Xử lý nước thải sinh hoạt và tái sử dụng nước thải sau xử lý tại Việt Nam

Nhu cầu nước sạch là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, vì thế, việc xử lý nước thải (XLNT) để tái sử dụng

sớm nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc sử dụng nước tái chế còn gặp

nhiều khó khăn. Với lượng phát sinh lớn vào hàm lượng chất ô nhiễm cao gây khó khăn cho việc quản lý và

XLNT. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, tính chất, các

công nghệ XLNT sinh hoạt đang được áp dụng và tiềm năng sử dụng nước tái chế tại Việt Nam. Thông qua

việc phân tích cơ sở dữ liệu trực tuyến và các báo cáo đã được công bố, các thông tin liên quan sẽ được tổng

hợp, phân tích, từ đó đưa ra tổng thể về XLNT sinh hoạt và tái sử dụng nước thải sau xử lý tại Việt Nam. Kết

quả cho thấy, nước thải sinh hoạt ở Việt Nam được xử lý chưa tốt, lượng nước xử lý chỉ chiếm khoảng 13%

tổng lượng nước thải phát sinh, còn lại được thải trực tiếp ra môi trường, các công nghệ XLNT chủ yếu là sử

dụng các phương pháp sinh học, nước thải sau xử lý thường được thải ra các thủy vực tiếp nhận. Việc tái sử

dụng nước thải sau xử lý hiện chỉ dừng ở mức sử dụng để cấp nước cho các hệ thống sông hồ và tưới tiêu chưa

có các mục đích sử dụng với yêu cầu cao hơn. Các chất độc sinh học, chất kháng sinh trong nước thải là vấn

đề đáng lưu tâm trong việc tái sử dụng nước thải sinh hoạt sau xử lý. Vì vậy, các phương pháp xử lý tiên tiến

như công nghệ màng, hấp phụ, ôxy hóa nâng cao cần được xem xét nghiên cứu, áp dụng.

Xử lý nước thải sinh hoạt và tái sử dụng nước thải sau xử lý tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Xử lý nước thải sinh hoạt và tái sử dụng nước thải sau xử lý tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Xử lý nước thải sinh hoạt và tái sử dụng nước thải sau xử lý tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Xử lý nước thải sinh hoạt và tái sử dụng nước thải sau xử lý tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Xử lý nước thải sinh hoạt và tái sử dụng nước thải sau xử lý tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Xử lý nước thải sinh hoạt và tái sử dụng nước thải sau xử lý tại Việt Nam trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 9780
Bạn đang xem tài liệu "Xử lý nước thải sinh hoạt và tái sử dụng nước thải sau xử lý tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xử lý nước thải sinh hoạt và tái sử dụng nước thải sau xử lý tại Việt Nam

Xử lý nước thải sinh hoạt và tái sử dụng nước thải sau xử lý tại Việt Nam
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề I, tháng 3 năm 2021 31
XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ TÁI SỬ DỤNG NƯỚC 
THẢI SAU XỬ LÝ TẠI VIỆT NAM
TÓM TẮT
Nhu cầu nước sạch là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, vì thế, việc xử lý nước thải (XLNT) để tái sử dụng 
sớm nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc sử dụng nước tái chế còn gặp 
nhiều khó khăn. Với lượng phát sinh lớn vào hàm lượng chất ô nhiễm cao gây khó khăn cho việc quản lý và 
XLNT. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, tính chất, các 
công nghệ XLNT sinh hoạt đang được áp dụng và tiềm năng sử dụng nước tái chế tại Việt Nam. Thông qua 
việc phân tích cơ sở dữ liệu trực tuyến và các báo cáo đã được công bố, các thông tin liên quan sẽ được tổng 
hợp, phân tích, từ đó đưa ra tổng thể về XLNT sinh hoạt và tái sử dụng nước thải sau xử lý tại Việt Nam. Kết 
quả cho thấy, nước thải sinh hoạt ở Việt Nam được xử lý chưa tốt, lượng nước xử lý chỉ chiếm khoảng 13% 
tổng lượng nước thải phát sinh, còn lại được thải trực tiếp ra môi trường, các công nghệ XLNT chủ yếu là sử 
dụng các phương pháp sinh học, nước thải sau xử lý thường được thải ra các thủy vực tiếp nhận. Việc tái sử 
dụng nước thải sau xử lý hiện chỉ dừng ở mức sử dụng để cấp nước cho các hệ thống sông hồ và tưới tiêu chưa 
có các mục đích sử dụng với yêu cầu cao hơn. Các chất độc sinh học, chất kháng sinh trong nước thải là vấn 
đề đáng lưu tâm trong việc tái sử dụng nước thải sinh hoạt sau xử lý. Vì vậy, các phương pháp xử lý tiên tiến 
như công nghệ màng, hấp phụ, ôxy hóa nâng cao cần được xem xét nghiên cứu, áp dụng.
Từ khóa: Nước thải sinh hoạt, tái sử dụng nước thải, XLNT, cấp nước sinh hoạt.
Nhận bài: 15/3/2021; Sửa chữa: 22/3/2021; Duyệt đăng: 26/3/2021.
Nguyễn Văn Quân, Trần Thị Huyền Nga 
Phạm Thị Thúy, Nguyễn Mạnh Khải* 
(1)
1. Mở đầu
Nhu cầu nước sạch là nhu cầu thiết yếu của cuộc 
sống. Trong tổng số nước hiện có trên trái đất, khoảng 
97% là nước mặn, không thích hợp cho việc sử dụng 
trực tiếp làm ăn uống. Trong số 3% nước ngọt, chỉ một 
phần ba là chất lượng nước phù hợp để có thể duy trì 
cuộc sống hàng ngày của con người và các hoạt động 
sử dụng khác [1]. Nhu cầu ngày càng tăng về các nguồn 
nước thay thế và các tiêu chuẩn chất lượng nước thải 
nghiêm ngặt đã thúc đẩy việc tái sử dụng nước sau xử 
lý, đó là biện pháp quan trọng để quản lý tổng hợp tài 
nguyên nước và phát triển xã hội bền vững trên thế 
giới [2]. Thực tế cho thấy, vấn đề tái sử dụng nước đã 
qua xử lý nhận được sự quan tâm khá sớm ở các nước 
phát triển như: Singapo (1970), Australia (1977), Nhật 
Bản (1980), Canađa (1980). Tại Việt Nam, với đặc điểm 
địa lý nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, 
lượng mưa trung bình năm lớn trong khoảng từ 1.500 
đến 2.000 mm, tổng lượng dòng chảy nước mặt hàng 
năm lên đến 830 - 840 tỷ m3, phần lớn trong số chúng 
có nguồn gốc ngoài biên giới. Việc sở hữu một nguồn 
nước lớn như vậy cho thấy ưu thế của Việt Nam so với 
các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng nước tại 
Việt Nam chưa hiệu quả thể hiện qua hiệu suất sử dụng 
nước trên một đơn vị nước (m3) ở Việt Nam chỉ đạt 
2,37 USD GDP (với Australia là 83,20 USD) [3]. Theo 
ước tính của Liên minh Tài nguyên nước (2030 WRG), 
đến năm 2030 Việt Nam phải đối mặt với mức độ căng 
thẳng về nước ở hầu hết các khu vực trên cả nước. Các 
lưu vực sông, khu vực đóng góp 80% GDP của Việt 
Nam, sẽ gặp phải tình trạng "căng thẳng nước nghiêm 
trọng" (lưu vực nhóm sông Đông Nam bộ) hoặc "căng 
thẳng về nước" (ở lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông 
Đồng Nai và sông Cửu Long) [4]. Vì vậy, việc tái sử 
dụng lại nước thải đã qua xử lý sẽ góp phần giải quyết 
căng thẳng nước trong tương lai. 
Nước thải sinh hoạt tại các hộ gia đình Việt Nam là 
nước thải từ bếp, nhà tắm, giặt là và nước đen từ nhà vệ 
sinh. Nước đen được xử lý trong các bể tự hoại trong 
nhà. Nước xám được xả trực tiếp vào hệ thống thoát 
nước. Ở nhiều nước trên thế giới, nước thải sinh hoạt 
đã được xử lý và tái sử dụng như một nguồn cấp nước 
cho việc tưới cây, vệ sinh, thậm chí là nước cấp cho sinh 
hoạt. Bài báo này được viết nhằm mục đích tổng quan 
1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên đề I, tháng 3 năm 202132
đánh giá hiện trạng phát sinh, tính chất, các công nghệ 
XLNT sinh hoạt đang được áp dụng và tiềm năng sử 
dụng nước tái chế tại Việt Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong 
nghiên cứu này gồm xác định các tài liệu có liên quan, 
kiểm tra và lựa chọn tài liệu phù hợp với phạm vi của 
tổng quan này. Để xác định được tài liệu có liên quan, 
các từ khóa như: Nước thải sinh hoạt, XLNT, tái sử 
dụng nước thải, độc tính nước thải sau xử lý được sử 
dụng để tra cứu trên các cơ sở dữ liệu trực tuyến như: 
Science Direct, ResearchGate và Google Scholar, thêm 
vào đó các báo cáo, nghiên cứu khác của các đơn v ... hải trực tiếp vào hệ thống thoát nước mặt thông qua 
hệ thống cống trở thành nước thải đô thị, sau đó nước 
thải đô thị được thu gom và vận chuyển về trạm XLNT 
tập trung và xử lý trước khi thải ra môi trường [6].
Bể tự hoại tại các hộ gia đình thường được xây dựng 
chủ yếu theo kinh nghiệm và không có bản vẽ, có dạng 
hình hộp hoặc hình trụ, hiệu quả xử lý thường đạt 30 - 
40%. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm nâng 
cao hiệu quả xử lý của bể tự hoại như làm thêm nhiều 
Chuyên đề I, tháng 3 năm 202134
3.3. Hiện trạng XLNT 
Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tính đến năm 2018, tỷ 
lệ khu đô thị (từ loại III trở lên) được đầu tư xây dựng 
hệ thống XLNT tập trung là 39% với 43 nhà máy XLNT 
tập trung đã đi vào hoạt động, tổng công suất thiết kế 
đạt 926.000 m3/ngày đêm, đáp ứng được khoảng 13% 
nhu cầu. Hầu hết các trạm XLNT cho chất lượng nước 
đầu ra đạt loại B (QCVN 14-MT:2015/BTNMT) về 
COD, BOD, SS nhưng chưa đạt tiêu chuẩn về T-N và 
T-P. 
▲Hình 2: Công nghệ XLNT ở trạm XLNT Kim Liên và Trúc 
Bạch (Hà Nội)
Gần đây, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm 
mục đích tăng hiệu quả XLNT, giảm chi phí đầu tư xây 
dựng cũng như vận hành. Các công nghệ được chú ý 
như sử dụng thực vật nổi (bèo lục bình), đất ngập nước 
nhân tạo (constructed wetland) sử dụng phương pháp 
tự nhiên để XLNT, đem lại hiệu quả xử lý tương đối 
tốt. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp cần diện tích 
lớn, phát sinh các vấn đề như: Muỗi, lượng sinh khối 
tạo ra lớn Nhiều phương pháp cải tiến các công nghệ 
cũ dựa trên những tiến bộ của công nghệ màng cũng 
đã được chú ý như công nghệ màng sinh học MBR, 
MBBR có thể giảm thể tích thiết bị, tăng hiệu quả 
xử lý. Việc XLNT sinh hoạt bằng các phương pháp 
sinh học không thể xử lý được với các chất ô nhiễm 
khó phân hủy sinh học hoặc các chất độc sinh học. 
Các phương pháp như hấp phụ, lọc màng, đông tụ/tạo 
bông và các phương pháp sinh học cơ bản chỉ có thể 
tách chúng ra khỏi nước thải chứ không thể xử lý triệt 
để được chúng. Hiện nay, phương pháp ôxy hóa nâng 
cao đang được các nhà nghiên cứu quan tâm, với sự 
hoạt động của nhóm ôxy hóa mạnh hydroxyl (•OH), 
ôxy hóa trực các chất khó phân hủy sinh học, hứa hẹn 
sẽ là một giải pháp XLNT phù hợp trong tương lai. Rào 
cản lớn trong việc áp dụng các phương pháp ôxy hóa 
nâng cao là tiêu thụ năng lượng lớn và có khả năng 
phát sinh các chất có độc tính cao hơn cả tiền chất.
3.4. Tái sử dụng nước thải sau xử lý trên thế giới 
và ở Việt Nam
3.4.1. Trên thế giới
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc tái sử dụng nước 
thải sau xử lý đã được thực hiện từ lâu. Ở Nhật Bản, 
ban đầu nước thải từ nhà vệ sinh và nước tưới tiêu được 
xử lý tại trạm xử lý theo phương pháp lọc cát và khử 
trùng bằng ozon hoặc clo sau công đoạn xử lý sinh học. 
Nước sau xử lý được sử dụng làm nước vệ sinh cho các 
tòa nhà lớn. Sau đó, nước thải được quan tâm xử lý để 
tạo thành nguồn cấp nước cho các thủy vực nước mặt. 
Hiện nay, nước tái chế được sử dụng với nhiều mục 
đích khác nhau: Làm nước vệ sinh, nước tưới cây, nước 
rửa, nước làm mát thông qua việc áp dụng công nghệ 
màng siêu lọc, màng nano, màng thẩm thấu ngược sau 
công đoạn xử lý sinh học [8]. Tại Singapo, ban đầu 
lượng nước sinh hoạt ở đây là do Malaysia cung cấp, 
cho đến năm 1970 vấn đề tái sử dụng nước được quan 
tâm. Ngày nay, các nhà máy NEWater cung cấp trung 
bình 30% nhu cầu nước của Singapore, con số dự kiến 
sẽ tăng lên 55% vào năm 2060, vào thời điểm đó, sản 
lượng NEWater có thể lên tới 2 triệu mét khối mỗi 
ngày. Phương pháp XLNT được áp dụng là công nghệ 
màng RO, ôxy hóa nâng cao và công nghệ điện hóa [9]. 
3.4.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc tái sử dụng nước thải sau xử lý 
chưa thật sự mạnh mẽ, nước thải sau xử lý chủ yếu 
Các công nghệ XLNT sinh hoạt hiện nay được áp 
dụng tại các trạm XLNT tập trung ở Việt Nam gồm: 
Cụm bể AAO, bể hiếu khí truyền thống, hồ sinh học, 
bể lọc sinh học, mương ôxy hóa... Điểm chung của các 
công nghệ này là đều sử dụng các tác nhân sinh học vào 
trong XLNT. Mặc dù có thể xử lý đạt quy chuẩn xả thải, 
tuy nhiên, các hệ thống trên còn có nhiều hạn chế về 
chi phí vận hành, diện tích, phát sinh chất thải thứ cấp, 
sinh mùi khó chịu nước thải sau xử lý chưa đảm bảo 
các tiêu chuẩn về sức khỏe khi sử dụng cho cấp nước 
sinh hoạt.
Hệ thống quản lý nước thải tập trung không phải là 
giải pháp duy nhất giải quyết được tất cả các vấn đề vệ 
sinh môi trường của Việt Nam. Hệ thống quản lý phân 
tán nên được xem xét ở cả các khu vực nội đô mà hệ 
thống quản lý tập trung không mang lại hiệu quả kinh 
tế. Ước tính hàng nghìn hệ thống XLNT phân tán đã 
được xây dựng cho các tòa văn phòng, khách sạn, nhà 
máy, bệnh viện, cộng đồng dân cư mới và làng nghề ở 
Việt Nam. Trong TCVN 51:2008 của Bộ Xây dựng đã 
có nhiều công nghệ XLNT như: Hiếu khí, yếm khí, hồ 
sinh học, mương ôxy hóa Hiện nay, các công nghệ 
xử lý được cải tiến nhỏ gọn hiệu quả hơn, sử dụng vật 
liệu compozit giúp giảm chi phí đầu tư, vận chuyển, dễ 
dàng tháo lắp [6].
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề I, tháng 3 năm 2021 35
được thải trực tiếp ra ngoài môi trường, một phần được 
sử dụng cho nông nghiệp, thủy sản [6].
a. Sử dụng cho nông nghiệp
Với một đất nước còn có tỷ trọng nông nghiệp 
lớn như Việt Nam, lượng nước cần để cấp cho nông 
nghiệp là rất lớn. Theo dự đoán, đến năm 2030 nhu 
cầu nước sử dụng cho nông nghiệp của Việt Nam lên 
đến 91 tỷ m3/năm. Nước thải sinh hoạt có hàm lượng 
dinh dưỡng cao hơn nước thải tự nhiên, vì vậy nhiều 
nghiên cứu chỉ ra có thể sử dụng nước thải cho nông 
nghiệp[10]. Chất dinh dưỡng có trong nước thải biogas 
cao hơn so với phân chuồng và phân ủ theo phương 
pháp thông thường, ngoài các dưỡng chất như N, P, 
K, nước thải biogas còn chứa nhiều chất hữu cơ và các 
nguyên liệu cần thiết cho cây trồng. Các nguyên tố 
NPK của nguyên liệu sau khi phân hủy qua hệ thống 
biogas hầu như không bị tổn thất mà được chuyển hóa 
thành dạng phân lỏng mà cây dễ hấp thụ như N-NH4+, 
N-NO3-, đồng thời chứa chất hữu cơ cao cải thiện tính 
chất đất, giúp cây phát triển mạnh, ít sâu bệnh. Vì thế, 
nước thải sau xử lý đã được xem xét sử dụng để trồng 
bắp (Zea maysL.), sử dụng như phương pháp bổ sung 
dinh dưỡng cho đất.
b. Sử dụng cho thủy sản
Đối với nghề nuôi trồng thủy sản, chất lượng nước 
là một vấn đề quan trọng sống còn. Nguồn nước cấp 
cần phải đạt tiêu chuẩn chất lượng nước phục vụ nuôi 
trồng thủy sản, cụ thể là đáp ứng được Quy chuẩn kỹ 
thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-
MT:2015/BTNMT cột A2. Tuy nhiên, trên thực tế chất 
lượng nước trong khu vực thường bị ô nhiễm hữu cơ 
và ô nhiễm dinh dưỡng như đạm, phốt pho. Tính chất 
nước trong hệ thống ao nuôi gồm các thành phần 
gây hại cho môi trường và chủ yếu là nitơ, photpho 
được sinh ra từ chất thải của cá, thức ăn dư thừa. Hàm 
lượng NH4+, NO2-, NO3- phát sinh lại là chất độc đối 
với sự sinh trưởng và phát triển các loài thủy sản. Một 
vài nghiên cứu XLNT bằng công nghệ AAO – MBR; 
Biofloc đã được nghiên cứu để có thể tái sử dụng được 
nước thải thủy sản [11].
Ngoài ra, nước thải sau xử lý còn được sử dụng 
với nhiều mục đích khác như tưới cây, tưới đường, 
cấp nước cho các hệ thống sông hồ, kênh rạch tuy 
nhiên tái sử dụng nước sau xử lý còn gặp nhiều vấn đề 
khi sử dụng để cấp nước cho sinh hoạt. Việc sử dụng 
nước thải sau xử lý bị thách thức do nhận thức sai lầm 
của công chúng. Nước thải đã qua xử lý thường được 
cho là nguy hại cho sức khỏe cộng đồng do sự hiện 
diện tiềm ẩn của các chất ô nhiễm, chất dinh dưỡng, 
các chất độc hại và các mầm bệnh. Sự hiện diện của 
các chất ô nhiễm trong nước thải đã qua xử lý, có thể 
tiềm ẩn những nguy cơ đối với sức khỏe con người, 
phần lớn phụ thuộc vào việc lựa chọn công nghệ thích 
hợp để XLNT. Một nghiên cứu về nhận thức của người 
tiêu dùng và khả năng chấp nhận nước tái chế sử dụng 
bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu cho thấy rằng, công 
chúng nói chung có mức độ sẵn sàng rất thấp đối với 
việc sử dụng nước thải đã qua xử lý, họ lo lắng về sự 
an toàn và những tiêu cực có thể xảy ra đối với môi 
trường, kinh tế và sức khỏe, vấn đề sử dụng nước thải 
tái chế. Hơn nữa, vấn đề chi phí và kỹ thuật được sử 
dụng cũng khiến việc tái chế nước thải gặp nhiều khó 
khăn.
3.5. Đề xuất công nghệ phù hợp tái chế nước thải 
tại Việt Nam
Đối mặt với nguy cơ thiếu nước trong tương lai, việc 
sử dụng lại nước thải sau xử lý sẽ là yêu cầu bắt buộc. 
Trong điều kiện Việt Nam, việc đầu tư hệ thống thoát 
nước phân tách giữa nước thải sinh hoạt và nước mặt 
là cần thiết, giúp giảm lượng nước thải đô thị, ổn định 
thành phần và hàm lượng chất ô nhiễm. Phương pháp 
xử lý yếm khí được sử dụng như một phương pháp xử 
lý sơ bộ sẽ phù hợp vì có khả năng xử lý được nước thải 
chứa hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ cao, hơn nữa có 
thể thu năng lượng dưới dạng khí biogas. Nước thải sau 
xử lý yếm khí thường có hàm lượng chất dinh dưỡng N, 
P cao thích hợp cho việc sinh trưởng của các loài thực 
vật, theo đó, công nghệ Constructed Wetland có thể 
xem xét áp dụng xử lý. Hồ sinh học sử dụng thực vật 
nổi cũng là một hướng đi có tiềm năng khi XLNT chứa 
hàm lượng chất dinh dưỡng cao, hơn nữa đóng góp 
việc điều hòa không khí, tạo cảnh quan môi trường. 
Các phương pháp trên tuy giải quyết được các chất 
ô nhiễm hữu cơ, tuy nhiên nước thải sau xử lý còn gây 
ra nhiều lo ngại về các vấn đề sức khỏe. Các công nghệ 
như sử dụng màng, hấp phụ, ôxy hóa nâng cao sẽ phù 
hợp cho việc XLNT chứa các chất độc, các chất khó 
phân hủy sinh học, trong đó ôxy hóa nâng cao có phần 
đáng chú ý hơn khi xử lý được tận gốc chất ô nhiễm, 
chứ không chỉ đơn thuần là tách chất ô nhiễm ra khỏi 
nước thải.
4. Kết luận
Hiện nay, XLNT ở Việt Nam còn gặp nhiều vấn đề, 
tỷ lệ nước thải được xử lý còn thấp so với tổng lượng 
nước thải phát sinh. Các thành phố trực thuộc Trung 
ương có lượng nước thải sinh hoạt lớn hơn so với các 
thành phố cấp địa phương. Các chất ô nhiễm trong 
nước thải sinh hoạt chủ yếu là các chất ô nhiễm hữu 
cơ và được xử lý tương đối tốt nhưng các chất dinh 
dưỡng N, P vẫn chưa được xử lý triệt để. Công nghệ 
XLNT sinh hoạt ở Việt Nam chủ yếu vẫn là xử lý sinh 
học, chưa phù hợp với mục đích để tái sử dụng nước 
thải. Vấn đề XLNT cho mục đích tái sử dụng là nước 
cấp ở Việt Nam hiện chỉ dừng lại ở mức độ để cấp cho 
các hoạt động nông nghiệp, thủy sản, để có thể sử dụng 
cho các mục đích cao hơn như cấp nước ăn uống sinh 
hoạt cần xem xét áp dụng các công nghệ màng, ôxy hóa 
Chuyên đề I, tháng 3 năm 202136
nâng cao, hấp phụ và phải đảm bảo mức độ an toàn về 
hàm lượng các chất độc. 
Lời cám ơn: Nghiên cứu tổng quan này được tài trợ 
bởi đề tài hợp tác quốc tế “Quản lý tài nguyên nước 
tổng hợp thông qua đối thoại song phương với sự tham 
gia của các bên để cung cấp và tái sử dụng nước quy mô 
nhỏ trong các lưu vực sông Danube và sông Mê Kông”, 
mã số: NĐT.103.SEA-EU/21. Tập thể tác giả cảm ơn 
sự tài trợ của đề tài và Trường Đại học Khoa học Tự 
nhiên, ĐHQGHN■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Grace Kam Chun Ding, 2017 “Wastewater treatment and 
reuse - The future source of water supply”, Encyclopedia of 
Sustainable Technologies, , pp. 43 - 52.
2. N. P. Dan, L.V. Khoa, B. X. Thanh, P. T. Nga, C. Visvanathan, 
2011, “Potential of Wastewater Reclamation to Reduce Fresh 
Water Stress in Ho Chi Minh City-Vietnam”, Journal of 
Water Sustainability, V. 1, I. 3, pp. 279 - 287.
3. World Bank, 2019, “Vietnam: Toward a Safe, Clean, and 
Resilient Water System.” World bank, Washington, DC. 
4. Thomas Sagris; Siraj Tahir; Jennifer Möller-Gulland; Nguyen 
Vinh Quang; Justin Abbott; Lu Yang, 8/2017, “Việt Nam: 
Khuôn khổ kinh tế về nước để đánh giá các thách thức của 
ngành nước”, 2030 Water Resources Group,
5. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), 2015, Báo cáo 
cuối kỳ: Điều tra ngành cấp thoát nước địa phương. 
6. Ngân hàng Thế giới, 12/2013, “Đánh giá hoạt động quản lý 
nước thải đô thị tại Việt Nam”.
7. Nikiforos A. Alygizakis el at., 2020 “Evaluation of chemical 
and biological contaminants of emerging concern in treated 
wastewater intended for agricultural reuse”, Environment 
International 138, 105597.
8. John C. Radcliffe, Declan Page, 2020, “Water reuse and 
recycling in Australia - history, current situation and future 
perspectives”, Water Cycle, V. 1, pp. 19 - 40.
9. Olivier Lefebvre, 2018, “Beyond NEWater: an insight into 
Singapore’s water reuse prospects”. Current Opinion in 
Environmental Science & Health, V.2, , pp. 26 - 31.
10. Nguyen Manh Khai, Pham Thanh Tuan, Nguyen Cong Vinh, 
Ingrid Oborn, 2008 “Effects of using wastewater as nutrient 
sources on soil chemical properties in peri-urban agricultural 
systems”, VNU Journal of Science, Earth Sciences V. 24, pp. 
87 - 95
11. Nguyễn Xuân Hoàng, Lê Anh Thư, Nguyễn Minh Thư, Lê 
Hoàng Việt, 2019, “Nghiên cứu XLNT thủy sản bằng công 
nghệ AA/O - MBR”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần 
Thơ, Tập 55, Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu 
(1) 149 - 156.
DOMESTIC WASTEWATER TREATMENT AND REUSE OF RECLAIMED 
WASTEWATER IN VIETNAM
Nguyen Van Quan, Tran Thi Huyen Nga, Pham Thi Thuy, Nguyen Manh Khai* 
Faculty of Environmental Sciences, University of Science, Vietnam National University, Hanoi
ABSTRACT
The need for fresh water is an essential need of life, so the treatment of wastewater for reuse soon receives 
the attention of many countries. However, reuse of reclaimed water still faces many difficulties in Vietnam. 
The domestic wastewater with the increase in quantity and substance makes it difficult for managers. This 
study is conducted to assess the current situation of generation, composition, treatment technology and the 
current situation of reuse reclaimed domestic wastewater in Vietnam, examining the problems encountered 
when using reclaimed water. So that, propose advanced wastewater treatment technologies to treat wastewater 
for reuse. By online database analysis and published reports, relevant information will be synthesized and 
analyzed, thereby drawing a sketch of domestic wastewater treatment and using reclaimed water in Vietnam. 
The results show that domestic wastewater in Vietnam is not treated very well, the amount of treated water only 
accounts for about 13% of the total generated wastewater, the rest is discharged directly into the environment. 
Using reclaimed water is only used to supply water for river and lake systems and irrigation, it has not yet 
used with higher requirements. Biological toxins, antibiotics in wastewater are a remarkable issue in the reuse 
of treated domestic wastewater. Therefore, the advanced treatment methods such as advanced membrane 
technology, adsorption and advanced oxidation need to be researched and applied more.
Key words: Domestic wastewater, wastewater reuse, wastewater treatment, domestic water supply.

File đính kèm:

  • pdfxu_ly_nuoc_thai_sinh_hoat_va_tai_su_dung_nuoc_thai_sau_xu_ly.pdf