Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương

Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển tín

dụng dành cho các khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn chi nhánh Tỉnh Bình Dương (Agribank Bình Dương). Nghiên cứu

sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA)

và hồi quy tuyến tính đa biến, dữ liệu thu thập từ 204 khách hàng là các doanh

nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu

tố về chính sách, quy trình tín dụng của ngân hàng, trình độ của cán bộ tín dụng,

chất lượng thông tin của DN, năng lực của các DN và công nghệ của ngân hàng

ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Từ đây, các giải pháp

khuyến nghị được gợi mở góp phần phát triển tín dụng cho các khách hàng DN tại

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương trang 1

Trang 1

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương trang 2

Trang 2

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương trang 3

Trang 3

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương trang 4

Trang 4

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương trang 5

Trang 5

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương trang 6

Trang 6

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương trang 7

Trang 7

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương trang 8

Trang 8

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương trang 9

Trang 9

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 9080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương
66
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 228- Tháng 5. 2021
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng 
doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp 
và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương
Nguyễn Hồng Thu
Trường Đại học Thủ Dầu Một
Thiều Thị Ngọc Hân
NHNN & PTNT, chi nhánh Bình Dương
Ngày nhận: 18/02/2021 
Ngày nhận bản sửa: 29/03/2021 
Ngày duyệt đăng: 22/04/2021
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển tín 
dụng dành cho các khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thôn chi nhánh Tỉnh Bình Dương (Agribank Bình Dương). Nghiên cứu 
sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) 
và hồi quy tuyến tính đa biến, dữ liệu thu thập từ 204 khách hàng là các doanh 
nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu 
tố về chính sách, quy trình tín dụng của ngân hàng, trình độ của cán bộ tín dụng, 
chất lượng thông tin của DN, năng lực của các DN và công nghệ của ngân hàng 
ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Từ đây, các giải pháp 
khuyến nghị được gợi mở góp phần phát triển tín dụng cho các khách hàng DN tại 
Factors affecting credit development among business customers- A case study in Vietnam 
Bank for Agriculture and Rural Development in Binh Duong Branch
Abstract: This study looks for factors affecting credit development among business customers 
at in Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development in Binh Duong branch (Agribank Binh 
Duong). The study uses quantitative methods with exploratory factor analysis (EFA) techniques and 
multivariate linear regression. Data was collected from 204 customers who was enterprises (DN) in 
Binh Duong province. The results of the study show that factors such as policies, bank credit processes, 
qualifications of credit officers, quality of information of enterprises, capacity of enterprises and bank 
technology affect credit development for business customers. Hence,the recommended solutions 
are suggested to contribute to credit development for business customers at Agribank Binh Duong 
province branch.
Keywords: Credit, the development of credit products, business customers.
Thu Hong Nguyen
Email: thunh@tdmu.edu.vn
Thu Dau Mot University
Han Thi Ngoc Thieu
Email: thieuthingochan@gmail.com
Agribank Binh Duong
NGUYỄN HỒNG THU - THIỀU THỊ NGỌC HÂN
67Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Agribank chi nhánh tỉnh Bình Dương.
Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, phát triển tín dụng, khách hàng doanh nghiệp, Agribank 
Bình Dương.
1. Giới thiệu
Trong những năm gần đây, hoạt động của 
các DN đã có nhiều bước phát triển đột phá, 
góp phần nâng cao khả năng sản xuất, phát 
huy nội lực của nền kinh tế Việt Nam. Hoạt 
động của các DN liên tục phát triển, khả 
năng cạnh tranh không ngừng được nâng 
cao là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh 
tế của cả nước (Phùng Thế Đông, 2019). 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, hiện nay 
có đến 98,1% DN quy mô nhỏ và vừa có 
năng suất và năng lực cạnh tranh thấp, trình 
độ quản trị, hiệu quả kinh doanh, năng lực 
sáng tạo và ứng dụng công nghệ cũng như 
sự liên kết và tham gia chuỗi giá trị của các 
DN trong nước vẫn còn nhiều hạn chế (Tạp 
chí Tài chính, 2017). 
Tại Bình Dương, số DN đang hoạt động 
trên địa bàn Tỉnh tính đến cuối năm 2019 
là 25.932 (Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 
2019). Trong khi đó, số lượng DN đang có 
quan hệ tín dụng tại Agribank hiện là 1.935 
đơn vị, với dư nợ đạt 6.968 tỷ đồng. Trên 
địa bàn vẫn còn nhiều DN hoạt động có 
hiệu quả, có dự án khả thi hoặc đã ký được 
các hợp đồng thương mại có giá trị tốt, 
cần vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất 
kinh doanh, nhưng vẫn chưa tiếp cận được 
nguồn vốn vay từ ngân hàng, do không 
đủ điều kiện tín chấp và tài sản thế chấp, 
hoặc phải chịu lãi suất cao (Agribank Bình 
Dương, 2019). 
Do vậy, trước xu hướng phát triển và hội 
nhập, rất cần phải tăng cường. hoạt động 
tín dụng cho đối tượng khách hàng DN, 
đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, nhằm phát 
huy hết tiềm năng và nguồn lực ngân hàng 
một cách hiệu quả theo đúng định hướng. 
kinh doanh. Bài nghiên cứu tìm kiếm yếu 
tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cho 
các khách hàng DN tại Agribank tỉnh Bình 
Dương. Từ kết quả nghiên cứu, các kiến 
nghị được đề xuất góp phần thúc đẩy phát 
triển tín dụng cho các khách hàng DN trên 
địa bàn của tỉnh Bình Dương. 
2. Tổng quan nghiên cứu
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, 
cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam 
kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo 
nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ 
cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, 
bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các 
nghiệp vụ cấp tín dụng khác (theo Luật Các 
Tổ chức tín dụng, 2010). Cho vay là hoạt 
động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong 
sự phát triển của các ngân hàng thương 
mại. Thông qu ...  nghiên cứu
Dữ liệu trong nghiên cứu được thực hiện 
từ việc khảo sát đối tượng là các khách 
hàng DN đang vay vốn tại Agribank Tỉnh 
Khái niệm Tên biến quan sát Thang đo Nguồn tham khảo
Trình độ của 
cán bộ tín 
dụng (TD) 
TD1. Đội ngũ nhân viên tín dụng của 
Agribank tỉnh Bình Dương rất chuyên 
nghiệp, năng động, thân thiện, nhiệt tình.
Likert 1-5
Andriy Melikhov và 
cộng sự (2019).
TD2. Đội ngũ nhân viên tín dụng của 
Agribank tỉnh Bình Dương nắm vững các 
thao tác và quy trình nghiệp vụ.
Likert 1-5
TD3. Đội ngũ nhân viên tín dụng của 
Agribank tỉnh Bình Dương có nhiều kinh 
nghiệm trong công tác cấp tín dụng cho 
DN.
Likert 1-5
Công nghệ 
ngân hàng 
(CN)
CN1. Các cơ sở vật chất của chi nhánh, 
phòng giao dịch tiện nghi, thoải mái thu hút 
khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
Likert 1-5
Godbillon-Camus, 
B. và Godlewski, 
C. J. (2005), Andriy 
Melikhov và cộng sự 
(2019).
CN2. Sản phẩm, dịch vụ về tín dụng rất 
phong phú, đa dạng. Likert 1-5
CN3. Phương tiện, máy móc, công nghệ 
thông tin phục vụ công tác tín dụng được 
ngân hàng trang bị rất đầy đủ và hữu ích.
Likert 1-5
Chất lượng 
thông tin của 
DN (TT)
TT1. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 
đầy đủ, minh bạch.
TT2. Sự trung thực của doanh nghiệp trong 
việc sử dụng vốn vay đúng mục đích
TT3. Sư trung thực của doanh nghiệp khi 
cung cấp thông tin về doanh nghiệp, thông 
tin về tài sản đảm bảo
Likert 1-5
Godbillon-Camus, B. 
và Godlewski, C. J. 
(2005), Grunert và 
cộng sự (2005)
Phát triển tín 
dụng khách 
hàng DN 
(PT) 
PT1. Tôi sẽ tiếp tục duy trì việc vay vốn tại 
Agribank tỉnh Bình Dương trong thời gian 
tới.
Likert 1-5
Andriy Melikhov và 
cộng sự (2019), 
Boudriga và cộng sự 
(2009).
PT2. Tôi có nhu cầu tăng dư nợ tại 
Agribank tỉnh Bình Dương trong thời gian 
tới.
Likert 1-5
PT3. Tôi sẽ giới thiệu sản phẩm tín dụng 
cho DN của Agribank tỉnh Bình Dương đến 
cho người thân, bạn bè, đối tác của mình
Likert 1-5
Nguồn: Tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu
Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân 
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương
72 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021
Bình Dương. Nghiên cứu được thực hiện từ 
tháng 5 đến tháng 8/2020 với số mẫu 204 
phiếu hợp lệ. Sau khi có kết quả khảo sát, 
các giả thuyết của mô hình được tiến hành 
kiểm định và sau cùng là một số đề xuất gợi 
mở được đưa ra căn cứ trên kết quả nghiên 
cứu này.
Về mẫu khảo sát thu thập là 220 phiếu được 
phát ra, trong đó thu về 210 phiếu và chỉ có 
204 phiếu khảo sát hợp lệ. Tỷ lệ phiếu khảo 
sát hợp lệ trên tổng phiếu khảo sát phát ra 
là 92,72%. 
3.3. Mô hình nghiên cứu
Từ tổng quan nghiên cứu, chúng tôi đề xuất 
mô hình nghiên cứu như sau:
Các giả thuyết nghiên cứu (biến độc lập và 
biến phụ thuộc):
H1: Năng lực của các doanh nghiệp (NL)
H2: Quy trình tín dụng của ngân hàng (QT)
H3: Chính sách tín dụng của ngân hàng 
(CS)
H4: Trình độ của cán bộ tín dụng (TD)
H5: Công nghệ của ngân hàng (CN)
H6: Chất lượng thông tin của doanh nghiệp 
(TT)
Biến phụ thuộc: Phát triển tín dụng khách 
hàng doanh nghiệp (PT)
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu thể 
hiện ở Bảng 2.
Thực hiện các kiểm định
Đầu tiên nghiên cứu thực hiện kiểm định 
Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân 
tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo (Bảng 
3). Theo Nunnally & Bernstein (1994) thì 
mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha≥ 0,60 là 
thang đo chấp nhận được về mặt độ tin cậy; 
Hệ số tương quan biến- tổng (hiệu chỉnh) 
Bảng 2. Thống kê mẫu khảo sát 
Ngành nghề kinh doanh Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ %
Nông-Lâm-Thủy sản 65 31,86
Công nghiệp, xây dựng 25 12,26
Thương mại-dịch vụ 101 49,51
Khác 13 6,37
Tổng cộng 204 100
Nguồn: Phân tích số liệu khảo sát từ phần mềm SPSS, 2020
Bảng 3. Kết quả kiểm định thang đo
Stt Thang đo Kết quả Cronbach’s Alpha Đánh giá kết quả
1 Năng lực của doanh nghiệp vay vốn (NL) 0,851 Chấp nhận
2 Quy trình tín dụng của ngân hàng (QT) 0,798 Chấp nhận
3 Chính sách tín dụng của ngân hàng (CS) 0,823 Chấp nhận
4 Trình độ của cán bộ tín dụng (TD) 0,808 Chấp nhận
5 Công nghệ ngân hàng (CN) 0,766 Chấp nhận
6 Chất lượng thông tin của doanh nghiệp (TT) 0,784 Chấp nhận
7 Phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp (PT) 0,859 Chấp nhận
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát từ phầm mềm SPSS20
NGUYỄN HỒNG THU - THIỀU THỊ NGỌC HÂN
73Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Corrected item-total correlation≥ 0,30 cho 
biết biến đó đạt yêu cầu. Theo kết quả kiểm 
định thì các hệ số hệ số Cronbach’s Alpha của 
các thang đo đều đạt yêu cầu về kiểm định. 
Tiếp theo thực hiện kiểm định Bartlett 
(Bartlett’s Test of Sphericity) dùng để xem 
xét ma trận tương quan với giả thuyết rằng 
ma trận tương quan là ma trận đơn vị, nếu 
phép kiểm định Bartlett có P-Value < 0,05 
thì có thể bác bỏ giả thuyết trên, có nghĩa 
là các biến có quan hệ với nhau. Kiểm định 
KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of 
Sampling Adequacy) là một chỉ số dùng để 
xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. 
Trị số của KMO phải đạt từ 0,5 trở lên, theo 
Kaiser (1974), các khoảng giá trị KMO ≥ 
0,90 là rất tốt, KMO ≥ 0,80 là tốt, KMO 
≥ 0,70 là được, KMO ≥ 0,60 là tạm được, 
KMO ≥ 0,50 là xấu và KMO < 0,50 là 
không chấp nhận. Theo kết quả nghiên cứu 
trị số KMO = 0,807 thỏa mãn điều kiện 0,5 
≤ KMO ≤ 1, như vậy phân tích nhân tố độc 
lập là phù hợp với dữ liệu thực tế.
Kiểm định tính tương quan giữa các biến 
quan sát (Bartlett’s Test): Nghiên cứu đặt 
giả thuyết H
0
: mức tương quan của các biến 
Bảng 4. Kết quả các hệ số tải nhân tố khám phá
1 2 3 4 5 6
NL3 0,857
NL2 0,828
NL4 0,822
NL1 0,798
CS1 0,832
CS3 0,819
CS2 0,793
QT2 0,837
QT1 0,822
QT3 0,801
TT2 0,828
TT1 0,811
TT3 0,768
CN1 0,830
CN2 0,779
CN3 0,768
TD1 0,812
TD3 0,791
TD2 0,731
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy: 0,807
Bartlett’s Test of Sphericity: 2
Sig. 0,000
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát từ phầm mềm SPSS 20
Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân 
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương
74 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021
bằng không. Kết quả kiểm định Bartlett’s 
test có giá trị Sig.=0,000 < 0,05 nên bác bỏ 
giả thuyết H
0
. Do vậy các biến quan sát có 
tương quan với nhau trong mỗi nhóm nhân 
tố (Bảng 4). 
Thực hiện kiểm định hồi quy chỉ số R2 hiệu 
chỉnh = 0,685, có nghĩa là trong 100% sự 
biến động của biến phụ thuộc thì có 68,5% 
sự biến động do tác động được giải thích 
bởi các biến độc lập, còn lại 31,5% do sai 
số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố khác ngoài 
mô hình (Bảng 5).
Kết quả hồi quy chuẩn hóa mô tả các yếu 
tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách 
hàng DN tại Agribank Bình Dương. Với 
giá trị VIF của tất cả các biến độc lập đều 
< 2, mô hình cho thấy không có hiện tượng 
đa cộng tuyến. Giá trị sig < 0,05 cho thấy 
mô hình có ý nghĩa thống kê. Chỉ số R2 
hiệu chỉnh = 0,685 có nghĩa là trong 100% 
sự biến động của biến phụ thuộc có 68,5% 
sự biến động là do tác động được giải thích 
bởi các biến độc lập, còn lại 31,5% là do sai 
số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố khác chưa 
được đề cập trong mô hình. 
Yếu tố Chính sách tín dụng của ngân hàng 
có tác động đáng kể nhất và cùng chiều 
với phát triển tín dụng khách hàng DN (hệ 
số beta đã hiệu chỉnh là 0,378). Từ đó cho 
thấy chính sách lãi suất và phí liên quan 
đến hoạt động tín dụng luôn là quan tâm 
hàng đầu của các DN khi tìm kiếm nguồn 
vốn hỗ trợ từ kênh ngân hàng. Chính sách 
tín dụng được đánh giá càng cao, hợp lý, 
hiệu quả thì hoạt động cho vay càng tốt và 
ngược lại. 
Về Quy trình tín dụng của ngân hàng có hệ 
số beta hiệu chỉnh lớn thứ 2 (0,286), cho 
thấy những quy định hợp lý trong việc quy 
định hồ sơ, tỷ lệ tài sản đảm bảo, công tác 
giám sát và kiểm tra sau vay có tác động 
lớn đến quyết định vay vốn của DN. 
Trình độ của cán bộ tín dụng cũng có ảnh 
hưởng khá lớn đến phát triển tín dụng 
khách hàng DN (có hệ số beta hiệu chỉnh là 
0,200). Điều này cho thấy vai trò rất quan 
trọng của yếu tố con người trong công tác 
thẩm định và cấp tín dụng cho DN. Tác 
Bảng 5. Kết quả hồi quy của mô hình
Mô hình
B
Hệ số hồi quy 
chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi 
quy chuẩn 
hóa t
Sig.
Độ 
chấp 
nhận
Thống kê đa cộng tuyến
Sai số 
chuẩn Beta
Hệ số phóng đại 
phương sai (VIF)
(Hằng 
số) -0,459 0,180 -2,545 0,012
NL 0,163 0,034 0,194 4,821 0,000 0,958 1,044
TD 0,162 0,040 0,200 4,030 0,000 0,634 1,578
TT 0,110 0,033 0,148 3,316 0,001 0,779 1,283
CS 0,303 0,037 0,378 8,149 0,000 0,723 1,382
CN 0,099 0,036 0,124 2,746 0,007 0,768 1,303
QT 0,242 0,037 0,286 6,634 0,000 0,834 1,199
Giá trị R2 hiệu chỉnh: 0,685
Giá trị DW: 1,748
Giá trị sig. 0,000
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát từ phầm mềm SPSS20
NGUYỄN HỒNG THU - THIỀU THỊ NGỌC HÂN
75Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
phong chuyên nghiệp và sự hỗ trợ tối đa 
của đội ngũ cán bộ tín dụng sẽ giúp doanh 
nghiệp dễ dàng hơn trong việc hoàn thiện 
hồ sơ vay vốn. 
Bên cạnh đó, các yếu tố như: năng lực của 
các DN, công nghệ của ngân hàng hay 
chất lượng thông tin của DN vay vốn cũng 
tác động đến quá trình phát triển tín dụng 
khách hàng DN.
5. Kết luận và khuyến nghị
Nghiên cứu đã tìm thấy việc phát triển tín 
dụng cho khách hàng doanh nghiệp ảnh 
hưởng bởi chính sách tín dụng của ngân 
hàng; quy trình tín dụng của ngân hàng; 
trình độ của cán bộ tín dụng; chất lượng 
thông tin của DN; năng lực của DN vay 
vốn và công nghệ ngân hàng. Qua kết quả 
nghiên cứu, một số vấn đề đặt ra như sau:
Trước hết, về phía các DN cần không 
ngừng nỗ lực xây dựng các chính sách phát 
triển DN: Linh hoạt, thích ứng và tối ưu 
hóa năng lực cạnh tranh của DN trước sự 
biến động của thị trường ngày nay; tìm 
kiếm các nguồn lực và sử dụng có hiệu 
quả các nguồn lực trong quá trình vận hành 
DN, giảm thiểu chi phí và nâng cao giá trị 
lợi nhuận của DN. 
Thứ hai, về phía ngân hàng, chính sách và 
quy trình tín dụng cho khách hàng DN cần 
được quan tâm, cần xây dựng các chính 
sách phát triển cho các khách hàng DN như 
chính sách gói vay, lãi suất vay, nhằm thúc 
đẩy các DN tiếp cận các dòng vốn một cách 
dễ dàng và hiệu quả, góp phần thúc đẩy các 
DN phát triển hoạt động sản xuất và kinh 
doanh. Đồng thời cần rõ ràng và minh bạch 
các quy trình thủ tục giúp cho các DN tiếp 
cận nguồn vốn được tiếp cận dễ dàng hơn, 
cần lắng nghe các ý kiến phản hồi từ các 
DN trong việc cải tiến hiệu chỉnh các quy 
trình, thủ tục và các chính sách nhằm tối ưu 
hóa các chính sách thông qua các quy trình 
văn bản hướng dẫn được kịp thời và minh 
bạch. 
Thứ ba, quan tâm phát triển chuyên môn 
cho đội ngũ cán bộ tham gia đảm trách 
nghiệp vụ, trước xu hướng cạnh tranh của 
ngành Ngân hàng, yếu tố nguồn lực con 
người đóng vai trò quan trọng trong việc 
thúc đẩy và phát triển hoạt động tín dụng 
tại các ngân hàng. Việc phát triển sản phẩm 
của ngân hàng cần phải đi kèm với hoạt 
động kiểm tra, kiểm soát và giám sát các 
hoạt động và cần được quan tâm bồi dưỡng 
thường xuyên và liên tục, góp phần phát 
triển và bảo đảm an toàn cho các hoạt động 
của ngân hàng. 
Cuối cùng, việc nâng cấp và phát triển công 
nghệ số và thông tin truyền thông trong công 
tác tín dụng ngân hàng là một trong những 
yếu tố chiến lược của các ngân hàng trong 
giai đoạn ngày nay. Việc áp dụng, khai thác 
và nâng cao ứng dụng công nghệ số trong 
các hoạt động góp phần làm tăng tính linh 
hoạt, kịp thời, nhanh chóng và chính xác 
đối với các hoạt động nói chung của ngành 
ngân hàng. Việc phát triển sản phẩm tín 
dụng các DN nói chung cần chú trọng đến 
các yếu tố về con người, về các chính sách 
và khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến 
trong triển khai các hoạt động. Từ đó, bảo 
đảm sự ổn định và phát triển các hoạt động 
cho ngành ngân hàng nói chung.
Hạn chế của nghiên cứu đó là, khả năng 
tổng quát hóa của bài viết sẽ cao hơn nếu 
được thực hiện với quy mô mẫu mở rộng, 
đồng thời mở rộng thêm đối tượng nghiên 
cứu gồm phát triển tín dụng khách hàng cá 
nhân ■
Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân 
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương
76 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021
Tài liệu tham khảo
Andriy Melikhov và cộng sự (2019). Development and Introduction of Banking Products: Accounting Aspect. Academy 
of Accounting and Financial Studies Journal. Research Article: 2019 Vol: 23 Issue: 2
Bambang Hendrawa (2012). The Small Medium-Sized Enterprise’s Characteristic in Batam Free Trade Zone that Able 
to Acquire Debt, Procedia Economics and Finance 4 (2012), pp. 76-85.
Berggren, B., Olofsson, C. & Silver, L., (2000), Control Aversion and the Search for external Financing in Swedish 
SMEs, Small business Economics 15, pp. 233-242.
Boudriga, A., Boulila Taktak, N., Jellouli, S. (2009). Bank specific, business and institutional environment determinants 
of nonperforming loans: Evidence from MENA countries, ERF, 16th Annual Conference, November 7-9, 2009.
Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2019). Niêm giám thống kê năm 2019. Truy cập tại https://thongke.binhduong.
gov.vn/Lists/AnPhamThongKe/DispForm.aspx?ID=20&CategoryId=Ni%C3%AAn%20gi%C3%A1m%20
th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20c%E1%BA%A5p%20t%E1%BB%89nh&InitialTabId=Ribbon.Read. 
Dương Thị Hoàn (2019), Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam, 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Số 50. 2019: 118-122.
Phùng Thế Đông (2019). Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Tài chính, số kỳ 
1, tháng 10/2019. 
Kaiser, H. F., & Rice, J. (1974). Little jiffy, mark IV. Educational and psychological measurement, 34(1), 111-117.
Godbillon-Camus, B. and Godlewski, C. J (2005). Credit Risk Management in Banks: Hard Information, Soft 
Information and Manipulation. Universit´e Robert Schuman, Strasbourg III.
Grunert et al. (2005), The role of non-financial factors in internal credit ratings, Journal of Banking & Finance, 
Volume 29, Issue 2, Pages 509-531.
Nunnally, J.C. and Bernstein, I.H. (1994). The Assessment of Reliability. Psychometric Theory, 3, 248-292.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2019). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 – 2019. 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ 
chức tín dụng đối với khách hàng.
Quốc hội (2010) , Luật số 47/2010/QH12 về các tổ chức tín dụng.
Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13.
Tạp chí Tài chính (2020). Tra cứu tại https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/doanh-
nghiep-nho-va-vua-chiem-981-144150.html. 

File đính kèm:

  • pdfyeu_to_anh_huong_den_phat_trien_tin_dung_khach_hang_doanh_ng.pdf