Công tác số hóa tài liệu ở thư viện trong việc dạy - Học trực tuyến hiện nay

Nếu thế kỷ XX chứng kiến những đột phá trong phát triển công

nghệ thông tin như một thành tựu khoa học ứng dụng, thì thế kỷ XXI lại

chứng kiến sự phát triển tột bậc của công nghệ ấy qua sự hóa thân vào vai

trò một công cụ đắc lực cho sự phát triển con người. Đào tạo trực tuyến ra

đời như một cuộc cách mạng về dạy và học của thế kỷ XXI. Nhờ có những

giải pháp tiên tiến của công nghệ để người dạy có thể thiết kế được những

phương tiện truyền tải kiến thức và kỹ năng một cách hữu hiệu nhất tới

người đọc, ngày nay người học có thể ngồi ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào

để “đến trường” mà vẫn đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.

Thuật ngữ "số hóa" (tiếng Anh là Digitigation) là hình thức chuyển

đổi dữ liệu từ dạng văn bản hệ thống bên ngoài thành những dữ liệu

dạng tín hiệu số được máy tính hiểu và lưu trữ. Có nhiều định nghĩa

khác nhau nhưng có nội dung chung đều cho rằng: số hóa tài liệu là

quá trình chuyển các dạng dữ liệu/tài liệu truyền thống như các bản

viết tay, bản in trên giấy, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh, dữ liệu toàn

văn với nhiều định dạng khác nhau sang dữ liệu trên máy tính và được

máy tính nhận biết được như tài liệu ban đầu gọi là số hoá dữ liệu. Hay

nói cách khác số hoá tài liệu là hình thức chuyển đổi các tài liệu truyền

thống bên ngoài thành dạng tài liệu số mà máy tính có thể hiểu được.

Sản phẩm sau khi số hóa tài liệu chính là nguồn tài nguyên số/dữ liệu

số - các dữ liệu dạng chữ, hình ảnh, âm thanh được máy tính nhận

biết đúng định dạng và được sử dụng trên máy tính.

Công tác số hóa tài liệu ở thư viện trong việc dạy - Học trực tuyến hiện nay trang 1

Trang 1

Công tác số hóa tài liệu ở thư viện trong việc dạy - Học trực tuyến hiện nay trang 2

Trang 2

Công tác số hóa tài liệu ở thư viện trong việc dạy - Học trực tuyến hiện nay trang 3

Trang 3

Công tác số hóa tài liệu ở thư viện trong việc dạy - Học trực tuyến hiện nay trang 4

Trang 4

Công tác số hóa tài liệu ở thư viện trong việc dạy - Học trực tuyến hiện nay trang 5

Trang 5

Công tác số hóa tài liệu ở thư viện trong việc dạy - Học trực tuyến hiện nay trang 6

Trang 6

Công tác số hóa tài liệu ở thư viện trong việc dạy - Học trực tuyến hiện nay trang 7

Trang 7

Công tác số hóa tài liệu ở thư viện trong việc dạy - Học trực tuyến hiện nay trang 8

Trang 8

Công tác số hóa tài liệu ở thư viện trong việc dạy - Học trực tuyến hiện nay trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 12160
Bạn đang xem tài liệu "Công tác số hóa tài liệu ở thư viện trong việc dạy - Học trực tuyến hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công tác số hóa tài liệu ở thư viện trong việc dạy - Học trực tuyến hiện nay

Công tác số hóa tài liệu ở thư viện trong việc dạy - Học trực tuyến hiện nay
CÔNG TÁC SỐ HÓA TÀI LIỆU Ở THƯ VIỆN 
TRONG VIỆC DẠY - HỌC TRỰC TUYẾN HIỆN NAY
Huỳnh Mẫn Đạt*1
Tóm tắt: Trong thời gian đại dịch COVID-19 vừa qua dạy, học trực 
tuyến đã và đang diễn ra, với vai trò quan trọng của mình, tài liệu 
số đã đóng góp một phần rất quan trọng trong việc thành công 
của quá trình dạy và học theo cách thức mới này. Bài viết có cái 
nhìn hệ thống về quá trình, diễn biến của đào tạo trực tuyến cũng 
như đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác số hóa tài liệu 
đáp ứng được yêu cầu của người học trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: Tài liệu số; Tài liệu điện tử; Số hóa tài liệu; Đào tạo trực tuyến.
1. ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Nếu thế kỷ XX chứng kiến những đột phá trong phát triển công 
nghệ thông tin như một thành tựu khoa học ứng dụng, thì thế kỷ XXI lại 
chứng kiến sự phát triển tột bậc của công nghệ ấy qua sự hóa thân vào vai 
trò một công cụ đắc lực cho sự phát triển con người. Đào tạo trực tuyến ra 
đời như một cuộc cách mạng về dạy và học của thế kỷ XXI. Nhờ có những 
giải pháp tiên tiến của công nghệ để người dạy có thể thiết kế được những 
phương tiện truyền tải kiến thức và kỹ năng một cách hữu hiệu nhất tới 
người đọc, ngày nay người học có thể ngồi ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào 
để “đến trường” mà vẫn đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.
Thuật ngữ "số hóa" (tiếng Anh là Digitigation) là hình thức chuyển 
đổi dữ liệu từ dạng văn bản hệ thống bên ngoài thành những dữ liệu 
dạng tín hiệu số được máy tính hiểu và lưu trữ. Có nhiều định nghĩa 
* Tiến sĩ, Khoa Thông tin, Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
481
CÔNG TÁC SỐ HÓA TÀI LIỆU Ở THƯ VIỆN TRONG VIỆC DẠY - HỌC TRỰC TUYẾN HIỆN NAY 
khác nhau nhưng có nội dung chung đều cho rằng: số hóa tài liệu là 
quá trình chuyển các dạng dữ liệu/tài liệu truyền thống như các bản 
viết tay, bản in trên giấy, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh, dữ liệu toàn 
văn với nhiều định dạng khác nhau sang dữ liệu trên máy tính và được 
máy tính nhận biết được như tài liệu ban đầu gọi là số hoá dữ liệu. Hay 
nói cách khác số hoá tài liệu là hình thức chuyển đổi các tài liệu truyền 
thống bên ngoài thành dạng tài liệu số mà máy tính có thể hiểu được. 
Sản phẩm sau khi số hóa tài liệu chính là nguồn tài nguyên số/dữ liệu 
số - các dữ liệu dạng chữ, hình ảnh, âm thanh được máy tính nhận 
biết đúng định dạng và được sử dụng trên máy tính. 
Đặc điểm của đào tạo trực tuyến có nhiều đổi mới hơn so với học 
truyền thống, cung cấp cho học viên sự kết hợp hài hòa giữa nhìn, 
nghe và sự chủ động tích cực trong hoạt động. Chính nhờ vào lợi ích 
đó, đào tạo qua mạng đã mang lại rất nhiều hiệu quả cho việc học tập 
như: thu hút được nhiều đối tượng học viên trên phạm vi toàn cầu, cắt 
giảm được nhiều chi phí xuất bản, in ấn tài liệu. Học viên khi tham gia 
vào các lớp học trực tuyến có thể chủ động lựa chọn cho mình những 
kiến thức phù hợp. Người học trực tuyến có thể chủ động chọn những 
kiến thức phù hợp với mình so với hình thức tiếp thu thụ động trên 
lớp. Cùng với việc đánh giá được nhu cầu thực tế, học trực tuyến có 
thể áp dụng cho tất cả các nhu cầu cụ thể nhất. Phương pháp tương 
tác bảng điện tử đang là một hình thức học trực tuyến được chú trọng 
nhiều nhất. Các bài giảng của giáo viên sẽ được trình bày thông qua 
phương thức học tại lớp truyền thống và được ghi hình lại nhằm làm 
tư liệu giảng dạy một cách sinh động cho học sinh ở khắp nơi. Chính 
nhờ phương pháp này, học viên sẽ tiếp thu bài nhanh chóng và giờ học 
trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
Ngoài ra, đào tạo trực tuyến đồng bộ còn giúp cho người học có 
khả năng tự kiểm soát tốc độ học của mình sao cho phù hợp với bản 
thân, vẫn đảm bảo được chất lượng học tập mà không cần phải có 
những phần hướng dẫn. Chính vì những đặc điểm trên, học trực tuyến 
đang là một giải pháp tối ưu nhất với sự thu hút đông đảo học viên ở 
nhiều trình độ và cấp học khác nhau.
482
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
2. NHỮNG ƯU – NHƯỢC ĐIỂM TRONG VIỆC ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
Ưu điểm của lớp học trực tuyến là khả năng giảm thiểu chi phí đi 
lại, tiết kiệm được thời gian và không gian học tập. Hơn thế nữa, việc 
xây dựng thiết kế Web trường học không tốn nhiều chi phí bằng việc 
xây dựng một trường học và cũng không cần giấy phép xây dựng phức 
tạp. Ngoài ra, khóa học online còn có các ưu điểm khác:
+ Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Truyền đạt kiến thức nhanh chóng, 
thông tin theo yêu cầu của học viên. Người học có thể truy cập vào 
các khóa học trực tuyến tại bất kỳ nơi đâu: ở nhà, nơi làm việc hay các 
địa điểm mạng Internet công cộng và vào bất kỳ thời gian nào thích 
hợp khi người học muốn.
+ Tiết kiệm chi phí học tập: Giúp học viên giảm tới khoảng 60% 
chi phí đi lại, địa điểm tổ chức học tập. Mỗi học viên đều có thể đăng 
ký nhiều khóa học và thanh toán trực tuyến chi phí học tập.
+ Tiết kiệm thời gian học tập: So với phương pháp đào tạo truyền 
thống thì các khóa học qua mạng giúp học viên tiết kiệm khoảng từ 
20% đến 40% thời gian do giảm được thời gian đi lại và sự phân tán.
+ Linh động và uyển chuyển: Học viên có thể chủ động và linh 
hoạt trong việc lựa chọn Website học qua mạng với sự chỉ dẫn của giáo 
viên hay những khóa học trực tuyến qua mạng với hình thức tương tác. 
Ngoài ra, học viên còn có thể tự động điều chỉnh tốc độ học tập theo 
khả năng, và còn có thể nâng cao thêm kiến thức thông qua những tài 
liệu của thư viện trực tuyến.
+ Tối ưu nội dung: Các cá nhân hay tổ chức đều có thể thiết kế 
làm Web dạy học qua mạng nhưng cấp độ đào tạo lại khác nhau giúp 
học viên dễ dàng lựa chọn. Đồng thời nội dung truyền đạt phải tối ưu 
và nhất quán.
+ Hệ thống hóa: Học trực tuyến cho phép học viên dễ dàng tham 
gia khóa học, và có thể theo dõi kết quả cũng như tiến độ học tập. Với 
khả năng thiết kế Website quản lý học sinh sinh viên, giáo viên có thể 
biết được những học viên nào tham gia khóa học, khi nào họ hoàn 
483
CÔNG TÁC SỐ HÓA TÀI LIỆU Ở THƯ VIỆN TRONG VIỆC DẠY - HỌC TRỰC TUYẾN HIỆN NAY 
tất quá trình học tập và đưa ra giải pháp thực hiện giúp họ phát triển 
trong quá trình học.
Nói chung, ưu điểm của đào tạo qua mạng mang lại sự tiện ích cho 
cả người học và giảng viên. Đối với giảng viên: có thể sử dụng hình ảnh, 
âm thanh và video để truyền đạt nội dung học tập đến người học thêm 
hấp dẫn và sinh động hơn. Ngoài ra, còn có thể quản lý học viên thông 
qua tính năng thiết kế Website quản lý trường học. Đối với học viên: tiết 
kiệm được nhiều chi phí học tập cũng như chi phí đi lại và địa điểm. 
Ngoài những ưu điểm tiện ích thì đào tạo qua mạng còn có những 
nhược điểm như sau: Học viên không có nhiều cơ hội học hỏi trao đổi 
thông tin với bạn bè. Muốn học viên học tập tốt thì học online phải có đội 
ngũ giáo viên hướng dẫn rõ ràng. Học trực tuyến online không phù hợp 
với các thành phần học viên lớn tuổi không thành thạo máy vi tính. Các tổ 
chức đào tạo lập trình Website dạy học không đủ tiêu chuẩn, sức chứa cho 
số lượng học viên có thể học với tình trạng hình ảnh, âm thanh ổn định. 
Môi trường học không kích thích được sự chủ động và sáng tạo của học 
viên. Học trực tuyến qua mạng làm giảm khả năng truyền đạt với lòng say 
mê nhiệt huyết của giáo sư đến học viên. Một số giảng viên không quen 
với việc sử dụng mạng Internet nên làm tăng khối lượng công việc cũng 
như áp lực cho giảng viên. Làm nảy sinh ra các vấn đề liên quan đến an 
ninh mạng cũng như các vấn đề về sở hữu trí tuệ. Nhược điểm quan trọng 
nữa của hình thức học online đó chính là sự tương tác của học viên với 
giảng viên một cách trực tiếp. Tuy một số trang Web khóa học online có 
cung cấp tính năng trao đổi trực tiếp giữa giảng viên và học viên thông 
qua các phần mềm trò chuyện trực tuyến nhưng cũng không đầy đủ và 
sinh động bằng việc trao đổi như hình thức đào tạo truyền thống.
1. Một số giải pháp số hóa tài liệu đáp ứng yêu cầu đào tạo trực 
tuyến trong giai đoạn hiện nay: Để công tác số hóa tài liệu được tốt 
chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp sau: 
Lựa chọn công nghệ:
Lựa chọn công nghệ để tiến hành số hóa tài liệu đóng vai trò rất 
quan trọng bởi đây là công cụ đắc lực giúp các thư viện thực hiện các 
484
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
công việc trong quy trình tạo lập và vận hành bộ sưu tập số, công nghệ 
để tiến hành số hóa cần đáp ứng các yêu cầu sau: 
- Là công cụ, môi trường để đảm bảo các tài liệu số hóa sau khi 
được tạo lập sẽ dễ dàng, thuận tiện cho người dùng tiếp cận;
- Có đủ độ tin cậy cho người quản trị và kỹ thuật viên trong quá 
trình tạo lập, bảo quản và cung cấp dữ liệu trong quá trình hoạt động 
của bộ sưu tập;
- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ thông tin – 
thư viện;
- Dễ dàng trao đổi dữ liệu với các chuẩn khác, có công cụ sao lưu 
an toàn dữ liệu với các chuẩn khác, có công cụ lưu sao an toàn dữ liệu.
Để bộ sưu tập số phát huy được hết tác dụng, thư viện khi thực 
hiện tạo lập bộ sưu tập số cần phải có cơ sở hạ tầng sau: 
- Hệ thống mạng Intranet được kết nối Internet với đường 
truyền đủ đáp ứng cho số người dùng tối thiểu của thư viện; 
- Hệ thống máy chủ đủ mạnh để đáp ứng việc lưu trữ, bảo quản, 
cung cấp dữ liệu và quản lý người dùng và các phần mềm hệ thống có 
bản quyền;
- Trang Web đăng tải và là cổng truy cập của người dùng vào bộ 
sưu tập.
Số hoá nguồn tài liệu:
Đây là công đoạn đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, kinh phí nhưng 
lại là khâu dễ dàng thực hiện nhất. 
Việc lựa chọn nguồn tài liệu để số hóa đáp ứng nhu cầu người 
học là một vấn đề quan trọng, chúng ta có thể chọn theo 2 cách: trực 
tuyến hoặc tài liệu giấy. Trong trường hợp thư viện đã áp dụng công 
nghệ chuẩn bị sẵn một giao diện trên Website, tác giả có thể tự nộp trực 
tuyến. Trường hợp chúng ta thu thập được hoặc tác giả cung cấp tài 
liệu giấy, hiện nay ở Việt Nam đã có các thiết bị số hóa tài liệu của công 
nghệ KIRTAS APT 1200, công nghệ này cùng với thiết bị BookScan APT 
1200 có thể giúp các thư viện số hóa nguồn tài liệu với số lượng lớn, giá 
485
CÔNG TÁC SỐ HÓA TÀI LIỆU Ở THƯ VIỆN TRONG VIỆC DẠY - HỌC TRỰC TUYẾN HIỆN NAY 
cả hợp lý và đảm bảo chất lượng, thiết bị nhận dạng quang học OCR. 
Đặc biệt là công nghệ KIRTAS APT 1200 có một phần mềm biên tập 
BookScan Editor cho phép tự động biên tập, tạo siêu dữ liệu theo yêu 
cầu; BookScan APT 1200 không làm hư hỏng tài liệu gốc do không phải 
tháo gáy tài liệu đối với tài liệu có độ dày trang khi thực hiện Scan.
Biên mục tài liệu số hóa (Tạo siêu dữ liệu liên kết): Mô tả dữ liệu 
(theo một trong các chuẩn siêu dữ liệu MARC, Dublin Core, MODS, 
METS, ISO 2709 trong đó chuẩn Dublin Core tương đối phổ biến vì có 
khả năng tùy biến cho các tiêu chuẩn khác với 15 trường biên mục).
Có nhiều chuẩn biên mục mang tính chất siêu dữ liệu khá thông 
dụng như: MARC 21/ UNIMARC, Dublin Core Metadata, XML Các 
dữ liệu này thường được gắn vào phần đầu cho mỗi tài liệu điện tử đặt 
trên Website và rất thích hợp cho các máy tìm kiếm, lọc ra thông tin để 
tổ chức thành kho dữ liệu mà không cần dùng đến hệ quản trị cơ sở dữ 
liệu truyền thống.
Siêu dữ liệu (metadata) dùng để mô tả một tài nguyên thông 
tin được chia sẻ trên Internet. Một bản ghi siêu dữ liệu bao gồm một 
tập hợp các thuộc tính hoặc tập các phần tử cần thiết để mô tả các tài 
nguyên theo yêu cầu. Tạo siêu dữ liệu theo 3 dạng (siêu dữ liệu mô 
tả: mô tả các thông tin về tài liệu, siêu dữ liệu cấu trúc: mô tả các liên 
kết giữa các đối tượng thông tin liên quan của tài liệu như mục lục, 
chương, phần, trang sách, hình ảnh minh họa, phụ lục... giúp người 
dùng dễ dàng di chuyển đến các thành phần của tài liệu, siêu dữ liệu 
quản trị: gồm tạo kích cỡ tập tin, định dạng tài liệu (PDF), đặc tính sử 
dụng và tình trạng của tài liệu).
- Siêu dữ liệu kỹ thuật: Thông tin về máy và sự vận hành trong quá 
trình chụp hình ảnh và thông tin này được tạo ra tự động bởi hệ thống 
của thư viện.
- Siêu dữ liệu cấu trúc: Thông tin về cấu trúc sách/trình tự sắp xếp 
đòi hỏi nhập liệu bằng tay.
- Siêu dữ liệu mô tả: Thông tin về cuốn sách là thông tin dưới biểu 
ghi MARC tương thích hoàn toàn tiêu chuẩn biên mục dữ liệu điện tử 
486
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Dublin Core 2. Dữ liệu biểu ghi MARC được nhập với khả năng đọc số 
ISBN bằng mã số mã vạch (Barcode) hoặc một giao diện người dùng 
dành cho nhập liệu mô tả nội dung (Ví dụ: tên nhan đề, tác giả, ngày 
bản quyền, bảng nội dung,) trong phần mềm biên mục nhằm nhập 
liệu nhanh và dễ dàng sử dụng.
Vận hành, bảo quản và cung cấp dữ liệu: Trước khi vận hành thật 
các công đoạn: quét (scan) – đối với các tài liệu là sách, biên mục tài 
liệu, tải tài liệu lên mạng,... thư viện sẽ thực hiện giai đoạn thử nghiệm 
bằng cách cho scan khoảng 10 đơn vị tài liệu với đủ các loại hình: sách, 
tạp chí, bản thảo, tài liệu hành chính, tranh ảnh, và cho lưu trữ cũng 
như vận hành thử trên Website để kiểm tra về chất lượng, bao gồm 
kích cỡ của hình ảnh, vấn đề xử lý chung, dạng tập tin, chiều sâu của 
bit, vùng sáng, vùng tối, giá trị âm thanh, độ sáng, độ tương phản, độ 
phân giải, sự nhiễu, sự định hướng, tiếng động, sự điều chỉnh kênh 
màu, sự mất văn bản, sự điều chỉnh hình ảnh, sự mất đường truyền 
hay mất hình ảnh, sự sống động, chất lượng truy cập, hình thức ngắn 
gọn, rõ ràng của văn bản
Trong quá trình quét tài liệu, tạo sản phẩm số cho đến biên mục tài 
liệu số nên được sao lưu, cất giữ bảo quản ở các dạng: bộ nhớ lớn của 
máy chủ, trên ổ cứng di động...
Cung cấp, tải dữ liệu lên mạng là khâu cuối cùng của tiến trình số 
hóa, bao gồm việc đưa bộ sưu tập lên mạng của thư viện để phục vụ 
trực tuyến và thiết kế giao diện với người dùng: tạo ra các công cụ sử 
dụng, chính sách khai thác đối với người dùng, ý kiến đóng góp, đánh 
giá của người sử dụng, xây dựng các ứng dụng tùy biến, chính sách 
phát triển nguồn tài liệu Tất cả các kết quả này cần được thông qua 
trước hội đồng số hóa để hoàn chỉnh lần cuối trước khi công bố kết quả 
bộ sưu tập đối với người dùng tin. 
Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, việc quản lý và cung 
cấp thông tin tài liệu lưu trữ điện tử chứa đựng những rủi ro như: Cơ 
sở dữ liệu bị xóa, thông tin bị chỉnh sửa Chính vì vậy cần thiết kế một 
hệ thống lưu giữ tránh tình trạng xâm nhập trái phép, thực hiện chế độ 
487
CÔNG TÁC SỐ HÓA TÀI LIỆU Ở THƯ VIỆN TRONG VIỆC DẠY - HỌC TRỰC TUYẾN HIỆN NAY 
quản lý tài liệu điện tử như là một bộ phận tổng thể các hồ sơ tài liệu, 
thông tin của cơ quan và cần có khuôn khổ chiến lược đối với tài liệu 
lưu trữ điện tử. Theo khái niệm của các chuyên gia, hệ thống lưu giữ tài 
liệu điện tử là một quy trình khép kín giúp các tài liệu được an toàn và 
được quản lý để tài liệu đó cùng với các thông tin, hoàn cảnh và cấu trúc 
của nó sẽ được giữ lại (tính xác thực, độ tin cậy, tính an toàn, mối quan 
hệ với các đối tượng dữ liệu có liên quan, tính hữu dụng và khả năng 
tiếp cận). Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu 
chuẩn quốc tế về công tác văn thư ISO 15489, trong tiêu chuẩn này cũng 
đã đưa ra một chuẩn mực để các cơ quan, tổ chức có thể sử dụng nhằm 
đánh giá thực tiễn và hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử.
Để công tác bảo quản, khai thác sử dụng tài liệu điện tử ít tốn kém, 
công việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là hồ sơ, tài liệu hình thành 
trong xử lý công việc của từng cá nhân phải được phân loại và quản lý 
thống nhất trong hệ thống cơ sở dữ liệu. Tuyệt đối không tự ý xóa hoặc 
thay đổi thông tin của tài liệu, hàng năm tiến hành đánh giá, xử lý chất 
lượng và chống xâm nhập của tác nhân gây hại. Các hồ sơ, tài liệu điện 
tử đến hạn nộp lưu sẽ được chuyển giao đầy đủ cho cơ quan phụ trách 
lưu trữ phân loại, lập mã số điện tử bảo quản trong hệ thống lưu trữ 
điện tử. Như vậy chúng ta sẽ giảm đi công đoạn tốn kém số hóa từ tài 
liệu giấy sang tài liệu điện tử.
Thư viện cần đầu tư hơn nữa về tài liệu điện tử vì người học sẽ 
không trực tiếp đến trường và đến thư viện để đọc tài liệu (đối với 
những tài liệu chỉ được đọc tại chỗ) hoặc mượn tài liệu về nhà để 
nghiên cứu, người học chủ yếu là ở xa địa điểm trường, thậm chí là 
ở các nước trên thế giới. Tài liệu điện tử không chỉ đơn giản là tài liệu 
được số hóa từ những giáo trình, những sách được xuất bản mà tài 
liệu điện tử cần phải được trang bị kỹ hơn, sâu hơn về nội dung và có 
những ví dụ cụ thể gần nhất so với giáo trình, sách giáo khoa, những 
ví dụ này phải thật sinh động và được liên kết đa phương tiện để tạo 
hướng thú cho người học.
Do đặc thù của hai phương thức đào tạo này là người học ít được 
tương tác với giảng viên nên thư viện sẽ làm nhiệm vụ là người trung 
488
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
gian, là chiếc cầu nối giữa người dạy với người học; tư vấn cho người 
học chọn những giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu học tập phù hợp 
nhất, hướng dẫn người học hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo cũng 
như có một kế hoạch hợp lý nhất và đạt hiệu quả cao nhất thông qua 
hình thức trực tuyến (ví dụ: dịch vụ trả lời câu hỏi 24/7). 
Tóm lại: để làm tốt việc đào tạo trực tuyến thư viện cần xây dựng 
một trung tâm học liệu với môi trường trực tuyến: với việc cung cấp 
cho người học một tài khoản học tập để họ có thể truy cập vào hệ 
thống học trực tuyến và tham gia học tập các môn học theo kế hoạch 
học tập đã đăng ký. Sinh viên được cung cấp đầy đủ các học liệu của 
môn học và môi trường học tập trực tuyến. Thư viện giúp người học: 
Kế hoạch học tập môn học, đề cương hướng dẫn học tập môn học, 
giáo trình, bài giảng phiên bản điện tử, bài giảng đa phương tiện được 
đăng tải trên hệ thống, giáo trình, bài giảng in ấn, đĩa CD bài giảng đa 
phương tiện Multimedia, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, 
file ghi toàn bộ bài giảng trên lớp học trực tuyến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Loan Thùy (2013), Khả năng chia sẻ nguồn tài nguyên điện tử và vấn đề 
bản quyền trong thư viện trường đại học, Kỷ yếu hội thảo “Chia sẻ nguồn lực 
thông tin điện tử trong hệ thống thư viện cao đẳng, đại học Việt Nam”.
2. Huỳnh Mẫn Đạt (2014), “Thư viện số với việc triển khai E-learning và 
M-learning trong trường đại học”, Văn hóa và nguồn lực, số 1(2014): 102-105
3. Phạm Thúc Trương Lương (2006), Vấn đề bản quyền tác giả trong kỷ nguyên 
số: góc nhìn từ thư viện, Kỷ yếu hội thảo “Tăng cường công tác tiêu chuẩn 
hóa trong hoạt động thông tin tư liệu.
4. Sharples, M., Corlett, D., Westmancott, O. (2000), The Design and Implementation 
of a Mobile Learning Resource, UK: University of Birmingham, Edgbaston.

File đính kèm:

  • pdfcong_tac_so_hoa_tai_lieu_o_thu_vien_trong_viec_day_hoc_truc.pdf