Cơ hội của mô hình trường Đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bằng các phương pháp định tính và định lượng, bài viết chỉ ra rằng Trường Đại

học An Giang là một trong những trường đại học địa phương được ra đời dựa trên cơ

nâng cấp từ các trường cao đẳng sư phạm địa phương. Trong khi sự ra đời của Trường

Đại học An Giang phản ánh quá trình đại học hóa và đa ngành hóa hệ thống các

trường trung cấp và cao đẳng sư phạm địa phương, thì sự phát triển của trường này

trong khoảng 2 thập kỷ qua đã góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập ngày càng

lên cao của người dân và giải quyết phần nào bài toán nhu cầu về một đội ngũ nguồn

nhân chất lượng cao của địa phương cũng như khu vực. Mặc dù vậy, những khó khăn

trong công tác tuyến sinh và giải quyết đầu ra cho các sản phẩm dịch vụ của mình từ

năm 2016 đến nay đã chuyển cơ quan chủ quản của Trường Đại học An Giang từ Ủy

ban nhân dân tỉnh An Giang sang Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Việc

chuyển đổi mô hình hoạt động đã mang lại cho Trường Đại học An Giang nhiều tín

hiệu tích cực, nhưng cơ hội quốc gia hóa theo mô hình này thực sự không nhiều đối

với các trường đại học địa phương còn lại của Việt Nam. Mặc dù vậy, thành công của

các Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Sài

Gòn. thời gian qua đã chứng minh rằng các trường đại học địa phương vẫn còn nhiều

cơ hội và giải pháp để lựa chọn trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế sắp tới.

Cơ hội của mô hình trường Đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Cơ hội của mô hình trường Đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Cơ hội của mô hình trường Đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Cơ hội của mô hình trường Đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Cơ hội của mô hình trường Đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Cơ hội của mô hình trường Đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Cơ hội của mô hình trường Đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

Cơ hội của mô hình trường Đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 8

Trang 8

Cơ hội của mô hình trường Đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 9

Trang 9

Cơ hội của mô hình trường Đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang baonam 9800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Cơ hội của mô hình trường Đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ hội của mô hình trường Đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cơ hội của mô hình trường Đại học An Giang đối với sự phát triển của hệ thống đại học địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
 455 
CƠ HỘI CỦA MÔ HÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ĐỐI VỚI 
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM 
 TRONG BỐI CẢNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
Nguyễn Mậu Hùng 
Hiển Duy Quảng 
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
Tóm tắt 
Bằng các phương pháp định tính và định lượng, bài viết chỉ ra rằng Trường Đại 
học An Giang là một trong những trường đại học địa phương được ra đời dựa trên cơ 
nâng cấp từ các trường cao đẳng sư phạm địa phương. Trong khi sự ra đời của Trường 
Đại học An Giang phản ánh quá trình đại học hóa và đa ngành hóa hệ thống các 
trường trung cấp và cao đẳng sư phạm địa phương, thì sự phát triển của trường này 
trong khoảng 2 thập kỷ qua đã góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập ngày càng 
lên cao của người dân và giải quyết phần nào bài toán nhu cầu về một đội ngũ nguồn 
nhân chất lượng cao của địa phương cũng như khu vực. Mặc dù vậy, những khó khăn 
trong công tác tuyến sinh và giải quyết đầu ra cho các sản phẩm dịch vụ của mình từ 
năm 2016 đến nay đã chuyển cơ quan chủ quản của Trường Đại học An Giang từ Ủy 
ban nhân dân tỉnh An Giang sang Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Việc 
chuyển đổi mô hình hoạt động đã mang lại cho Trường Đại học An Giang nhiều tín 
hiệu tích cực, nhưng cơ hội quốc gia hóa theo mô hình này thực sự không nhiều đối 
với các trường đại học địa phương còn lại của Việt Nam. Mặc dù vậy, thành công của 
các Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Sài 
Gòn... thời gian qua đã chứng minh rằng các trường đại học địa phương vẫn còn nhiều 
cơ hội và giải pháp để lựa chọn trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế sắp tới. 
Từ khóa: mô hình, Trường Đại học An Giang, đại học địa phương, Việt Nam, 
Cách mạng công nghiệp 4.0 
Abstract 
Opportunity of An Giang University model for the development of 
Vietnam’s provincial university system in the context of the Industrial Revolution 4.0 
By qualitative and quantitative methods, the article shows that An Giang 
University is one of the local universities which was founded on the upgrading of the 
provincial pedagogical colleges. While the establishment of An Giang University 
reflects the process of universityisation and multisectoralization of the provincial 
vocational and pedagoci colleges, its development over the past two decades has 
contributed to better meeting the increasing learning needs of the people and partially 
solving the quesion of a high quality human resources for the locality and the region. 
However, the decrease of enrollment and difficulties in the settlement of outputs for its 
service products since 2016 have moved the governing body of An Giang University 
from the People’s Committee of An Giang Province to Vietnam National University-
Ho Chi Minh City. The change of operating model has brought An Giang University 
several positive signs, but the opportunity of nationalization under this model is really 
not much for Vietnam’s remaining provincial universities. However, the success of 
 456 
Tra Vinh University, Thu Dau Mot University, Saigon University... has proved over 
time that provincial universities still have a number of opportunities and solutions to 
choose on the road of development and international integration. 
Key words: model, An Giang University, provincial university, Vietam, 
Industrial Revolution 4.0 
1. Đặt vấn đề 
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng 
trong hơn 3 thập kỷ qua, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam không chỉ ngày càng 
khẳng định được chiều sâu chất lượng và đẳng cấp học thuật cả trong lẫn ngoài nước, 
mà còn từng bước mở rộng cả quy mô đào tạo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực 
của thị trường lao động. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của hệ thống các trường đại học 
địa phương trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI vừa phù hợp với 
xu thế phát triển chung của thời cuộc, vừa góp phần chia sẽ gánh nặng đào tạo của hệ 
thống giáo dục bậc cao đã có lúc trở nên quá tải và tạo thêm nhiều cơ hội tiếp cận các 
dịch vụ giáo dục đại học cho người dân cũng như phần nào giải quyết được tình trạng 
thiếu hụt lực lượng lao động trình độ cao của cả các địa phương lẫn nền kinh tế quốc 
dân. Tuy nhiên, sau một thời gian khai hoa nở nhụi, tỏa hương ngút ngàn, và đơm hoa 
kết trái ngọt ngào, không ít trường đại học địa phương của Việt Nam hiện nay đang 
phải đối mặt với nhiều thử thách không hề đơn giản.1 Trước tình hình đó, mỗi trường 
đại học địa phương có một phương phát triển, giải pháp đối phó, và lựa chọn giải pháp 
khác nhau để vừa khai thác và phát huy tối đa các tiềm lực hiện có, vừa phục vụ tốt 
hơn nhu cầu hội nhập quốc tế của các địa phương cũng như thị trường lao động cả 
nước. Trường Đại học An Giang là một trong những ví dụ điển hình cho quá trình hình 
thành và phát triển của hệ thống giáo dục đại học địa phương của Việt Nam trong hơn 
20 năm qua cũng như phương án lựa chọn để giải thoát c ...  thành phố mang 
tên Bác, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có thêm phân hiệu Bến 
Tre chẳng khác gì một trường đại học thành viên trực thuộc. Điều đó cho thấy rằng 
mặc dù đã trở thành một trong những trung tâm đào tạo hàng đầu cả nước và đang 
vươn tầm quốc tế, nhưng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chưa muốn dừng 
lại. Việc tiếp nhận thêm Trường Đại học An Giang trong tình trạng khốn đốn không 
chỉ phản ánh năng lực giải quyết vấn đề và tham vọng bành trướng chưa nguôi của đầu 
tàu giáo dục đại học quốc gia, mà còn góp phần khoách trương thanh thế và tạo điều 
kiện không nhỏ cho Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tiến mạnh hơn trên các 
bảng xếp hạng đại học quốc tế cũng như trong các cuộc chiến cạnh tranh thị phần lợi 
ích trên thị trường giáo dục cả trong lẫn ngoài nước. Thực tế đó cho thấy việc Trường 
Đại học An Giang gia nhập đại gia đình Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 
không chỉ là nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của trường này và chính quyền địa 
phương, mà còn là xu thế phát triển tất yếu của hệ thống giáo dục bậc cao của Việt 
Nam hiện nay. 
Thứ tư, cơ hội không nhiều cho các trường đại học địa phương. Mặc dù đây là 
xu thế phát triển tất yếu của thời cuộc và phù hợp với nguyện vọng của tất cả các bên 
liên quan, nhưng cơ hội đó không thật sự rõ ràng và trong thực tế là không nhiều đối 
với hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay. Hiện nay, Việt Nam có 2 đại 
43 Hồng Thi (2020, ngày 29 tháng 5), UBND tỉnh Gia Lai và Đại học Tôn Đức Thắng hợp tác giai đoạn 2020-
2025, trong: https://baogialai.com.vn/channel/8301/202005/ubnd-tinh-gia-lai-va-dai-hoc-ton-duc-thang-hop-
tac-giai-doan-2020-2025-5684367/index.htm (truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2020). 
 464 
học quốc gia và 3 đại học vùng. Đây là những trung tâm đào tạo hàng đầu, đóng vai 
trò đầu tàu, và biểu tượng của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Các đầu 
tàu này không chỉ mạnh về quy mô và số lượng, mà còn tinh hoa về đẳng cấp và tinh 
túy về chất lượng. Việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng và khẳng định vị thế của mình ra 
bên ngoài là một nhu cầu tất yếu của tất cả các trung tâm đào tạo hàng đầu cả nước. 
Tuy nhiên, trong bối cảnh việc thành lập mới các trường đại học là điều không thể, thì 
việc tiếp nhận thêm các cơ sở giáo dục đại học có tiềm lực nhưng thiếu năng lực đầu 
tư phát triển là một giải pháp chiến lược. Mặc dù vậy, để giải quyết những bài toán 
khó nuốt của các trường khó khăn và biến thách thức thành lợi thế, thì bản thân các đại 
học quốc gia và đại học vùng cần phải có tiềm lực thực sự, tiềm năng phát triển, và 
tham vọng mở rộng quy mô cũng như địa bàn hoạt động của mình. Xét trên phương 
diện này, thì cả hai đại học quốc gia và ba đại học vùng của Việt Nam đang sở hữu 
nhiều lợi thế. Không những được ưu tiên đầu tư những nguồn lực quốc gia tốt nhất có 
thể để phục vụ cho các chiến lược phát triển lâu dài, mà đây còn là nơi tập trung các 
đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu cả nước. Mặc dù vậy, hệ thống các 
trường đại học quốc gia và đại học vùng của Việt Nam không thể nào tiếp nhận cùng 
một lúc tất cả các trường đại học địa phương còn lại cũng như giải quyết triệt để các 
bài toán mang tính bản chất của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trong một 
sớm một chiều. Chính vì thế, cơ hội để trở thành một phần của các đại học quốc gia và 
đại học vùng của các trường đại học địa phương còn lại của Việt Nam là không thực 
sự sáng sủa. Điều đó có nghĩa là Trường Đại học An Giang không chỉ đã biết nhanh 
chóng chớp thời cơ, mà còn tự nâng cấp, nâng tầm, và quốc gia hóa bản thân mình 
bằng quá trình đổi chủ ngoạn mục. 
Thứ năm, vẫn còn nhiều phương án và lựa chọn khác phù hợp hơn. Cho dù việc 
Trường Đại học An Giang được quốc gia hóa là một giải pháp đang ao ước của nhiều 
trường đại học địa phương của Việt Nam hiện nay, nhưng thực tế cũng cho thấy rằng 
không ít trường không thực sự mặn mà lắm với phương án này, trong khi vẫn còn 
không ít lựa chọn xem ra có thể khả thi hơn. Mặc dù một số trường đại học địa phương 
thiếu tiềm lực của Việt Nam hiện nay đang thực sự đang phải đối mặt với thử thách 
mang tính sống còn, nhưng câu chuyện thành công của hệ thống này cũng không phải 
là ít. Trường Đại học Trà Vinh là trường đại học công lập địa phương đầu tiên trong cả 
nước được hép triển thực hiện thí điểm mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ từ năm 
2017.44 Hiện nay Trường Đại học Trà Vinh đã có hơn 1.200 giảng viên và khoảng 
20.000 sinh viên theo học ở 59 ngành đại học, 33 ngành sau đại học (25 ngành đào tạo 
thạc sĩ và 8 ngành đào tạo tiến sĩ).45 Năm học 2018-2019, Trường Đại học Trà Vinh có 
tổng thu là 390,467 tỷ đồng. Trong đó, thu từ ngân sách chỉ là 17,097 tỷ đồng và đã có 
13,295 tỷ đồng từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.46 Trường Đại học 
Trà Vinh không chỉ là trường đại học lớn nhất, cánh chim đầu đàn, và anh cả của hệ 
thống đại học địa phương, mà còn là một trong những trường đại học công lập hàng 
trung có khả năng triển khai mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ tốt nhất Việt Nam. 
Đây rõ ràng là một mô hình lý tưởng choc các trường đại học địa phương hàng đầu, 
cùng hệ thống, và có tiềm lực phát triển đi theo. Tiêu biểu nhất trong số này là Trường 
44 Tâm An (2019), Hướng đi cho trường ĐH địa phương, trong: https://giaoducthoidai.vn/huong-di-cho-truong-
dh-dia-phuong-3816363.html (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020). 
45 H.Lợi và Đ.Khởi (2020), Trường Đại học Trà Vinh: Mô hình cho cộng đồng, trong: 
https://saigondautu.com.vn/van-hoa-doi-song/truong-dai-hoc-tra-vinh-mo-hinh-cho-cong-dong-76166.html 
(truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2020). 
46 Trường Đại học Trà Vinh (2020), THÔNG BÁO Công khai tài chính của cơ sở giáo dục đại học, trường cao 
đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm học 2018-2019, Trà Vinh, tr. 3. 
 465 
Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Hồng Đức, Trường 
Đại học Hải Phòng. 
Tóm lại, việc Trường Đại học An Giang được sáp nhập vào Đại học Quốc gia 
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 vừa là một sự kiện mang tính bước ngoặt vừa là 
một phương án mới đối với hệ thống các trường đại học địa phương đang gặp khó 
khăn của Việt Nam hiện nay. Giải pháp này không chỉ đã mang đến những tín hiệu hết 
sức tích cực đối với chính bản thân nhà trường, mà còn chứng minh được tính năng 
động và sáng tạo của chính quyền địa phương trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp tối 
ưu nhất đối với chính mình cũng như khu vực và cả nước. Quá trình quốc gia hóa 
Trường Đại học An giang chính vì thế không chỉ xuất phát từ các nhu cầu cấp thiết và 
nguyện vọng chính đáng của bản thân nhà trường và chính quyền địa phương, mà còn 
phù hợp cơ bản với mong muốn vươn tầm của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí 
Minh và chiến lược phát triển mạng lưới giáo dục đại học trong cả nước. Mặc dù vậy, 
đây không phải là trường hợp độc nhất vô nhị nếu xét thêm đề nghị của Trường Đại 
học Quảng Nam và mong muốn chưa thành lời của nhiều trường đại học địa phương 
khác trong cả nước. Thay vào đó, quá trình quốc gia hóa của Trường Đại học An 
Giang về cơ bản phản ánh một xu thế phát triển có tách có nhập và có lên có xuống 
của cả hệ thống giáo dục bậc cao. Mặc dù có rất nhiều điểm tích cực và tương lai rất 
triển vọng như vậy, nhưng cơ hội thực sự cho quá trình quốc gia hóa của các cơ sở 
giáo dục địa phương còn lại của Việt Nam không thực sự rộng mở. Một mặt của vấn 
đề này xuất phát từ tiềm lực thực sự của các bên liên quan, nhưng mặt khác hiện vẫn 
còn nhiều phương án và giải pháp xem ra không kém phần hấp dẫn và hiệu quả. Thành 
công của các Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại 
học Sài Gòn... trong thời gian vừa qua là những ví dụ điển hình cho xu hướng phát 
triển này. 
3. Kết luận 
Tóm lại, sự ra đời và phát triển của hệ thống các trường đại học địa phương 
trong hơn 20 năm qua đã góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập ngày càng cao của 
người dân.47 Quá trình ra đời và phát triển của Trường Đại học An Giang từ năm 1999 
đến năm 2019 là một trong những ví dụ điển hình cho xu thế vận động này. Trường 
Đại học An Giang là một trong những trường đại học công lập trực thuộc các tỉnh đầu 
tiên của Việt Nam được thành lập dựa trên cơ sở nâng cấp từ trường cao đẳng sư phạm 
của tỉnh. Trường Đại học An Giang chính vì thế là một trong những ngọn cơ tiên 
phong của quá trình đại học hóa và đa ngành hóa các trường trung cấp và cao đẳng sư 
phạm của các địa phương. Trong thời kỷ nở rộ của giáo dục đại học, Trường Đại học 
An Giang là một trong những trường đại học địa phương mạnh nhất của Việt Nam và 
đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề về đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả 
tỉnh nhà lẫn các địa phương trong vùng. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển chung của 
giáo dục đại học cả nước, từ năm 2016 cho đến nay cơ hội phát triển của nhà trường 
đang có xu hướng chững lại. Trước tình hình đó, mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ 
được xem là một trong những chìa khóa cho thực trạng hiện tại của nhà trường, nhưng 
hiệu quả thực tế trong công tác tuyển sinh cũng như khả năng giải quyết đầu ra cho các 
sản phẩm dịch vụ của nhà trường đã buộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang phải lựa 
chọn phương án chuyển thành trường đại học trực thuộc các bộ ngành trung ương hoặc 
sáp nhập vào các đại học vùng và đại học quốc gia. Nếu trong năm học 2017-2018, 
47 Lê Vân (2019), Trường đại học địa phương loay hoay tìm hướng phát triển, trong: https://baotintuc.vn/giao-
duc/truong-dai-hoc-dia-phuong-loay-hoay-tim-huong-phat-trien-20190728234850639.htm (truy cập ngày 28 
tháng 3 năm 2020). 
 466 
ngân sách nhà nước vẫn chiếm phần lớn trong tổng nguồn thu của nhà trường,48 thì 
trong kế hoạch thu khoảng 122,7 tỷ đồng của trường trong năm học 2019-2020, có 
61,1 tỷ đồng thu từ học phí và 61,6 tỷ đồng thu từ các hoạt động sản xuất kinh 
doanh.49 Thực tế đó cho thấy quá trình chuyển hướng hoạt động của nhà trường đã bắt 
đầu phát huy tác dụng và có kết quả trong thực tế. Mặc dù không nhiều trường đại học 
địa phương có được may mắn khoác trên mình một thương hiệu đại học quốc gia như 
Trường Đại học An Giang trong bối cảnh hiện nay,50 nhưng cơ hội của các phương án 
khác không phải đã hết đối với các trường đại học địa phương còn lại của Việt Nam. 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Tâm An (2019), Hướng đi cho trường ĐH địa phương, trong: 
https://giaoducthoidai.vn/huong-di-cho-truong-dh-dia-phuong-3816363.html 
(truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020). 
2. Mạnh Cường (2020, ngày 13 tháng 2), Vì sao Trường ĐH Quảng Nam 
muốn là thành viên ĐH Đà Nẵng?, trong: https://thanhnien.vn/giao-duc/vi-sao-
truong-dh-quang-nam-muon-la-thanh-vien-dh-da-nang-1182256.html (truy cập 
ngày 25 tháng 6 năm 2020). 
3. Phạm Cường (2019), Trường Đại học An Giang chính thức là thành viên Đại học 
Quốc gia TP Hồ Chí Minh, trong: 
hoc-an-giang-chinh-thuc-la-thanh-vien-dai-hoc-quoc-gia-tp-ho-chi-minh-
534879.html (truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020). 
4. H.Lợi và Đ.Khởi (2020), Trường Đại học Trà Vinh: Mô hình cho cộng 
đồng, trong: https://saigondautu.com.vn/van-hoa-doi-song/truong-dai-hoc-tra-
vinh-mo-hinh-cho-cong-dong-76166.html (truy cập ngày 30 tháng 3 năm 
2020). 
5. Nghiêm Huê (2018), Đại học tỉnh lẻ khốn khó triền miên, sáp nhập hay đóng cửa?, 
trong: https://news.zing.vn/dai-hoc-tinh-le-khon-kho-trien-mien-sap-nhap-hay-
dong-cua-post903138.html (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020). 
6. Thanh Hùng (2019), Èo uột trường đại học tỉnh, trong: 
https://www.sggp.org.vn/eo-uot-truong-dai-hoc-tinh-611483.html (truy cập ngày 
28 tháng 3 năm 2020). 
48 Trường Đại học An Giang (2018), THÔNG BÁO Công khai cam kết chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục 
đại học năm học 2017 - 2018, An Giang. 
49 Trường Đại học An Giang (2019, ngày 31 tháng 12), Quyết định Về việc công bố công kai dự toán ngân sách 
năm 2020 của Trường Đại học An Giang, Số: 658/QĐ-ĐHAG, ngày 31 tháng 12 năm 2019, An Giang. 
50 Tâm An (2019), Hướng đi cho trường ĐH địa phương, trong: https://giaoducthoidai.vn/huong-di-cho-truong-
dh-dia-phuong-3816363.html (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020). 
 467 
7. Xuân Phú (2020, ngày 14 tháng 1), Đề xuất Trường Đại học Quảng Nam thuộc 
Đại học Đà Nẵng: Cần giải quyết nhiều “bài toán,” trong: 
hoc-da-nang-can-giai-quyet-nhieu-bai-toan-83420.html (truy cập ngày 25 tháng 6 
năm 2020). 
8. Hồng Thi (2020, ngày 29 tháng 5), UBND tỉnh Gia Lai và Đại học Tôn Đức 
Thắng hợp tác giai đoạn 2020-2025, trong: 
https://baogialai.com.vn/channel/8301/202005/ubnd-tinh-gia-lai-va-dai-hoc-ton-
duc-thang-hop-tac-giai-doan-2020-2025-5684367/index.htm (truy cập ngày 25 
tháng 6 năm 2020). 
9. Thủ tướng Chính phủ (2019, ngày 13 tháng 8), Quyết định về việc chuyển trường 
đại học An Giang là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố 
Hồ Chí Minh, Số: 1007/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 8 năm 2019, Hà Nội. 
10. Trường Đại học An Giang (2011, ngày 11 tháng 11), Quyết định về việc ban hành 
“Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng Hệ Giáo dục không chính quy, hình thức 
VLVH theo hệ thống tín chỉ,” Số: 349/QĐ-ĐHAG, ngày 11 tháng 11 năm 2011, 
An Giang. 
11. Trường Đại học An Giang (2018), Thông báo Công khai cam kết chất lượng đào 
tạo của cơ sở giáo dục đại học năm học 2017 - 2018, An Giang. 
12. Trường ĐH An Giang (2019), Sổ tay sinh viên năm học 2018-2019, An Giang. 
13. Trường Đại học An Giang (2019), Sự kiện Trường Đại học An Giang qua các 
năm, trong: https://www3.agu.edu.vn/index.php/vi/dai-hoc-giang-theo-dong-thoi-
gian (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 
14. Trường Đại học An Giang (2019), Trường Đại học An Giang: 20 năm Xây dựng - 
Hội nhẬp - Phát triển, trong: https://www.agu.edu.vn/gioithieu/gioi-thieu-truong-
dai-hoc-an-giang.html (truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020). 
15. Trường Đại học An Giang (2019, ngày 31 tháng 12), Quyết định Về việc công bố 
công kai dự toán ngân sách năm 2020 của Trường Đại học An Giang, Số: 
658/QĐ-ĐHAG, ngày 31 tháng 12 năm 2019, An Giang. 
16. Trường Đại học An Giang (2019, ngày 31 tháng 12), V/v Báo cáo tình hình thực 
hiện Quy chế công khai NH 2018-2019, Số: 342/ ĐHAG, ngày 31 tháng 12 năm 
2019, An Giang. 
17. Trường Đại học Hồng Đức (2017, ngày 16 tháng 9), Lịch sử hình thành và phát 
triển của trường Đại học Hồng Đức, trong: 
su-hinh-thanh.html (truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2020). 
18. Trường Đại học Trà Vinh (2020), Thông báo Công khai tài chính của cơ sở 
giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm học 
2018-2019, Trà Vinh, tr. 3. 
19. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2017, ngày 7 tháng 8), Quyết định Về việc 
giao quyền tự chủ cho Trường Đại học An Giang giai đoạn 2017-2020, Số: 
2392/QĐ-UBND, ngày 7 tháng 8 năm 2017, An Giang. 
20. Lê Vân (2019), Trường đại học địa phương loay hoay tìm hướng phát triển, 
trong: https://baotintuc.vn/giao-duc/truong-dai-hoc-dia-phuong-loay-hoay-
tim-huong-phat-trien-20190728234850639.htm (truy cập ngày 28 tháng 3 
năm 2020). 

File đính kèm:

  • pdfco_hoi_cua_mo_hinh_truong_dai_hoc_an_giang_doi_voi_su_phat_t.pdf