Xu hướng tập luyện thể dục thể thao quần chúng của người dân khu vực thành thị và nông thôn tại Việt Nam

Tóm tắt:

Sử dụng phỏng vấn bằng phiếu hỏi được thu thập qua mạng xã hội để đánh giá xu hướng tập

luyện TDTT quần chúng tại khu vực thành thị và nông thôn Việt Nam trên các mặt: Xu hướng về

thời gian và thời điểm tập luyện, xu hướng tìm hiểu thông tin về kiến thức, kỹ năng đối với môn thể

thao tập luyện, trở ngại chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới xu hướng tập luyện TDTT quần

chúng làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển tiêu dùng dịch vụ TDTT tại Việt Nam.

Từ Khóa: Xu hướng, TDTT quần chúng,

The trend in public sports of people living in urban and rural areas in Vietnam

Summary:

The topic has employed questionnaire interviews collected via social networks to evaluate the

trend in public sports of people living in Vietnam’s urban and rural areas on the following aspects:

Trend in practice time; trend in researching information – knowledge – skills about for sports;

subjective and objective obstacles affecting the trend of practicing sport of the public. The results

are used as the basis for proposing solutions to develop sports service in Vietnam.

Keywords: Trend, public sports,.

Xu hướng tập luyện thể dục thể thao quần chúng của người dân khu vực thành thị và nông thôn tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Xu hướng tập luyện thể dục thể thao quần chúng của người dân khu vực thành thị và nông thôn tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Xu hướng tập luyện thể dục thể thao quần chúng của người dân khu vực thành thị và nông thôn tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Xu hướng tập luyện thể dục thể thao quần chúng của người dân khu vực thành thị và nông thôn tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Xu hướng tập luyện thể dục thể thao quần chúng của người dân khu vực thành thị và nông thôn tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Xu hướng tập luyện thể dục thể thao quần chúng của người dân khu vực thành thị và nông thôn tại Việt Nam trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 14000
Bạn đang xem tài liệu "Xu hướng tập luyện thể dục thể thao quần chúng của người dân khu vực thành thị và nông thôn tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xu hướng tập luyện thể dục thể thao quần chúng của người dân khu vực thành thị và nông thôn tại Việt Nam

Xu hướng tập luyện thể dục thể thao quần chúng của người dân khu vực thành thị và nông thôn tại Việt Nam
13
- Sè 5/2020BµI B¸O KHOA HäC
XU HÖÔÙNG TAÄP LUYEÄN THEÅ DUÏC THEÅ THAO QUAÀN CHUÙNG 
CUÛA NGÖÔØI DAÂN KHU VÖÏC THAØNH THÒ VAØ NOÂNG THOÂN TAÏI VIEÄT NAM
Tóm tắt:
Sử dụng phỏng vấn bằng phiếu hỏi được thu thập qua mạng xã hội để đánh giá xu hướng tập
luyện TDTT quần chúng tại khu vực thành thị và nông thôn Việt Nam trên các mặt: Xu hướng về
thời gian và thời điểm tập luyện, xu hướng tìm hiểu thông tin về kiến thức, kỹ năng đối với môn thể
thao tập luyện, trở ngại chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới xu hướng tập luyện TDTT quần
chúng làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển tiêu dùng dịch vụ TDTT tại Việt Nam.
Từ Khóa: Xu hướng, TDTT quần chúng,
The trend in public sports of people living in urban and rural areas in Vietnam
Summary:
The topic has employed questionnaire interviews collected via social networks to evaluate the
trend in public sports of people living in Vietnam’s urban and rural areas on the following aspects:
Trend in practice time; trend in researching information – knowledge – skills about for sports;
subjective and objective obstacles affecting the trend of practicing sport of the public. The results
are used as the basis for proposing solutions to develop sports service in Vietnam.
Keywords: Trend, public sports,...
*PGS.TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
**ThS, Học viện Quân y
Nguyễn Văn Phúc*
Ngô Trang Hưng*
Trương Thị Ngọc Hà**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Phát triển TDTT quần chúng là vấn đề được
Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Khi
đời sống của người dân ngày càng được nâng
cao, nhu cầu giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, nâng
cao đời sống tinh thần ngày càng được chú ý,
TDTT ngày càng nhận được sự quan tâm của
đông đảo người dân. Tuy nhiên, sự phát triển
phong trào TDTT quần chúng tại Việt Nam
trên thực tế phần lớn mới mang tính tự phát,
chưa phát triển xứng tầm với sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước cũng như mong muốn của
người dân. Nghiên cứu thực trạng và xu hướng
tập luyện TDTT quần chúng của người dân
theo từng khu vực tại Việt Nam là căn cứ quan
trọng để tác động các giải pháp phù hợp, có
hiệu quả trong phát triển phong trào TDTT
quần chúng tại Việt Nam.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp
phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp
phỏng vấn, phương pháp toán học thống kê.
Trong so sánh sự khác biệt về xu hướng tập
luyện TDTT sử dụng kiểm định t một mẫu (dựa
vào giả thiết phân phối chuẩn) nhằm trả lời các
câu hỏi về giá trị trung bình có thực sự khác hay
không so với giá trị ở từng xu hướng. 
Phỏng vấn được tiến hành bằng phiếu hỏi
được thu thập qua mạng tại địa chỉ
https://bit.do/eyskU. Số phiếu thu về: 1.474.
Thời điểm phỏng vấn: Năm 2018.
Đối tượng: Người tập TDTT với 33 câu hỏi
phỏng vấn. Kết quả thống kê được phân tích
trên số người trả lời câu hỏi qua hình thức trực
tuyến, thuộc đối tượng khảo sát của đề tài.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Xu hướng về thời gian và thời điểm tập
luyện thể dục thể thao
Tiến hành thống kê kết quả phỏng vấn và so
sánh sự khác biệt về thời gian tập luyện TDTT
theo giá trị trung bình từng nhóm và tổng thể.
Kết quả được trình bày tại bảng 1.
14
BµI B¸O KHOA HäC
Bảng 1. Xu hướng về số ngày dành cho tập luyện TDTT (n=1474)
Khu vực
Tổng
Nông thôn Thành thị
Chưa tập
mi 67 35 102
% 9.54 4.53 6.92
t 0.769 1.335 1.065
Giảm xuống nhiều
mi 7 16 23
% 1 2.07 1.56
t 1.691 1.606 1.650
Giảm xuống
mi 38 68 106
% 5.41 8.81 7.19
t 1.214 0.865 1.035
Không thay đổi nhiều
mi 430 465 895
% 61.25 60.23 60.72
t 4.812** 4.794** 4.812**
Tăng lên
mi 132 153 285
% 18.8 19.82 19.34
t 0.231 0.347 0.291
Tăng lên nhiều
mi 28 35 63
% 3.99 4.53 4.27
t 1.368 1.335 1.354
Tổng 702 772 1474
Dấu hiệu: * P < 0.05; ** P < 0.01; *** P < 0.001
Qua bảng 1 cho thấy: Xu hướng về số ngày
cho tập luyện TDTT của người dân ở khu vực
nông thôn và thành thị đều không thay đổi
nhiều, chiếm tỷ lệ 60.72%, với kiểm định t =
4.812 ở ngưỡng P<0.01 là khác biệt. Từ kết quả
xác định cho thấy sự cần thiết phải có các giải
pháp gia tăng hạ tầng công trình TDTT để đáp
ứng nhu cầu tập luyện của người dân, từ đó gia
tăng tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT
thường xuyên.
Kết quả về xu hướng số buổi tập luyện TDTT
được trình bày tại bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy: Xu hướng về số buổi
tập luyện TDTT của người dân ở khu vực nông
thôn và thành thị đều không thay đổi nhiều,
chiếm tỷ lệ 64.1%, với kiểm định t = 4.890 ở
ngưỡng P<0.01 là khác biệt. Từ kết quả xác định
cho thấy sự cần thiết phải có các giải pháp gia
tăng hạ tầng công trình TDTT để đáp ứng nhu
cầu tập luyện của người dân, từ đó gia tăng tỷ lệ
người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên.
So sánh với số ngày tập thì tỷ lệ này cũng tương
đồng và cùng xu hướng không thay đổi nhiều.
Xu hướng về thời điểm tập luyện TDTT
trong ngày được trình bày chi tiết tại bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy: Xu hướng về về thời
điểm trong ngày dành cho tập luyện TDTT của
người dân ở khu vực nông thôn chủ yếu vào thời
điểm trước 7 giờ sáng (24.79%) và từ 17-19 giờ
(44.87%), hai thời điểm này là hoàn toàn khác
biệt với các thời điểm khác trong ngày với kiểm
định t = 2.294 và 6.044 ở ngưỡng P<0.05 và
P<0.001. Còn ở khu vực thành thị thì thời điểm
chủ yếu được lựa chọn là từ 17-19 giờ (41.45%),
thời điểm này là hoàn toàn khác biệt với các
khung giờ khác trong ngày với kiểm định t =
6.075 ở ngưỡng P<0.001. Tuy nhiên, ở thời
điểm trước 7 giờ không có sự khác biệt song tỷ
lệ chiếm 22.02% và chỉ xếp sau thời điểm 17-
19 giờ.
15
- Sè 5/2020
Từ kết quả xác định cho thấy khung giờ lựa
chọn tập luyện chủ yếu rơi vào hai thời điểm
trước 7 giờ và từ 17-19 giờ ở cả hai khu vực.
Kết quả này cũng phần nào phản ánh đúng nhu
cầu tập luyện trong giờ vàng (17-19 giờ ), song
nó cũng cho thấy sự tồn tại về việc chưa khai
thác được tối đa công suất của công trình TDTT
trong những khung giờ còn lại. Thực tế này cần
được khắc phục bằng các giải pháp và chính
sách đồng bộ, đặc biệt là khung giờ này có thể
thực hiện giảm giá đối với các công trình kinh
doanh để tạo điều kiện cho các đối tượng dễ bị
tổn thương trong xã hội (người nghèo, người có
thu nhập thấp) được thụ hưởng TDTT với giá
tối ưu nhất. Đồng thời đảm bảo được cả các yếu
tố về công suất công trình TDTT, lợi nhuận và
xã hội.
2. Xu hướng tìm hiểu thông tin về kiến
thức, kỹ năng tập luyện Thể dục thể thao
Kết quả thống kê về xu hướng tìm hiểu thông
tin về kiến thức, kỹ năng với môn thể thao tập
luyện được trình bày tại bảng 4.
Bảng 2. Xu hướng về số buổi dành cho tập
luyện TDTT (n=1474)
Khu vực
TổngNông
thôn
Thành
thị
Chưa tập
mi 67 35 102
% 9.54 4.53 6.92
t 0.769 1.335 1.065
Giảm xuống
nhiều
mi 11 24 35
% 1.57 3.11 2.37
t 1.562 1.374 1.466
Giảm xuống
mi 38 62 100
% 5.41 8.03 6.78
t 1.153 0.892 1.019
Không thay
đổi nhiều
mi 451 494 945
% 64.25 63.99 64.11
t 4.874** 4.889** 4.890**
Tăng lên
mi 114 128 242
% 16.24 16.58 16.42
t 0.044 0.009 0.026
Tăng lên
nhiều
mi 21 29 50
% 2.99 3.76 3.39
t 1.401 1.334 1.368
Tổng 702 772 1474
Dấu hiệu: * P < 0.05; ** P < 0.01; *** P < 0.001
Bảng 3. Xu hướng về thời điểm trong ngày
dành cho tập luyện TDTT (n=1474)
Khu vực
TổngNông
thôn
Thành
thị
Chưa tập
mi 67 35 102
% 9.54 4.53 6.92
t 0.769 1.335 1.065
Trước 7 giờ
mi 177 171 348
% 25.21 22.15 23.61
t 2.294* 1.998 2.161
Từ 7-9 giờ
mi 26 26 52
% 3.7 3.37 3.53
t 1,642 1,916 1,789
Từ 9-11 giờ
mi 4 20 24
% 0.57 2.59 1.63
t 2.227 2.080 2.168
Từ 13-15 giờ
mi 7 22 29
% 1 2.85 1.97
t 2.148 2.025 2.100
Từ 15-17 giờ
mi 51 77 128
% 7.26 9.97 8.68
t 0.977 0.53 0.761
Từ 17-19 giờ
mi 315 320 635
% 44.87 41.45 43.08
t 6.044*** 6.075*** 6.097***
Từ 19-22 giờ
mi 55 101 156
% 7.83 13.08 10.58
t 0.871 0.122 0.382
Tổng 702 772 1474
Dấu hiệu: * P < 0.05; ** P < 0.01; *** P < 0.001
16
BµI B¸O KHOA HäC
Bảng 4. Xu hướng tìm hiểu thông tin về kiến thức, kỹ năng 
đối với môn thể thao tập luyện
Khu vực
Tổng
Nông thôn Thành thị
Qua ấn phẩm, báo giấy, truyền hình, đài
phát thanh
mi 57 62 119
% 8.12 8.03 8.07
t 1.532 1.773 1.787
Qua hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT
mi 72 187 259
% 10.26 24.22 17.57
t 1.257 0.626 0.364
Qua thiết bị di động và Internet (Web,
Facebook, Zalo, Youtobe...)
mi 231 314 545
% 32.91 40.67 36.97
t 1,665 3.062* 2,543
Qua trao đổi và bắt chước những người
cùng tập
mi 308 189 497
% 43.87 24.48 33.72
t 3.079* 0.664 2.055
Khác
mi 34 20 54
% 4.84 2.59 3.66
t 1.955 2.578 2.447
Tổng 702 772 1474
Dấu hiệu: * P < 0.05; ** P < 0.01; *** P < 0.001
Qua bảng 4 cho thấy: Thông tin về kiến thức,
kỹ năng đối với môn thể thao mà người dân
đang tập luyện được thu nhận từ nhiều kênh
thông tin khác nhau. Song tạo nên sự khác biệt
lớn nhất là ở khu vực nông thôn chủ yếu thông
qua hình thức “Qua trao đổi và bắt chước những
người cùng tập”. Hình thức này chiếm đến
43.87% và giá trị ttính thu được là 3.079 ở
ngưỡng xác suất P<0.05. Còn ở khu vực thành
thị thì thông tin về kiến thức, kỹ năng đối với
môn thể thao tập luyện lại được tiếp nhận “Qua
thiết bị di động và Internet (Tin nhắn, Web,
Facebook, Zalo, Youtobe...)”. Hình thức này
chiếm đến 40.67% và giá trị ttính thu được là
3.062 ở ngưỡng xác suất P<0.05.
Từ kết quả thu được cho thấy sự cần thiết
phải có các giải pháp thông tin, tuyên truyền phù
hợp. Đặc biệt là việc xây dựng các trang thông
tin điện tử phục vụ thể thao cộng đồng một cách
thiết thực và có tính hai chiều. Không chỉ dừng
lại ở việc cung cấp tin tức, kiến thức mà còn
phải có sự tham gia từ chính đội ngũ cộng tác
viên và bản thân người tập. Đặc biệt là các hình
thức huấn luyện online để tạo nên tài nguyên
rộng lớn, phù hợp với nhiều đối tượng và nhu
cầu khác nhau.
3. Những yếu tố cản trở việc tập luyện
TDTT của người dân
Kết quả thống kê những yếu tố chủ quan cản
trở tới việc tập luyện TDTT của người dân được
trình bày tại bảng 5.
Qua bảng 5 cho thấy: Đa số các trở ngại sử
dụng dịch vụ TDTT đều có sự khác biệt với giá
trị Khi bình phương tính ở ngưỡng xác suất
P<0.001. Tuy nhiên, những khó khăn này đều
nằm ở vùng thấp, chiếm từ 0.61% đến 20.69%.
Song nó cũng cho thấy khó khăn “Thiếu hoặc
không có kỹ năng tham gia tập luyện” chiếm
17
- Sè 5/2020
Bảng 5. Những trở ngại từ bản thân người sử dụng dịch vụ TDTT
Yếu tố
Khu vực
Tổng 
(n=1474)Nông thôn
(n=702)
Thành thị
(n=772)
Chưa phù hợp với mức
thu nhập
mi 146 139 285
% 20.8 18.01 19.34
c2 238.29*** 314.83*** 553.19***
Thiếu thời gian rảnh để
tham gia tập luyện
mi 344 390 734
% 49 50.52 49.8
c2 0.241 0.064 0.017
Thiếu hoặc không có kỹ
năng tham gia tập luyện 
mi 150 155 305
% 21.37 20.08 20.69
c2 229.06*** 275.29*** 505.27***
Không có khó khăn nào
mi 160 196 356
% 22.79 25.39 24.15
c2 206.78*** 186.06*** 109.09***
Khác
mi 7 2 9
% 1 0.26 0.61
c2 672.32*** 762.03*** 1436.2***
Dấu hiệu: * P < 0.05; ** P < 0.01; *** P < 0.001
20.69% cần phải có các giải pháp thúc đẩy sự
tuyên truyền, tạo điều kiện để người dân được
trải nghiệm các hoạt động, sự kiện thể thao và
thông tin bổ ích.
Trong các nội dung đã phỏng vấn thì khó
khăn “Thiếu thời gian rảnh để tham gia tập
luyện” chiếm tỷ lệ lớn ở cả hai vùng thành thị
(50.52%) và nông thôn (49.00%) và không có
sự khác biệt với tổng thể, giá trị Khi bình
phương ở ngưỡng P>0.05, song ở cả hai khu vực
đều nằm ở vùng trung bình. Do vậy, để tạo thuận
lợi cho người dân thì cần thiết phải có hệ thống
hạ tầng công trình TDTT, không gian công cộng
thuận lợi nhất để người dân có thể dễ dàng tiếp
cận, giảm thời gian di chuyển đến các địa điểm
tập luyện phù hợp. Từ đó góp phần nâng cao số
người tham gia tập luyện TDTT.
Kết quả thống kê các nguyên nhân khách
quan cản trở tới việc tập luyện TDTT của người
dân được trình bày tại bảng 6.
Qua bảng 6 cho thấy: Hầu hết những nội
dung phỏng vấn về ảnh hưởng khách quan khi
sử dụng dịch vụ TDTT đều có sự khác biệt với
giá trị Khi bình phương ở ngưỡng P<0.001.
Trong đó:
Thiếu công trình thể thao, không gian công
cộng, địa điểm tập luyện phù hợp chiếm tỷ lệ
cao nhất 43.22%.
Thứ hai là không thuận tiện khi di chuyển
đến địa điểm tập luyện phù hợp, chiếm 26.26%.
Và Thiếu thông tin, quảng cáo từ bên cung
ứng dịch vụ: giờ tập còn trống, giá cả, người
dạy... chiếm tỷ lệ 12.01%.
Đặc biệt ở vùng nông thôn thì nguyên nhân
“Thiếu công trình thể thao, không gian công
cộng, địa điểm tập luyện phù hợp” không có sự
khác biệt (giá trị Khi bình phương ở ngưỡng xác
suất P>0.05) với tổng thể, tức là ở mức cao,
chiếm đến 47.86%. Đây thực sự là điều bất hợp
lý vì ở vùng nông thôn có không gian phát triển
công trình TDTT tốt hơn thành phố. Do vậy, cần
thiết phải có các giải pháp, cách làm mới để thúc
đẩy sự gia tăng về công trình TDTT ở vùng
nông thôn.
18
BµI B¸O KHOA HäC
Bảng 6. Những ảnh hưởng khách quan khi sử dụng dịch vụ TDTT
Yếu tố
Khu vực
Tổng 
(n=1474)Nông thôn
(n=702)
Thành thị
(n=772)
Thiếu công trình thể thao, không
gian công cộng, địa điểm tập
luyện phù hợp
mi 336 301 637
% 47.86 38.99 43.22
c2 1,198 36.996*** 26.866***
Không thuận tiện khi di chuyển
đến địa điểm tập luyện phù hợp
mi 157 230 387
% 22.36 29.79 26.26
c2 213.35*** 125.29*** 331.48***
Thiếu thông tin, quảng cáo từ bên
cung ứng dịch vụ: giờ tập còn
trống, giá cả, người dạy... 
mi 88 89 177
% 12.54 11.53 12.01
c2 392.63*** 455.5*** 849.5***
Không có ảnh hưởng nào
mi 202 255 457
% 28.77 33.03 31
c2 125.65*** 88.24*** 212***
Khác
mi 11 6 17
% 1.57 0.78 1.15
c2 656.75*** 746.22*** 1404.8***
Dấu hiệu: * P < 0.05; ** P < 0.01; *** P < 0.001
KEÁT LUAÄN
Về xu hướng tập luyện các môn thể thao: Xu
hướng về số ngày tập và số buổi tập không thay
đổi nhiều; khung giờ tập luyện chủ yếu rơi vào
hai thời điểm trước 7 giờ và từ 17-19 giờ ở cả
hai khu vực nông thôn và thành thị; Có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về xu hướng tìm hiểu
thông tin về kiến thức, kỹ năng đối với môn thể
thao tập luyện giữa khu vực nông thôn và thành
thị theo hướng khu vực thành thị tiếp cận thông
tin nhiều hơn.
Về những yếu tố ảnh hưởng tới việc tập
luyện TDTT của người dân: Các yếu tố chủ
quan chủ yếu thiếu kỹ năng tập luyện và thiếu
thời gian tập luyện. Những nguyên nhân khách
quan chủ yếu gồm: Thiếu công trình thể thao,
không gian công cộng, địa điểm tập luyện phù
hợp, sau đó tới yếu tố không thuận tiện khi di
chuyển tới địa điểm tập luyện. Các nguyên nhân
khác chiếm tỷ lệ ít hơn.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Phan Quốc Chiến (2014), “Nghiên cứu
tình hình tiêu dùng tập luyện TDTT của cán bộ
công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố
Hà Nội”, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục.
2. Dương Nghiệp Chí (2013), “Nhà nước
quản lý kinh doanh thể thao giải trí – sức khỏe”,
Kỷ yếu hội thảo khoa học “Cơ sở pháp lý và
khung khổ điều tiết cho phát triển kinh tế TDTT
ở Việt Nam”, Bắc Ninh, tháng 3/2013.
3. Lưu Quang Hiệp và cộng sự (2015), Báo
cáo tổng hợp đề tài: “Giải pháp phát triển kinh
tế TDTT Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc
tế”, Đề tài cấp Nhà nước, Mã số KX.01.05/11-
15, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
4. Ngô Trang Hưng (2013), “Xác định tài sản
TDTT ở một số tỉnh thành phía bắc để phục vụ
quản lý TDTT ở nước ta”, Luận án tiến sĩ khoa
học giáo dục.
5. Trần Quang Nam, Ngô Trang Hưng
(2016), “Động lực phát triển dịch vụ TDTT dưới
góc độ quản lý kinh tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa
học quốc gia – Động lực phát triển kinh tế Việt
Nam, giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2035,
Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
(Bài nộp ngày 6/10/2020, phản biện ngày 8/10/2020, duyệt in ngày 30/10/2020
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Văn Phúc; Email: nguyenvanphuchn@gmail.com)

File đính kèm:

  • pdfxu_huong_tap_luyen_the_duc_the_thao_quan_chung_cua_nguoi_dan.pdf