Yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020

Đặt vấn đề: nhằm tăng cường kiến thức, thực

hành phòng và phát hiện sớm ung thư vú (UTV) cho

phụ nữ 18-60 tuổi, việc tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng có

ý nghĩa quan trọng trong xác định các nội dung cần

can thiệp. Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên

quan đến kiến thức, thực hành tốt về phòng và phát

hiện sớm UTV ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần

Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang 286 phụ nữ 18-60 tuổi

tại thành phố Cần Thơ từ tháng 5 đến tháng 9 năm

2020. Phân tích hồi quy logistic để xác định yếu tố liên

quan đến kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện

sớm UTV. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.

Kết quả: nghiên cứu ghi nhận 3 yếu tố liên quan đến

kiến thức, trong đó, nhóm phụ nữ sống thành thị,

trình độ trên trung học cơ sở (THCS), có tìm hiểu

thông tin về UTV có kiến thức tốt hơn nhóm ở nông

thôn 1,944 lần (KTC95% 1,015-3,722), học vấn từ

THCS trở xuống 2,856 lần (KTC95% 1,169-6,979) và

không tìm hiểu thông tin về UTV 3,264 lần (KTC95%

1,728-6,163) với p<0,05. Yếu tố quan đến thực hành

gồm tiền sử gia đình có bệnh UTV, có tìm hiểu thông

tin về UTV và kiến thức tốt về sàng lọc, phát hiện

UTV; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 và

OR tương ứng là 4,106 (KTC95% 1,404-12,01); 2,763

(KTC95% 1,298-5,882) và 2,089 (KTC95% 1,01-4,32).

Kết luận: Can thiệp vào các yếu tố ảnh hưởng đến

kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm UTV

ở phụ nữ 18-60 tuổi là cần thiết, trong đó, chú ý các

phụ nữ sinh sống vùng nông thôn, học vấn thấp, hạn

chế tiếp cận thông tin liên quan UTV.

Yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 1

Trang 1

Yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 2

Trang 2

Yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 3

Trang 3

Yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 4

Trang 4

Yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 16520
Bạn đang xem tài liệu "Yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020

Yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 500 - THÁNG 3 - SỐ 1 - 2021 
175 
YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG 
 VÀ PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ 18-60 TUỔI 
 TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 
Nguyễn Minh Phương1, Lê Thị Kim Định2 
TÓM TẮT45 
Đặt vấn đề: nhằm tăng cường kiến thức, thực 
hành phòng và phát hiện sớm ung thư vú (UTV) cho 
phụ nữ 18-60 tuổi, việc tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng có 
ý nghĩa quan trọng trong xác định các nội dung cần 
can thiệp. Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên 
quan đến kiến thức, thực hành tốt về phòng và phát 
hiện sớm UTV ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần 
Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang 286 phụ nữ 18-60 tuổi 
tại thành phố Cần Thơ từ tháng 5 đến tháng 9 năm 
2020. Phân tích hồi quy logistic để xác định yếu tố liên 
quan đến kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện 
sớm UTV. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. 
Kết quả: nghiên cứu ghi nhận 3 yếu tố liên quan đến 
kiến thức, trong đó, nhóm phụ nữ sống thành thị, 
trình độ trên trung học cơ sở (THCS), có tìm hiểu 
thông tin về UTV có kiến thức tốt hơn nhóm ở nông 
thôn 1,944 lần (KTC95% 1,015-3,722), học vấn từ 
THCS trở xuống 2,856 lần (KTC95% 1,169-6,979) và 
không tìm hiểu thông tin về UTV 3,264 lần (KTC95% 
1,728-6,163) với p<0,05. Yếu tố quan đến thực hành 
gồm tiền sử gia đình có bệnh UTV, có tìm hiểu thông 
tin về UTV và kiến thức tốt về sàng lọc, phát hiện 
UTV; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 và 
OR tương ứng là 4,106 (KTC95% 1,404-12,01); 2,763 
(KTC95% 1,298-5,882) và 2,089 (KTC95% 1,01-4,32). 
Kết luận: Can thiệp vào các yếu tố ảnh hưởng đến 
kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm UTV 
ở phụ nữ 18-60 tuổi là cần thiết, trong đó, chú ý các 
phụ nữ sinh sống vùng nông thôn, học vấn thấp, hạn 
chế tiếp cận thông tin liên quan UTV. 
Từ khóa: phòng và phát hiện sớm ung thư vú, 
yếu tố liên quan. 
SUMMARY 
ASSOCIATIED FACTORS TO KNOWLEDGE, 
PRACTICE OF PREVENTION AND EARLY 
DETECTION BREAST CANCER IN WOMEN 
18-60 YEARS AT CAN THO CITY IN 2020 
Background: In order to strengthen knowledge, 
practice of prevention and early detection of breast 
cancer for women 18-60 years, finding out associated 
factors of them is important to determine intervention 
contents. Objectives: To identify some associated 
factors to good knowledge, practice for prevention 
1Trường Đại học Y dược Cần Thơ, 
2Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Minh Phương 
Email: nmphuong@ctump.edu.vn 
Ngày nhận bài: 4.01.2021 
Ngày phản biện khoa học: 25.2.2021 
Ngày duyệt bài: 10.3.2021 
and early detection of breast cancer among women 
18-60 years in Can Tho city. Methods: A cross-
sectional study was conducted on 286 women 18-60 
years in Can Tho city from May to September 2020. 
Logistic regression analysis was a method to define 
factors that really related to knowledge, practice of 
prevention and early detection of breast cancer. SPSS 
20.0 software was used to analyze data. Results: 
There were three associated factors to knowledge, of 
which, knowledge among women living in urban 
areas, over secondary education and getting breast 
cancer information were better than rural areas 1,944 
times (CI 95% 1,015-3,722), secondary school or 
lower 2,856 times (CI 95% 1,169-6,979) and without 
breast cancer information 3.264 times (CI 95% 1,728-
6,163) with p <0,05. Family history of breast cancer, 
getting breast cancer information and good knowledge 
of breast cancer screening and early detection were 
defined three associated factors to practice of 
prevention and early detection of breast cancer for 
women 18-60 years. The difference was statistically 
significant with p <0,05 and OR respectively 4,106 (CI 
95% 1,404-12,01); 2,763 (CI 95% 1,298-5,882) and 
2,089 (CI 95% 1,01-4,32). Conclusions: Intervention 
of associated factors to knowledge, practice of 
prevention and early detection of breast cancer 
among women 18-60 years is necessary, in which, to 
pay attention rural areas, low education, without 
breast cancer information. 
Keywords: breast cancer prevention and early 
detection, associated factors. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở 
phụ nữ cả ở các nước phát triển và các nước 
đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Y tế 
Thế giới (WHO), ước tính năm 2018 trên toàn 
thế giới có khoảng 2,1 triệu ca mới mắc ung thư 
vú, chiếm 11,6% trong các loại ung thư [9]. Tại 
Việt nam, ước tính năm 2020, số ca mắc UTV là 
38,1/100.000, đây thực sự là một gánh nặng cho 
bản thân người bệnh, gia đình bệnh nhân và 
toàn xã hội [9]. Việc tầm soát và phát hiện càng 
sớm UTV sẽ giúp điều trị bệnh càng đơn giản, 
hiệu quả điều trị càng cao, chi phí điều trị càng 
thấp [6]. Nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng 
ngày nay đã khẳng định hiệu quả của việc sàng 
lọc phát hiện sớm đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở 
lên sẽ giúp giảm tỷ l ... iên quan đến 
kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm 
ung thư vú gồm đặc điểm dân số (tuổi, nơi cư 
trú, kinh tế, nghề nghiệp, học vấn, tình trạng 
hôn nhân, số con), tìm hiểu thông tin về ung thư 
vú, tiền sử mắc bệnh ung thư vú. Nội dung kiến 
thức gồm 3 nội dung chính là kiến thức về bệnh 
ung thư vú, các biện pháp phòng ngừa bệnh ung 
thư vú, kiến thức về phát hiện sớm ung thư vú. 
Thực hành đánh giá trên 2 nội dung là phòng 
bệnh ung thư vú và phát hiện sớm ung thư vú. 
Kiến thức và thực hành tốt: đạt ≥75% nội dung 
khảo sát. 
Xử lý và phân tích số liệu: phần mền SPSS 
20.0. Xử lý yếu tố liên quan đến kiến thức, thực 
hành bằng phương pháp hồi qui logistic đa biến, 
sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Đặc điểm của đối tượng 
Bảng 1. Đặc điểm về tuổi, địa dư, dân 
tộc, kinh tế của đối tượng 
Đặc điểm chung Tần số Tỷ lệ % 
Nhóm 
tuổi 
18-24 64 22,4 
25-29 31 10,8 
30-39 65 22,7 
40-49 58 20,3 
50-60 68 23,8 
Trung bình 37,9 ± 12,9 
Nơi cư 
trú 
Thành thị 163 57,0 
Nông thôn 123 43,0 
Dân 
tộc 
Kinh 267 93,4 
Khác 19 6,6 
Kinh tế 
Nghèo, cận nghèo 17 5,9 
Không nghèo 269 94,1 
Tuổi trung bình là 37,9 ± 12,9; phân bố 
tương đối đều ở các nhóm tuổi từ 20-23% ở 
nhóm 18-24; 30-39; 40-49 và 50-60 tuổi; nhóm 
thấp nhất là 25-29 tuổi với 10,8%. Thành thị 
chiếm 57%; dân tộc Kinh chiếm 93,4%; 5,9% 
kinh tế nghèo, cận nghèo. 
Bảng 2. Hôn nhân, số con, tiền sử gia 
đình mắc UTV và tìm hiểu thông tin về UTV 
Đặc điểm chung Tần số Tỷ lệ % 
Tình trạng hôn 
nhân 
Độc thân 84 29,4 
Khác 202 70,6 
Số con 
< 2 con 149 52,1 
≥ 2 con 137 47,9 
Tiền sử gia đình 
mắc UTV 
Có 17 5,9 
Không 269 94,1 
Tìm hiểu thông tin 
về ung thư vú 
Có 114 39,9 
Không 172 60,1 
Tỷ lệ độc thân chiếm 29,4%; 52,1% có dưới 
2 con; 5,9% gia đình có tiền sử mắc bệnh ung 
thư vú; 39,9% đối tượng có tìm hiểu thông tin 
về bệnh ung thư vú. 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 500 - THÁNG 3 - SỐ 1 - 2021 
177 
Bảng 3. Đặc điểm về kiến thức, thực 
hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú 
Kiến thức, 
thực hành 
Tốt Chưa tốt 
Kiến thức 93 (32,5%) 193 (67,5%) 
Thực hành 57 (19,9%) 229 (80,1%) 
Tỷ lệ kiến thức, thực hành tốt về phòng và 
phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi 
chiếm 32,5% và 19,9%. 
3.2. Yếu tố liên quan kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú 
Bảng 4. Phân tích yếu tố liên quan giữa kiến thức và một số yếu tố 
Yếu tố 
Kiến thức 
tốt n (%) 
Phân tích đơn biến Phân tích đa biến 
OR (KTC 95%) p OR (KTC 95%) p 
Nơi cư trú 
Thành thị 
Nông thôn 
70 (75,3) 
23 (24,7) 
3,273 
(1,890-5,668) 
<0,001 
1,944 
(1,015-3,722) 
0,045 
Tuổi 
<40 
≥ 40 tuổi 
75 (80,6) 
18 (19,4) 
5,294 
(2,941-9,529) 
<0,001 
2,163 
(0,984-4,753) 
0,055 
Kinh tế 
Không nghèo 
Nghèo/cận nghèo 
90 (96,8) 
3 (3,2) 
2,346 
(0,657-8,375) 
0,177 
3,852 
(0,854-17,385) 
0,079 
Nghề nghiệp 
CCVC 
Khác 
29 (31,2) 
64 (68,8) 
2,786 
(1,532-5,067) 
0,001 
1,185 
(0,594-2,363) 
0,630 
Học vấn 
>THCS 
≤THCS 
83 (89,2) 
10 (10,8) 
10,113 
(4,948-20,66) 
<0,001 
2,856 
(1,169-6,979) 
0,021 
Hôn nhân 
Độc thân 
Khác 
44 (47,3) 
49 (52,7) 
3,435 
(2,010-5,868) 
<0,001 
0,815 
(0,367-1,813) 
0,617 
Số con 
< 2 con 
≥ 2 con 
68 (73,1) 
25 (26,9) 
3,761 
(2,191-6,456) 
<0,001 
1,921 
(0,874-4,218) 
0,104 
Tìm hiểu 
thông tin 
Có 
Không 
64 (68,8) 
29 (31,2) 
6,312 
(3,663-10,877) 
<0,001 
3,264 
(1,728-6,163) 
<0,001 
Tiền sử gia 
đình 
Có UTV 
Không 
7 (7,5) 
86 (92,5) 
1,490 
(0,548-4,046) 
0,432 
1,105 
(0,323-3,778) 
0,874 
Phân tích đa biến ghi nhận 3 yếu tố thật sự liên quan đến kiến thức về phòng và phát hiện sớm 
UTV là sống thành thị, học vấn >THCS và có tìm hiểu thông tin về UTV với p<0,05. 
Bảng 5. Phân tích đa biến liên quan giữa thực hành và một số yếu tố 
Yếu tố 
Thực hành 
tốt n (%) 
Phân tích đơn biến Phân tích đa biến 
OR (KTC 95%) p OR (KTC 95%) p 
Nơi cư trú 
Thành thị 
Nông thôn 
37 (64,9) 
20 (35,1) 
1,512 
(0,827-2,764) 
0,177 
0,949 
(0,474-1,902) 
0,884 
Tuổi 
<40 
≥ 40 tuổi 
35 (61,4) 
22 (38,6) 
1,324 
(0,731-2,396) 
0,353 
0,99 
(0,441-2,222) 
0,981 
Kinh tế 
Không nghèo 
Nghèo, cận nghèo 
54 (94,7) 
3 (5,3) 
1,172 
(0,325-4,225) 
0,999 
1,034 
(0,244-4,385) 
0,963 
Nghề 
nghiệp 
CCVC 
Khác 
17 (29,8) 
40 (70,2) 
2,071 
(1,066-4,022) 
0,029 
1,48 
(0,698-3,139) 
0,306 
Học vấn 
>THCS 
≤THCS 
40 (70,2) 
17 (29,8) 
1,792 
(0,959-3,347) 
0,065 
0,992 
(0,397-2,482) 
0,987 
Hôn nhân 
Độc thân 
Khác 
16 (28,1) 
41 (71,9) 
0,924 
(0,485-1,758) 
0,810 
0,687 
(0,28-1,688) 
0,413 
Số con 
< 2 con 
≥ 2 con 
29 (50,9) 
28 (49,1) 
0,941 
(0,527-1,681) 
0,837 
0,667 
(0,292-1,525) 
0,337 
Tiền sử 
gia đình 
Có UTV 
Không 
8 (14) 
49 (86) 
3,991 
(1,466-10,864) 
0,009 
4,106 
(1,404-12,01) 
0,010 
Tìm hiểu 
thông tin 
Có 
Không 
36 (63,2) 
21 (36,8) 
3,319 
(1,815-6,069) 
<0,001 
2,763 
(1,298-5,882) 
0,008 
Kiến thức 
Tốt 
Chưa tốt 
29 (50,9) 
28 (49,1) 
2,670 
(1,474-4,837) 
0,001 
2,089 
(1,01-4,32) 
0,047 
vietnam medical journal n01 - MARCH - 2021 
178 
Phân tích đa biến ghi nhận 3 yếu tố thật sự 
liên quan đến thực hành chung về phòng và 
phát hiện sớm UTV là tiền sử gia đình có UTV, có 
tìm hiểu thông tin về UTV và kiến thức chung 
đúng lần lượt 4,106; 2,763 và 2,089 với p<0,05. 
IV. BÀN LUẬN 
4.1. Đặc điểm chung. Tuổi trung bình của 
đối tượng là 37,9 ± 12,9; phân bố tương đối đều 
ở các nhóm tuổi từ 20-23% ở nhóm 18-24; 30-
39; 40-49 và 50-60 tuổi; nhóm thấp nhất là 25-
29 tuổi với 10,8%. Chủ yếu đối tượng nghiên 
cứu tập trung >40 tuổi. Đây là độ tuổi có nguy 
cơ mắc UTV tăng cao, do vậy việc nâng nhận 
thức cho phụ nữ có thể sẽ đem lại tác động tích 
cực đến việc phòng và phát hiện sớm bệnh, góp 
phần tăng hiệu quả điều trị. Tuổi thấp hơn so với 
nghiên cứu của Deniz và cộng sự thực hiện với 
đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 
45,6 ± 11,4, với nhóm <45 tuổi chiếm 51,3% 
[7]. Đa số đối tượng ở nghiên cứu của chúng tôi 
sinh sống ở thành thị chiếm 57%; dân tộc Kinh 
chiếm 93,4%. Tỷ lệ độc thân chiếm 29,4%; 
52,1% có dưới 2 con; 5,9% gia đình có tiền sử 
mắc bệnh ung thư vú; 39,9% đối tượng có tìm 
hiểu thông tin về bệnh ung thư vú. Nhìn chung, 
đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu khá phù 
hợp với nhóm tuổi 16-60 tuổi và trên nhóm đối 
tượng là phụ nữ. 
Nghiên cứu đánh giá về thực trạng kiến thức, 
thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư 
vú. Nội dung đánh giá khá đầy đủ. Về kiến thức, 
ghi nhận sự hiểu biết của đối tượng về bệnh ung 
thư vú (yếu tố làm tăng nguy cơ UTV, kiến thức 
về phòng bệnh, kiến thức về sàng lọc UTV là tự 
khám vú, kiến thức về phát hiện UTV qua khám 
chuyên khoa, chụp Xquang tuyến vú. Về thực 
hành, khảo sát đầy đủ các hành vi phòng UTV, 
thực hiện tự khám vú, khám chuyên khoa, chụp 
Xquang tuyến vú. Kết quả ghi nhận 32,5% phụ 
nữ 18-60 tuổi có kiến thức tốt, 19,9% có thực 
hành tốt. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho 
thấy kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện 
sớm ung thư vú ở phụ nữ 18-60 tuổi chưa cao. 
Như vậy, rất cần thiết để những chương trình 
truyền thông giáo dục sức khỏe về ung thư vú 
tại cộng đồng để nâng cao nhận thức của những 
phụ nữ độ tuổi 18-60 tuổi đối với việc phòng và 
phát hiện sớm bệnh UTV. 
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến 
thức, thực hành về phòng và phát hiện 
sớm ung thư vú. Kết quả phân tích đơn biến 
về yếu tố liên quan kiến thức phòng và phát hiện 
sớm ung thư vú cho thấy có 7 yếu tố liên quan 
đến kiến thức, trong đó, tỷ lệ đối tượng có kiến 
thức tốt về các nội dung này thuộc nhóm phụ nữ 
cư trú tại thành thị, tuổi <40, nghề nghiệp là 
công chức viên chức, học vấn >THCS, sống độc 
thân, có dưới 2 con và chủ động tìm hiểu thông 
tin về UTV (p<0,05). Phân tích đa biến, kết quả 
ghi nhận còn 3 yếu tố thật sự liên quan đến kiến 
thức về phòng và phát hiện sớm UTV là nơi cư 
trú, trình độ và tìm hiểu thông tin về UTV. Cụ 
thể, sống thành thị, học vấn >THCS và có tìm 
hiểu thông tin về UTV lần lượt 1,944 (1,015-
3,722); 2,856 (1,169-6,979) và 3,264 (1,728-
6,163) với p<0,05. Tương tự nghiên cứu của tác 
giả Nguyễn Hữu Châu đã chỉ ra rằng phụ nữ có 
trình độ học vấn từ THPT trở lên có kiến thức 
đúng về bệnh UTV cao hơn những phụ nữ có 
trình độ học vấn dưới THPT[1]. 
Đối với thực hành, phân tích đơn biến ghi 
nhận 4 yếu tố liên quan gồm nghề nghiệp, tiền 
sử gia đình có người UTV, tìm hiểu thông tin về 
UTV, kiến thức của đối tượng với p<0,05. Sau 
phân tích đa biến, kết quả ghi nhận 3 yếu tố thật 
sự liên quan đến thực hành về phòng và phát 
hiện sớm UTV. Trong đó, thực hành tốt cao hơn 
ở nhóm đối tượng là tiền sử gia đình có UTV, 
chủ động tìm hiểu thông tin về UTV và kiến thức 
tốt lần lượt 4,106 (1,404-12,01); 2,763 (1,298-
5,882) và 2,089 (1,01-4,32) với p<0,05. Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc tìm hiểu 
tiếp nhận các thông tin về phòng và phát hiện 
sớm UTV có ảnh hưởng tới kiến thức, thực hành 
về phòng bệnh UTV của đối tượng nghiên cứu. 
Điều này cũng phù hợp thực tế là người được 
tiếp cận với những nguồn thông tin thì sẽ có 
hiểu biết, nhận thức về bệnh tật hơn so với 
những người không tiếp cận nguồn thông tin, từ 
đó sẽ có nhận thức phù hợp tác động vào những 
việc làm giảm những yếu tố nguy cơ gây mắc 
UTV. Tương tự các nghiên cứu khác như Đào 
Trung Nguyên [4] năm 2017 về kiến thức và 
thực hành phát hiện sớm ung thư vú cho thấy 
nhận được nguồn thông tin về UTV có kiến thức 
đúng về bệnh UTV cao hơn gấp gần 6 lần so với 
nhóm chưa từng được nghe về UTV (p<0,001); 
Nguyễn Hữu Châu (2015) cho thấy phụ nữ đã 
nghe thông tin về UTV có kiến thức đúng về 
bệnh UTV cao hơn gấp 3 lần so với phụ nữ chưa 
từng được nghe về UTV; Bùi Thị Duyên cho thấy 
nhóm đối tượng được nghe/xem/đọc thông tin 
về phát hiện sớm ung thư vú, được tiếp cận 
chương trình khám phát hiện sớm ung thư vú thì 
có thực hành tốt hơn nhóm còn lại [2]. 
Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về 
sàng lọc và phát hiện UTV cũng được ghi nhận ở 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 500 - THÁNG 3 - SỐ 1 - 2021 
179 
các nghiên cứu khác. Đào Trung Nguyên [5] cho 
thấy đối tượng có kiến thức đạt về các phương 
pháp tự khám vú thì có tỷ lệ thực hành các 
phương pháp phát hiện sớm UTV cao hơn so với 
nhóm không nhận được nguồn thông tin về UTV, 
có kiến thức không đạt. Rõ ràng, có nhận được 
nguồn thông tin và có kiến thức đạt sẽ giúp họ 
biết được cách thực hành như thế nào là đúng, 
khám với tần suất như thế nào là phù hợp cũng 
như thời điểm, thời gian định kỳ cần đi khám, 
sàng lọc phát hiện sớm những bất thường sớm 
để có thể điều trị kịp thời. Kết quả này cũng 
tương đồng với nghiên cứu của Tam Trương 
Donnelly cho rằng có nhận thức cao hơn dẫn 
đến thực hành phát hiện sớm UTV tốt hơn ở 
những phụ nữ được nghiên cứu tại Ả rập [8]. 
Hay nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thảo tại Hà 
Nội cho thấy nhóm có kiến thức chưa đạt về tự 
khám vú thì có điểm thực hành chưa đạt cao 
gấp 4,3 lần nhóm có kiến thức đạt. Qua đó 
chúng ta có thể thấy, vai trò quan trọng của việc 
cung cấp nguồn thông tin về phòng và phát hiện 
sớm UTV. Để có thể tăng tỷ lệ thực hành phòng 
và phát hiện sớm UTV ở phụ nữ thì cần phải 
tăng tỷ lệ có kiến thức đạt qua các hoạt động, 
chương trình tuyên truyền, hướng dẫn và cung 
cấp thông tin. 
V. KẾT LUẬN 
Yếu tố liên quan kiến thức về phòng và phát 
hiện sớm UTV ở phụ nữ 18-60 tuổi: sống thành 
thị, học vấn >THCS và có tìm hiểu thông tin về 
UTV có kiến thức tốt hơn nhóm còn lại lần lượt 
1,944 (1,015-3,722); 2,856 (1,169-6,979) và 
3,264 (1,728-6,163) với p<0,05. Về thực hành, 
thực hành tốt cao hơn ở nhóm tiền sử gia đình 
có UTV, chủ động tìm hiểu thông tin về UTV và 
kiến thức tốt lần lượt 4,106 (1,404-12,01); 2,763 
(1,298-5,882) và 2,089 (1,01-4,32) với p<0,05. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Hữu Châu (2015), “Nghiên cứu thực 
trạng kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh ung 
thư vú ở phụ nữ 20 - 60 tuổi trên địa bàn tỉnh 
Khánh Hòa”, Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 
5/2015, tr.22-25. 
2. Bùi Thị Duyên (2018). Kiến thức, thái độ và 
thực hành phát hiện sớm ung thư vú và một số 
yếu tố liên quan của phụ nữ từ 20 – 49 tuổi tại xã 
Cẩm Giang, Huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa, Luận 
văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y HN. 
3. Nguyễn Thị Quế Lâm (2017), Tìm hiểu một số 
yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực 
hành về phòng chống bệnh ung thư vú ở phụ nữ 
thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, Đề tài cơ sở 
Trung tâm Truyền thông GDSK Khánh Hòa 
4. Đào Trung Nguyên (2017), Kiến thức, thực 
hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của 
phụ nữ ở công ty cổ phần may 10 và một số yếu 
tố liên quan, Luận văn tốt nghiệp trường địa học Y 
Hà Nội. 
5. Phạm Cẩm Phương (2017), "Đánh giá kết quả 
tư vấn khám sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú 
ở nữ giới tại thành phố Hà Nội và các tỉnh lân 
cận", Tạp chí y học Việt Nam, Tập 1, tr. 41-45. 
6. Đỗ Quốc Tiệp, Mai Xuân Sự, Phan Tiến 
Hoàng và cộng sự (2015). Nghiên cứu kiến 
thức của người dân về phòng chống bệnh ung thư 
tại Quảng Bình. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 
5/2015, tr.41-44. 
7. Deniz S, Kurt B, Oğuzöncül AF, Nazlıcan E, 
Akbaba M, Nayir T (2017). Knowledge, 
attitudes and behaviours of women regarding 
breast and cervical cancer in Malatya, Turkey. Plos 
One, Vol 12 (11), pp.1-9. 
8. Donnelly TT, Khater AH, Al-Bader SB, Al 
Kuwari MG, Malik M, Al-Meer N, Singh R, 
Fung T (2014). Factors that influence awareness 
of breast cancer screening among Arab women in 
Qatar: results from a cross sectional survey. Asian 
Pac J Cancer Prev, Vol 15 (23), pp.10157-10164. 
9. WHO (2018). New Global Cancer Data: GLOBOCAN 
2018. 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VẾT LOÉT LÂU LIỀN CHI DƯỚI 
Ở NGƯỜI LỚN TUỔI 
Võ Thành Toàn*, Nguyễn Bảo Lục* 
TÓM TẮT46 
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị vết loét lâu 
liền chi dưới ở người lớn bằng tại Bệnh viện Thống 
*Bệnh viện Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh 
Chịu trách nhiệm chính: Võ Thành Toàn 
Email: vothanhtoan1990@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 5.01.2021 
Ngày phản biện khoa học: 25.2.2021 
Ngày duyệt bài: 9.3.2021 
Nhất. Đối tượng và phương pháp: 40 bệnh nhân 
độ tuổi từ 60 trở lên, có các vết loét lâu liền chi dưới 
do nhiều nguyên nhân được điều trị tại khoa Chấn 
thương Chỉnh hình, bệnh viện Thống Nhất từ 1/2018 
đến 1/2019. Kết quả: Có 20 ca ghép da với tỉ lệ sống 
75 - 100%; 4 ca được chuyển vạt hiển che phủ với 3 
vạt sống hoàn toàn; 8 ca chuyển vạt da cân cẳng 
chân cuống ngoại vi sống hoàn toàn. Chuyển vạt cân 
mỡ với 4 ca vết thương chậm liền. Ngoài ra có 4 ca 
chuyển vạt cơ sinh đôi thành công. Kết luận: Vết loét 
chi dưới có nguyên nhân đa dạng hay gặp nhất là ở 

File đính kèm:

  • pdfyeu_to_lien_quan_den_kien_thuc_thuc_hanh_ve_phong_va_phat_hi.pdf