Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018

Việt Nam là một trong những nước có tốc

độ già hóa nhanh nhất thế giới.¹ Quá trình già

hoá quá nhanh khiến chúng ta không kịp ứng

phó với những thách thức mà nó gây ra. Một

vấn đề cần được chú trọng trong xã hội đang

phát triển hiện nay là chất lượng cuộc sống của

người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới,

chất lượng cuộc sống là “sự hiểu biết của cá

nhân về vị trí xã hội của họ trong bối cảnh văn

hóa và hệ thống các giá trị, và trong mối quan

hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và

mối quan tâm của họ”.2 Chất lượng cuộc sống

thường được đánh giá về bốn khía cạnh chính

là sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, các mối

quan hệ xã hội và môi trường sống.3,4 chất

lượng cuộc sống có những đặc điểm khác nhau

tại các vùng kinh tế, xã hội, văn hóa khác nhau.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế,

chính trị của Việt Nam với sự phát triển kinh tế,

dân cư đông đúc. Gánh nặng từ sự già hóa dân

số nhanh chóng đang gây áp lực nặng nề lên sự

phát triển chung của Thủ đô đặc biệt là về đảm

bảo chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.

Kết quả nghiên cứu tại phường Trung Tự, Hà

Nội năm 2016 cho thấy điểm chất lượng cuộc

sống của người cao tuổi ở tất cả các khía cạnh

đều ở mức trung bình trong đó thấp nhất là khía

cạnh thể chất.⁵ Những năm gần đây, mặc dù

chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thủ

đô đã được cải thiện cùng với những tiến bộ

nhất định của hệ thống y tế, chính sách, pháp

luật tuy nhiên đây vẫn còn là một vấn đề gây

nhiều thách thức. Một nguyên nhân không nhỏ

là do thiếu các bằng chứng khách quan phục

vụ việc thiết kế và thực hiện các chính sách và

chương trình can thiệp phù hợp. Vì vậy, chúng

tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng

chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành

phố Hà Nội năm 2018.

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018 trang 1

Trang 1

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018 trang 2

Trang 2

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018 trang 3

Trang 3

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018 trang 4

Trang 4

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018 trang 5

Trang 5

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 20980
Bạn đang xem tài liệu "Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
66 TCNCYH 129 (5) - 2020
Tác giả liên hệ: Nguyễn Hữu Thắng, 
Viện ĐT YHDP &YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội
Email: nguyenhuuthang@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 07/02/2020
Ngày được chấp nhận: 11/06/2020
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2018
Nguyễn Hữu Thắng1, , Nguyễn Thị Như Ngọc2, Nguyễn Hà Lâm2, 
Phạm Hải Thanh2, Nguyễn Ngọc Khánh2, Nguyễn Vũ Thiện2, 
Đỗ Thị Thanh Toàn1, Lê Thị Thanh Xuân1, Nguyễn Thị Phương Thùy3
1 Viện ĐT YHDP&YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội,
2Sinh viên Viện ĐT YHDP&YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội,
3Trường Đại học Thành Đô
Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 504 người từ 60 tuổi trở lên 
sử dụng bộ câu hỏi WHOQOL-OLD nhằm mô tả chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố 
Hà Nội năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trung bình điểm chất lượng cuộc sống chung của 
người cao tuổi theo thang điểm 100 là 74,94 ± 13,14 điểm. Điểm chất lượng cao nhất ở khía cạnh 
Tình thân với 77,95 ± 21,70 điểm, thấp nhất là Giác quan với 70,56 ± 21,31 điểm. Đa số đối tượng 
nghiên cứu có CLCS ở mức tốt và khá, tuy nhiên vẫn còn 5,0% ở mức trung bình và 0,4% ở mức thấp.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những nước có tốc 
độ già hóa nhanh nhất thế giới.¹ Quá trình già 
hoá quá nhanh khiến chúng ta không kịp ứng 
phó với những thách thức mà nó gây ra. Một 
vấn đề cần được chú trọng trong xã hội đang 
phát triển hiện nay là chất lượng cuộc sống của 
người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 
chất lượng cuộc sống là “sự hiểu biết của cá 
nhân về vị trí xã hội của họ trong bối cảnh văn 
hóa và hệ thống các giá trị, và trong mối quan 
hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và 
mối quan tâm của họ”.2 Chất lượng cuộc sống 
thường được đánh giá về bốn khía cạnh chính 
là sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, các mối 
quan hệ xã hội và môi trường sống.3,4 chất 
lượng cuộc sống có những đặc điểm khác nhau 
tại các vùng kinh tế, xã hội, văn hóa khác nhau. 
Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, 
chính trị của Việt Nam với sự phát triển kinh tế, 
dân cư đông đúc. Gánh nặng từ sự già hóa dân 
số nhanh chóng đang gây áp lực nặng nề lên sự 
phát triển chung của Thủ đô đặc biệt là về đảm 
bảo chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. 
Kết quả nghiên cứu tại phường Trung Tự, Hà 
Nội năm 2016 cho thấy điểm chất lượng cuộc 
sống của người cao tuổi ở tất cả các khía cạnh 
đều ở mức trung bình trong đó thấp nhất là khía 
cạnh thể chất.⁵ Những năm gần đây, mặc dù 
chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thủ 
đô đã được cải thiện cùng với những tiến bộ 
nhất định của hệ thống y tế, chính sách, pháp 
luật tuy nhiên đây vẫn còn là một vấn đề gây 
nhiều thách thức. Một nguyên nhân không nhỏ 
là do thiếu các bằng chứng khách quan phục 
vụ việc thiết kế và thực hiện các chính sách và 
chương trình can thiệp phù hợp. Vì vậy, chúng 
tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng 
chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành 
phố Hà Nội năm 2018.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, người cao tuổi, WHOQOL-OLD, Hà Nội.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
67TCNCYH 129 (5) - 2020
1. Đối tượng
Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) hiện đang 
sinh sống trong địa bàn thành phố Hà Nội liên 
tục ít nhất 12 tháng tính đến thời điểm nghiên 
cứu và tự nguyện tham gia phỏng vấn. Những 
người từ chối tham gia nghiên cứu hoặc gặp 
khó khăn trong việc hiểu và hoàn thành bộ câu 
hỏi đều bị loại. 
2. Phương pháp
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Nghiên cứu 
được triển khai tại thành phố Hà Nội từ tháng 
9/2018 đến tháng 6/2019.
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu 
ước tính giá trị trung bình trong quần thể:
Trong đó:
n: là số người cao tuổi cần điều tra; s: độ 
lệch chuẩn = 10,16 ước tính từ nghiên cứu 
trước đây;6 ∆ = 0,93: khoảng sai lệch cho phép 
giữa điểm trung bình chất lượng cuộc sống thu 
được từ mẫu nghiên cứu và tham số của quần 
thể; α : Mức ý nghĩa thống kê lựa chọn = 0,05; 
Giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị a = 
0,05 là 1,96. Dự phòng 10%, cỡ mẫu tính được 
và thực tế số đối tượng tham gia nghiên cứu 
là 504.
Chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu nhiều 
giai đoạn. Chọn ngẫu nhiên hệ thống 3 quận 
nội thành (Đống Đa, Long Biên, Nam Từ Liêm) 
và 3 huyện ngoại thành (Thanh Trì, Đông Anh, 
Thanh Oai) thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. 
Trong mỗi quận / huyện đó chọn ngẫu nhiên 
hệ thống 3 phường / xã. Trong mỗi phường/ xã 
chọn mẫu thuận tiện 2 tổ dân phố / thôn. Trong 
mỗi tổ dân phố / thôn chọn 21 người cao tuổi 
theo phương pháp “cổng liền cổng”. 
Thông tin được thu thập bằng phương pháp 
phỏng vấn trực tiếp người cao tuổi với bộ câu 
hỏi gồm 2 phần. Phần 1: Thông tin chung về 
đặc điểm cá nhân gồm: tuổi, giới, tôn giáo, tình 
trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thu nhập, nợ 
nần, bệnh đang mắc, sức khỏe tự đánh giá, 
người sống cùng, người chăm sóc chính, chủ 
hộ gia đình, số con, thời gian lưu trú, khu vực 
sống. Phần 2: Thang đo chất lượng cuộc sống 
WHOQOL - OLD gồm 24 câu hỏi chia thành 6 
khía cạnh, mỗi khía cạnh gồm 4 câu hỏi: Giác 
quan, Tự chủ, Hoạt động xã hội, Hoạt động 
quá khứ, hiện tại và tương lai, Cái chết và Tình 
thân.⁷
3. Xử lý phân tích số liệu
 Thông tin được thu thập được nhập, mã hóa 
bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng 
phần mềm STATA 15. Điểm chất lượng cuộc 
sống được tính bằng tổng điểm của các câu và 
quy đổi sang thang điểm 100 theo hướng dẫn 
của Tổ chức Y tế thế giới. Phân loại chất lượng 
cuộc sống thành 4 mức độ: 0 - 25 điểm: chất 
lượng cuộc sống thấp. 26 - 50 điểm: chất lượng 
cuộc sống trung bình. 51 - 75 điểm: chất lượng 
cuộc sống khá. 76 - 100 điểm: chất lượng cuộc 
sống cao. Áp dụng các phương pháp phân tích 
mô tả: tần số, tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, 
độ lệch chuẩn , so sánh sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với p < 0,05.
4. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu là một phần nghiên cứu của Đại 
học Mahidol, Thái Lan tại 5 quốc gia được hội 
đồng đạo đức Trường đại học Mahidol phê duyệt 
ngày 10/03/2018 với mã số 2018/218.2809. 
Các đối tượng tham gia nghiên cứu được giải 
thích về mục đích, nội dung của nghiên cứu, tự 
nguyện đồng ý tham gia. Thông tin thu được sẽ 
được giữ bí mật và chỉ được sử dụng phục vụ 
cho mục đích nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
n = Z1-α/2
2 s
2
∆2
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
68 TCNCYH 129 (5) - 2020
1. Thông tin chung 
Nghiên cứu được thực hiện trên 504 người từ 60 tuổi trở lên có độ tuổi trung bình là 67,97 ± 
6.93; nhỏ nhất là 60 tuổi và lớn nhất là 92 tuổi. người cao tuổi là nữ giới chiếm đa số với 56,94% 
và 51,98% người cao tuổi có trình độ THCS/ Trường dạy nghề. người cao tuổi có vợ/ chồng chiếm 
74,61%; 22,22% người cao tuổi góa/ ly thân/ ly dị; còn lại 3,17% sống một mình. người cao tuổi sinh 
sống tại khu vực nông thôn chiếm 53,17%. người cao tuổi có thu nhập từ công việc chiếm 76,39% và 
chỉ 4,37% đối tượng có nợ nần. Tỷ lệ người cao tuổi tự làm chủ hộ gia đình là lớn nhất với 42,46%. 
Liên quan đến tình trạng sức khỏe, tỷ lệ người cao tuổi tự đánh giá ở mức độ trung bình là 51,4%. 
Tỷ lệ người cao tuổi tự đánh giá mức độ tốt và rất tốt là lần lượt là 20,8% và 5,2%. Có 21,4 % người 
cao tuổi tự đánh giá ở mức không tốt và 1,2% ở mức rất không tốt. Phần lớn người cao tuổi hiện 
đang sống cùng với vợ/ chồng (72,22%) và con cái (59,33%). Trong sinh hoạt hàng ngày, người cao 
tuổi tự chăm sóc chiếm 70,04% và 21,63% được chăm sóc bởi vợ/chồng.
2. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội
Bảng 1. Điểm chất lượng cuộc sống người cao tuổi (n = 504)
Khía cạnh chất lượng cuộc sống
TB ± ĐLC
(Thang điểm 100)
Giác quan 70,56 ± 21,31
Tự chủ 73,66 ± 19,17
Hoạt động xã hội 75,62 ± 19,98
Hoạt động quá khứ, hiện tại, tương lai 74,21 ± 20,00
Cái chết 77,64 ± 24,50
Tình thân 77,95 ± 21,70
Điểm CLCS chung 74,94 ± 13,14
Trung bình điểm chất lượng cuộc sống chung của người cao tuổi trong nghiên cứu này theo 
thang điểm 100 là 74,94 ± 13,14 điểm, trong đó cao nhất ở khía cạnh Tình thân với 77,95 ± 21,70 
điểm, thấp nhất là Giác quan với 70,56 ± 21,31 điểm. Điểm trung bình của khía cạnh Tự chủ là 73,66 
± 19,17 điểm, khía cạnh Hoạt động xã hội là 75,62 ± 19,98 điểm, khía cạnh Hoạt động quá khứ, hiện 
tại, tương lai là 74,21 ± 20,00 điểm và khía cạnh Cái chết là 77,64 ± 24,50 điểm.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
69TCNCYH 129 (5) - 2020
Biểu đồ 1. Xếp loại chất lượng cuộc sống của người cao tuổi (N=504)
Đa số đối tượng nghiên cứu có chất lượng cuộc sống ở mức tốt với 50,8%, tiếp đó là chất lượng 
cuộc sống khá với 43,8%. Có 5,0% đối tượng có chất lượng cuộc sống ở mức trung bình và chỉ có 
0,4% đối tượng có điểm chất lượng cuộc sống kém.
0,40% 4,96%
43,85%50,79%
Thấp
Trung bình
Khá
Tốt
IV. BÀN LUẬN
WHOQOL-OLD là bộ công cụ đánh giá chất 
lượng cuộc sống chú trọng vào các thuộc tính 
tâm lý của người cao tuổi đã được sử dụng tại 
nhiều quốc gia trên thế giới. Việc đánh giá chất 
lượng cuộc sống của người cao tuổi dựa trên 
6 khía cạnh: Giác quan; Tự chủ; Hoạt động xã 
hội; Hoạt động quá khứ, hiện tại và tương lai; 
Cái chết; Tình thân.⁷ 
Trong sáu khía cạnh trên, khía cạnh “Giác 
quan” có điểm trung bình thấp nhất là 70,56 
± 21,31 điểm (0 - 100). Kết quả này thấp hơn 
không đáng kể so với nghiên cứu của Võ Xuân 
Nam tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 với 
74,24 ± 20,30 điểm.⁶ Do đó, người cao tuổi 
cần được kiểm tra thường xuyên chức năng 
các giác quan nhằm phát hiện sớm những bất 
thường đồng thời được tư vấn các biện pháp 
khắc phục những bất tiện sẽ gặp phải gây ảnh 
hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. 
Khía cạnh “Tự chủ” với điểm trung bình 
73,66 ± 19,17; cao hơn kết quả nghiên cứu 
của Gambin và cộng sự tại Brazil năm 2015 với 
62,3 ± 10,9 điểm.⁸ Điều này có thể là do sự 
khác nhau về khu vực giữa địa điểm của hai 
nghiên cứu. Trong khi Gambin thực hiện nghiên 
cứu tại một vùng nông thôn thì nghiên cứu này 
được thực hiện tại Hà Nội – trung tâm văn hóa, 
kinh tế, chính trị của Việt Nam. 
Trong WHOQOL-OLD, khía cạnh “Hoạt 
động xã hội” miêu tả mức độ tham gia vào các 
hoạt động trong đời sống hằng ngày của người 
cao tuổi, đặc biệt là các hoạt động cộng đồng 
có điểm trung bình là 75,62 ± 19,98 tương đồng 
với nghiên cứu của Võ Xuân Nam năm 2015 
với 76,02 ± 14,56 điểm.⁶ Có thể thấy, khuyến 
khích người cao tuổi tham gia tích cực vào các 
hoạt động xã hội là một phương pháp trợ giúp 
họ tự khẳng định vai trò và những đóng góp của 
mình cho xã hội qua đó chủ động nâng cao chất 
lượng cuộc sống. 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
70 TCNCYH 129 (5) - 2020
Xem xét chất lượng cuộc sống từ sự hài lòng 
về các thành tựu đã đạt được và những điều 
mong đợi trong tương lai, khía cạnh “Hoạt động 
quá khứ, hiện tại và tương lai” có điểm trung 
bình là 74,21 ± 20,00 và trên thang điểm từ 4 - 
20 là 16,10 ± 3,20, cao hơn kết quả nghiên cứu 
của Bilgili trên 300 người cao tuổi tại Thổ Nhĩ 
Kỳ năm 2014 với 13,25 ± 2,92.⁹ Sự khác biệt 
này có thể giải thích do Nhà nước ta đã thực 
hiện rất tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với 
những người có công với đất nước. 
Có điểm trung bình khá cao là khía cạnh 
“Cái chết” với 77,64 ± 24,50 điểm và 16,42 ± 
3,92 điểm trên thang điểm từ 4-20, tương đồng 
với nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Vân Anh năm 
2017 tại thị trấn Gia Rai, huyện Xuân Lộc, tỉnh 
Đồng Nai.10 Đa phần người cao tuổi không sợ 
chết nhưng họ sợ đau đớn trước khi chết. Sự 
lo lắng về bệnh tật đặc biệt là căn bệnh ung 
thư mang đến nhiều đau đớn trước khi chết làm 
chất lượng cuộc sống của người cao tuổi kém 
hơn. 
Cuối cùng, khía cạnh “Tình thân” cho thấy 
khả năng có thể có các mối quan hệ cá nhân và 
thân mật mang lại điểm cao nhất trong 6 khía 
cạnh là 77,95 ± 21,70. Kết quả này cao hơn so 
với hầu hết các trung tâm tham gia thử nghiệm 
bộ công cụ WHOQOL-OLD của WHO.⁷ Xem 
xét về vấn đề này trên phương diện văn hóa 
truyền thống của Việt Nam, người già rất nhạy 
cảm với các chủ đề về tình yêu, tình dục và 
có thể không thể hiện cảm xúc thật của họ khi 
được phỏng vấn. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung 
bình chất lượng cuộc sống của người cao tuổi 
thành phố Hà Nội năm 2018 là 74,94 ± 13,14, 
tương đồng với nghiên cứu của Võ Xuân Nam 
với điểm trung bình chất lượng cuộc sống của 
người cao tuổi thành phố Hồ Chí Minh năm 
2015 là 76,62 ± 10,16 điểm.6 Đa số đối tượng 
nghiên cứu có chất lượng cuộc sống ở mức tốt 
và khá tuy nhiên vẫn còn 5,0% ở mức trung 
bình và 0,4% có chất lượng cuộc sống thấp. 
Kết quả này cao hơn so với một nghiên cứu 
tại Campuchia năm 2017 với 69,0% người cao 
tuổi có mức chất lượng cuộc sống thấp.11 Như 
vậy, chất lượng cuộc sống của người cao tuổi 
thành phố Hà Nội là khá cao. Tuy nhiên, cũng 
cần có thêm các nghiên cứu tương tự tại Hà 
Nội để làm rõ hơn kết quả này đồng thời tìm 
hiểu thêm về các yếu tố liên quan.
V. KẾT LUẬN
Trung bình điểm chất lượng cuộc sống 
chung của người cao tuổi trong nghiên cứu này 
theo thang điểm 100 là 74,94 ± 13,14 điểm, 
trong đó cao nhất ở khía cạnh Tình thân với 
77,95 ± 21,70 điểm còn thấp nhất là Giác quan 
với 70,56 ± 21,31 điểm. Điểm trung bình của 
khía cạnh Tự chủ là 73,66 ± 19,17 điểm, khía 
cạnh Hoạt động xã hội là 75,62 ± 19,98 điểm, 
khía cạnh Hoạt động quá khứ, hiện tại, tương 
lai là 74,21 ± 20,00 điểm và khía cạnh Cái chết 
là 77,64 ± 24,50 điểm. Đa số đối tượng nghiên 
cứu có chất lượng cuộc sống ở mức tốt với 
50,8%, tiếp đó là chất lượng cuộc sống khá với 
43,8%. Vẫn còn 5,0% đối tượng có chất lượng 
cuộc sống ở mức trung bình và chỉ có 0,4% đối 
tượng có điểm chất lượng cuộc sống kém.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế. Báo cáo tổng quan chung ngành 
Y tế năm 2016. Hướng tới mục tiêu già hóa 
khỏe mạnh ở Việt Nam. 2016.
2. The World Health Organization quality of 
life assessment (WHOQOL). Possition paper 
from the World Health Organization. Soc Sci 
Med. 1995;41 (10):1403-1409.
3. Conde-Sala JL, Portellano-Ortiz C, Calvó-
Perxas L, Garre-Olmo J. Quality of life in people 
aged 65+ in Europe: associated factors and 
models of social welfare—analysis of data from 
the SHARE project (Wave 5). Qual Life Res. 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
71TCNCYH 129 (5) - 2020
2017; 26(4):1059-1070. 
4. Jan Nilsson, A. K. M. Masud Rana, Zarina 
Nahar Kabir. Social capital and quality of life in 
old age: results from a cross-sectional study 
in rural Bangladesh. J Aging Health. 2006; 
18(3):419-434. 
5. Vu Toan Thinh. Quality of life and some 
determinants among the elderly living in Trung 
Tu commune - Ha Noi. Med Bachelor Hanoi 
Med Univ. 2013.
6. Nam Xuan Vo, Trung Quang Vo, Somtip 
Watanapongvanich et al. Measurement and 
Determinants of Quality of Life of Older Adults 
in Ho Chi Minh City, Vietnam. Soc Indic Res. 
2018; 142(3):1285-1303.
7. WHO. The WHOQOL-OLD module - 
manual. 2006.
8. G. Gambin, A. Molzahn, A. C. Fuhrmann 
et al. Quality of life of older adults in rural 
southern Brazil. 2015;15 (3):3300.
9. Bilgili N, Arpacı F. Quality of life of older 
adults in Turkey. Arch Gerontol Geriatr. 2014; 
59(2):415-421. 
10. Huỳnh Ngọc Vân Anh. Trầm cảm và các 
yêu tố liên quan của người cao tuổi tại thị trấn 
Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Hội 
Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Lần 34 Đại Học Dược 
2017. 2017.
11. Sereyraksmey Long, Supaporn 
Sudnongbua. Quality of life among elderly 
people in Kampong Cham province, Cambodia. 
Southeast Asian J Trop Med Public Health. 
2017;48 (4):884-891.
Summary
QUALITY OF LIFE OF THE ELDERLY IN HANOI CITY IN 2018
A cross-sectional study was conducted to describe the quality of life of the elderly in 
Hanoi city in 2018. 504 subjects were interviewed using the WHOQOL-OLD questionnaire. 
Results showed that the overall quality of life of the elderly was 74.94 ± 13,14 on 100 
scale. The highest facet scored was Intimacy (77.95 ± 21.70) while the lowest facet scored 
was the Sensory with 70.56 ± 21.31 points. The majority of participants had quality of life 
at good and very good level but there was 5.0% at medium level and 0.4% at low level. 
Keywords: Quality of life, the elderly, WHOQOL-OLD, Hanoi.

File đính kèm:

  • pdfchat_luong_cuoc_song_cua_nguoi_cao_tuoi_thanh_pho_ha_noi_nam.pdf