêng, suy nghĩ và hành vi 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
15THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2019
riêng biệt, được hình thành bởi sự kết hợp ổn 
định của các đặc điểm tính cách. Tính cách 
là kiểu suy nghĩ, cảm xúc và hành vi, giúp 
phân biệt người này với người khác, tồn tại 
theo thời gian và trong mọi tình huống [6, tr. 4]. 
Đó là sự kết hợp các thuộc tính tâm lý cơ bản 
và bền vững của con người. Nó được biểu 
thị thành thái độ, hành vi của con người đối 
với bạn thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp 
và đối với xã hội nói chung. 
Với đối tượng NDT là giảng viên, những 
đặc điểm cá nhân của NDT không chỉ giới 
hạn ở trình độ chuyên môn, độ tuổi, giới 
tính, ... mà còn bao gồm cả những yếu tố 
thuộc về tâm lý, như: thái độ, nhận thức của 
giảng viên (viết tắt là GV) trong hoạt động 
giảng dạy, phương pháp nghiên cứu và tự 
học, nhận thức của GV về nhu cầu tin, và 
đặc điểm tính cách của GV, động lực của 
GV trong quá trình tìm kiếm thông tin. Rất 
khó để đo lường và nhận diện được những 
đặc điểm mang yếu tố tâm lý bên trong GV 
khi tìm kiếm thông tin. Mặc dù vậy, để hoàn 
thiện hành vi tìm kiếm thông tin của GV, các 
thư viện đại học cần có sự nghiên cứu và 
nhận diện một cách đầy đủ, trên cơ sở đó, 
có thể tiến hành phát triển nguồn lực thông 
tin và sản phẩm dịch vụ TT-TV, cùng với sự 
hỗ trợ của đội ngũ cán bộ thư viện hỗ trợ để 
đáp ứng theo từng nhóm tính cách khác của 
GV trong các trường đại học. 
2. Những đặc điểm về hành vi tìm kiếm 
thông tin của giảng viên 
Hành vi tìm kiếm thông tin được xem là 
một khía cạnh của HVTT và có thể mang 
tính cá nhân bởi lẽ đó là các hoạt động cụ 
thể được một cá nhân thực hiện nhằm thoả 
mãn nhu cầu tin [2, tr. 307] và mong muốn 
thu thập thông tin liên quan đến một vấn 
đề hay nhiệm vụ nào đó [3, tr. 187]. Đó là 
kết quả từ việc nhận thức về nhu cầu thông 
tin của cá nhân, dẫn đến việc tra cứu, trích 
lọc, và sử dụng thông tin cho một mục đích 
cụ thể.
Trong quá trình tìm tin, NDT phải chủ 
động đánh giá các nguồn thông tin hay 
hệ thống tìm tin để thoả mãn nhu cầu tin 
hay giải quyết vấn đề; lựa chọn và tương 
tác thông tin từ một nguồn, hệ thống, kênh 
hay dịch vụ thông tin nào đó [4, tr.4]. Có thể 
nhận thấy hai hướng tiếp cận chủ yếu: một 
là theo quan điểm tiếp cận từ nhận thức, 
nghĩa là NDT nhận thấy nhu ... , GV thường sẽ e ngại khi bắt đầu 
tìm tin, bởi vì họ không thấy tự tin về khả 
năng tìm tin của bản thân, họ sẽ không cố 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
17THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2019
gắng và nỗ lực thực sự để tìm được thông 
tin phù hợp. Chẳng hạn, khi tìm tin ở CSDL, 
khi yêu cầu tin đầu tiên không thu được kết 
quả như ý muốn, họ sẽ dễ dàng chuyển 
sang một nguồn thông tin khác để tìm kiếm. 
Tính hướng ngoại (Extraversion): Những 
GV có tính cách hướng ngoại thường mang 
những đặc điểm như nhiệt tình, năng động 
và tự tin. Điều này thể hiện qua quá trình tìm 
kiếm thông tin của GV. Cụ thể, GV hướng 
ngoại mong muốn tìm được nhiều thông tin 
ngay cả khi không có nhu cầu tin đó. Chiến 
lược tìm tin thường được thực hiện dựa trên 
mối quan hệ xã hội của bản thân. Thông 
thường, những GV này sẽ nhờ đến sự tư vấn, 
trao đổi, hỗ trợ từ các GV lớn tuổi, có kinh 
nghiệm, đồng nghiệp, bạn bè và coi đây là 
những nguồn thông tin hữu ích, có giá trị. 
Ngoài ra, với đặc điểm tính cách này, GV 
thường có xu hướng thu thập rất nhiều tài 
liệu, thông tin từ các nguồn khác nhau, tuy 
vậy, họ không hoàn toàn sử dụng hay đọc 
toàn bộ những tài liệu đã thu thập được trước 
đó. 
Thích khám phá, tìm tòi (Openness to 
experience): Với tính cách này, GV thường 
có xu hướng tìm tin ở phạm vi rộng, thu thập 
thông tin một cách ngẫu nhiên, ưu tiên tìm 
kiếm những tài liệu có tính mới, kích thích 
khả năng sáng tạo của bản thân. Thông 
thường, những GV có tính cách này dành 
nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm 
thông tin, thường thích tìm tòi những tài liệu 
liên quan ở phạm vi rộng hơn từ kết quả 
tìm kiếm, thay vì chỉ giới hạn trong những 
yêu cầu tìm kiếm ban đầu. Đối với GV có 
tính cách này, trí tò mò là nhân tố thúc đẩy 
hành vi tìm kiếm thông tin ở phạm vi rộng 
hơn. Có thể nhận thấy, các ý tưởng thường 
được hình thành từ chính quá trình tìm kiếm 
thông tin của GV có tính cách này. Hơn 
nữa, khi mức độ quan tâm đến thông tin 
của GV càng cao thì nhu cầu tin càng có 
khuynh hướng trở nên phức tạp hơn. Những 
đặc điểm tính cách này đã hình thành nên 
sự biến đổi HVTT của GV.
Với đặc điểm hành vi này, thông tin tìm 
được thường giúp các GV đạt được nhiều 
thành tích trong quá trình thực hiện vai trò 
của mình, chẳng hạn như họ có thể viết 
được nhiều bài báo, giáo trình có tính mới 
và giá trị khoa học cao. 
Tính cạnh tranh (Competitiveness): Đối 
với GV có tính cách này, thông thường họ 
sẽ thấy thiếu thời gian để tìm kiếm thông 
tin. Hay nói cách khác, tính cách này thể 
hiện sự thiếu kiên nhẫn để tìm kiếm thông 
tin, cho đến khi họ thực sự cần đến thông 
tin này. Khi đó, GV sẽ nhận thấy họ không 
có nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin. 
Chính vì vậy, GV có tính cách này sẽ khó có 
thể tìm, chọn lọc và đánh giá thông tin một 
cách tốt nhất. Tuy nhiên, chính sự không 
hài lòng với thông tin mà GV tìm được sẽ có 
ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu và hoàn 
thiện HVTT của GV. Bởi lẽ, trên cơ sở này, 
các thư viện đại học có thể thiết kế hệ thống 
tìm tin hiệu quả hơn cho những GV có tính 
cách này nhằm giúp họ tìm được thông tin 
phù hợp nhất trong thời gian hạn chế. 
Tính chu đáo, tận tâm (Conscientiousness): 
Những GV có tính cách này thường thích tìm 
kiếm những tài liệu có tính mới, kích thích 
sự sáng tạo của bản thân dựa trên những ý 
tưởng trước đó. Đặc biệt, với tính cách này, 
GV thực sự nỗ lực để tìm được thông tin mà 
mình cần. Họ sẵn sàng dành thời gian, tiền 
bạc và công sức để có được thông tin thích 
hợp. Điểm nổi bật của GV có tính cách này là 
tính tự chủ, tự kiểm soát, nghĩa là họ có khả 
năng hoàn thành nhiệm vụ, họ nỗ lực hết 
sức để đạt mục tiêu. Ngoài ra, GV thường 
rất kiên nhẫn và có chiến lược tìm kiếm 
thông tin rõ ràng. Điều này tạo nên sự hoàn 
thiện trong HVTT của GV, bởi lẽ, kết quả tìm 
kiếm được sử dụng một cách hiệu quả trong 
quá trình hoàn thành nhiệm vụ và giải quyết 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
18 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2019
vấn đề của GV. Hay nói cách khác, họ thực 
sự rất kiên trì và nghiêm túc trong quá trình 
tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin để 
thực hiện mục tiêu. 
Trong quá trình tìm kiếm thông tin, có 
một số người chủ động xây dựng chiến lược 
tìm tin, trong khi một số khác lại tìm kiếm 
thông tin một cách ngẫu nhiên và linh hoạt. 
Với từng tính cách khác nhau cho thấy sự 
khác biệt trong HVTT của người dùng tin nói 
chung và GV nói riêng. Bằng phương pháp 
thực nghiệm về hành vi tìm kiếm thông tin 
của GV, bài viết giới hạn chọn mẫu ngẫu 
nhiên 30 GV (gồm 15 GV nam và 15 GV 
nữ có độ tuổi từ 25 đến 45, trình độ tối thiểu 
là thạc sỹ chuyên ngành) phân bổ thuộc 3 
nhóm ngành trong trường Đại học Khoa học 
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. 
Hồ Chí Minh. Các nhóm ngành bao gồm: 
nhóm ngành ngôn ngữ (Anh, Pháp, Đức, Ý, 
Trung, Hàn, Nhật...); nhóm ngành khoa học 
cơ bản (văn học, triết học, địa lý, lịch sử...) 
và nhóm ngành khoa học ứng dụng (báo 
chí và truyền thông, công tác xã hội, đô thị 
học, thông tin học,...). 
Nội dung bảng hỏi gồm các tiêu chí xác 
định mối liên hệ giữa đặc điểm tính cách 
của GV với quá trình tìm kiếm thông tin, 
như: tìm hiểu hành vi xác định và chọn 
lọc nguồn thông tin, xây dựng chiến lược 
tìm tin và đánh giá, xử lý thông tin sau khi 
tìm được. Chẳng hạn, GV xác định nguồn 
thông tin như thế nào, thời gian tìm kiếm 
thông tin có phải là rào cản lớn đối với quá 
trình tìm tin của GV, GV có hoàn toàn tự 
tin vào kỹ năng tìm tin của mình, có thường 
mở rộng phạm vi tìm kiếm thông tin và tìm 
kiếm thông tin bằng nhiều cách thức khác 
nhau,... Bảng hỏi được gửi trực tiếp, qua 
email và facebook cá nhân của GV trong 
thời gian 01 tháng. 
Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cho thấy, 
30 GV có những xu hướng tính cách khác 
nhau. Trong đó, tính khám phá và tìm tòi có 
tỷ lệ cao nhất so với các loại tính cách khác 
(chiếm 36.7%) và tính cạnh tranh chiếm tỷ 
lệ thấp nhất (10%). GV có tính chu đáo, tận 
tâm và tính nhạy cảm có tỷ lệ tương đương 
nhau. 
Có thể thấy, mỗi GV có tính cách khác 
nhau, đôi khi có sự pha trộn các đặc điểm 
tính cách trong từng GV. Mặc dù vậy, những 
đặc điểm chính mà GV biểu hiện cũng hình 
thành xu hướng tính cách cơ bản, ổn định, 
đặc trưng, chủ đạo và giữ vai trò định hướng 
hành vi của GV. Những tính cách này ảnh 
hưởng rất lớn, có tính quyết định đến hành vi 
tìm kiếm thông tin của mỗi GV. Chính vì vậy, 
việc nhận diện tính cách và sự ảnh hưởng 
của tính cách đối với hành vi tìm kiếm thông 
tin của GV là điều cần thiết. Trên cơ sở đó, 
thư viện có thể phát huy vai trò chủ động 
của mình trong quá trình hoàn thiện hành vi 
tìm kiếm thông tin của GV bằng những biện 
pháp cụ thể. 
4. Sự hỗ trợ của thư viện đại học trong 
quá trình hoàn thiện hành vi tìm kiếm 
thông tin của giảng viên theo tính cách 
Để có thể hoàn thiện hành vi tìm kiếm 
thông tin nói riêng, HVTT của GV nói 
chung, cần thực hiện nhiều giải pháp liên 
quan đến GV, nhà trường và thư viện đại 
học. Trong đó, giải pháp từ thư viện đại học 
được xem là có ảnh hưởng rất lớn đến hành 
vi tìm kiếm thông tin của GV. Các giải pháp 
này được xây dựng trên cơ sở thực tiễn từ 
kết quả nghiên cứu HVTT của GV tại các 
trường đại học ở Tp. Hồ Chí Minh và từ kết 
quả thực nghiệm hành vi tìm kiếm thông tin 
của 30 GV tại Trường Đại học Khoa học Xã 
hội và Nhân văn về sự khác biệt đặc điểm 
tính cách của GV trong hành vi tìm kiếm 
thông tin. 
Trước hết, nâng cao chất lượng vốn tài 
liệu của thư viện đại học, tăng cường vốn tài 
liệu từ hệ thống thư viện khoa, bộ môn. Đây 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
19THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2019
được xem là một giải pháp quan trọng nhất 
trong hầu hết các nghiên cứu về HVTT của 
GV, bởi lẽ, GV luôn có xu hướng sử dụng 
nguồn thông tin dễ tiếp cận, có khả năng 
đáp ứng đầy đủ nhu cầu tin chuyên sâu về 
lĩnh vực chuyên môn mà họ hoạt động. Đối 
với những GV có tính cách khám phá, tìm 
tòi, họ sẽ có xu hướng mở rộng phạm vi tìm 
kiếm thông tin. Khi đó, họ sẽ luôn lựa chọn 
sử dụng thư viện như một nguồn thông tin 
ưu tiên. Ngoài ra, nguồn tài nguyên giáo dục 
truy cập mở được xem là một nguồn thông 
tin cực kỳ quan trọng và hữu ích đối với mọi 
người dùng tin, trong đó bao gồm GV có 
tính cách khám phá, tìm tòi. Do vậy, các thư 
viện có thể tiến hành bổ sung tài liệu, tận 
dụng các nguồn lực sẵn có bao gồm vốn 
tài liệu, cơ sở vật chất, nhân lực để phục vụ 
cho GV, thư viện có thể tiến hành xây dựng 
các bộ sưu tập chuyên đề theo từng lĩnh 
vực đào tạo của nhà trường và chủ động 
cung cấp đến GV. Bên cạnh đó, hệ thống 
liên thư viện khoa, bộ môn và không gian 
phục vụ được mở rộng sẽ giúp GV có khả 
năng tiếp cận và khai thác đa dạng nguồn 
lực thông tin của thư viện đại học, các khoa, 
bộ môn trong nhà trường. 
Tăng cường hoạt động quảng bá của thư 
viện đại học đối với giảng viên theo từng 
nhóm tính cách khác nhau. GV là nhóm 
người dùng tin có ít thời gian để tìm kiếm 
thông tin, đặc biệt, với tính nhạy cảm và tính 
cạnh tranh, GV thường bị rào cản tâm lý 
về mặt thời gian đối với quá trình tìm kiếm 
thông tin, họ luôn bị áp lực tâm lý thiếu thời 
gian để tìm được thông tin thích hợp. Do 
vậy, nội dung quảng bá nên có trọng tâm, 
chú ý nhiều hơn đến các sản phẩm, dịch 
vụ TT-TV đặc trưng hỗ trợ GV trong giảng 
dạy, nghiên cứu khoa học và tự học. Chẳng 
hạn, đối với GV có tính cạnh tranh, họ sẽ 
luôn lựa chọn những thông tin nào cần thiết 
nhất trong thời gian ngắn nhất. Thông tin 
quảng bá đối với nhóm người dùng tin này 
cần đảm bảo sự nhanh chóng, kịp thời, 
đầy đủ và phục vụ được mục tiêu tìm kiếm 
thông tin của họ. Trong khi đó, nhóm GV 
có tính cách chu đáo, tận tâm, họ sẵn sàng 
chi trả, bỏ ra công sức, thời gian để hiểu rõ 
những nguồn thông tin mà họ có thể khai 
thác nhằm đáp ứng nhu cầu tin của bản 
thân. Do vậy, hoạt động quảng bá đối với 
đặc điểm tính cách này có thể ở phương 
thức, nội dung và mức độ đa dạng hơn, 
mang đến nhiều sự lựa chọn cho GV. Ví dụ, 
thư viện có thể quảng bá qua các phương 
tiện truyền thông xã hội (facebook, twitter, 
youtube,...) đối với nhóm GV có tính hướng 
ngoại, tính khám phá và tìm tòi. Trong khi 
đó, nhóm người dùng tin có tính cách nhạy 
cảm sẽ phù hợp với phương thức quảng bá 
qua email cá nhân hoặc trao đổi trực tiếp. 
Phát triển mối liên hệ hợp tác giữa cán 
bộ thư viện liên lạc và giảng viên. Dù với 
tính cách nào thì quá trình tương tác, giao 
tiếp và phối hợp giữa GV và cán bộ thư viện 
là cần thiết bởi cán bộ thư viện là đội ngũ 
hỗ trợ tích cực cho GV trong quá trình tìm 
kiếm thông tin. Ngoài ra, hoạt động phối 
hợp trong bổ sung tài liệu có thể được thực 
hiện thông qua việc GV giúp xác định, chọn 
lọc các loại hình, nội dung tài liệu phù hợp 
với chuyên ngành đào tạo; phối hợp trong 
quá trình xây dựng đề cương môn học và 
bổ sung tài liệu chuyên ngành đáp ứng 
yêu cầu môn học; phối hợp với cán bộ thư 
viện nhằm thực hiện các sản phẩm dịch 
vụ chuyên ngành như trình bày chuyên đề 
với vai trò là diễn giả, là người dùng tin của 
thư viện sẽ giúp thư viện có thể quảng bá 
sản phẩm dịch vụ TT-TV. Về phía thư viện, 
có thể triển khai dịch vụ phổ biến thông tin 
có chọn lọc theo yêu cầu một cách định kỳ 
và thường xuyên đến GV, hỗ trợ GV trong 
hoạt động nghiên cứu khoa học như chọn 
nơi công bố công trình khoa học chuyên 
ngành có uy tín, kỹ năng trích dẫn, lập danh 
mục tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, ... 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
20 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2019
Ví dụ, đối với GV có tính nhạy cảm, việc 
phối hợp này giúp GV nhanh chóng tìm 
được thông tin phù hợp nhu cầu. Đồng thời, 
tính cách hướng ngoại sẽ giúp GV có sự 
phối hợp tốt với các cán bộ thư viện trong 
quá trình tìm kiếm thông tin cần thiết, mở 
rộng phạm vi kết nối không chỉ đối với đồng 
nghiệp, người học mà còn là đội ngũ cán bộ 
thư viện của thư viện trường. 
Phát triển các dịch vụ hỗ trợ GV tìm kiếm 
thông tin. Một số sản phẩm, dịch vụ phù 
hợp với từng đặc điểm tính cách của GV, 
như: bộ sưu tập theo chuyên đề, ngành đào 
tạo, lĩnh vực chuyên môn; danh mục công 
bố khoa học theo ngành, lĩnh vực; dịch vụ 
xử lý dữ liệu nghiên cứu; dịch vụ quản lý hồ 
sơ nghiên cứu của GV; dịch vụ huấn luyện, 
đào tạo kiến thức thông tin trực tuyến; dịch 
vụ phổ biến thông tin có chọn lọc (SDI). 
Chẳng hạn, dịch vụ phổ biến thông tin có 
chọn lọc, dịch vụ xử lý dữ liệu nghiên cứu 
sẽ giúp những GV có tính nhạy cảm và tính 
cạnh tranh lựa chọn, bởi họ cảm thấy thời 
gian là rào cản ảnh hưởng đến quá trình tìm 
kiếm thông tin của mình, nên việc lựa chọn 
những dịch vụ tiết kiệm thời gian và công 
sức sẽ giúp họ có được thông tin mình cần 
tìm. Tương tự, đối với nhóm tính cách hướng 
ngoại, thư viện cung cấp danh mục công bố 
khoa học theo ngành, lĩnh vực sẽ giúp GV 
có thể tiếp cận được nhiều lĩnh vực khác 
nhau, các hướng nghiên cứu mới mà không 
giới hạn trong phạm vi chủ đề mà họ đang 
quan tâm. 
Kết luận
Sự đa dạng trong tính cách của từng GV 
hình thành nên đặc điểm hành vi tìm kiếm 
thông tin của GV tại các trường đại học. Để 
hoàn thiện HVTT của GV, các biện pháp cụ 
thể khác cũng cần được triển khai linh hoạt 
như nghiên cứu hành vi tìm kiếm thông tin 
của GV nhằm nhận diện những đặc điểm 
về hành vi của GV trong quá trình xác định, 
đánh giá nguồn thông tin, xây dựng chiến 
lược tìm kiếm thông tin, xử lý và chọn lọc 
thông tin. Đồng thời, cũng cần nhận diện và 
phân loại được đặc điểm tính cách của GV, 
giúp thư viện xây dựng hồ sơ người dùng 
tin là GV với các xu hướng tính cách khác 
nhau, có thêm cơ sở thực tiễn để phát triển 
nguồn lực thông tin phù hợp, giúp GV hoàn 
thiện hơn trong hành vi tìm kiếm thông tin 
phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và tự học 
trong nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Văn Sao (2013). Giáo trình hành 
vi con người và môi trường xã hội, Nxb. Dân trí, 
Hà Nội.
2. Meyers Eric M, Fisher Karen E và 
Marcoux Elizabeth (2009). “Making sense 
of an information world: The everyday- life 
information behavior of preteens”, The Library 
Quarterly, Vol. 79(3), p.301-341. 
3. Fisher, Karen; Erdelez, Sanda & 
McKechnie, Lynne (E.F.) eds (2005). Theories 
of Information Behavior, Information Today, 
Medford, NJ. 
4. Gericke, E.M. (2001). Information 
users: only study guide for INS303-6, University 
of South Africa, Pretoria. 
5. Heinström, J. (2003). "Five personality 
dimensions and their influence on information 
behaviour", Information Research, 9(1) paper 
165 [Available at  /ir/9-1/
paper165.html]
6. Phares, E. J. (1991). Introduction to 
psychology. (3rd. ed.) New York: Harper Collins 
Publishers.
7. Wu, I. (2011). “Towards supporting 
information seeking and retrieval activities 
based on evolving topic-needs”, Journal of 
Documentation, 67(3), p.525-559.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 05-11-2018; 
Ngày phản biện đánh giá: 06-02-2019; Ngày 
chấp nhận đăng: 15-3-2019).

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_tinh_cach_va_hanh_vi_tim_kiem_thong_tin_cua_giang_v.pdf