Xây dựng mô hình xử lý giếng khoan điển hình bị suy giảm năng suất khai thác trong vùng đá cứng nứt nẻ, mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sinh hoạt

Tóm tắt: Do đặc điểm cấu tạo địa chất và địa chất thủy văn trên địa bàn tỉnh Bình Phước cho

thấy hầu hết các giếng khoan đều nằm trong vùng đá cứng nứt nẻ nên rất khó khoan trúng nơi có

mạch nước ngầm nên lưu lượng giếng khoan khai thác thường nhỏ và sau một thời gian khai

thác việc suy thoái năng suất khai thác nước là một hiện tượng rất phổ biến. Nhóm tác giả đã

nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi giếng khoan suy thoái trong vùng đá cứng nứt nẻ

trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Mô hình xử lý được chọn là giếng khoan tại sóc ông Nẵng, Ấp

vườn bưởi, xã Lộc Thiện để triển khai mô hình. Giếng khoan cũ có độ sâu 115m với đường kính

lỗ khoan là Ø110. Phương án chọn xử lý là khoan doa mở rộng đường kính ống từ Ø110 lên

Ø140 tới độ sâu 115 m và dùng hóa chất (HCL 36%) ngâm, sục rửa để phá tan các cặn bám

nhằm tăng cường khả năng thoáng cho các lớp đất đá nứt nẻ. Sau xử lý giếng đã đạt lưu lượng

ổn định là 2,3 m3/giờ so với 1,37 m3/giờ trước khi xử lý.

Xây dựng mô hình xử lý giếng khoan điển hình bị suy giảm năng suất khai thác trong vùng đá cứng nứt nẻ, mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sinh hoạt trang 1

Trang 1

Xây dựng mô hình xử lý giếng khoan điển hình bị suy giảm năng suất khai thác trong vùng đá cứng nứt nẻ, mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sinh hoạt trang 2

Trang 2

Xây dựng mô hình xử lý giếng khoan điển hình bị suy giảm năng suất khai thác trong vùng đá cứng nứt nẻ, mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sinh hoạt trang 3

Trang 3

Xây dựng mô hình xử lý giếng khoan điển hình bị suy giảm năng suất khai thác trong vùng đá cứng nứt nẻ, mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sinh hoạt trang 4

Trang 4

Xây dựng mô hình xử lý giếng khoan điển hình bị suy giảm năng suất khai thác trong vùng đá cứng nứt nẻ, mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sinh hoạt trang 5

Trang 5

Xây dựng mô hình xử lý giếng khoan điển hình bị suy giảm năng suất khai thác trong vùng đá cứng nứt nẻ, mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sinh hoạt trang 6

Trang 6

Xây dựng mô hình xử lý giếng khoan điển hình bị suy giảm năng suất khai thác trong vùng đá cứng nứt nẻ, mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sinh hoạt trang 7

Trang 7

Xây dựng mô hình xử lý giếng khoan điển hình bị suy giảm năng suất khai thác trong vùng đá cứng nứt nẻ, mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sinh hoạt trang 8

Trang 8

Xây dựng mô hình xử lý giếng khoan điển hình bị suy giảm năng suất khai thác trong vùng đá cứng nứt nẻ, mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sinh hoạt trang 9

Trang 9

Xây dựng mô hình xử lý giếng khoan điển hình bị suy giảm năng suất khai thác trong vùng đá cứng nứt nẻ, mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sinh hoạt trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 12840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng mô hình xử lý giếng khoan điển hình bị suy giảm năng suất khai thác trong vùng đá cứng nứt nẻ, mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng mô hình xử lý giếng khoan điển hình bị suy giảm năng suất khai thác trong vùng đá cứng nứt nẻ, mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sinh hoạt

Xây dựng mô hình xử lý giếng khoan điển hình bị suy giảm năng suất khai thác trong vùng đá cứng nứt nẻ, mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sinh hoạt
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 1
XÂY DỰNG MÔ HÌNH XỬ LÝ GIẾNG KHOAN ĐIỂN HÌNH 
BỊ SUY GIẢM NĂNG SUẤT KHAI THÁC TRONG VÙNG ĐÁ CỨNG 
NỨT NẺ, MỰC NƯỚC ĐỘNG NẰM SÂU PHỤC VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT 
Nguyễn Vũ Việt, Phạm Văn Tùng, Lương Văn Thanh, Nguyễn Thanh Tùng 
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam 
Tóm tắt: Do đặc điểm cấu tạo địa chất và địa chất thủy văn trên địa bàn tỉnh Bình Phước cho 
thấy hầu hết các giếng khoan đều nằm trong vùng đá cứng nứt nẻ nên rất khó khoan trúng nơi có 
mạch nước ngầm nên lưu lượng giếng khoan khai thác thường nhỏ và sau một thời gian khai 
thác việc suy thoái năng suất khai thác nước là một hiện tượng rất phổ biến. Nhóm tác giả đã 
nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi giếng khoan suy thoái trong vùng đá cứng nứt nẻ 
trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Mô hình xử lý được chọn là giếng khoan tại sóc ông Nẵng, Ấp 
vườn bưởi, xã Lộc Thiện để triển khai mô hình. Giếng khoan cũ có độ sâu 115m với đường kính 
lỗ khoan là Ø110. Phương án chọn xử lý là khoan doa mở rộng đường kính ống từ Ø110 lên 
Ø140 tới độ sâu 115 m và dùng hóa chất (HCL 36%) ngâm, sục rửa để phá tan các cặn bám 
nhằm tăng cường khả năng thoáng cho các lớp đất đá nứt nẻ. Sau xử lý giếng đã đạt lưu lượng 
ổn định là 2,3 m3/giờ so với 1,37 m3/giờ trước khi xử lý. 
Từ khóa: địa chất thủy văn, giếng suy thoái, phục hồi giếng khoan, khoan doa 
Summary: Due to the geology and hydro-geoloy in Binh Phuoc province leading to the almost 
of the wells for water supply in to the unconsolidated rock layers and often to be small water 
discharge and to be declined after some years. The authors have studied and proposed the 
improvemnet solutions for the wells. The improved well has been chosen at Ong Nang area, 
Vuon Buoi group, Loc Thien village. The depth of old well is 115m with diameter of 110 mm. The 
chosen solution is open diemeter of the old well form 110 to 140 mm by the drill and to be 
flooded the well with HCL 36% in 6 hours in order to dessolve the resides to be adhered to the 
rock fissures. The stable water discharge has been 2,3 m3/ hour after improved well instead of 
1,37 m3/hour before. 
Key words: hydro-geoloy, declined well, improved well, drilling technology 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Hiện nay ở khu vực các tỉnh miền Đông Nam 
Bộ, nguồn nước để cung cấp cho sinh hoạt và 
sản xuất của các hộ gia đình bao gồm nước 
mưa, nước mặt (sông, suối) và nguồn nước 
ngầm. Do đặc điểm cấu tạo địa chất và địa 
chất thủy văn trong vùng hầu hết các giếng 
khoan đều nằm trong vùng đá cứng nứt nẻ rất 
khó trúng nơi có mạch nước ngầm và sau một 
Ngày nhận bài: 21/01/2019 
Ngày thông qua phản biện: 08/3/2019 
Ngày duyệt đăng: 26/3/2019 
thời gian khai thác việc suy thoái năng suất 
khai thác nước là một hiện tượng rất phổ biến. 
Nhóm tác giả đã nghiên cứu, đề xuất giải pháp 
cải tạo, phục hồi giếng khoan suy thoái trong 
vùng đá cứng nứt nẻ trên địa bàn tỉnh Bình 
Phước. Mô hình xử lý được chọn là giếng 
khoan tại sóc ông Nẵng, Ấp vườn bưởi, xã Lộc 
Thiện để triển khai mô hình. Giếng khoan cũ 
có độ sâu 115m với đường kính lỗ khoan là 
Ø110. Phương án chọn xử lý là khoan doa mở 
rộng đường kính ống từ Ø110 lên Ø140 tới độ 
sâu 115 m và dùng hóa chất (HCL 36%) ngâm, 
sục rửa để phá tan các cặn bám nhằm tăng 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 2
cường khả năng ng thoáng cho các lớp đất đá 
nứt nẻ. Sau xử lý giếng đã đạt lưu lượng ổn 
định là 2,3 m3/giờ so với 1,37 m3/giờ trước khi 
xử lý. 
Do vậy đã tạo ra một áp lực về nước sinh hoạt 
trong mùa khô. Các giếng khoan khi bị hư 
hỏng, xuống cấp thường được thay thế bằng 
một giếng khoan mới dẫn đến sự lãng phí và 
nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nếu 
như không được trám lấp cẩn thận. 
Nhóm tác giả đã nghiên cứu, đề xuất giải pháp 
cải tạo, phục hồi giếng khoan suy thoái trong 
vùng đá cứng nứt nẻ trên địa bàn tỉnh Bình 
Phước. Mô hình xử lý được chọn là giếng 
khoan tại sóc ông Nẵng, Ấp vườn bưởi, xã Lộc 
Thiện để triển khai mô hình. Giếng khoan cũ 
có độ sâu 115m với đường kính lỗ khoan là 
Ø110. Phương án chọn xử lý là khoan doa mở 
rộng đường kính ống từ Ø110 lên Ø140 tới độ 
sâu 115 m và dùng hóa chất (HCL 36%) ngâm, 
sục rửa để phá tan các cặn bám nhằm tăng 
cường khả năng ng thoáng cho các lớp đất đá 
nứt nẻ. Sau xử lý giếng đã đạt lưu lượng ổn 
định là 2,3 m3/giờ so với 1,37 m3/giờ trước khi 
xử lý. 
2. ĐẶC ĐIỂM VÀ HIỆN TRẠNG GIẾNG 
CẦN XỬ LÝ 
Tình hình khai thác nước ngầm trong 
khu vực 
Xung quanh khu vực khảo sát hiện có một số 
giếng khoan và một số giếng đào hiện hữu. Qua 
quá trình kiểm tra thực địa và tham khảo ý kiến 
của người dân trong khu vực, mực nước ngầm 
trong các giếng khoan và giếng đào vào khoảng 
4-5 m so với mặt đất tự nhiên (Hình 1). Một số 
giếng khoan xung quanh khu vực đã thực hiện 
nhưng không có nước mặc dù đã được khoan 
sâu tới 90 - 110 m nên những giếng này đã 
được người dân lấp bít lại. ... ảm bảo chịu được ma sát khi 
khoan trong các tầng đá cứng. 
Hóa chất sử dụng để làm sạch giếng là loại axit 
HCl có nồng độ 0.1M và được pha loãng theo tỷ 
lệ tạo thành dung dịch axit HCl loãng 5-10 % 
Hình 3: Quy trình công nghệ xử lý giếng khoan 
Quy trình thực hiện 
a) Chuẩn bị mặt bằng 
Dọn dẹp vệ sinh mặt bằng trước khi tiến hành 
thi công. Kiểm tra các thiết bị của máy bơm, tủ 
điện, đồng hồ đo lưu lượng; vận hành thử xác 
định hiện trạng thực tế của giếng và máy bơm. 
Lắp đặt tháp tời, máy tời để kéo máy bơm 
chìm và ống lên khỏi giếng. Các thiết bị nằm 
dưới giếng phải được đưa lên để tiện cho xử 
lý. Dùng quả rọi đo chiều sâu thực tế của giếng 
trước khi thổi rửa. 
Phải cố định giàn khoan 3 chân bằng cách cắm 
sâu xuống nền đất cứng hoặc sử dụng các tấm 
thép để lót phía dưới mỗi chân của giàn khoan 
để đảm bảo máy khoan phải ổn định, không xê 
dịch, lún trong quá trình khoan. 
b) Công tác khoan mở rộng đường kính 
Giếng cũ cần xử lý đã lắp đặt ống chống và xử 
lý ống chống đến độ sâu 20 m với đường kính 
ống chống là 168 mm. 
Quy trình khoan doa mở rộng đường kính 
phần giếng khoan nằm trong tầng đá cứng nứt 
nẻ từ đường kính 110 lên 140 . Tiến hành 
khoan doa toàn bộ phần đường kính lỗ khoan 
từ độ sâu 20m đến 115m với đường kính 140 . 
Để đảm bảo công suất của giếng khoan thì 
bơm chìm thả giếng phải có công suất tương 
ứng. Bơm chìm thả giếng được nối với ống hút 
bằng nhựa hoặc thép có đường kính tương ứng 
với ống vách của giếng. 
Việc thả bơm chìm của giếng có thể thực hiện 
thủ công hoặc được tiến hành bằng palăng xích. 
Tuy nhiên, sau khi khoan xong chúng tôi chưa 
thả bơm chìm xuống giếng vì sẽ được cho hóa 
chất xuống giếng để ngâm từ 4 - 6 tiếng. Sau 6 
tiếng thì thả bơm chìm xuống và tiến hành đấu 
nối điện cho máy bơm chìm giếng khoan vào tủ 
điện, chú ý các yêu cầu về an toàn điện và tự 
ngắt điện khi có sự cố xảy ra. 
Công đoạn cuối cùng của việc thi công khoan 
giếng là vận hành chạy thử máy bơm trong 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 7
vòng 2 - 3 tiếng nhằm mục đích làm sạch nước 
giếng khoan và thử công suất của giếng sau 
khi khoan. 
c) Sử dụng hóa chất làm sạch giếng 
Cặn lắng dính bám có nguồn gốc: từ CaCO3, 
CaSO4 do nước cứng sinh ra dùng axit 
clohydric HCl, nếu tầng ngậm nước là đá vôi 
thì phải dùng axit hữu cơ như photphoric hoặc 
citric C6H8O7, sunphamic NH2SO3H vì axit 
H2SO4 và HCl có khả năng hòa tan đá vôi. 
Trong mô hình này chúng tôi sử dụng axit 
clohydric HCl để làm tan mảng bám hóa học có 
gốc canxi với nồng độ là 0,1M; pH ≤ 1, thời 
gian cho tiếp xúc là 4-6 giờ, sau đó phải bơm rửa 
ngay, nếu để pH ≥ 2 có khả năng gây dính bám 
lại. Với nồng độ HCl cho tẩy rửa giếng ở nồng 
độ 0,1M thì cần pha loãng theo tỷ lệ 1:120 (tỷ lệ 
pha: 1 lít HCl 36% và 120 lít H2O). 
Tính toán lượng hóa chất cần dùng: 
Khi vận tốc dòng chảy của nước trong khe 
rỗng của tầng chứa nước ≤ 5 mm/s thì hiện 
tượng dính bám cặn hóa học và cặn sinh học 
vào các hạt làm giảm thể tích các lỗ rỗng hầu 
như không xảy ra. Do đó chỉ cần tẩy rửa bằng 
hóa chất các lớp sỏi cát nằm trong hình trụ 
vành khuyên từ đường kính ngoài của ống lọc 
đến mặt chu vi ngoài có vận tốc nước trong lỗ 
rỗng v = 5 mm/s. 
Lượng acid HCl (V) cần dùng làm sạch giếng 
tính như sau: 
V = V1 + V2 (m3) 
Trong đó: 
V1: thể tích nước chứa trong giếng gồm nước 
ở đoạn ống vách nằm trên ống lọc và nước 
trong suốt chiều dài ống lọc; 
V1 = x r2 x L = 3,14 x 0,0842x110 = 
2,44 m3. 
[r: bán kính ống chống (m); 
L: chiều dài đoạn ống chống tương ứng với 
đường kính (m)]. 
V2: Thể tích khe rỗng nằm trong hình trụ vành 
khuyên cần tẩy rửa 
V2 = x (rt1 – r12) x h x p = x (rt + r1) x e x 
h x p 
rl: bán kính ngoài ống chống, ống lọc (rl = 
0,084 m) 
h: chiều dày tầng chứa nước khai thác (do tầng 
chứa nước trong đá cứng nứt nẻ là toàn bộ 
chiều dài lỗ khoan mà không sử dụng ống lọc 
(tạm tính h =20 m) 
e: độ dày thành trụ vành khuyên (e = rl – rt), 
p: độ rỗng của tầng chứa nước p = 0,8978 x F-
0,66 = 0,19 
[tạp chí các khoa học về trái đất số 
33(2)[CĐ], 220-223; 
F: hiệu chỉnh tham số độ rỗng của tầng chứa 
nước từ (310 – 334) = 10,78] 
rt: bán kính ngoài của hình trụ vành khuyên 
 =

2 × ℎ ×  × 
Qo: lưu lượng khai thác, 
Q = 40 m3/ngày đêm = 1,67 m3/h, vmin = 
0,005 m/s 
Từ đó ta có: 
 =

113 × ℎ × 
 rt = 0,004 m 
V2= 3,14 x (0,004+0,084) x 0,08 x 20 x 0,19 
= 0,8 m3 
Thay các thông số vào tính được thể tích HCl 
cần làm sạch giếng là 
VHCl = 2,44 + 0,8 = 3,24 m3 = 3240 lít HCl 0,1M 
Dung dịch axit có tỉ trọng khoảng 2,1 được đổ 
vào giếng theo ống cao su hoặc ống nhựa mềm 
với toàn bộ khối lượng đã tính được ở mục 
trên, có thể ép bằng khí nén từ trên mặt nước 
xuống giếng với áp lực 2-5 bar cho hóa chất 
thấm sâu vào đất để đủ thời gian tiếp xúc. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 8
Dung dịch axit được pha chế và đựng trong 
bình phục vụ cho công tác làm sạch giếng 
khoan, đánh tan các mảng bám, các chất cặn 
có trong giếng. Chuẩn bị một thùng nhựa dung 
tích 300l để tiến hành pha chế dung dích axit 
trước khi cho xuống dưới giếng (Hình 4). 
Hình 4: Pha dung dịch để đưa axit xuống giếng 
Lưu ý: HCl nồng độ 36% là acid đậm đặc gây 
nguy hiểm nếu xảy ra sự cố do đó cần thiết 
phải có quy tắc an toàn khi tiếp xúc và sử dụng 
với acid này. 
d) Bơm sục bằng khí nén 
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp 
trên, người ta dùng biện pháp sục bằng khí. 
Trên Hình 5 thể hiện sơ đồ súc rửa giếng bằng 
máy nén khí áp lực cao. 
Hình 5: Sơ đồ hướng dòng chảy của nước 
 và cát hạt mịn 2 chiều 
Khi cột nước bắt đầu dâng lên đến miệng 
giếng khoan, lập tức đóng van cung cấp khí, 
cột nước lúc này chuyển động nhanh xuống 
dưới tạo nên một áp lực ép nước trong giếng 
khoan chảy ra bên ngoài qua khe nứt tầng 
chứa nước. 
Như vậy, trong phương pháp này, nước và các 
hạt mịn di chuyển theo hai hướng giúp phá vỡ 
các cầu cát bên ngoài ống lọc, loại bỏ nhanh 
các hạt mịn và làm cho giếng ổn định trong 
quá trình khai thác sau này. 
4. KẾT QUẢ MÔ HÌNH XỬ LÝ 
Kết quả bơm thử nghiệm 
Để đánh giá được hiệu quả của giải pháp mang 
lại, tiến hành bơm hút nước thử nghiệm. Trước 
tiên về mặt cảm quan, nước bơm lên mạnh hơn 
nhiều so với trước khi tiến hành xử lý. Sau khi 
đã tiến hành bơm loại bỏ phần hóa chất sử 
dụng để làm sạch giếng, lưu lượng nước bơm 
lên ổn định, sử dụng thùng chứa có dung tích 
300l và đồng hồ đo lưu lượng để đánh giá 
chính xác lưu lượng khai thác tăng thêm sau 
khi áp dụng giải pháp xử lý mà mô hình đặt ra. 
Kết quả lưu lượng bơm liên tục trong 3 giờ của 
giếng sau khi xử lý được cho trong bảng 3. So 
sánh kết quả lưu lượng bơm giếng trước khi xử 
lý (Bảng 1) và lưu lượng bơm sau khi xử lý 
giếng (Bảng 3) cho thấy: khi bắt đầu bơm thì ở 
giai đoạn giếng chưa xử lý chỉ đạt lưu lượng 
1,8 m3/giờ trong khi đó sau khi xử lý lưu 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 9
lượng bơm của giai đoạn này là 3,6 m3/giờ, 
lưu lượng nước bơm tăng gấp 2 lần so với 
trước khi xử lý. Ngoài ra, khi giếng chưa xử lý 
chỉ bơm trong thời gian 1 giờ là lưu lượng từ 
1,8 m3/giờ (khi bắt đầu bơm) giảm xuống còn 
1,2 m3/giờ. Trong khi đó giếng sau khi được 
xử lý thì lưu lượng lúc bắt đầu bơm là 3,6 
m3/giờ thì sau khi bơm liên tục 3 giờ đồng hồ 
lưu lượng mới giảm xuống còn 1,2 m3/giờ và 
lưu lượng bình quân trong 3 giờ bơm của 
giếng sau khi hoàn thành xử lý đạt 2,3 m3/giờ. 
Bảng 3: Kết quả bơm thử nghiệm giếng sau khi xử lý 
STT 
Thời gian 
bắt đầu 
Thời gian 
đọc số 
Số đọc 
đồng hồ 
ban đầu 
Số đọc 
đồng hồ 
các lần đo 
Lưu lượng 
đo được 
(m3) 
Lưu lượng 
quy đổi 
(m3/h) 
1 15:00 15:10 155.8 156.4 0.6 3.60 
2 15:10 15:20 156.4 156.9 0.5 3.00 
3 15:20 15:30 156.9 157.3 0.4 2.40 
4 15:30 15:40 157.3 157.7 0.4 2.40 
5 15:40 15:50 157.7 158.1 0.4 2.40 
6 15:50 16:00 158.1 158.5 0.4 2.40 
7 16:00 16:10 158.5 158.9 0.4 2.40 
8 16:10 16:20 158.9 159.3 0.4 2.40 
9 16:20 16:30 159.3 159.7 0.4 2.40 
10 16:30 16:40 159.7 160.1 0.4 2.40 
11 16:40 16:50 160.1 160.5 0.4 2.40 
12 16:50 17:00 160.5 160.9 0.4 2.40 
13 17:00 17:10 160.9 161.2 0.3 1.80 
14 17:10 17:20 161.2 161.5 0.3 1.80 
15 17:20 17:30 161.5 161.8 0.3 1.80 
16 17:30 17:40 161.8 162.1 0.3 1.80 
17 17:40 17:50 162.1 162.4 0.3 1.80 
18 17:50 18:00 162.4 162.7 0.3 1.80 
19 18:00 18:10 162.7 162.9 0.2 1.20 
Lưu lượng bình quân (m3/h) 2.30 
Với lưu lượng bơm của giếng đạt được sau khi 
xử lý như vậy đã đạt và vượt lưu lượng thiết 
kế ban đầu của giếng khoan (lưu lượng thiết kế 
cũ là từ 2 – 2,5 m3/giờ tuy nhiên chỉ đạt 2,0 
m3/giờ khi khai thác). Lưu lượng bơm của 
giếng đạt bình quân 2,3 m3/giờ hoàn toàn đáp 
ứng yêu cầu cấp nước sinh hoạt cho 45 hộ dân 
trong vùng và 1 lớp học với 40 em học sinh 
tiểu học trong ấp Vườn Bưởi giải quyết được 
vấn đề khó khăn, rất cấp bách cho xã về cấp 
nước sinh hoạt trong thời gian mùa khô. 
Chất lượng nước giếng khoan sau xử lý 
Sau khi bơm nước kiểm tra đạt đến độ ổn định 
(sau khi bơm 3 giờ) tiến hành lấy mẫu và mẫu 
nước được kiểm định trong phòng thí nghiệm 
và kết quả chất lượng nước giếng thể hiện 
trong bảng 2. 
Chất lượng nước giếng sau khi xử lý đã được 
cải thiện khá nhiều so với nước giếng trước 
khi được xử lý. Tuy nhiên, vẫn còn 3 thông số 
vượt chỉ tiêu so với tiêu chuẩn nước sạch sử 
dụng cho sinh hoạt theo Quy chuẩn của bộ Y 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 10
tế QQCVN 02:2009/BYT. Về độ cứng từ 425 
mg/L giảm xuống còn 365 mg/L (giảm 60 
mg/L), điều này xảy ra khi các mảng cặn bám 
xung quanh thành vách lỗ khoan cũng như các 
khe nứt trong các tầng đá được hòa tan và sục 
rửa sạch trong quá trình xử lý hóa chất và bơm 
thổi rửa. 
Tổng hàm lượng Coliform giảm từ 93 
cfu/100ml xuống còn 53 cfu/100ml (giảm 40 
cfu/100ml). Như vậy, hàm lượng Coliform của 
nguồn nước giếng sau xử lý chỉ còn vượt 3 
cfu/100ml so với tiêu chuẩn nước cấp sử dụng 
cho sinh hoạt theo Quy chuẩn của bộ Y tế 
QQCVN 02:2009/BYT. Hàm lượng E. Coli 
trong nước giếng sau xử lý chỉ còn 1 
cfu/100ml (giảm 19 cfu/100ml) và vượt 1 
cfu/100ml so so với tiêu chuẩn nước cấp sử 
dụng cho sinh hoạt theo Quy chuẩn của bộ Y 
tế QQCVN 02:2009/BYT. 
Hàm lượng vi khuẩn trong nước giếng giảm 
mạnh sau khi xử lý có thể được lý giải là quá 
trình diệt khuẩn khi sử dụng dung dịch HCl 
nồng độ 36% ngâm trong giếng 6 giờ đã có tác 
dụng rất lớn vệ sinh bên trong lòng giếng suốt 
từ trên xuống tới đáy giếng cũng như quá trình 
sục rửa đã thực hiện tốt. Ngoài ra, khi cải tạo 
xây trát lại sân giếng và ụ bảo vệ giếng không 
cho các nguồn nước thải xâm nhập (chảy, 
thấm vào phần bảo vệ giếng) đã hạn chế các 
nguồn vi khuẩn từ các chất thải khu vệ sinh, 
chuồng trại chăn nuôi gần giếng xâm nhập vào 
nguồn nước giếng. 
5. KẾT LUẬN 
Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng giếng 
khoan, điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa chất 
thủy văn của khu vực xây dưng mô hình, đề 
nghị áp dụng các giải pháp xử lý hiện trạng 
suy thoái lưu lượng các giếng khoan trong 
thành hệ đá cứng nứt nẻ trên địa bàn tỉnh 
Bình Phước như sau: 
1. Sử dụng phương pháp khoan doa mở rộng 
đường kính giếng phần nằm trong tầng đá 
cứng nứt nẻ để mở rộng đường kính giếng, 
tăng khả năng tiếp xúc với các khe nứt, tăng 
nguồn cung cấp nước vào giếng. 
2. Sử dụng các giải pháp làm sạch giếng 
khoan bằng các loại hóa chất phù hợp (khu 
vực đá cứng nứt nẻ đề nghị sử dụng axit HCl 
nồng độ 36%) để làm tan các mảng bám tạo 
thành từ tính chất của nước cứng. 
3. Việc sử dụng bơm thổi rửa bằng máy nén 
khí áp lực cao làm tăng hiệu quả làm sạch 
giếng sau khi khoan doa và sử dụng hóa chất 
axit HCl để làm thông thoáng bên trong các 
tầng đá nứt nẻ gia tăng khả năng cấp nước 
cho giếng. 
Với sự kết hợp của các phương pháp nêu trên, 
khi so sánh với các công trình đã được thi 
công cải tạo thì hiệu quả hồi phục sau khi xử 
lý làm tăng lưu lượng khai thác 95% so với 
trước khi xử lý. Với điều kiện cụ thể của xã 
Lộc Thiện nói riêng và các vùng khác trên địa 
bàn tỉnh Bình Phước nói chung, việc áp dụng 
các giải pháp nêu trên là hoàn toàn phù hợp. 
Chất lượng nước giếng khoan sau xử lý súc 
rửa kỹ bằng hóa chất và bơm thổi rửa bằng 
máy nén khí được phân tích kiểm định cho 
thấy hầu như đạt đạt được chỉ tiêu cho nước 
sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT. 
Đối với mô hình xử lý giếng khoan trên địa 
bàn sóc Ông Nẵng, ấp Vườn Bưởi, xã Lộc 
Thiện sau khi hoàn tất các quá trình xử lý, bàn 
giao lại cho địa phương vận hành khai thác, 
kiến nghị địa phương có kế hoạch cải tạo lại hệ 
thống đường ống cung cấp nước cho đồng bào 
cho thuận tiện. 
Bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng cần 
quan tâm đến việc vận hành, bảo dưỡng, súc 
rửa giếng định kỳ nhằm tạo điều kiện tốt nhất 
để cấp nước sinh hoạt cho nhân dân địa 
phương. Hằng năm cần tiến hành lấy mẫu 
phân tích chất lượng nước giếng đảm bảo 
nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân 
trên địa bàn. 
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đoàn Văn Cánh và nnk (2015), Nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất đồng bằng Nam Bộ, 
Đề tài KHCN cấp Nhà nước mã số KC.08.06/11-15, Bộ Khoa học và Công nghệ. 
[2]. Phan Vĩnh Cẩn và nnk (1990), Chống suy thoái giếng khoan khai thác nước ngầm, Đề Tài 
KHCN cấp Nhà nước. 
[3]. Trịnh Xuân Lai (2/2012), Giáo trình Quản lý vận hành và thiết kế nâng cấp Nhà máy 
nước, Nhà xuất bản Xây dựng. 
[4]. Đặng Ngọc Quý (4/2017), Đặc trưng của giếng khoan thân nhỏ và các yếu tố ảnh 
hưởng đến thời gian, chi phí khoan và hoàn thiện giếng, Thăm dò và Khai thác Dầu khí. 
[5]. Lương Văn Thanh và nnk (2015-2018), Nghiên cứu công nghệ và giải pháp kỹ thuật để xử 
lý các giếng khoan có hiệu suất thấp và mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sạch 
bền vững cho các vùng khan hiếm nước khu vực Nam bộ, Đề tài KHCN cấp Nhà nước mã 
số ĐT ĐL.CN-66/15, Bộ Khoa học và Công nghệ. 
[6]. "Báo cáo tổng thể quy hoạch cấp nước và VSMT nông thôn tỉnh Bình Phước giai đoạn 
2010-2020," Viện Kỹ thuật Biển, 2012 
[7]. QCVN 02:2009/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt" 
[8]. Amjad Aliewi, House of Water and Environment, Well maintenance and rehabilitation 
Part I, Session 32. 
[9]. Environmental Security and Technology Certification Program (ESTCP) Project ER-0429, 
October, 2005, A review of biofouling controls for enhanced in situ bioremediation of 
groundwater. 
[10]. Internet, Google search images, https://www.alibaba.com/showroom/sodium-
tripolyphosphate-price.html. 
[11]. Orsorno Enterprise Inc., 976 Elgin Avenue, Canada, Well cleaning and disinfection new 
approach, 2008. 
[12]. Ray Reece, Water Well Product Manager, Utility Service Group, August, 2014, Water well 
rehabilitation technologies and well asset management. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_xu_ly_gieng_khoan_dien_hinh_bi_suy_giam_nan.pdf