Chính sách tài chính với việc đào tạo nguồn nhân lực thư viện số tại Việt Nam

Kinh tế số đang có sự phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới

và tạo ra sự thay đổi căn bản trong cách tiếp cận hoạt động sản xuất,

tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Nền kinh tế số Việt Nam được đánh giá

là có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với tốc độ

tăng trưởng đạt 38%/năm. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của kinh

tế số kéo theo yêu cầu về trình độ nguồn nhân lực kỹ thuật cao, đặc

biệt là yêu cầu về sự đa dạng trong cách cung cấp và tiếp cận thông

tin, tri thức thông qua hệ thống thư viện hiện đại, thư viện số. Yêu cầu

này đòi hỏi công tác đào tạo nguồn nhân lực thư viện số phải thật sự

hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Hiện nay nhiều rào

cản đối với hiệu quả của hoạt động đào tạo, trong đó có rào cản về

cơ chế, chính sách tài chính như sự mất cân đối trong cơ cấu chi, tính

thiếu hiệu quả trong các chính sách hỗ trợ thuế, tín dụng Bài viết

tập trung phân tích các chính sách tài chính cho đào tạo nói chung và

đào tạo nhân lực thư viện số nói riêng. Qua đó, rút ra một số khuyến

nghị chính sách nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này.

Chính sách tài chính với việc đào tạo nguồn nhân lực thư viện số tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Chính sách tài chính với việc đào tạo nguồn nhân lực thư viện số tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Chính sách tài chính với việc đào tạo nguồn nhân lực thư viện số tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Chính sách tài chính với việc đào tạo nguồn nhân lực thư viện số tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Chính sách tài chính với việc đào tạo nguồn nhân lực thư viện số tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Chính sách tài chính với việc đào tạo nguồn nhân lực thư viện số tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Chính sách tài chính với việc đào tạo nguồn nhân lực thư viện số tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Chính sách tài chính với việc đào tạo nguồn nhân lực thư viện số tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Chính sách tài chính với việc đào tạo nguồn nhân lực thư viện số tại Việt Nam trang 9

Trang 9

Chính sách tài chính với việc đào tạo nguồn nhân lực thư viện số tại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang baonam 10860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chính sách tài chính với việc đào tạo nguồn nhân lực thư viện số tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách tài chính với việc đào tạo nguồn nhân lực thư viện số tại Việt Nam

Chính sách tài chính với việc đào tạo nguồn nhân lực thư viện số tại Việt Nam
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỚI VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 
THƯ VIỆN SỐ TẠI VIỆT NAM
Hoàng Minh Bắc1* - Phạm Ngọc Hiển2** - Phạm Tiến Đạt3***
Tóm tắt: Kinh tế số đang có sự phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới 
và tạo ra sự thay đổi căn bản trong cách tiếp cận hoạt động sản xuất, 
tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Nền kinh tế số Việt Nam được đánh giá 
là có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với tốc độ 
tăng trưởng đạt 38%/năm. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của kinh 
tế số kéo theo yêu cầu về trình độ nguồn nhân lực kỹ thuật cao, đặc 
biệt là yêu cầu về sự đa dạng trong cách cung cấp và tiếp cận thông 
tin, tri thức thông qua hệ thống thư viện hiện đại, thư viện số. Yêu cầu 
này đòi hỏi công tác đào tạo nguồn nhân lực thư viện số phải thật sự 
hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Hiện nay nhiều rào 
cản đối với hiệu quả của hoạt động đào tạo, trong đó có rào cản về 
cơ chế, chính sách tài chính như sự mất cân đối trong cơ cấu chi, tính 
thiếu hiệu quả trong các chính sách hỗ trợ thuế, tín dụng Bài viết 
tập trung phân tích các chính sách tài chính cho đào tạo nói chung và 
đào tạo nhân lực thư viện số nói riêng. Qua đó, rút ra một số khuyến 
nghị chính sách nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này.
Từ khóa: Thư viện; Nhân lực; Kỹ thuật số; Chính sách tài chính.
1. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THƯ VIỆN SỐ PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU 
CỦA NỀN KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM
1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số tại Việt Nam
Kinh tế số là một phần của nền kinh tế, hiện có nhiều quan điểm về 
kinh tế số. Ở nghĩa hẹp, phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ 
* Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
** Thạc sĩ, Trường Tiểu học Thanh Hải, Thanh Hà, Hải Dương.
*** Thạc sĩ, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính.
431
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỚI VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THƯ VIỆN SỐ TẠI VIỆT NAM
liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới, tạo ra sản phẩm, dịch vụ số hoặc 
hỗ trợ cung cấp dịch vụ số cho doanh nghiệp (Nguyễn Minh Phong, 2019). 
Nền kinh tế số được định nghĩa là “phần sản lượng kinh tế chỉ bắt nguồn 
hoặc chủ yếu bắt nguồn từ các công nghệ số với mô hình kinh doanh dựa vào 
hàng hóa hoặc dịch vụ số” (Cục Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc 
gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, 2018). Theo nghĩa này, kinh tế số bao 
gồm các ngành nghề có mô hình kinh doanh gắn liền với công nghệ số: 
các nền tảng trực tuyến (quảng cáo, truyền hình, ứng dụng), các dịch 
vụ hỗ trợ nền tảng như nền kinh tế chia sẻ, tài chính tổng hợp, gọi vốn 
cộng đồng, hoạt động sản xuất thiết bị công nghệ thông tin (CNTT), 
dịch vụ viễn thông, truy cập Internet, phát triển phần mềm 
Theo nghĩa rộng, kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa 
trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua 
Internet, kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công 
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, 
giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng,) mà công nghệ số 
được áp dụng. Tại Việt Nam, theo ông Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ 
Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế số được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế 
dựa trên nền tảng số1. Hiểu theo nghĩa này, bất kỳ lĩnh vực nào áp dụng 
công nghệ số vào việc quản lý, vận hành đều được xếp vào kinh tế số. 
Trong nghiên cứu này, kinh tế số được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa tổng 
quát này.
Về đặc điểm, dù được hiểu theo nghĩa nào thì kinh tế số cũng có 
những đặc điểm khác biệt so với kinh tế truyền thống như: Dữ liệu 
chính là nguồn tài nguyên giá trị trong nền kinh tế số; nền kinh tế số 
hình thành từ sự phát triển các công nghệ số mới; sự tương tác giữa 
diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho cả 
mạng lưới và nâng cao hiệu quả làm việc (Báo cáo tương lai kinh tế số Việt 
Nam hướng tới năm 2030 và 2045, 2019). Các nghiên cứu của UNCTAD 
(2019), Ousmane Dione (2019) chỉ ra rằng, kinh tế số đã và đang thay 
đổi các nền kinh tế trên toàn cầu, với tốc độ chóng mặt ở cả các nước 
1 https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/15961/kinh-te-so-va-nhung-van-de-trong-
tam-tai-viet-nam.aspx
432
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
phát triển và các nước đang phát triển. Việc ứng dụng rộng rãi các công 
nghệ số mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng tham gia, chính phủ, 
doanh nghiệp và người thụ hưởng sản phẩm, dịch vụ. Kinh tế số mang 
lại hiệu quả tích cực khi mà hiệu suất kinh tế đạt được ở mức cao, các 
sản phẩm được sản xuất, phân phối với tốc độ nhanh hơn, cung cấp đa 
dạng, thuận tiện hơn và với chi phí thấp hơn. Đặc biệt với các dịch vụ 
như thông tin, kinh tế số giúp việc cung cấp không bị giới hạn về không 
gian, thời gian và mở rộng lớn về “khối lượng” và chất lượng.
Nền kinh tế số đang bùng nổ tại Việt Nam. Năm 2016, Tạp chí PC 
mô tả Việt Nam là "Thung lũng Silicon của Đông Nam Á". Các ngành 
mới nổi và ngành công nghiệp phát triển nhanh ở Việt Nam b ...  SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Nhà nước, chính sách ưu đãi về thuế, chính sách ưu đãi tín dụng và các chính 
sách ưu đãi khác, cụ thể sau:
Thứ nhất, chính sách chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục. Nhà 
nước luôn chú trọng đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục – đào 
tạo, điều này được thể hiện trong tỷ trọng của nguồn chi cho giáo dục 
– đào tạo luôn ở mức cao và ổn định theo thời gian.
Hình 1. Chi cho giáo dục, đào tạo tổng chi tiêu công của Việt Nam 
với một số nước, khu vực (%)
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới)
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục – đào 
tạo, đồng thời huy động thêm nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục. 
Theo quy định tại điều 96, Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 
01/7/2020): Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, 
bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% 
tổng chi ngân sách nhà nước; Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được 
phân bổ theo nguyên tắc công khai, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, 
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; bảo đảm ngân sách để 
thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số 
và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhà nước có trách 
nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện phổ cập giáo dục và 
phù hợp với tiến độ của năm học; Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo 
dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục 
được giao và nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
439
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỚI VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THƯ VIỆN SỐ TẠI VIỆT NAM
Bên cạnh đó, chính sách đầu tư cho giáo dục hướng tới đổi mới và 
hoàn thiện cơ chế, chính sách giá dịch vụ giáo dục – đào tạo. Đẩy mạnh xã 
hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, huy 
động xã hội tham gia vào quá trình giáo dục – đào tạo, tạo điều kiện và cơ 
hội để mọi người dân được hưởng thụ thành quả của giáo dục – đào tạo. 
Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; từng bước hiện 
đại hóa cơ sở vật chất – kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin.
Thứ hai, chính sách thuế. Chính sách thuế hiện có nhiều ưu đãi 
đối với hoạt động giáo dục, điều này được thể hiện trong quy định tại 
các Luật thuế có liên quan (Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế 
Giá trị gia tăng, Thuế Thu nhập cá nhân, Thuế Xuất nhập khẩu..). Tại 
Khoản 2, Điều 13, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu 
nhập doanh nghiệp (năm 2013), quy định về áp dụng thuế suất 10% 
đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hoá 
trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và 
môi trường, đây là mức thuế suất bằng 50% so với mức thuế suất chung 
của các doanh nghiệp trong (từ ngày 01/01/2016 mức thuế suất Thuế 
Thu nhập doanh nghiệp là 20%).
Tại Điều 5, Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008 quy định, việc: Dạy 
học, dạy nghề theo quy định của pháp luật; Xuất bản, nhập khẩu, phát 
hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, 
giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học – kỹ thuật, sách in bằng 
chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả 
dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền; không 
thuộc đối tượng phải chịu thuế Giá trị gia tăng. Đồng thời tại Điều 8, áp 
dụng mức thuế suất 5% (bằng 50% so với các sản phẩm hàng hóa thông 
thường) đối với giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô 
hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ 
chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học 
Thứ ba, chính sách tín dụng và các chính sách hỗ trợ khác. Hiện 
chính sách ưu đãi tín dụng bao gồm ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về thời 
hạn. Các hoạt động này được thực hiện thông qua hệ thống các ngân 
hàng chính sách xã hội, quỹ đầu tư phát triển địa phương, đặc biệt là 
các khoản vay từ nguồn viện trợ ODA từ các tổ chức quốc tế. 
440
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Bên cạnh đó là các ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng 
trường học, theo đó các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng Nhân dân và 
Ủy ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm đưa việc xây dựng trường 
học, công trình thể dục, thể thao, văn hóa, nghệ thuật phục vụ giáo 
dục vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành 
và địa phương; ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai cho việc xây dựng 
trường học và ký túc xá cho học sinh, sinh viên trong kế hoạch phát 
triển kinh tế - xã hội.
2.3. Một số tồn tại, hạn chế của chính sách tài chính cho đào tạo nguồn nhân lực 
thư viện số tại Việt Nam 
Hiện các chính sách chính sách tài chính cho đào tạo nguồn nhân 
lực thư viện số tại Việt Nam chưa có chính sách riêng mà được thực 
hiện trong tổng thể chung của các chính sách cho giáo dục - đào tạo, do 
đó việc đánh giá cũng được thực hiện theo cách này. Thực tế cho thấy, 
bên cạnh những thành công đã đạt được, chính sách đầu tư cho giáo 
dục, đào tạo của Việt Nam còn có những hạn chế, bất cập như:
Một là, cơ cấu đầu tư cho giáo dục đào tạo chưa hợp lý. Sự thiếu 
hợp lý được thể hiện ở cơ cấu chi cho các nhiệm vụ, nội dung chi.
Theo đó, tỷ lệ chi thường xuyên chiếm trên dưới 82% tổng chi 
ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo. Trong chi thường xuyên, chi 
cho con người chiếm 80% tổng chi, còn lại chi cho hoạt động dạy học, 
nâng cao chất lượng giáo trình. Chi đầu tư xây dựng cơ bản còn thấp 
so với nhu cầu nâng cao cơ sở trường học, mua sắm thiết bị dạy học, 
phòng thí nghiệm... dẫn đến cơ sở vật chất, thiết bị của nhiều cơ sở dạy 
nghề thiếu về số lượng và lạc hậu về chất lượng. Chất lượng đội ngũ 
giáo viên chưa được quan tâm đúng mức. Cơ cấu chi chưa hợp lý dẫn 
441
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỚI VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THƯ VIỆN SỐ TẠI VIỆT NAM
đến chất lượng giáo dục thấp. Sinh viên sau khi tốt nghiệp còn hạn chế 
về tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, năng lực vận dụng những kiến 
thức được học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, thiếu kiến thức và kỹ 
năng cần thiết cho hội nhập, khả năng thích ứng với công việc, ý thức 
tổ chức kỷ luật còn hạn chế.
Hai là, trong cơ cấu chi tiêu cho giáo dục, đào tạo có sự không tương 
xứng trong đầu tư cho các bậc học. Trên thực tế ngân sách Nhà nước dành 
cho giáo dục đại học còn hạn chế với 12% tổng ngân sách dành cho giáo 
dục, chỉ bằng gần một nửa so với kinh phí dành cho bậc tiểu học. Phân 
loại theo cấp học, chi tiêu cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông 
chiếm xấp xỉ 70% tổng chi cho giáo dục. Tình trạng mất cân đối về cơ 
cấu giáo dục đại học và chi tiêu cho giáo dục đại học dẫn đến thiếu lực 
lượng lao động chất lượng cao trong hầu hết các ngành công nghiệp, 
công nghệ thông tin, các ngành khoa học công nghệ - điều kiện quan 
trọng quyết định phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam.
Thứ ba, các chính sách miễn giảm thuế, ưu đãi tín dụng và các 
chính sách ưu đãi khác vẫn chưa tạo được sức hút mạnh mẽ đối với 
đơn vị đầu tư vào lĩnh vực này. Đối với chủ trương xã hội hóa giáo dục, 
hiện chỉ một số đơn vị, tập đoàn lớn đầu tư như FPT, Vingroup, TH 
Tuy nhiên, việc đầu tư vào giáo dục trong thời gian qua chủ yếu tập 
trung vào các lĩnh vực mà xã hội có nhu cầu cao như: công nghệ thông 
tin, y tế, tài chính, ngân hàng mà chưa có nhiều đầu tư cho khối 
ngành về thông tin thư viện.
Đối nguồn vốn vay ODA, hiện các văn bản quy định trong việc 
sử dụng nguồn vốn này đã không còn phù hợp với yêu cầu của tình 
hình mới (Thông tư số 06/2011/TT-BGDDT ngày 11/01/2011 quy định 
về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo) dẫn đến một số hạn chế như công tác xây dựng và phân 
bổ kế hoạch vốn ODA, việc giao dự toán còn chậm, chưa phù hợp quy 
định của Luật Ngân sách Nhà nước; kế hoạch (tài chính, hoạt động) 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn tình trạng phê duyệt chậm, điều chỉnh, 
bổ sung nhiều lần, trong đó một số lần rơi vào thời điểm tháng 11, 12 
của niên độ ngân sách
442
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Đặc biệt hiện nay việc đào tạo chuyên ngành này đã sụt giảm 
mạnh tại các trường đại học khối tư thục. Một số trường từng có 
đào tạo ngành này như Trường Đại học Thành Đô, Trường Đại học 
Phương Đông, Trường Đại học Đông Đô hiện đã không còn đầu 
tư do nhu cầu người học giảm sút. Trong mục tiêu chung hướng tới 
nâng cao số lượng, chất lượng cũng như chủ trương xã hội hóa các 
hoạt động đào tạo thì đây đang là vấn đề cần tìm ra hướng đi phù 
hợp, nhất là trong vấn đề về cơ chế tài chính.
3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
Để phát triển chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thư viện số tại Việt 
Nam, cần phối hợp tổng thể nhiều chính sách, trong đó chính sách tài 
chính đóng vai trò quan trọng. Việc ban hành, thực thi hiệu quả chính 
sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả các 
yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo như: hệ thống cơ sở vật chất, 
học liệu, giáo trình; chất lượng, phương pháp giảng dạy của giảng viên; 
bên cạnh đó giải quyết tốt vấn đề thu nhập của các sinh viên sau khi tốt 
nghiệp được đảm bảo với mức lương phù hợp sẽ tạo điều kiện khuyến 
khích các sinh viên đăng ký, theo học nhiều hơn. 
Thời gian tới, chính sách tài chính cho phát triển đào tạo nguồn 
nhân lực thư viện số tại Việt Nam nên tập trung vào các giải pháp cụ 
thể như sau:
Thứ nhất, đối với chính sách chi của ngân sách Nhà nước cho giáo 
dục và đào tạo. 
Duy trì mức chi đầu tư cho giáo dục – đào tạo đồng thời cần điều 
chỉnh cơ cấu đầu tư cho giáo dục, đào tạo theo hướng tăng chi đầu tư 
phát triển, giảm chi thường xuyên. Trước hết, đầu tư mua giáo trình 
các môn học khoa học tự nhiên, công nghệ của các cấp học từ các nước 
có nền giáo dục hiện đại. Trong bối cảnh yêu cầu cao của nguồn nhân 
lực trong nền kinh tế số, đòi hỏi các phương tiện giảng dạy, giáo trình, 
các thiết bị thực hành cần được trang bị phù hợp với yêu cầu thực tế. 
Do vậy, cần đặc biệt quan tâm, chú trọng đến các khoản chi đầu tư cho 
đầu tư phát triển.
443
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỚI VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THƯ VIỆN SỐ TẠI VIỆT NAM
Điều chỉnh cơ cấu chi giữa các bậc học, ngành học: Cần ưu tiên 
phát triển hài hòa tỷ lệ giữa các ngành đào tạo, thực hiện tiêu chuẩn 
hóa và hiện đại hóa giáo dục. Nhà nước cần dự báo, từ đó xây dựng, 
thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực theo ngành nghề, đảm 
bảo hỗ trợ cho lĩnh vực, ngành nghề mà khả năng xã hội hóa chưa cao 
như đào tạo cán bộ thông tin thư viện. 
Với đặc thù của ngành Thông tin thư viện là ngành mà nhu cầu 
sử dụng chỉ tập trung ở khối các cơ sở đào tạo, chủ yếu trong đơn vị 
công lập do vậy việc thu hút nguồn vốn xã hội hóa cho hoạt động đào 
tạo hạn chế. Thời gian tới cần xác định nguồn chi cho giáo dục đào tạo 
nhân lực thư viện kỹ thuật số tập trung từ ngân sách Nhà nước và chủ 
yếu được đào tạo tại các cơ sở đào tạo công lập. Phương thức phân bổ 
ngân sách Nhà nước cho các trường đại học chuyển sang cơ chế đặt 
hàng. Trường nào tốt thì Nhà nước sẽ đặt hàng, trường nào làm không 
tốt ngân sách Nhà nước sẽ không cấp kinh phí.
Tuy nhiên, cần có lộ trình trong việc thực hiện các giải pháp về cơ 
cấu lại chi Ngân sách Nhà nước đối với khối giáo dục đại học và giáo 
dục nghề nghiệp theo hướng: Không bao cấp dàn trải đối với tất cả các 
cơ sở đào tạo; Thực hiện nguyên tắc từng bước tăng thu từ người học 
để bù đắp chi phí đào tạo theo lộ trình điều chỉnh giá, phí quy định tại 
Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Thứ hai, đối với chính sách ưu đãi thuế, tín dụng:
Cần tiếp tục duy trì các mức ưu đãi thuế bao gồm các chính sách 
miễn, giảm thuế (Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Giá trị gia tăng, 
Thuế Xuất nhập khẩu) đối với lĩnh vực đào tạo. Cần ban hành các 
văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, minh bạch đối tượng nhận hỗ trợ. 
Với việc coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, việc mở rộng đối 
tượng nhận các ưu đãi cũng như gia tăng mức độ ưu đãi cần được tính 
đến trong việc ban hành các quy định thực hiện. 
Đối với vấn đề sử dụng vốn vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế: Cần 
sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư số 06/2011/TT-BGDDT ngày 
11/01/2011 quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ nước 
444
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo do không còn phù hợp với các quy 
định hiện hành. Đồng thời, cần tổ chức, quản lý, theo dõi, đánh giá 
sau đầu tư đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA 
để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả, đánh giá hiệu ứng đem lại của các 
chương trình, dự án. Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm để việc triển 
khai đạt hiệu quả tốt hơn cho các chu trình sau.
Đối với hoạt động hỗ trợ người học. Nhà nước hỗ trợ trực tiếp học 
phí đối với một số đối tượng thuộc diện chính sách; cho vay tín dụng 
ưu đãi đối với sinh viên thuộc gia đình nghèo, cận nghèo. Các chính 
sách hỗ trợ cần gắn với tình hình thực tế của từng đối tượng, phù hợp 
với thực tế về các mức sinh hoạt, chi phí
Đối với cơ chế tài chính cho các cơ sở giáo dục, đào tạo: cần được 
đổi mới theo hướng tăng quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo. Ngân 
sách Nhà nước đầu tư theo thực tế đối tượng thụ hưởng chính sách, 
không nên tính bình quân một mức cho tất cả các trường, ngành học 
và các nghề./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam 
(2019), “Chính sách: Chìa khóa thúc đẩy phát triển Kinh tế số”. 
2. UNCTAD (2019), Digital economy report 2019: Value creation and capture: 
Implications for developing countries Investment and technology.
3. Kim An (2019), “Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn ODA của 
ngành giáo dục - đào tạo”; truy cập: 
qua-kiem-toan/nang-cao-hieu-qua-quan-ly-su-dung-von-oda-cua-nganh-giao-
duc---dao-tao-142135
4. Đinh Thị Nga (2017), “Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục, đào tạo: Thực 
trạng và một số đề xuất”; truy cập: 
trao-doi/dau-tu-cua-nha-nuoc-cho-giao-duc-dao-tao-thuc-trang-va-mot-so-de-
xuat-130918.html
5. Cục Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công 
nghệ, (2018), Giải pháp, chính sách phát triển kinh tế số.
445
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỚI VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THƯ VIỆN SỐ TẠI VIỆT NAM
6. Nguyễn Minh Phong (2019), “Nhận diện Kinh tế số”, truy cập: https://
nhandan.com.vn/kinhte/item/42307702-nhan-dien-kinh-te-so.html
7. Nguyễn Minh Hiệp (2014), “Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt 
Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 3. tr. 20-25,37
8. Bùi Loan Thùy (2014), “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bậc 
đại học và cao học thư viện thông tin trong không gian phát triển mới”, 
Tạp chí Thư viện Việt Nam.
9. Mai Tiến Dũng (2018), “Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính 
phủ số và nền kinh tế số ở Việt Nam”; truy cập: 
xay-dung-chinh-phu-dien-tu-huong-toi-chinh-phu-so-va-nen-kinh-te-so-o-viet-
nam-a-NewsDetails-37599-14-186.html

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_tai_chinh_voi_viec_dao_tao_nguon_nhan_luc_thu_vie.pdf