Cập nhật thông tin cho xử lý tài liệu có liên quan đến các ngôn ngữ ở Việt Nam

Là một chuyên gia về các ngôn ngữ

ở Việt Nam, GS. TS. Trần Trí Dõi đã chỉ

rõ rằng “Một ngôn ngữ, theo cách biểu

hiện thông thường bao giờ cũng bao gồm

các phương ngữ. Đến lượt mình, các

phương ngữ lại có các thổ ngữ khác

nhau” nhưng vì đây là một vùng “có

nhiều ranh giới giữa ngôn ngữ và

phương ngữ còn chưa được phân chia một

cách rạch ròi” (1, tr.46) cho nên trong

nhiều trường hợp tên gọi ngôn ngữ/tiếng

nào đó chỉ là mang tính quy ước. Như

thế, "con số 53 dân tộc thiểu số và cùng

với dân tộc là cách gọi ước định, 53 ngôn

ngữ là con số mang tính quản lý hành

chính. Đây là kết quả của một quá trình

nghiên cứu công phu của các nhà dân

tộc học nước ta từ khi nước nhà được độc

lập,. Những kết luận đã có đó chỉ phù

hợp với điều kiện nghiên cứu lúc bấy

giờ, phản ánh khả năng tiếp cận vấn đề

được đặt ra vào thời kỳ ấy. Hiện nay

chúng ta có sơ sở để nói rằng trong thực

tế bức tranh ngôn ngữ dân tộc còn phức

tạp hơn nhiều" (1, tr.14)

 

Cập nhật thông tin cho xử lý tài liệu có liên quan đến các ngôn ngữ ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Cập nhật thông tin cho xử lý tài liệu có liên quan đến các ngôn ngữ ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Cập nhật thông tin cho xử lý tài liệu có liên quan đến các ngôn ngữ ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Cập nhật thông tin cho xử lý tài liệu có liên quan đến các ngôn ngữ ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Cập nhật thông tin cho xử lý tài liệu có liên quan đến các ngôn ngữ ở Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 19960
Bạn đang xem tài liệu "Cập nhật thông tin cho xử lý tài liệu có liên quan đến các ngôn ngữ ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cập nhật thông tin cho xử lý tài liệu có liên quan đến các ngôn ngữ ở Việt Nam

Cập nhật thông tin cho xử lý tài liệu có liên quan đến các ngôn ngữ ở Việt Nam
 Cập nhật thông tin cho xử lý tài liệu 
có liên quan đến các ngôn ngữ ở Việt Nam 
VƯƠNG TOàN(*) 
rong hoạt động nghiệp vụ th− viện, 
công tác phân loại tài liệu dù theo 
cách nào thì cũng có mục Ngôn ngữ. 
Vấn đề tộc danh và cùng với nó là tên 
gọi các ngôn ngữ, cũng nh− cùng với 
cách phân chia ngữ hệ là tên gọi các 
nhóm ngôn ngữ, các ngữ hệ còn không ít 
ý kiến khác nhau. Do đó, con số ngôn 
ngữ đ−ợc ghi nhận ở mỗi thời điểm 
không phải luôn có sự chính xác tuyệt 
đối. Khi tiến hành phân loại và biên 
mục tài liệu liên quan đến các ngôn ngữ 
ở Việt Nam, ng−ời xử lý cần đ−ợc cập 
nhật thông tin về các kết quả nghiên 
cứu chuyên ngành ngôn ngữ học. 
Có dịp biên tập liên tục 166 tập th− 
mục “Thông báo sách mới nhập” vào các 
th− viện thuộc Viện KHXH Việt Nam 
(kể từ 1998 cho đến nay là số 12-2011, 
rút từ cơ sở dữ liệu (CSDL) tích hợp gần 
100 ngàn biểu ghi) và theo dõi thông tin 
ngôn ngữ học từ nhiều năm, chúng tôi 
nhận thấy ng−ời xử lý tài liệu rất cần 
theo sát một số vấn đề đang đặt ra cho 
nghiên cứu các ngôn ngữ ở Việt Nam, 
đành rằng có những vấn đề chỉ đ−ợc giải 
đáp dần dần và vẫn còn những vấn đề 
“treo lơ lửng”. Một trong số các vấn đề 
cần cập nhật thông tin để xử lý tài liệu 
theo quan điểm mới nhất là số l−ợng và 
cùng với nó là danh sách các ngôn ngữ 
tồn tại ở Việt Nam. Nói cách khác, phải 
chỉnh sửa đề mục “Việt Nam - các ngôn 
ngữ ” sao cho phù hợp với những thành 
tựu mới nhất của ngành ngôn ngữ học. 
Trong số những vấn đề mà ngôn 
ngữ học đang tìm lời giải đáp có việc xác 
định số l−ợng và danh sách các ngôn 
ngữ (và các ph−ơng ngữ) hiện đang tồn 
tại ở Việt Nam và đặc biệt là trong 
t−ơng quan với thành phần dân tộc đã 
qua nhiều lần đ−ợc nghiên cứu và xác 
lập, với những thay đổi tách/gộp. Xây 
dựng danh mục các dân tộc ở n−ớc ta là 
kết quả đánh dấu từng giai đoạn phát 
triển của ngành dân tộc học và các 
ngành hữu quan, trong đó có ngôn ngữ 
học. Theo dòng thời gian, chúng ta thấy 
các nhà nghiên cứu đã đ−a ra danh mục 
dân tộc vào các năm 1959, 1974, 1979 
và hiện đang tiếp tục nghiên cứu,...(*) 
Trong khi đó, việc phân loại ngôn 
ngữ có thể xét theo các ph−ơng diện 
khác nhau: tộc ng−ời, văn hoá, địa lý 
hay lịch sử. PGS. TS. Hoàng Văn Ma 
l−u ý rằng: "Trong giới khoa học xã hội 
và nhân văn, một số ng−ời th−ờng đồng 
nhất, mà không thấy có sự khác biệt 
giữa sự phân loại các cộng đồng dân tộc 
về ph−ơng diện ngôn ngữ học và dân tộc 
học. Nếu phân loại d−ới góc độ dân tộc 
học, tiêu chuẩn chính là lịch sử – văn 
(*) PGS. TS., Viện Thông tin KHXH. 
T 
Cập nhật thông tin 41 
hoá, trong đó ngôn ngữ là một yếu tố rất 
quan trọng; nếu phân loại d−ới góc độ 
ngôn ngữ học, tiêu chuẩn ngôn ngữ là 
duy nhất. Vì hoàn cảnh lịch sử, do sống 
xen kẽ, nên có tr−ờng hợp ngôn ngữ 
không trùng hợp với dân tộc. Đó là ch−a 
kể các nhóm đã quên tiếng mẹ đẻ, mà 
vẫn nhận tộc ng−ời gốc, nh− một số bộ 
phận dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và phía 
Tây Nghệ An" (4, tr.11). 
Là một chuyên gia về các ngôn ngữ 
ở Việt Nam, GS. TS. Trần Trí Dõi đã chỉ 
rõ rằng “Một ngôn ngữ, theo cách biểu 
hiện thông th−ờng bao giờ cũng bao gồm 
các ph−ơng ngữ. Đến l−ợt mình, các 
ph−ơng ngữ lại có các thổ ngữ khác 
nhau” nh−ng vì đây là một vùng “có 
nhiều ranh giới giữa ngôn ngữ và 
ph−ơng ngữ còn ch−a đ−ợc phân chia một 
cách rạch ròi” (1, tr.46) cho nên trong 
nhiều tr−ờng hợp tên gọi ngôn ngữ/tiếng 
nào đó chỉ là mang tính quy −ớc. Nh− 
thế, "con số 53 dân tộc thiểu số và cùng 
với dân tộc là cách gọi −ớc định, 53 ngôn 
ngữ là con số mang tính quản lý hành 
chính. Đây là kết quả của một quá trình 
nghiên cứu công phu của các nhà dân 
tộc học n−ớc ta từ khi n−ớc nhà đ−ợc độc 
lập,... Những kết luận đã có đó chỉ phù 
hợp với điều kiện nghiên cứu lúc bấy 
giờ, phản ánh khả năng tiếp cận vấn đề 
đ−ợc đặt ra vào thời kỳ ấy. Hiện nay 
chúng ta có sơ sở để nói rằng trong thực 
tế bức tranh ngôn ngữ dân tộc còn phức 
tạp hơn nhiều" (1, tr.14). 
Trong công trình của mình, ông 
"chấp nhận" rằng ở Việt Nam có mặt các 
dân tộc thuộc cả 5 ngữ hệ (mà ông gọi là 
họ ngôn ngữ), và nếu ta xếp theo số 
l−ợng ngôn ngữ giảm dần, đó là: Nam á, 
Thái – Ka đai (hay Kam – Thai), Hán – 
Tạng, Nam đảo (hay Mã lai - Đa đảo) và 
Mông – Dao (hay Mèo - Dao). Cụ thể 
nh− sau: 
I. Ngữ hệ Nam á (nhánh Môn – 
Khơ me), có 25 ngôn ngữ, trong 5 nhóm: 
- Nhóm Khơ me, có 2 ngôn ngữ: Khơ 
me, Rơ măm. 
- Nhóm Ba na, có 11 ngôn ngữ, chia 
thành 2 tiểu nhóm: 
+ Tiểu nhóm Ba na Bắc có 6 ngôn 
ngữ: Ba na, Xơ đăng, Hơ rê, Gié – 
Triêng, Co, Bơ râu. 
+ Tiểu nhóm Ba na Nam có 5 ngôn 
ngữ: Kơ ho, Mơ nông, Xơ tiêng, Mạ, Chơ 
ro. 
- Nhóm Ka tu có 3 ngôn ngữ: Bru 
– Vân Kiều, Cơ tu, Tà ôi. 
- Nhóm Việt M−ờng có 4 ngôn ngữ: 
Việt, M−ờng, Thổ, Chứt. 
- Nhóm Khơ mú có 5 ngôn ngữ: 
Khơ mú, Xinh mun, Kháng, Mảng, Ơ 
đu. 
II. Ngữ hệ Thái – Ka đai, có 12 
ngôn ngữ, trong 4 nhóm: 
- Nhóm Ka đai có 4 ngôn ngữ: La 
chí, La ha, Cơ lao, Pu péo. 
- Nhóm Day Sec chỉ có 1 ngôn ngữ 
là Giáy. 
- Nhóm Cao Lan cũng chỉ có 1 ngôn 
ngữ là Sán Chay (Cao lan – Sán chỉ) 
- Nhóm Thái - Tày gồm hai tiểu 
nhóm: 
+ Tiểu nhóm Thái có 3 ngôn ngữ: 
Thái, Lào, Lự 
+ Tiểu nhóm Tày cũng có 3 ngôn 
ngữ: Tày, Nùng, Bố y. 
III. Ngữ hệ Hán – Tạng, có 9 ngôn 
ngữ, trong 2 nhóm: 
- Nhóm Hán có 3 ngôn ngữ: Hoa, 
Sán dìu, Ngái. 
- Nhóm Tạng (cùng thuộc tiểu 
nhóm Lô lô) có 6 ngôn ngữ: Hà nhì, Phù 
lá, La hủ, Lô lô, Cống, Si la. 
IV. Ngữ hệ Nam Đảo (cùng thuộc 
nhóm Chàm), có 5 ngôn ngữ: Gia rai, Ê 
42 Thông tin Khoa học xã hội, số 1.2012 
đê, Chăm, Ra glai, Chu ru. 
V. Ngữ hệ Mông - Dao, có 3 ngôn 
ngữ, trong 2 nhóm : 
- Nhóm Mông có 2 ngôn ngữ: Mông, 
Pà Thẻn. 
- Nhóm Dao có tiếng Dao. 
Những kiến thức cơ bản về 53 ngôn 
ngữ dân tộc thiểu số đ−ợc tác giả trình 
bày trong công trình này theo danh sách 
xếp theo thứ tự dân số (1, tr.49-118). 
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cần có lời 
giải là xác định số l−ợng và danh sách 
các ngôn ngữ hiện đang tồn tại ở Việt 
Nam. Và giới ngôn ngữ học đã đi theo 
h−ớng nghiên cứu này. GS. TSKH. Lý 
Toàn Thắng và GS. TS. Nguyễn Văn Lợi 
đã nhận xét rằng “Hiện nay, về mặt 
ngôn ngữ, trong nhiều tr−ờng hợp, ch−a 
xác định đủ rõ thứ tiếng này hay khác là 
ngôn ngữ độc lập hay chỉ là các biến thể 
địa ph−ơng (ph−ơng ngữ) của một ngôn 
ngữ; do vậy, ch−a ai đ−a ra đ−ợc con số 
chính xác, đủ sức thuyết phục về số 
l−ợng các ngôn ngữ ở Việt Nam” (xem: 6). 
Năm 2008, vào dịp tổng kết 40 năm 
nghiên cứu của Viện Ngôn ngữ học, 
PGS. TS. Tạ Văn Thông cho rằng “Số 
l−ợng các ngôn ngữ ở Việt Nam ch−a 
đ−ợc chính thức xác nhận, nh−ng chắc 
chắn nhiều hơn số các dân tộc, có 
khoảng trên d−ới 90 ngôn ngữ” (7, tr.43). 
Kết quả nghiên cứu gần đây hơn ở 
Viện Ngôn ngữ học cho thấy: “Việt Nam 
có 54 dân tộc, nh−ng có đến gần 100 
ngôn ngữ/ph−ơng ngữ dân tộc thiểu số 
hành chức” (12, tr.23), mỗi dân tộc và 
nhóm dân tộc lại có thể có nhiều tên gọi 
(cũ và mới). Điều này đ−ợc PGS. TS. Vũ 
Thị Thanh H−ơng xác nhận lại ở bài 
viết Những vấn đề của ngôn ngữ học 
ứng dụng năm 2010 rằng: “Theo các tài 
liệu chính thức, Việt Nam có 54 dân tộc 
cùng chung sống và sử dụng khoảng 
gần 100 ngôn ngữ khác nhau (xem: 9, 
tr.19). 
Tr−ớc tình hình nh− vậy, câu hỏi 
cần trả lời chính xác là có bao nhiêu 
ngôn ngữ ở Việt Nam và cụ thể tên các 
ngôn ngữ đ−ợc gọi và viết nh− thế nào - 
cùng với câu hỏi đó là sự phân định các 
nhóm địa ph−ơng trong một ngôn ngữ - 
để hiệu chỉnh lại Tiêu đề đề mục “Việt 
Nam - các ngôn ngữ”. 
Tuy có thể trả lời là ngành ngôn ngữ 
học còn đang tiếp tục nghiên cứu, nh−ng 
nếu theo dõi thông tin chuyên ngành, 
chúng ta có thể biết những kết quả 
nghiên cứu gần đây, đ−ợc xem nh− lời 
giải đáp dần dần: từ số l−ợng và danh 
sách các ngôn ngữ ở Việt Nam đến tên 
gọi trong các cách phân loại ngôn ngữ: 
họ/hệ, ngành, nhánh, theo “tiếng” và 
“ngôn ngữ” 
Chỉ xin dẫn ra ví dụ về một số ngôn 
ngữ thuộc hệ Nam á (là một trong 5 hệ 
ngôn ngữ) có mặt ở Việt Nam. 
Hai nhà nghiên cứu Quế Lai và Lê 
Văn D−ơng đã từng phân tích để đi đến 
kết luận rằng “Tiếng Cọi và tiếng Mã 
liềng có mối quan hệ thân thuộc; nh−ng 
mối quan hệ này không đủ để gộp chúng 
thành một ngôn ngữ mà phải coi chúng 
là hai ngôn ngữ thuộc nhánh Chứt” 
(xem: 3). Và nh− vậy, “về mặt ngôn ngữ 
học, đến nay chúng ta có thể kể đ−ợc 
những ngôn ngữ thuộc nhánh Chứt ở 
Việt Nam gồm có: Mày, Rục, Sách, 
Arem, Mã liềng, Cọi” và “Có thể cho ba 
ngôn ngữ Mã liềng, Rục, Cọi là bộ ba 
ngôn ngữ cổ của nhánh Chứt” (3, tr.60). 
Hai m−ơi năm sau, GS. TS. Trần 
Trí Dõi cũng “lấy tr−ờng hợp dân tộc 
Chứt và tiếng Chứt là ví dụ (xem thêm: 
4). Trong danh mục thành phần các dân 
tộc công bố năm 1979, tiếng Chứt của 
dân tộc Chứt bao gồm những nhóm địa 
ph−ơng khác nhau có tên là Mày, Rục, 
Cập nhật thông tin 43 
Sách, Mã liềng và Arem. Cả năm nhóm 
này đ−ợc coi là thành viên địa ph−ơng 
của tiếng Chứt. Có thể thấy quan niệm 
ấy đ−ợc chấp nhận trong gần hai thập 
kỷ qua. Thế nh−ng qua những kết quả 
nghiên cứu ngôn ngữ gần đây, ng−ời ta 
đã có thể chứng minh rằng trong thực tế 
năm nhóm địa ph−ơng mà tr−ớc đây 
đ−ợc coi là những bộ phận của tiếng 
Chứt ấy có thể là những ngôn ngữ khác 
biệt nhau, tức là chúng có thể là những 
ngôn ngữ riêng lẻ chứ không phải là các 
ph−ơng ngữ của ngôn ngữ. Cụ thể là, 
ng−ời ta cho rằng cái gọi là tiếng Chứt 
chỉ có thể bao gồm các nhóm Mày, Rục, 
Sách. Hai nhóm còn lại, tiếng Arem và 
tiếng Mã liềng là những ngôn ngữ riêng 
lẻ có bà con họ hàng với tiếng Chứt ấy. 
Đây là cách đặt vấn đề đ−ợc trình bày 
trong các nghiên cứu của M. Ferlus, của 
chúng tôi và phần nào trong cả nghiên 
cứu của GS. TS. Nguyễn Văn Lợi trong 
thời gian gần đây” (1, tr.15). Với cách 
nhìn ấy, khi “Giới thiệu tóm tắt một vài 
ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, 
sau tiếng Chăm là tiếng Rục - đ−ợc hiểu 
“là một ngôn ngữ đặc tr−ng cho tiếng 
Chứt” (1, tr.181) - rồi đến tiếng Nùng. 
M−ời năm sau, cũng về tr−ờng hợp 
này, theo Báo cáo tổng quan kết quả đề 
tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2010: Bức 
tranh toàn cảnh về các ngôn ngữ ở Việt 
Nam do PGS. TS. Đoàn Văn Phúc làm 
chủ nhiệm (5, tr.14) có ghi chú: “Theo 
kết quả của Ch−ơng trình Điều tra các 
ngôn ngữ ở Việt Nam với vấn đề xác 
định thành phần dân tộc, Viện Ngôn 
ngữ học đã nghiệm thu năm 2006, thì 
các ngôn ngữ Nam á ở Việt Nam có thể 
có tới hơn 40 các thứ tiếng khác nhau. 
Tiểu chi Việt – Chứt có thể có 12 ngôn 
ngữ (Việt, M−ờng, Thổ, Poọng, Cuối, 
Đan lai - Li hà, Rục, Mày, Sách, Mã 
liềng, Kha phoọng (Krih), Arem). 
Rồi trong công trình nghiên cứu gần 
đây nhất (xem: 8), ngoài việc cho biết 
những điều đã có thể khẳng định về loại 
hình (tr.148) sau đó là những câu hỏi 
ch−a thể kết luận (tr.254), các tác giả đã 
cung cấp Danh sách các ngôn ngữ Nam 
á ở Việt Nam (tr.334), gồm 43 ngôn ngữ 
(với các ph−ơng ngữ) thuộc 6 nhóm: Việt 
(Vietic), Mảng (Mangic), Khơ mú 
(Khmuic), Cơ tu (Katuic), Ba na 
(Bahnaric, gồm 3 tiểu nhóm) và Khơ me 
(Khmeric). Cụ thể nh− sau: 
I. Nhóm Việt (Vietic) (13 ngôn 
ngữ): Kinh, M−ờng, Nguồn, Poọng, Đan 
lai, Li hà, Cuối, Rục, Mày, Sách, Mã 
liềng, Krih (Kha Phoọng), Arem. 
II. Nhóm Mảng (Mangic) (1 ngôn 
ngữ): Mảng. 
III. Nhóm Khơ mú (Khmuic) (4 
ngôn ngữ): Khơ mú, Xinh mun (Puộc, Pu 
Hoóc), Kháng (Kháng Sơn La, Kháng 
Quảng Lâm), Ơ đu (Tày hạt, I đuh). 
IV. Nhóm Cơ tu (Katuic) (4 ngôn 
ngữ): Bru, Pa cô, Tà ôi, Cơ tu (Ca tu, Ka 
tu). 
V. Nhóm Ba na (Bahnaric) (20 
ngôn ngữ). 
1. Tiểu nhóm Ba na Bắc (14 ngôn 
ngữ): Ba na (Bahnar), Co (Cua, Kor), Ca 
dong, Ha lăng, Giẻ (Jeh), Triêng, 
Bhnoong (Pơ noong), Xơ đăng (Xê đăng, 
Hteang, Htea, Steang), Tơ đra (Xơ Rá, 
Mơ đrá), Rơ ngao, Hrê (Đá Vách), Mơ 
nâm (Pơ noong, Bơ nâm), Ve (Veh, La 
ve), Pơ măm (Rơ mâm, La mam). 
2. Tiểu nhóm Ba na Tây (1 ngôn 
ngữ): Brâu. 
3. Tiểu nhóm Ba na Nam (5 ngôn 
ngữ): Cơ ho (Cơ ho, Kơ ho), Mnông (Mơ 
nông), Mạ (Châu mạ), Xtiêng (Stiêng), 
Chrau (Châu ro, Chro, Ro, Ta mun). 
VI. Nhóm Khơ me (1 ngôn ngữ): 
Khơ me Nam bộ. 
44 Thông tin Khoa học xã hội, số 1.2012 
Nh− thế, đề mục “Việt Nam - các 
ngôn ngữ” cần dựa theo kết quả nghiên 
cứu mới nhất này của Viện Ngôn ngữ học, 
đặc biệt cần l−u ý rằng Poọng, Đan lai, Li 
hà và Cuối đ−ợc tách riêng thành 4 ngôn 
ngữ trong nhóm Việt (Vietic) và không có 
cái gọi là ngôn ngữ Thổ. Và cũng thuộc 
nhóm này, bên cạnh Rục, Mày, Sách, Mã 
liềng, A rem có thêm Krih (Phoọng) và 
không có cái gọi là ngôn ngữ Chứt. Pa cô 
tách khỏi Ta ôi trở thành 2 ngôn ngữ 
cùng thuộc nhóm Cơ tu. Các nhóm Giẻ, 
Triêng, Ve và Bnoong (thuộc dân tộc Giẻ - 
Triêng) là 4 ngôn ngữ riêng thuộc Tiểu 
nhóm Ba na Bắc. 
Không chỉ các nhà nghiên cứu hay 
giảng dạy về ngôn ngữ mà những ng−ời 
làm việc có động chạm đến ngôn ngữ - 
trong đó có những ng−ời xử lý sơ bộ tài 
liệu th− viện - đều mong có lời giải đáp 
chính thức của giới chuyên môn về một 
số vấn đề, ví nh− việc xác định số l−ợng 
và danh sách các ngôn ngữ hiện đang 
tồn tại ở Việt Nam, để hiệu chỉnh Tiêu 
đề đề mục “Việt Nam - các ngôn ngữ” 
mà chúng tôi đã có dịp nói tới. 
Kết quả nghiên cứu thể hiện quá 
trình đi đến chân lý. Và chúng ta cũng 
phải tạm bằng lòng với kết quả nghiên 
cứu của từng giai đoạn lịch sử. Hơn nữa, 
vấn đề này không thể tách rời hoàn toàn 
khỏi vấn đề dân tộc (nh− ở Hội thảo 
ngôn ngữ học nọ, có nhà nghiên cứu nọ 
đã lầm t−ởng đây là hai chuyện hoàn 
toàn khác nhau) nên các ý kiến và giải 
pháp luôn cần hết sức tế nhị. 
Nhu cầu hiện nay của ng−ời dùng 
tin là cần có thông tin cập nhật về kết 
quả nghiên cứu chuyên sâu, khẳng định 
thành tựu khoa học của từng thời kỳ. 
Mong rằng các họ ngôn ngữ khác ở Việt 
Nam cũng sẽ đ−ợc nghiên cứu theo 
h−ớng này. 
Nhắc lại những thay đổi trong quá 
trình nghiên cứu, chúng tôi muốn l−u ý 
việc xác định tiêu đề đề mục các ngôn 
ngữ cần xác định cho đúng đối t−ợng, và 
cũng nên có phần so sánh với những tên 
gọi đã dùng tr−ớc, để tránh "ông nói gà, 
bà nói vịt". Vấn đề nêu ra trên đây còn 
muốn đ−ợc xem nh− những thông tin gợi 
ý, nên thận trọng khi đọc cũng nh− xử lý 
tài liệu về các ngôn ngữ và các dân tộc ở 
Việt Nam, mà chúng tôi đã có dịp bàn tới 
tại Hội thảo “Thống nhất công việc Định 
chủ đề & Biên soạn Khung Tiêu đề đề 
mục”, do Liên Chi hội Th− viện Đại học 
phía Nam phối hợp và tổ chức tại Trung 
tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà 
Nẵng, từ 14-16/5/2008. Nay với những 
thành tựu mới của nghiên cứu ngôn ngữ 
học, cần có những thay đổi. 
Tài liệu tham khảo 
1. Trần Trí Dõi. Nghiên cứu ngôn ngữ 
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. H.: 
Đại học Quốc gia Hà Nội, 301 tr., 
2000 (tái bản). 
2. Nguyễn Văn Khang. Sự tác động của 
xã hội đối với ngôn ngữ và những 
vấn đề đặt ra đối với chính sách 
ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay. Tạp 
chí Ngôn ngữ, số 8, 2010. 
3. Quế Lai, Lê Văn D−ơng. Về tiếng Cọi 
và tiếng Mã liềng – hai ngôn ngữ 
Chứt ở miền Tây Nghệ Tĩnh. Tạp chí 
Dân tộc học, số 4, 1979. 
4. Hoàng Văn Ma. Ngôn ngữ dân tộc 
thiểu số Việt Nam: Một số vấn đề về 
quan hệ cội nguồn và loại hình học. 
H.: Khoa học xã hội, 2002, 341 tr. 
5. Đoàn Văn Phúc (chủ nhiệm đề tài). 
Bức tranh toàn cảnh về các ngôn ngữ 
ở Việt Nam. Kết quả đề tài nghiên 
cứu cấp Bộ, 403 tr., 2010. 
(Xem tiếp trang 57) 

File đính kèm:

  • pdfcap_nhat_thong_tin_cho_xu_ly_tai_lieu_co_lien_quan_den_cac_n.pdf