Xây dựng quy trình phát hiện đột biến điểm trên gen MECP2 ở bệnh nhi Việt Nam mắc hội chứng Rett

Tổng quan: Hội chứng Rett là một bệnh lý rối loạn chức năng não bộ tuy hiếm gặp nhưng ảnh

hưởng rất nghiêm trọng lên sự phát triển bình thường của trẻ; bệnh chủ yếu gặp ở nữ với tỷ lệ

1 trên 10,000 - 15,000 trẻ em gái. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do các biến thể de novo trên

gen MECP2. Trên 80% bệnh nhân mắc hội chứng Rett mang đột biến điểm trên gen này. Nghiên

cứu mối tương quan kiểu gen-kiểu hình trong hội chứng Rett mang lại cơ hội điều trị cho bệnh

nhi. Ở Việt Nam, việc chẩn đoán chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng, chưa chú trọng đến xét

nghiệm gen. Vì vậy, xây dựng một quy trình xét nghiệm rà soát đột biến điểm gen MECP2 cung

cấp bằng chứng cho chẩn đoán lâm sàng là cần thiết, đặc biệt hỗ trợ chẩn đoán trong giai đoạn

sớm của bệnh nhi.

Đối tượng và phương pháp: Chuẩn hoá quy trình xét nghiệm gen MECP2 trên mẫu đối chứng

bao gồm tối ưu hoá phản ứng PCR và giải trình tự Sanger. Đọc biến thể bằng phần mềm CLC

workbench. Phân tích các biến thể được tìm thấy; đánh giá khả năng gây bệnh của biến thể bằng

tiêu chuẩn ACMG. Quy trình hoàn thiện được ứng dụng lên 4 mâũ bệnh nhi mắc hội chứng Rett

điều trị tại bệnh viện Nhi đồng II từ 01/2019 đến 12/2019.

Kết quả: Chúng tôi đã thiết kế mồi và khuếch đại thành công cả 4 exon cùng các vùng lân cận

đầu exon-intron của gen MECP2, đặc biệt exon 1 là vùng gen giàu GC (trên 65%). Kết quả giải trình

tự cho tín hiệu tốt. Tìm thấy hai biến thể gây bệnh (p.R294X, p.K29X), trong đó có 1 biến thể mới

chưa từng được công bố.

Kết luận: Quy trình giải trình gen MECP2 bằng kỹ thuật PCR-giải trình tự Sanger được tối ưu hoá

thành công; đồng thời bổ sung 1 đột biến mới vào cơ sở dữ liệu biến thể gen MECP2.

Xây dựng quy trình phát hiện đột biến điểm trên gen MECP2 ở bệnh nhi Việt Nam mắc hội chứng Rett trang 1

Trang 1

Xây dựng quy trình phát hiện đột biến điểm trên gen MECP2 ở bệnh nhi Việt Nam mắc hội chứng Rett trang 2

Trang 2

Xây dựng quy trình phát hiện đột biến điểm trên gen MECP2 ở bệnh nhi Việt Nam mắc hội chứng Rett trang 3

Trang 3

Xây dựng quy trình phát hiện đột biến điểm trên gen MECP2 ở bệnh nhi Việt Nam mắc hội chứng Rett trang 4

Trang 4

Xây dựng quy trình phát hiện đột biến điểm trên gen MECP2 ở bệnh nhi Việt Nam mắc hội chứng Rett trang 5

Trang 5

Xây dựng quy trình phát hiện đột biến điểm trên gen MECP2 ở bệnh nhi Việt Nam mắc hội chứng Rett trang 6

Trang 6

Xây dựng quy trình phát hiện đột biến điểm trên gen MECP2 ở bệnh nhi Việt Nam mắc hội chứng Rett trang 7

Trang 7

Xây dựng quy trình phát hiện đột biến điểm trên gen MECP2 ở bệnh nhi Việt Nam mắc hội chứng Rett trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 19060
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng quy trình phát hiện đột biến điểm trên gen MECP2 ở bệnh nhi Việt Nam mắc hội chứng Rett", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng quy trình phát hiện đột biến điểm trên gen MECP2 ở bệnh nhi Việt Nam mắc hội chứng Rett

Xây dựng quy trình phát hiện đột biến điểm trên gen MECP2 ở bệnh nhi Việt Nam mắc hội chứng Rett
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Sức khỏe, 1(1):27-34
Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu
1Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, Việt
Nam
2Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Việt
Nam
3Khoa Y, ĐHQG-HCM, Việt Nam
4Trường Đại học Nông Lâm, Việt Nam
Liên hệ
Huỳnh Thị Diệu Hiền, Khoa Y, ĐHQG-HCM,
Việt Nam
Email: htdhien@medvnu.edu.vn
Lịch sử
 Ngày nhận: 23-06-2020
 Ngày chấp nhận: 22-9-2020 
 Ngày đăng: 10-11-2020
DOI :
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Xây dựng quy trình phát hiện đột biến điểm trên genMECP2 ở
bệnh nhi Việt Nammắc hội chứng Rett
Lê Thị Khánh Vân1, Lê Duy Thái Dương2, Đỗ Thị Thu Hằng3, Huỳnh Thị Thuý Kiều1, Nguyễn Lê Trung Hiếu1,
Bùi Thị Thùy Dung4, Nguyễn Thanh Vũ3, Nguyễn Quốc Dũng3, Huỳnh Thị Diệu Hiền3,*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Tổng quan: Hội chứng Rett là một bệnh lý rối loạn chức năng não bộ tuy hiếm gặp nhưng ảnh
hưởng rất nghiêm trọng lên sự phát triển bình thường của trẻ; bệnh chủ yếu gặp ở nữ với tỷ lệ
1 trên 10,000 - 15,000 trẻ em gái. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do các biến thể de novo trên
gen MECP2. Trên 80% bệnh nhân mắc hội chứng Rett mang đột biến điểm trên gen này. Nghiên
cứu mối tương quan kiểu gen-kiểu hình trong hội chứng Rett mang lại cơ hội điều trị cho bệnh
nhi. Ở Việt Nam, việc chẩn đoán chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng, chưa chú trọng đến xét
nghiệm gen. Vì vậy, xây dựng một quy trình xét nghiệm rà soát đột biến điểm gen MECP2 cung
cấp bằng chứng cho chẩn đoán lâm sàng là cần thiết, đặc biệt hỗ trợ chẩn đoán trong giai đoạn
sớm của bệnh nhi.
Đối tượng và phương pháp: Chuẩn hoá quy trình xét nghiệm gen MECP2 trên mẫu đối chứng
bao gồm tối ưu hoá phản ứng PCR và giải trình tự Sanger. Đọc biến thể bằng phần mềm CLC
workbench. Phân tích các biến thể được tìm thấy; đánh giá khả năng gây bệnh của biến thể bằng
tiêu chuẩn ACMG. Quy trình hoàn thiện được ứng dụng lên 4 mâũ bệnh nhi mắc hội chứng Rett
điều trị tại bệnh viện Nhi đồng II từ 01/2019 đến 12/2019.
Kết quả: Chúng tôi đã thiết kế mồi và khuếch đại thành công cả 4 exon cùng các vùng lân cận
đầu exon-intron của gen MECP2, đặc biệt exon 1 là vùng gen giàu GC (trên 65%). Kết quả giải trình
tự cho tín hiệu tốt. Tìm thấy hai biến thể gây bệnh (p.R294X, p.K29X), trong đó có 1 biến thể mới
chưa từng được công bố.
Kết luận: Quy trình giải trình gen MECP2 bằng kỹ thuật PCR-giải trình tự Sanger được tối ưu hoá
thành công; đồng thời bổ sung 1 đột biến mới vào cơ sở dữ liệu biến thể gen MECP2.
Từ khoá: Hội chứng Rett, gen MECP2, giải trình tự Sanger
GIỚI THIỆU
Hội chứng Rett (RTT, OMIM # 312750) là một bệnh
lý ở não gây ra các rối loạn về phát triển thể chất và
thần kinhnghiêm trọng đượcmiêu tả lần đầu vàonăm
1966 bởi bác sĩ Rett1. Bệnh nhân được sinh ra trong
thai kỳ khỏe mạnh, tiền căn gia đình bình thường, trẻ
phát triển bình thường sau sinh. Sau đó, khoảng 6-18
tháng tuổi trở đi trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng
chậmphát triển, hạn chế giao tiếp bằng cử chỉ và ngôn
ngữ, đặc biệt bằng mắt, giảm khả năng trí tuệ và có
biểu hiện tự kỷ. Ngôn ngữ của trẻ bị mất một phần
hoặc toàn bộ. Trẻ mắc hội chứng Rett giảm khả năng
vận động, mất dần khả năng sử dụng bàn tay có chủ
đích, có những cử động tự động như xoắn vặn bàn tay
và các ngón tay. Ở giai đoạn muộn sau 3 tuổi, các rối
loạn vận động, loạn trương lực cơ tiến triển nặng hơn
gây bất thường dáng đi và cong vẹo cột sống, giảm
sức cơ và tư thế bất thường. Các bệnh nhân thiếu đi
một hoặc một số đặc điểm lâm sàng chính của hội
chứng Rett điển hình 2,3 được gọi là mắc hội chứng
Rett không điển hình 2. Ngoài ra, trẻ còn có các biểu
hiện bệnh khác như co giật, khởi phát động kinh sau
3 tuổi, đầu nhỏ, tăng trưởng chậm, bất thường kiểu
thở, rối loạn nhịp mạch, khó nuốt, rối loạn giấc ngủ
và hành vi,2. Việc chẩn đoán lâm sàng hội chứng
Rett thường rơi vào giai đoạn muộn và dễ nhầm với
các rối loạn phổ tự kỷ hay chậm phát triển4.
Hội chứng Rett chủ yếu ảnh hưởng đến nữ giới. Theo
thống kê, tỉ lệ mắc bệnh là 1:10,000 đến 1:15,000
không phân biệt chủng tộc, sắc tộc, vị trí địa lý. Hiếm
ca bệnh Rett được ghi nhận ở nam giới, do những tổn
hại quá lớn gây ra bởi những bất thường của yếu tố di
truyền trước khi trẻ chào đời hoặc chết rất non3,5.
Cho đến nay, nguyên nhân di truyền gây raHội chứng
Rett có liên quan nhất và được các nhà di truyền học
đặc biệt quan tâm nghiên cứu là các biến thể de novo
trên gen Methyl-CpG-binding Protein 2 hay gọi tắt là
MECP26,7. Biến thể ở gen này là nguyên nhân gây
hội chứng Rett với tỉ lệ rất cao khoảng trên 92% trong
hội chứng Rett điển hình và 50-70% ở hội chứng Rett
Trích dẫn bài báo này: Vân L T K, Dương L D T, Hằng D T T, Kiều H T T, Hiếu N L T, Dung B T T, Vũ N T, Dũng 
N Q, Hiền H T D. Xây dựng quy trình phát hiện đột biến điểm trên gen MECP2 ở bệnh nhi Việt Nam 
mắc hội chứn ... c biến thể này
được ghi nhận trước đó cho thấy chúng xuất hiện
trong hội chứng Rett, tự kỷ, và các hội chứng rối loạn
nhận thức không thường xuyên.
Biến thể trên genMECP2 đã được báo cáo là nguyên
nhân gây ra khoảng hơn 92% các trường hợp mắc hội
chứng Rett điển hình và khoảng 50 -70% hội chứng
Rett không điển hình 18. Hiện nay, khoảng 1000 biến
thể MECP2 đã được phát hiện và phần lớn là đột
biến điểm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã ghi
nhận hai biến thể p.R294X (cắt cụt gần 45% protein),
p.K29R (cắt cụt gần 95% protein) làm mất chức năng
29
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Sức khỏe, 1(1):27-34
Bảng 1: Danh sách 6 cặpmồi khuếch đại genMECP2
TÊN TRÌNH TỰ ĐỘ DÀI
ĐOẠN MỒI
(bp)
ĐỘ DÀI KHUẾCH ĐẠI 
ĐOẠN GEN (bp)
NGUỒN
THAM
KHẢO
Exon 1 CCATCACAGCCAATGACG 18 385 7
AGGGGGAGGGTAGAGAGGAG 20
Exon 2 TCAAAATGTCCCAAATAGCCCT 22 350
TGTCTTTAGTCTTTGGGGTACTT 23
Exon 3 ACCCACAGCCCAAATTCCTA 20 697
ACGGTCATTTCAAGCACACC 20
Exon 4A GAGTGAGTGGCTTTGGTGAC 20 691
TACGGTCTCCTGCACAGATC 20
Exon 4B ACCACATCCACCCAGGTCAT 20 532 7
TCTCCTCTTTGCAGACGCTG 20
Exon 4C ACCACCATCACCACCACTCAGA 22 518
CCCTGAAGCCACGAAACTCTAA 22 19
Hình 2: Biến thể c.880C>T ở bệnh nhi số 1 thay đổi protein Arginine thành codon dừng phiênmã.
Hình 3: Biến thể c.85A>T ở bệnh nhi số 2 thay đổi protein Lysine thành codon dừng phiênmã.
30
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Sức khỏe, 1(1):27-34
Hình 4: Biến thể vùng intron c.377+13A>C, c.377+22C>G ở bệnh nhi số 3.
Hình 5: Biến thể vùng intron c.378-74C>T ở bệnh nhi số 4
của protein MECP2. Về mặt lâm sàng, hai bệnh nhi
Rett mang hai biến thể này có những đặc điểm kiểu
hình Rett điển hình, xét nghệm gen khi đã ở giai đoạn
muộn khi bệnh nhân số 1 mười tuổi và bệnh nhân
số 2 sáu tuổi. Hai bệnh nhân này mất ngôn ngữ và
mất khả năng giao tiếp; mất khả năng điều khiển tay,
không thực hiện được các hoạt động tay phối hợp. Có
các cử động tay bất thường không chủ đích: đưa tay
vào miệng, thực hiện thao tác xoắn vặn bàn tay ngón
tay; khó khăn và không thể đi đứng bình thườngđược,
hay té ngã do rối loạn trương cơ; bất thường kiểu thở
với đặc điểm thở mạnh và chảy nhiều nước bọt; phát
triển thể chất bất thường đặc biệt là gù lưng và một
số biểu hiện không đặc hiệu khác như gầy ốm, hay la
hét, dễ kích động
Gần đây, nghiên cứu về biến thể genMECP2 trên hội
chứng Rett ở nước ta chỉ còn rất hạn chế và chỉ mới
tập trung vào các exon 2, 3 và 4 21. Do vậy, nghiên cứu
này là bước đầu để phân tích thay đổi trên toàn bộ 4
exon của genMECP2 ở các bệnh nhânmắc hội chứng
Rett; từ đó, thiết lập được quy trình xét nghiệm gen
MECP2 nhanh, tiết kiệm và đáng tin cậy, góp phần
phát hiện và tầm soát biến thể gen liên quan đến hội
chứng Rett, giảm bớt gánh nặng cho các gia đình có
bệnh nhân mắc bệnh. Nghiên cứu được thực hiện
trên số mâũ khá hạn chế, do vậy đây chỉ là nghiên
cứu khởi đầu cho bước tiếp theo thực hiện nghiên cứu
trên số lượngmâũ lớn để ứng dụng triển khai trên lâm
sàng. Tuy vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã bổ
sung được 1 biến thể gây bệnh (c.85A>T) và 1 SNV
(c.377+13A>C) mới vào ngân hàng dữ liệu biến thể
genMECP2 thế giới.
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã xây dựng thành công và hoàn thiện quy
trình phát hiện đột biến điểm trên gen MECP2 bằng
kỹ thuật PCR-sequencing trên các bệnh nhi mắc hội
chứng Rett. Nghiên cứu này là cơ sở để triển khai
khảo sát biến thể gen MECP2 trên bệnh nhân hội
chứng Rett.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia
TP.HCM (Mã số đề tài C2018-44-02).
31
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Sức khỏe, 1(1):27-34
DANHMỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MECP2: Methyl CpG binding Protein 2
PCR: Polymerase Chain Reaction
ACMG: American College of Medical Genetics and
Genomics
SNV: Single Nucleotide Variant
c.880C>T: Biến thể tại vị trí 880 trên vùngmã hoá gen
làm thay đổi nucleotide C thành T so với gen tham
chiếu
c.85A>T: Biến thể tại vị trí 85 trên vùng mã hoá gen
làm thay đổi nucleotide C thành T so với gen tham
chiếu
c.602C>T: Biến thể tại vị trí 602 trên vùngmã hoá gen
làm thay đổi nucleotide C thành T so với gen tham
chiếu
c.377+13A>C: Biến thể tại vùng intron trên cách
vùng mã hoá 13 nucleotide tại vị trí 377 làm thay đổi
nucleotide A thành C so với gen tham chiếu
c.377+22C>G: Biến thể tại vùng intron trên cách
vùng mã hoá 22 nucleotide tại vị trí 377 làm thay đổi
nucleotide A thành T so với gen tham chiếu
c.378-74C>T: Biến thể tại vùng intron trên cách vùng
mã hoá 74 nucleotide tại vị trí 378 làm thay đổi nu-
cleotide A thành T so với gen tham chiếu
p.R294X: Acid amin Arginine tại vị trí 294 bị thay
đổi thành codon dừng phiên mã so với protein tham
chiếu
p.K29R: Acid amin Lysin tại vị trí 29 bị thay đổi thành
codon dừng phiên mã so với protein tham chiếu
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Nhóm tác giả cam kết rằng không có xung đột lợi ích
khi thực hiện nghiên cứu này.
ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Tất cả tác giả đã đóng góp vào việc thiết kế nghiên
cứu, giải thích kết quả nghiên cứu, viết và chỉnh sửa
bản thảo của bài báo, xem xét cẩn thận đồng ý nộp
bản thảo hoàn chỉnh này.
ĐẠOĐỨC TRONGNGHIÊN CỨU Y
SINH
Nghiên cứu thuộc đề tài C2018-44-02 ĐHQG
TPCHM của KHOA Y ĐHQG TPHCM đã được phê
duyệt về các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh
học, chấp thuận số CS/N2/18/01HT của Hội đồng
khoa học/Y đức Bệnh Viện Nhi Đồng II.
PHỤ LỤC 1
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nhân mắc hội chứng 
Rett thu mẫu cho nghiên cứu này 2.
Chỉ tiêu đánh giá
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng Rett cả
điển hình hoặc Rett không điển hình.
A. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng Rett
điển hình khi:
(1) Bệnh nhân tồn tại một giai đoạn phục hồi (hồi
quy)
(2) Có tất cả các tiêu chuẩn chính (bảng bên dưới)
và không bao gồm các tiêu chuẩn loại trừ (bảng bên
dưới).
(3) Có các tiêu chuẩn phụ trợ đi kèm, điều này là
không bắt buộc tuy nhiên trẻ thường sẽ có hầu hết
các đặc điểm trong tiêu chuẩn phụ trợ.
B. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng Rett
không điển hình khi:
(1) Bệnh nhân tồn tại một giai đoạn phục hồi (hồi
quy)
(2) Ít nhất 2 trong số 4 tiêu chuẩn chính
(3) 5 trên 11 tiêu chuẩn phụ trợ
Ngoài ra tiêu chuẩn: giảm kích thước vòng đầu của
trẻ chưa được xem xét trong bảng tiêu chuẩn này. Ở
đây, chúng tôi tạm đánh giá tiêu chuẩn này là 1 tiêu
chuẩn phụ trợ.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Rett A. On a unusual brain atrophy syndrome in hyperam-
monemia in childhood. Wiener Medizinische Wochenschrift.
1966;116(37):723–726.
2. Jeffrey LN, Walter EK, Daniel GG, John C, Angus JC, Alan KP,
et al. RettSearch ’Rett Syndrome: Revised Diagnostic Crite-
ria and Nomenclature’. Ann Neurol. 2010;68:944–950. PMID:
21154482. Available from: https://doi.org/10.1002/ana.22124.
3. Rett A. Rett Syndrome. History and General Overview. Am J
Med Genet Suppl. 1986;1:21–25. PMID: 3087183. Available
from: https://doi.org/10.1002/ajmg.1320250503.
4. Matthew JL, Adrian B, Rett Syndrome: A Complex Disorder
with Simple Roots. Nat Rev Genet. 2015;16:261–275. PMID:
25732612. Available from: https://doi.org/10.1038/nrg3897.
5. Kankirawatana P, Leonard H, Ellaway C, Scurlock J, Percy AK, et
al. Early Progressive Encephalopathy in Boys and MECP2 Mu-
tations. Neurology. 2006;67:164–166. PMID: 16832102. Avail-
able from: https://doi.org/10.1212/01.wnl.0000223318.28938.
45.
6. Amir RE, Veyver IB,WanM, Tran CQ, Francke U, Zoghbi HY. Rett
Syndrome Is Caused byMutations in X-LinkedMECP2, Encod-
ing Methyl-Cpg-Binding Protein 2. Nat Genet. 1999;23:185–
188. PMID: 10508514. Available from: https://doi.org/10.1038/
13810.
7. Webb T, Latif F. Rett Syndrome and the MECP2 Gene. J Med
Genet. 2001;31:217–223. PMID: 11283201. Available from:
https://doi.org/10.1136/jmg.38.4.217.
8. Percy AK, Lane JB, et al. Rett Syndrome: Clinical and Molec-
ular Update. Curr Opin Pediatr. 2004;16:670–677. PMID:
15548931. Available from: https://doi.org/10.1097/01.mop.
0000143693.59408.ce.
9. Percy AK, Lane JB, Childers J, Skinner S, Annese F, MacLeod
P. Rett Syndrome: North American Database. J Child Neurol.
2007;22:1338–1341. PMID: 18174548. Available from: https:
//doi.org/10.1177/0883073807308715.
10. Ariani F, HayekG, Rondinella D, Artuso R, Renieri A, et al. Foxg1
Is Responsible for the Congenital Variant of Rett Syndrome.
Am J Hum Genet. 2008;83:89–93. PMID: 18571142. Available
from: https://doi.org/10.1016/j.ajhg.2008.05.015.
32
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Sức khỏe, 1(1):27-34
Bảng 2:
Tiêu chuẩn chính
1 Mất một phần hoặc toàn bộ các kỹ năng tay có chủ đích.
2 Mất một phần hoặc toàn bộ kỹ năng ngôn ngữ.
3 Bất thường vận động đi đứng: khiếm khuyết hoặc không đi lại.
4 Cử động tay đơn giản: xoắn vặn bàn tay, vỗ tay, rửa tay hay cử động đưa tay vào miệng.
Tiêu chuẩn phụ trợ
1 Thở khó khi thức
2 Nghiến răng khi thức
3 Rối loạn giấc ngủ
4 Đặc điểm cơ bất thường
5 Rối loạn nhịp mạch
6 Chứng cong vẹo cột sống/gù.
7 Chậm phát triển thể chất: giảm cân
8 Bàn tay nhỏ và lạnh
9 Rối loạn hành vi: Cười hoặc la hét
10 Giảm phản ứng với cơn đau
11 Trẻ biểu hiện tự kỷ: giảm giao tiếp bằng mắt
Tiêu chuẩn loại trừ Rett điển hình/không điển hình
1 Chấn thương não do chấn thương sọ não (peri hoặc hậu sản), bệnh thần kinh, hoặc nhiễm trùng nặng
gây ra các vấn đề thần kinh.
2 Sự phát triển thần kinh bất thường trước 6 tháng đầu đời.
11. Bahi-Buisson N, Nectoux J, Rosas-Vargas H, Milh M, Bienvenu
T, et al. Key Clinical Features to Identify Girls with Cdkl5 Muta-
tions. Brain. 2008;131:2647–2661. PMID: 18790821. Available
from: https://doi.org/10.1093/brain/awn197.
12. Friez MJ, Jones JR, Clarkson K, Lubs H, Stevenson RE, et
al. Recurrent Infections, Hypotonia, and Mental Retardation
Caused by Duplication of MECP2 and Adjacent Region in
Xq28. Pediatrics. 2006;118:e1687–e1695. PMID: 17088400.
Available from: https://doi.org/10.1542/peds.2006-0395.
13. Nagarajan RB, Hogart AR, Gwye Y, Martin MR, LaSalle JM. Re-
ducedMECP2 Expression Is Frequent in Autism Frontal Cortex
and Correlates with Aberrant MECP2 Promoter Methylation.
Epigenetics. 2006;1:e1–e11. PMID: 17486179. Available from:
https://doi.org/10.4161/epi.1.4.3514.
14. Reichwald K, Thiesen J, Wiehe T, Weitzel A, Platzer M, et al.
Comparative sequence analysis of the MECP2-locus in hu-
man andmouse reveals new transcribed regions. Mammalian
Genome. 2000;11:182–190. PMID: 10723722. Available from:
https://doi.org/10.1007/s003350010035.
15. Aline Q, SalihaY, Hervé F, Thierry B, AnneM, Christophe P, et al.
Deleterious mutations in exon 1 of MECP2 in Rett syndrome.
European Journal of Medical Genetics. 2006;49(4):313–322.
PMID: 16829352. Available from: https://doi.org/10.1016/j.
ejmg.2005.11.002.
16. Carol JS, Berge EM, Eva WCC, Weiwei Z, John BV. Novel exon
1 mutations in MECP2 implicate isoform MeCP2_e1 in classi-
cal Rett syndrome. Am J Med Genet. 2009;149A:1019–1023.
PMID: 19365833. Available from: https://doi.org/10.1002/ajmg.
a.32776.
17. Bartholdi D, Klein A, Weissert M, Koenig N, Mátyás G, et al.
Clinical profiles of four patients with Rett syndrome carry-
ing a novel exon 1 mutation or genomic rearrangement in
the MECP2 gene. Clin Genet. 2006;69(4):319–326. PMID:
16630165. Available from: https://doi.org/10.1111/j.1399-
0004.2006.00604.x.
18. Krishnaraj R, Ho G, Christodoulou J. RettBASE: Rett syndrome
database update. Hum Mutat [RettBASE: RettSyndromeorg
Variation Databasemecp2chweduau] . 2017;PMID: 28544139.
Available from: https://doi.org/10.1002/humu.23263.
19. Richards S, et al. Standards and guidelines for the interpre-
tation of sequence variants: a joint consensus recommen-
dation of the American College of Medical Genetics and Ge-
nomics and the Association for Molecular Pathology. Genet
Med. 2015;17(5):405–424. PMID: 25741868. Available from:
https://doi.org/10.1038/gim.2015.30.
20. ;Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/snp.
21. Huong LTT, Trinh DTD, Chinh VD, Ha LTT, Hoa BTP, and Liem
NT. Spectrum of MECP2 mutations in Vietnamese patients
with RETT syndrome. BMC Med Genet. 2018;19:137. PMID:
30081849. Available from: https://doi.org/10.1186/s12881-
018-0658-x.
33
Science & Technology Development Journal – Health Sciences, 1(1):27-34
Open Access Full Text Article Research Article
1Children’s Hospital II HCM, Vietnam
2Ton Duc Thang University, Vietnam
3School of Medicine-VNU HCM,
Vietnam
4Nong Lam University HCM, Vietnam
History
 Received: 23-06-2020
 Accepted: 22-9-2020  
Published: 10-11-2020
DOI :
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
An optimizedmethod for detection of MECP2 point mutations in
Vietnamese children with rett syndrome
Le Thi Khanh Van1, Le Duy Thai Duong2, Do Thi Thu Hang3, Huynh Thi Thuy Kieu1, Nguyen Le Trung Hieu1,
Bui Thi Thuy Dung4, Nguyen Thanh Vu3, Nguyen Quoc Dung3, Huynh Thi Dieu Hien3
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Background: Rett syndrome is a rare disease but affecting severe brain dysfunction. The rate
of the syndrome is estimated to be 1/10,000–1/15,000 female births. This disorder is knowledge
caused by de novo mutations in the MECP2 gene. More than 80% of patients with Rett syndrome
have a point mutations in MECP2. The study correlation genotype-phenotype open to therapeutic
opportunities for patients. In Vietnam, to validate the diagnosis, the doctors are mainly clinical
diagnostic standards, not include genetics testing. Therefore, optimize the producer to determine
MECP2 variations is necessary that provides evidence for clinical diagnosis, supporting the early-
stage diagnosis of pediatric patients.
Methods: Standardization of the MECP2 gene testing sequence used the healthy control blood
samples includes PCR optimization and Sanger sequencing. Read raw sequence data by CLCwork-
bench software. Analysis variations; evaluate the pathogenic of the variants with ACMG standard.
After that, the process was applied to 4 pediatric patients with Rett syndrome treated at Children's
Hospital II from 01/2019 to 12/2019.
Result: We successfully optimized PCR-Sanger sequencing for the testing MECP2 variants gene,
especially in exon 1 had high GC-percent (>65%). The quality sequencing result was quite reliable.
We found two pathogenic mutations (p.R294X, p.K29X); and a novel mutation (p.K29X).
Conclusion: The process of the test gene MECP2 by PCR technique-Sanger sequencing was opti-
mized completely, and add a novel mutation to the MECP2 variation database.
Key words: Rett syndrome, MECP2, Sanger sequencing
Cite this article : Van L T K, Duong L D T, Hang D T T, Kieu H T T, Hieu N L T, Dung B T T, Vu N T, Dung N Q, 
Hien H T D. An optimized method for detection of MECP2 point mutations in Vietnamese children 
with rett syndrome. Sci. Tech. Dev. J. - Health Sci.; 1(1):27-34.
34

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_quy_trinh_phat_hien_dot_bien_diem_tren_gen_mecp2_o.pdf