Cấu trúc phân quyền trên phần mềm mã nguồn mở dspace với bản quyền tài liệu trong xây dựng thư viện số

Khi xuất hiện các dịch vụ thư viện hiện đại, trong đó dịch vụ cung

cấp tài liệu toàn văn - thư viện số đã mang lại những lợi ích thiết thực

cho cả cộng đồng, dịch vụ này đã khắc phục hoàn toàn được giới hạn

về không gian và thời gian sử dụng thông tin, tài liệu. Thời gian qua các

thư viện, trung tâm thông tin trên toàn thế giới đã và đang tìm kiếm giải

pháp để xây dựng, triển khai duy trì hoạt động của dịch vụ thư viện số.

Với những hiệu quả của thư viện số, đã đem đến cho hoạt động thông

tin thư viện của các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau hơn, không

còn khoảng cách và sự khác biệt. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn

chuyên môn đã và đang hoàn thiện trên bình diện quốc tế.

Trong quá trình xây dựng triển khai dịch vụ thư viện số các đơn vị

đã gặp không ít những khó khăn như vấn đề kỹ thuật, vấn đề tài chính,

vấn đề bản quyền, đây cũng chính là những rào cản lớn trong quá

trình xây dựng, triển khai và phát triển dịch vụ thư viện số.

Đối với các tài liệu số việc nhân bản hoàn toàn rất dễ dàng và

nhanh chóng. Vì vậy, để đảm bảo xây dựng phát triển dịch vụ thư viện

số đi đôi với việc đảm bảo về quyền tác giả với quyền sở hữu tác phẩm

gần như gặp nhiều khó khăn trong việc phân định và đặc biệt là so với

tài liệu dạng in truyền thống, vấn đề bản quyền tài liệu truyền thống gần

như không gặp quá nhiều khó khăn nhưng đối với tài liệu số thì lại khác

- có một khó khăn rất lớn trong việc triển khai phục vụ bạn đọc với việc

đảm bảo về bản quyền tài liệu trong dịch vụ thư viện số.

Để làm sáng tỏ hơn về vấn đề này và cung cấp thêm thông tin để

các thư viện triển khai dịch vụ thư viện số, bài viết sẽ phân tích một số

phương diện liên quan đến các văn bản pháp luật có tác động chi phối

đến việc bảo vệ bản quyền tài liệu và tài liệu số; đồng thời phân tích

những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Trên cơ sở đó, xem xét về kỹ

thuật phân quyền người dùng trên phần mềm mã nguồn mở DSpace để

đưa ra một số phương pháp về vấn đề bảo đảm bản quyền tài liệu trên

dịch vụ thư viện số.

Cấu trúc phân quyền trên phần mềm mã nguồn mở dspace với bản quyền tài liệu trong xây dựng thư viện số trang 1

Trang 1

Cấu trúc phân quyền trên phần mềm mã nguồn mở dspace với bản quyền tài liệu trong xây dựng thư viện số trang 2

Trang 2

Cấu trúc phân quyền trên phần mềm mã nguồn mở dspace với bản quyền tài liệu trong xây dựng thư viện số trang 3

Trang 3

Cấu trúc phân quyền trên phần mềm mã nguồn mở dspace với bản quyền tài liệu trong xây dựng thư viện số trang 4

Trang 4

Cấu trúc phân quyền trên phần mềm mã nguồn mở dspace với bản quyền tài liệu trong xây dựng thư viện số trang 5

Trang 5

Cấu trúc phân quyền trên phần mềm mã nguồn mở dspace với bản quyền tài liệu trong xây dựng thư viện số trang 6

Trang 6

Cấu trúc phân quyền trên phần mềm mã nguồn mở dspace với bản quyền tài liệu trong xây dựng thư viện số trang 7

Trang 7

Cấu trúc phân quyền trên phần mềm mã nguồn mở dspace với bản quyền tài liệu trong xây dựng thư viện số trang 8

Trang 8

Cấu trúc phân quyền trên phần mềm mã nguồn mở dspace với bản quyền tài liệu trong xây dựng thư viện số trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 10580
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc phân quyền trên phần mềm mã nguồn mở dspace với bản quyền tài liệu trong xây dựng thư viện số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cấu trúc phân quyền trên phần mềm mã nguồn mở dspace với bản quyền tài liệu trong xây dựng thư viện số

Cấu trúc phân quyền trên phần mềm mã nguồn mở dspace với bản quyền tài liệu trong xây dựng thư viện số
CẤU TRÚC PHÂN QUYỀN TRÊN PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ DSPACE 
VỚI BẢN QUYỀN TÀI LIỆU TRONG XÂY DỰNG THƯ VIỆN SỐ
ThS. Phạm Quang Quyền1
NỘI DUNG
Khi xuất hiện các dịch vụ thư viện hiện đại, trong đó dịch vụ cung 
cấp tài liệu toàn văn - thư viện số đã mang lại những lợi ích thiết thực 
cho cả cộng đồng, dịch vụ này đã khắc phục hoàn toàn được giới hạn 
về không gian và thời gian sử dụng thông tin, tài liệu. Thời gian qua các 
thư viện, trung tâm thông tin trên toàn thế giới đã và đang tìm kiếm giải 
pháp để xây dựng, triển khai duy trì hoạt động của dịch vụ thư viện số. 
Với những hiệu quả của thư viện số, đã đem đến cho hoạt động thông 
tin thư viện của các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau hơn, không 
còn khoảng cách và sự khác biệt. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn 
chuyên môn đã và đang hoàn thiện trên bình diện quốc tế.
Trong quá trình xây dựng triển khai dịch vụ thư viện số các đơn vị 
đã gặp không ít những khó khăn như vấn đề kỹ thuật, vấn đề tài chính, 
vấn đề bản quyền, đây cũng chính là những rào cản lớn trong quá 
trình xây dựng, triển khai và phát triển dịch vụ thư viện số.
Đối với các tài liệu số việc nhân bản hoàn toàn rất dễ dàng và 
nhanh chóng. Vì vậy, để đảm bảo xây dựng phát triển dịch vụ thư viện 
số đi đôi với việc đảm bảo về quyền tác giả với quyền sở hữu tác phẩm 
gần như gặp nhiều khó khăn trong việc phân định và đặc biệt là so với 
tài liệu dạng in truyền thống, vấn đề bản quyền tài liệu truyền thống gần 
như không gặp quá nhiều khó khăn nhưng đối với tài liệu số thì lại khác 
1 Trường Đại học Nội vụ.
363PHẦN 3. Công nghệ và công cụ cho tài nguyên giáo dục mở
- có một khó khăn rất lớn trong việc triển khai phục vụ bạn đọc với việc 
đảm bảo về bản quyền tài liệu trong dịch vụ thư viện số.
Để làm sáng tỏ hơn về vấn đề này và cung cấp thêm thông tin để 
các thư viện triển khai dịch vụ thư viện số, bài viết sẽ phân tích một số 
phương diện liên quan đến các văn bản pháp luật có tác động chi phối 
đến việc bảo vệ bản quyền tài liệu và tài liệu số; đồng thời phân tích 
những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Trên cơ sở đó, xem xét về kỹ 
thuật phân quyền người dùng trên phần mềm mã nguồn mở DSpace để 
đưa ra một số phương pháp về vấn đề bảo đảm bản quyền tài liệu trên 
dịch vụ thư viện số.
Vấn đề bản quyền tài liệu, có thể phân chia thành hai loại chính 
như sau:
- Tài liệu không thuộc diện bảo vệ bản quyền (Out-of-copyright)
Đây là nhóm các tài liệu mang tính chất cần thiết phổ biến đến 
đông đảo mọi người, mang tính chất công chúng rộng rãi, một số nhóm 
tài liệu như sau:
+ Tài liệu được ban hành bởi Chính phủ: như văn bản pháp qui, số 
liệu thống kê, tài liệu phổ biến thực thi pháp luật và các tài liệu được 
liệt kê trong Mục 1, Điều 15, Chương 1, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 
năm 2005.
+ Tài liệu đã thuộc về công chúng (Public domain): Đó là các tài 
liệu có bản quyền nhưng đã hết thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm 
và quyền tài sản đối với tác phẩm, trong khoản a, b, Điều 27, Luật Sở 
hữu trí tuệ Việt Nam qui định: “Tác phẩm không thuộc loại hình quy 
định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 
năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm 
có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau 
năm đồng tác giả cuối cùng chết”.
- Nhóm tài liệu được bảo vệ theo luật bản quyền
Nguyên tắc chung nhất trong xây dựng luật về vấn đề sở hữu trí 
tuệ, bản quyền, đó là xây dựng những công cụ pháp lý nhằm điều chỉnh, 
cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với lợi ích của xã hội 
364 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
để đảm bảo mối tương quan về quyền lợi giữa các bên. Trong đó, chính 
sách nhà nước trong việc thực hiện nguyên tắc này thể hiện rõ nhất đó 
là vấn đề sao chép tác phẩm. Thời gian qua, Việt Nam cũng đã và đang 
dần hòa nhập với quốc tế về lĩnh vực này như tham gia một loạt các 
điều ước quốc tế đa phương, song phương về quyền tác giả như: Công 
ước Berne; Công ước Geneva, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến 
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), Với môi trường hội 
nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng trên nhiều phương diện, trong đó có 
văn hóa và giáo dục. Vì vậy, chúng ta cần có những nhận thức đúng và 
đủ trong giai đoạn hiện nay về quyền sao chép tác phẩm phục vụ cho 
học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các cơ sở đào tạo.
Điều 9 Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật 
qui định: “Tác giả có các tác phẩm văn học, nghệ thuật được Công ước 
này bảo hộ, được hưởng độc quyền cho phép sao in các tác phẩm đó 
dưới bất kỳ phương thức hay hình thức nào” (Văn kiện công ước Berne 
về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, 1971), và danh mục các 
tác phẩm văn học nghệ thuật cũng được Công ước Berne liệt kê trong 
Điều 2. Đối với quy định của phát luật Việt Nam, quyền sao chép tác 
phẩm được quy định tại Bộ luật Dân sự và Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. 
Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ đều quy định một trong những quyền tài 
sản của tác giả được pháp luật bảo hộ là quyền sao chép tác phẩm. Pháp 
luật Việt Nam định nghĩa quyền sao chép tác phẩm là “quyền của chủ sở 
hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực 
hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình 
thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm 
dưới hình thức điện tử”. Thuật ngữ “sao chép” được giải thích là “tạo ra 
một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng 
bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường 
xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử”.
Đối với việc phát triển nguồn lực thông tin - tài liệu điện tử trên các 
thư viện số của các cơ sở đào tạo đại học hiện nay đã và đang trên đà 
phát triển mạnh mẽ và các cơ sở đào tạo đã có những quan tâm đặc biệt 
đến vấn đề bản quyền, các nguồn tin điện tử mở (học liệu mở) đã được 
đề cập và xem xét trên nhiều phương diện hơn và đặc biệt là phương 
365PHẦN 3. Công nghệ và công cụ cho tài nguyên giáo dục mở
diện bản quyền tài liệu. Về vấn đề này, chúng ta có thể xem xét kỹ hơn 
trong Điều 25, Luật sở hữu trí tuệ quy định một trong những trường 
hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả 
tiền nhuận bút, thù lao là “tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên 
cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân” và “sao chép tác phẩm để lưu trữ 
trong thư viện với mục đích nghiên cứu”. Kết hợp với Điều 25, Nghị 
định 100/2006/NĐ-CP giải thích thêm: “tự sao chép một bản quy định 
tại điểm a, khoản 1, Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ áp dụng đối với trường 
hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân, không nhằm mục đích 
thương mại” (Luật sở hữu trí tuệ, 2005). Vì vậy, theo các văn bản qui 
định nêu trên, chúng ta thấy rõ một điểm: đó là, khi xây dựng thư viện 
số - phục vụ các tài liệu số cho cộng đồng, “sao chép một bản” nhằm 
mục đích nghiên cứu thì không vi phạm vào qui định về bản quyền tài 
liệu. Tuy nhiên, do đặc thù tài liệu số, việc nhân bản một hay nhiều bản 
thì rất khó kiểm soát, việc phát tán phân phối tài liệu số rất nhanh. Một 
tài liệu khi đã được đưa lên mạng, người quản trị phát hiện có vấn đề 
đối với tài liệu đó và xóa khỏi hệ thống thì không có nghĩa rằng, tài liệu 
đó đã tuyệt đối bị dừng hẳn mà có thể đã có những tổ chức, cá nhân 
khác sao lưu và phát tán tiếp qua nhiều kênh khác nhau.
Dựa vào những phân tích nêu trên, chúng ta thấy rằng việc xây dựng 
các thư viện số, cần thiết phải đảm bảo ít nhất hai khu vực: (Vân, 2011)
- Khu vực các tài liệu không thuộc diện bảo vệ bản quyền: Nghĩa 
là, các tài liệu đó được lưu trữ, cập nhật, phổ biến cho mọi thành viên 
trong xã hội. Trên phương diện kỹ thuật, đó là cung cấp toàn văn cho 
mọi thành viên truy cập (khách vãng lai - Anonymous);
- Khu vực các tài liệu được bảo vệ theo luật bản quyền: Nghĩa là, 
về vấn đề kỹ thuật phân quyền cho các thành viên truy cập, sử dụng thư 
viện số đối với khu vực tài liệu nội sinh của cơ quan, đơn vị. Ngoài việc 
xin ý kiến của các tác giả, các thư viện số của từng đơn vị cần “khóa” 
chức năng xem và download toàn văn các tài liệu nội sinh của đơn vị 
đối với khách vãng lai.
Các phần mềm thư viện số thời gian qua đã tập trung nghiên cứu 
hoàn thiện nhiều phân hệ (môđun) khác nhau, trong đó có chức năng 
366 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
phân quyền. Trong khuôn khổ bài viết, nhóm tác giả đề cập một số khía 
cạnh phân quyền trên phần mềm DSpace.
Số lượng các thư viện trên thế giới cũng như tại Việt Nam chuyển dịch 
và sử dụng mới DSpace cũng đang có xu hướng tăng lên đáng kể (Hình 1). 
Hình 1: Bản đồ các đơn vị sử dụng DSpace
DSpace là phần mềm quản trị bộ sưu tập số mã nguồn mở ra đời và 
phát triển từ những năm 2000, đến nay, đã khẳng định được vị trí của 
phần mềm trên trường quốc tế. Với những ưu điểm mà phần mềm mang 
lại cho các thư viện và trung tâm thông tin, ngoài các chức năng khác, 
chúng ta nhận thấy đó là chức năng phân quyền của phần mềm. Cấu 
trúc phân quyền cơ bản của DSpace gồm cấp các quyền cho Đơn vị/Bộ 
sưu tập/Một tài liệu/Một tệp tin. Ngoài ra, đối với đối tượng người dùng 
cũng phân quyền cho Nhóm/thành viên trong nhóm. Các quyền (chính 
sách) của quá trình phân quyền trong DSpace cũng rất phong phú, cụ 
thể gồm các quyền sau:
- Quyền 1: READ: Quyền được phép xem thông tin Đơn vị, Đơn 
vị con, Bộ sưu tập, Biểu ghi tài liệu;
- Quyền 2: WRITE: Quyền được chỉnh sửa, thay đổi thông tin 
Đơn vị, Đơn vị con, Bộ sưu tập, Biểu ghi tài liệu;
- Quyền 3: ADD: Quyền được thêm Đơn vị, Đơn vị con, Bộ sưu 
tập và thêm Biểu ghi tài liệu;
367PHẦN 3. Công nghệ và công cụ cho tài nguyên giáo dục mở
- Quyền 4: REMOVE: Quyền được xóa Đơn vị, Đơn vị con, Bộ 
sưu tập và xóa Biểu ghi tài liệu;
- Quyền 5: ADMIN: Quyền quản trị Đơn vị, Bộ sưu tập, Biểu ghi 
tài liệu;
- Quyền 6: DEFAULT_ITEM_READ: Quyền được đọc thông tin 
của biểu ghi tài liệu.
- Quyền 7: DEFAULT_BITSTREAM_READ: Quyền được phép 
đọc và tải tệp tin trong biểu ghi tài liệu;
Trong 7 quyền được cấp bởi DSpace nêu trên, chú ý quyền số 6 
và số 7 là hai quyền phải được thiết lập trong tất cả các bộ sưu tập. Đối 
với các tài liệu nội sinh không cho phép khách vãng lai có thể đọc được 
toàn văn hoặc download tài liệu, người nhập dữ liệu lên hệ thống phải 
bỏ quyền DEFAULT_BITSTREAM_READ đối với tệp tin toàn văn 
trong tài liệu.(Digital Resource Commons Authorization - Creating and 
Modifying Groups, users, and Permissions, không ngày).
Kỹ thuật phân quyền như vậy, DSpace cho phép cán bộ thư viện 
quản trị hệ thống thư viện số có thể cấp quyền với nhiều mức độ khác 
nhau cho cả 2 nhóm đối tượng: Bạn đọc và tài liệu số, các kỹ thuật phân 
quyền trên DSpace cũng dựa trên công nghệ LDAP – một trong những 
kỹ thuật tiên tiến, bảo đảm hạn chế tối đa sự tấn công “hack” thông 
thường. Sau đây xin giới thiệu sơ lược với bạn đọc một ví dụ minh 
chứng về phân quyền tài liệu trên DSpace (version 5.6) được áp dụng 
tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Khi truy cập vào biểu ghi tài liệu, 01 biểu ghi tài liệu có thể có 1 
hoặc nhiều tệp tin tài liệu khác nhau.
Sau đây là ví dụ về một biểu ghi tài liệu về cuốn: “Tin học tư liệu” 
của tác giả PGS. TS. Đoàn Phan Tân, địa chỉ truy cập:
h t t p : / / 1 1 3 . 1 9 0 . 2 4 0 . 6 0 : 8 0 8 0 / p h a m q u a n g q u y e n /
handle/123456789/1290
Biểu ghi này gồm 02 tệp tin (01 tệp tin lưu Bìa và mục lục cuốn 
tài liệu, 01 tệp tin chứa toàn bộ nội dung tài liệu)(Hình 1.2). Tài liệu 
được cấp quyền như sau: Mọi thành viên truy cập (khách vãng lai – 
368 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
anynomous) đều có thể có quyền đọc tệp tin thứ nhất, tệp tin thứ 2 chứa 
toàn văn thì phải đăng nhập mới được phép xem tài liệu.
Hình 1.2. Giao diện biểu ghi tài liệu trong DSpace gồm 2 tệp tin tài liệu
Kích vào nút Xem/Mở của tài liệu thứ nhất, kết quả như sau (Hình 1.3):
Hình 1.3. Giao diện khách truy cập có thể xem được bìa và mục lục tài liệu
Kích vào nút Xem/Mở của tệp tin thứ 2, kết quả như sau (Hình 1.4):
369PHẦN 3. Công nghệ và công cụ cho tài nguyên giáo dục mở
Hình 1.4. Giao diện khách truy cập không được đọc toàn văn
Nếu bạn đọc có tài khoản thư viện số, trong giao diện này, đăng 
nhập vào hệ thống sẽ có quyền đọc toàn văn tài liệu (Hình 1.5).
Hình 1.5. Bạn đọc đăng nhập để đọc toàn văn
Với kỹ thuật phân quyền được thiết kế trong phần mềm DSpace có 
cấu trúc như vậy phù hợp với mục đích góp phần bảo vệ quyền tác giả, 
quyền bản quyền cho các tài liệu được đưa lên hệ thống thư viện số, 
đồng thời vẫn đảm bảo cho phép sử dụng phổ biến công cộng đối với 
các tài liệu cần phổ biến pháp luật và các tài liệu không thuộc diện bảo 
hộ bản quyền khác.
370 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Digital Resource Commons Authorization - Creating and Modifying 
Groups, users, and Permissions. (không ngày).
2. Việt Nam (CHXHCN). Luật sở hữu trí tuệ. (2005).
3. Văn kiện công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. 
(1971).
4. Trịnh Khánh Vân (2011). Thư viện số với vấn đề bản quyền. Kỷ yếu Hội thảo 
“Sự nghiệp Thông tin - Thư viện Việt Nam đổi mới và hội nhập quốc tế”.
. 

File đính kèm:

  • pdfcau_truc_phan_quyen_tren_phan_mem_ma_nguon_mo_dspace_voi_ban.pdf