Xác định nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phân lưu sang sông đuống và cơ chế gây xói lở đường bờ tại khu vực ngã ba Đuống - Hồng

Vấn đề xói lở bờ sông đang là mối quan tâm rất lớn của các nhà quản lý và nhân dân

sống ở các khu vực ven sông. Tại nhiều vị trí trên sông Hồng, tình hình xói lở diễn ra theo cả

phương thẳng đứng và phương ngang trực tiếp phá hủy nhiều diện tích hoa màu và các cơ sở kinh

tế, đặc biệt đe dọa đến sự ổn định của các tuyến đê sông Hồng. Trong thời gian gần đây, đã và

đang xảy ra hiện tượng sạt lở cục bộ tại nhiều tuyến đường bờ mà điển hình là tại khu vực bãi Tầm

Xá (tiếp giáp ngã ba Đuống – Hồng) với tốc độ trung bình từ 3÷5m sau mỗi mùa mưa lũ. Bên cạnh

vấn đề xói lở, khu vực này cũng đang phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ phân lưu từ sông Hồng sang

sông Đuống tăng mạnh với mức độ tăng đột biến trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Điều này đã

kéo theo những hệ lụy đáng lo ngại như: mất an toàn hệ thống đê điều và luồng lạch giao thông

thủy trên sông Đuống; sự suy giảm của dòng chảy sông Hồng khiến việc lấy nước phục vụ sản xuất

nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bài báo trình bày các nghiên cứu, phân tích nhằm xác định rõ

nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phân lưu sang sông Đuống và cơ chế gây xói lở đường bờ tại khu vực

ngã ba Đuống – Hồng. Từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp ứng phó.

Xác định nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phân lưu sang sông đuống và cơ chế gây xói lở đường bờ tại khu vực ngã ba Đuống - Hồng trang 1

Trang 1

Xác định nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phân lưu sang sông đuống và cơ chế gây xói lở đường bờ tại khu vực ngã ba Đuống - Hồng trang 2

Trang 2

Xác định nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phân lưu sang sông đuống và cơ chế gây xói lở đường bờ tại khu vực ngã ba Đuống - Hồng trang 3

Trang 3

Xác định nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phân lưu sang sông đuống và cơ chế gây xói lở đường bờ tại khu vực ngã ba Đuống - Hồng trang 4

Trang 4

Xác định nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phân lưu sang sông đuống và cơ chế gây xói lở đường bờ tại khu vực ngã ba Đuống - Hồng trang 5

Trang 5

Xác định nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phân lưu sang sông đuống và cơ chế gây xói lở đường bờ tại khu vực ngã ba Đuống - Hồng trang 6

Trang 6

Xác định nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phân lưu sang sông đuống và cơ chế gây xói lở đường bờ tại khu vực ngã ba Đuống - Hồng trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 9900
Bạn đang xem tài liệu "Xác định nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phân lưu sang sông đuống và cơ chế gây xói lở đường bờ tại khu vực ngã ba Đuống - Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phân lưu sang sông đuống và cơ chế gây xói lở đường bờ tại khu vực ngã ba Đuống - Hồng

Xác định nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phân lưu sang sông đuống và cơ chế gây xói lở đường bờ tại khu vực ngã ba Đuống - Hồng
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 138
BÀI BÁO KHOA HỌC 
XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN LÀM TĂNG TỶ LỆ PHÂN LƯU 
SANG SÔNG ĐUỐNG VÀ CƠ CHẾ GÂY XÓI LỞ ĐƯỜNG BỜ 
TẠI KHU VỰC NGÃ BA ĐUỐNG - HỒNG 
Nguyễn Hữu Huế 1, Thân Văn Văn1, Nguyễn Hữu Thảnh2 
Tóm tắt: Vấn đề xói lở bờ sông đang là mối quan tâm rất lớn của các nhà quản lý và nhân dân 
sống ở các khu vực ven sông. Tại nhiều vị trí trên sông Hồng, tình hình xói lở diễn ra theo cả 
phương thẳng đứng và phương ngang trực tiếp phá hủy nhiều diện tích hoa màu và các cơ sở kinh 
tế, đặc biệt đe dọa đến sự ổn định của các tuyến đê sông Hồng. Trong thời gian gần đây, đã và 
đang xảy ra hiện tượng sạt lở cục bộ tại nhiều tuyến đường bờ mà điển hình là tại khu vực bãi Tầm 
Xá (tiếp giáp ngã ba Đuống – Hồng) với tốc độ trung bình từ 3÷5m sau mỗi mùa mưa lũ. Bên cạnh 
vấn đề xói lở, khu vực này cũng đang phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ phân lưu từ sông Hồng sang 
sông Đuống tăng mạnh với mức độ tăng đột biến trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Điều này đã 
kéo theo những hệ lụy đáng lo ngại như: mất an toàn hệ thống đê điều và luồng lạch giao thông 
thủy trên sông Đuống; sự suy giảm của dòng chảy sông Hồng khiến việc lấy nước phục vụ sản xuất 
nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bài báo trình bày các nghiên cứu, phân tích nhằm xác định rõ 
nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phân lưu sang sông Đuống và cơ chế gây xói lở đường bờ tại khu vực 
ngã ba Đuống – Hồng. Từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp ứng phó. 
Từ khóa: ngã ba Đuống - Hồng, tỷ lệ phân lưu, xói lở, bồi lắng. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 
Do  tính  chất  phức  tạp  của  chế  độ  thuỷ  văn, 
thuỷ  lực của khu vực ngã ba sông Hồng - sông 
Đuống  nên  đoạn  sông  khu  vực  cửa  vào  sông 
Đuống  luôn  có  những  diễn  biến  hết  sức  phức 
tạp, nổi cộm nhất là 2 vấn đề: 
- Hiện tượng xói lở đường bờ: Trong những 
năm gần đây, khu vực này  liên  tục xảy  ra hiện 
tượng  sạt  lở  bờ  sông,  công  trình  kè  bờ  hộ,  mà 
mới đây là sạt lở đường bờ tại đuôi bãi Tầm Xá 
(Đông  Anh,  Hà  Nội)  và  kè  Xuân  Canh  tại 
K1+00  đê  tả  Đuống  (Nguyễn  Quang  Cường, 
nnk 2014); 
- Tỷ lệ phân lưu sang sông Đuống tăng 
mạnh:  Tỷ  lệ  phân  lưu  sang  sông  Đuống  tăng 
lên sẽ kéo theo những hệ lụy đáng lo ngại như: 
mất an toàn hệ thống đê điều và luồng lạch giao 
thông  thủy  trên  sông  Đuống;  sự  suy  giảm  của 
dòng chảy sông Hồng khiến việc lấy nước phục 
vụ sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.  
Trước  tính  chất  vô  cùng  nghiêm  trọng  của 
vấn đề, việc nghiên cứu điển hình khu vực ngã 
1 Khoa Công trình – Trường Đại học Thủy lợi. 
2 Viện Kỹ thuật Công trình. 
ba  Đuống  –  Hồng  sẽ  giúp  xác  định  rõ  được 
nguyên nhân để từ đó đề xuất giải pháp chỉnh trị 
tổng  thể  ổn  định  khu  vực  này  là  rất  cấp  thiết. 
Bài  báo  này  sẽ  bước  đầu  phân  tích  xác  định 
nguyên nhân gây sạt lở đường bờ đoạn cửa vào 
sông Đuống trên cơ sở số liệu khảo sát, đo đạc 
và kết quả mô phỏng bằng mô hình toán. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu đã sử dụng tổng hợp các phương 
pháp sau: 
Phương pháp phân tích, thống kê: Tổng hợp, 
phân  tích các dữ  liệu  liên quan đến mực nước, 
lưu lượng... để thiết lập các biểu đồ miêu tả đặc 
trưng  về  chế  độ  thủy  động  lực  làm  cơ  sở  để 
đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp ứng 
phó. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ thu thập 
và chồng ghép mặt cắt ngang sông Hồng đo đạc 
qua các năm tại các vị trí đặc trưng nhằm đưa ra 
xu hướng  chung  trong  vấn  đề  xói  lở đường  bờ 
cũng  như  đi  tìm  nguyên  nhân  làm  gia  tăng  sự 
phân lưu từ sông Hồng sang sông Đuống. 
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: 
Quá trình điều tra, khảo sát ngoài thực địa bước 
đầu  đưa  ra  những  phán  đoán  về  các  nguyên 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016)  139
nhân,  cơ  chế  của  các  hiện  tượng  đang  diễn  ra 
trong khu vực nghiên cứu. 
Phương pháp mô hình toán: Bằng việc kết 
hợp chặt chẽ giữa việc khảo sát đánh giá ngoài 
thực địa để bước đầu xác định các nguyên nhân 
và  trên  cơ  sở  phân  tích  chế  độ  thủy  động  lực 
thông  qua  mô  hình  toán  MIKE  21C  sẽ  giúp 
đánh  giá  được  chi  tiết  và  đầy  đủ  hơn  những 
nguyên nhân và cơ chế của các hiện tượng đang 
diễn ra.  
3. HIỆN TRẠNG XÓI LỞ TẠI KHU 
VỰC NGÃ BA ĐUỐNG - HỒNG 
3.1. Xói lở tuyến đường bờ tại khu vực bãi 
Tầm Xá 
Bãi  Tầm  Xá  có  diện  tích  243ha,  thuộc  địa 
phận Đông Anh, Hà Nội. Phạm vi của bãi xuất 
phát từ K60+437 ÷ K61+800 đê Tả Hồng.  
Trong quá trình chỉnh trị, hệ thống cụm công 
trình  kè  Tầm  Xá  được  xây  dựng  với  nhiệm  vụ 
chống  sạt  lở,  bảo  vệ  tuyến  bờ  bãi  Tầm  xá,  ổn 
định  lạch  chính  cho  đoạn  sông  này.  Công  trình 
này ban đầu có phên che kín từ đỉnh mỏ hàn đến 
chân, có  tác dụng cản dòng gây bồi. Công  trình 
được  bố  trí  mặt  bằng  theo  đúng  các  chỉ  dẫn  về 
chiều dài và khoảng cách giữa các mỏ hàn, giai 
đoạn  đầu đã  phát  huy  được  hiệu  quả  nhất định ... 2014) 
Liên quan đến sự xuống cấp, hư hỏng của hệ 
thống 15 mỏ hàn cọc (TX1 ÷ TX15) tại khu vực 
bãi  bồi xã  Vĩnh Ngọc và xã Tầm Xá, đã khiến 
dòng  chủ  lưu  tại  lạch  trái  trong  khu vực đã áp 
sát vào đường bờ phía cuối bãi (Hình 1A, đường 
nét đậm) chưa được gia cố gây sạt lở thành vách 
thẳng đứng. 
3.2. Xói lở bờ kè Xuân Canh - đê Tả Đuống 
Trong những năm gần đây do tỷ lệ phân lưu 
vào sông Đuống ngày càng tăng, lòng sông đoạn 
cửa  vào  sông Đuống ngày  càng bị  xói  sâu dẫn 
đến xuất hiện nhiều vị trí sạt lở mạnh. Một trong 
những vị  trí  trọng điểm hiện nay là khu vực kè 
Xuân Canh, đê Tả Đuống. Mùa kiệt năm 2012-
2013  tại  khu vực  kè  Xuân  Canh,  trên đoạn  dài 
40m  kè  mới  được  đầu  tư  xây  dựng  đã  bị  sạt 
hoàn toàn phần chân kè và mái kè, uy hiếp trực 
tiếp đến an toàn đê điều (Hình 3). 
Hình 2. Sạt lở bờ tại khu vực đuôi bãi Tầm Xá 
(ảnh chụp 12/2014) (Nguyễn Quang Cường, 
nnk 2014) 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 140
A         B 
Hình 3. Đoạn kè Xuân Canh bờ tả sông Đuống bị sạt lở tháng 12/2012 
(Nguyễn Thanh Hùng 2013) 
Khu  vực  kè  Xuân  Canh:  nằm ngay  gần  cửa 
vào sông Đuống từ sông Hồng. Lạch sâu áp sát 
bờ Tả. Vị trí lạch sâu và đường mép bờ biến đổi 
ít.  Khoảng  cách  từ  lạch  sâu  đến  đê  dao  động 
trong khoảng từ 30 - 70m. Năm 2012 sạt lở trên 
1 đoạn dài 30m chỉ  trong vòng một ngày đêm. 
Năm 2012  lòng  sông hạ  thấp  so với  năm 2004 
khoảng 3 - 5m. Đặc biệt là tại vị trí hố xói ở kè 
Xuân Canh đã xói sâu xuống tới cao trình -18m. 
3.3. Tỷ lệ phân lưu sang sông Đuống tăng 
mạnh 
Trên  hệ  thống  sông  Hồng,  sông  Đuống  là 
phân lưu quan trọng nhất, góp phần chuyển tải 
một lượng lớn dòng chảy, bùn cát từ hệ thống 
sông  Hồng  sang  hệ  thống  sông  Thái  Bình 
cũng như có tác động lớn đến chế độ thủy văn, 
thủy lực đối với các sông thuộc hệ thống sông 
Thái Bình.  
Các  nghiên  cứu  và  phân  tích  gần  đây  của 
nhiều cơ quan, cá nhân đã đưa ra kết luận rằng 
đã có  sự biến động đáng kể về  tỷ  lệ  phân  lưu 
giữa  sông  Hồng  và  sông  Đuống,  đặc  biệt  là 
biến động trong mùa kiệt. Theo kết quả nghiên 
cứu  của  Lê  Văn  Hùng  và  Phạm  Tất  Thắng 
(2011, 2015), Lê Văn Hùng (2013) đã cho thấy 
tỷ  lệ  phân  lưu  sang  sông  Đuống  có  xu  hướng 
tăng mạnh: 
- Giai  đoạn  1980  đến  2000  lưu  lượng  dòng 
chảy  tại  trạm  Hà  Nội  chiếm  khoảng  từ  (70  – 
80)%  tổng  lượng  dòng  chảy,  tương  ứng  dòng 
chảy  sông  Đuống  tại  trạm  Thượng  Cát  chiếm 
(30 – 20)%. 
- Giai  đoạn  từ  2001  –  2010  tỷ  lệ  phân  lưu 
sang sông Đuống tăng đột biến và liên tục. Đặc 
biệt là năm 2010, lưu lượng trung bình mùa kiệt 
sông Đuống chiếm khoảng 45% tổng lưu lượng 
dòng chảy sông Hồng. 
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
4.1. Nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phân lưu 
sang sông Đuống 
Giai đoạn từ 2001 – 2010 tỷ lệ phân lưu sang 
sông Đuống  tăng đột biến và liên  tục. Đặc biệt 
là  năm  2010,  lưu  lượng  trung  bình  mùa  kiệt 
sông Đuống chiếm khoảng 45% tổng lưu lượng 
dòng chảy sông Hồng.  
Qua kết quả khảo sát, đánh giá ngoài thực địa 
kết  hợp  phân  tích  nội  nghiệp  đã  chỉ  ra  nguyên 
nhân  làm tăng  tỷ  lệ phân  lưu sang sông Đuống 
và cơ chế gây xói  lở đường bờ tại khu vực ngã 
ba Đuống – Hồng như sau: 
- Giai đoạn 1 (2000-2010): Xói lở diễn ra 
trầm trọng tại khu vực phía Hải Bối - Tầm 
Xá. Chiều dài sạt lở dọc theo bờ sông kéo dài 
trên 1km. Từ 2004 – 2010: tốc độ sạt lở bờ có 
phần  giảm  đi  nhưng  vẫn  ở  mức  2  -  3m/năm. 
Nguyên  do  là  sau  khi  xây  xong  kè  Phú  Gia 
(1998 - 2000) dòng chủ lưu sông Hồng khi ra 
khỏi  Chèm  chuyển  hướng  sang  bên  tả  phía 
Hải Bối. 
Hiện  tượng  xói  lở  tại  khu  vực  Tầm  Xá  đã 
mang một lượng lớn bùn cát theo dòng chảy rồi 
lắng đọng lại tại khu vực ngã ba Đuống – Hồng 
do khu vực này lòng sông Hồng mở rộng và vận 
tốc dòng chảy giảm xuống đột ngột. 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016)  141
Hình 4. Bùn cát di chuyển từ khu vực xói lở 
Hải Bối rồi lắng đọng tại khu vực 
ngã ba Đuống – Hồng 
Theo  thời  gian,  lượng  bùn  cát  lắng  đọng  tại 
lòng chính sông Hồng khu vực ngã ba  tăng lên 
đáng kể làm cho đáy sông Hồng tại khu vực này 
cũng nâng cao dẫn đến dòng chảy theo trục sông 
Hồng trở nên không thuận và bắt đầu hình thành 
nên sự gia tăng sự phân lưu vào sông Đuống. 
Theo kết quả phân tích tài liệu khảo sát mặt 
cắt  ngang  sông  Hồng  khu  vực  ngay  trước  cửa 
vào sông Đuống (mặt cắt T- SHG 83) cho thấy: 
Trong khoảng thời gian từ năm 2004-2010, mặt 
cắt  có  xu  thế  hạ  thấp  lòng  dẫn  (xói  lòng)  tại 
khu vực cửa vào sông Đuống và bồi lắng phạm 
vi  rộng  trên  trục  chính  sông  Hồng  (Hình 6). 
Cũng  theo kết  quả  khảo  sát  cho  thấy,  sự phán 
đoán về nguyên nhân gia tăng sự phân lưu vào 
sông  Đuống  do  sự  bồi  lắng  lòng  chính  sông 
Hồng là hoàn toàn chính xác và phù hợp với tài 
liệu thực tế. 
Hình 5. Vị trí các mặt cắt ngang sông Hồng 
được đo đạc khảo sát hàng năm 
Hình 6. Phạm vi bồi xói tại mặt cắt ngang sông Hồng (mặt cắt T- SHG 83) 
khu vực ngay trước cửa vào sông Đuống. 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 142
Trước tình hình xói lở trầm trọng tại khu vực 
đường bờ Hải Bối, Thành phố Hà Nội đã khẩn 
trương cho xây dựng một tuyến kè để ngăn chặn 
xói lở, giảm thiểu thiệt hại do xói lở gây ra. Đến 
nay,  tuyến  kè  vẫn  tiếp  tục  phát  huy  tác  dụng 
chống xói lở cho tuyến đường bờ này. 
- Giai đoạn 2 (2011-nay):  Xói lở diễn ra 
trầm trọng tại khu vực phía đuôi bãi Tầm Xá 
Không  lâu sau khi hiện  tượng xói  lở  tại khu 
vực  đường  bờ  xã  Hải Bối,  Đông  Anh,  Hà  Nội 
được  đẩy  lùi  thì  hiện  tượng  xói  lở  tại  khu  vực 
đuôi  bãi Tầm Xá  (ngay trước khu vực cửa vào 
sông Đuống)  lại  bắt  đầu  diễn  ra  và  ngày  càng 
trở nên trầm trọng. 
Sạt  lở bờ sông tại khu vực đuôi bãi Tầm Xá 
(Đông Anh, Hà Nội) diễn ra từ năm 2010 và xu 
hướng ngày càng  trở nên gay gắt  hơn với mức 
độ xói lở từ 2÷3m năm 2010 đã tăng lên 4÷5m 
năm 2014 (Hình 2).  
Với  tốc  độ  sạt  lở  lớn,  trên  phạm  vi  rộng và 
diễn ra liên tiếp đã đẩy một lượng lớn bùn cát ra 
khỏi khu vực đường bờ này và tiếp tục làm bồi 
lắng lòng chính sông Hồng. Cứ thế tiếp tục theo 
thời gian, lòng chính sông Hồng tại khu vực ngã 
ba  Đuống  –  Hồng  liên  tục  được  nâng  lên  (bồi 
lắng) dẫn đến sự gia tăng sự phân lưu vào sông 
Đuống ngày càng trở nên trầm trọng. 
Hình 7. Bùn cát di chuyển từ khu vực xói lở 
Bãi Tầm Xá rồi lắng đọng tại khu vực 
 ngã ba Đuống – Hồng 
4.2. Cơ chế gây xói lở đường bờ tại khu 
vực ngã ba Đuống - Hồng 
Do sự hư hỏng và xuống cấp trầm trọng của 
hệ  thống  kè  mỏ  hàn  Vĩnh  Ngọc  -  Tầm  Xá,  đã 
khiến cho hiệu quả chỉnh trị bảo vệ bờ của công 
trình  không  còn  phát  huy  được  tác  dụng  như 
mong muốn; phạm vi bảo vệ của mỗi kè mỏ hàn 
giảm xuống  tới mức  mỏ  hàn  chỉ  còn  khả  năng 
lái dòng  chảy  ra  xa khu  vực đường bờ  phía hạ 
lưu một phạm vi từ 200÷300m. Và do đó, phần 
đường  bờ  phía  đuôi  bãi  Tầm  Xá  cách  mỏ  hàn 
TX  15  khoảng  500m  đến  khu  vực  cửa  Đuống 
ngày càng bị xói lở xâm lấn. 
Hình ảnh về kết quả tính toán mô phỏng bằng 
mô  hình  MIKE  21C  (Nguyễn  Quang  Cường, 
nnk 2014) về  trường vận  tốc đoạn sông nghiên 
cứu được thể hiện ở Hình 8 bên dưới. 
Hình 8. Trường phân bố vận tốc dòng chảy 
trong miền tính toán (trận lũ điển hình 
năm 2003 - Qmax = 8000 m3/s) 
Theo kết quả mô phỏng ở trên cho thấy dòng 
chảy có xu thế tiến thẳng vào dòng chảy áp sát 
khu vực kè Xuân Canh. 
 Nhận xét chung: 
- Vận tốc trung bình của dòng chảy trong khu 
vực  dòng  chảy  áp  sát  khu  vực  kè  Xuân  Canh 
tương  đối  lớn,  vận  tốc  trung  bình  có  giá  trị  từ 
1,2÷1,5  m/s  và  có  khi  lên  đến  đến  2÷3,0  m/s 
(trận lũ điển hình năm 2003). Với vận tốc dòng 
chảy  lớn  như  vậy  thì  khả  năng  đào  xói  lòng 
sông  gây  sạt  lở,  đặc  biệt  là  ở  phía  bờ  lõm  (kè 
Xuân Canh) là điều không thể tránh khỏi. 
- Dòng  chủ  lưu  áp  sát  đường  bờ  có  vận  tốc 
lớn tiếp tục đào bới lòng dẫn và vận chuyển bùn 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016)  143
cát đi  nơi khác,  càng  làm cho  tình  trạng xói  lở 
trở  nên  trầm  trọng  hơn.  Trước  thực  trạng  này, 
lòng chính sông Hồng tại khu vực ngã ba Đuống 
- Hồng có nguy cơ bị bồi gây khó khăn cho các 
hoạt động giao thông thủy trong mùa kiệt là hết 
sức rõ rệt. 
4.3. Giải pháp ổn định khu vực ngã ba 
Đuống – Hồng 
- Để giữ ổn định được khu vực ngã ba Đuống 
–  Hồng  thì  giải  pháp  cấp  thiết  ngay  lúc  này  là 
giải quyết vấn đề xói  lở đường bờ đang xảy ra 
tại  khu  vực  bãi  Tầm  Xá.  Nếu  giải  quyết  được 
vấn đề này thì sẽ hạn chế đáng kể lượng bùn cát 
lắng  đọng  tại  lòng  chính  sông  Hồng  (khu vực 
ngã ba Đuống – Hồng) mà đây là nguyên nhân 
chính nâng cao đáy lòng dẫn làm gia tăng tỷ lệ 
phân lưu từ sông Hồng sang sông Đuống. 
- Song song với giải pháp giữ ổn định đường 
bờ  khu  vực  bãi  Tầm  Xá  thì  giải  pháp  nạo  vét, 
khơi thông lòng dẫn sông Hồng tại khu vực này 
cũng hết sức cần thiết bởi giải pháp này sẽ ngay 
tức  thời  giúp  điều  chỉnh  lại  tỷ  lệ  phân  lưu  ổn 
định giữa sông Đuống – Hồng (tỷ lệ phân lưu ổn 
định Đuống/Hồng ≈ 30/70). 
- Cuối  cùng,  để  đẩy  lùi  bồi  lắng,  duy  trì  ổn 
định lòng dẫn cũng như dòng chảy hợp lý giữa 
sông Đuống và sông Hồng, tác giả cũng đề xuất 
xây  dựng  mũi  hướng  dòng  tại  vị  trí  cửa  vào 
sông  Đuống  (tại xóm Bắc Cầu, Ngọc Thụy, 
Long Biên, Hà Nội) tạo điều kiện cho dòng chảy 
đi theo hướng lòng chính sông Hồng được thuận 
lợi hơn. 
5. KẾT LUẬN 
Trên  cơ  sở  điều  tra  khảo  sát  ngoài  thực  địa 
kết  hợp chặt chẽ  với  việc  phân  tích nội  nghiệp 
đã giúp tìm hiểu và đánh giá cụ thể nguyên nhân 
chính làm tăng tỷ lệ phân lưu sang sông Đuống 
và cơ chế gây xói  lở đường bờ tại khu vực ngã 
ba Đuống - Hồng. 
- Về nguyên nhân gây xói lở đường bờ: 
Dòng  chủ  lưu  có  xu  hướng  áp  sát  đường  bờ 
(khu vực bãi Tầm Xá – kè Xuân Canh) với vận 
tốc lớn từ 1÷2 m/s, liên tục đào bới lòng dẫn và 
vận  chuyển  bùn  cát  đi  nơi  khác,  càng  làm cho 
tình  trạng  xói  lở  trở  nên  trầm  trọng  hơn.  Một 
nguyên nhân khác đó là: tỷ lệ phân lưu từ sông 
Hồng  sang  sông  Đuống  ngày  càng  tắng  buộc 
lòng  dẫn  khu  vực  cửa  Đuống  phải  tự  mở  rộng 
theo  cả  phương  đứng  và  phương  ngang  để  tự 
cân bằng; 
- Về nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phân lưu 
sang sông Đuống: Lòng chính sông Hồng khu 
vực ngã ba Đuống – Hồng ngày càng được nâng 
lên theo thời gian do bùn cát lắng đọng đã khiến 
dòng  chảy  theo  trục  sông  Hồng  trở  nên  không 
thuận  và  bắt  đầu  hình  thành  nên  sự  gia  tăng 
phân lưu vào sông Đuống 
Trước thực trạng này, lòng chính sông Hồng 
tại khu vực ngã ba Đuống - Hồng ngày càng bị 
bồi gây khó khăn cho các hoạt động giao thông 
thủy trong mùa kiệt là hết sức rõ rệt. Một số giải 
pháp  đề  xuất  giúp  ổn  định  khu  vực  ngã  ba 
Đuống  –  Hồng  gồm:  1)  giải  quyết  triệt  để  vấn 
đề xói lở đường bờ đang diễn ra tại khu vực bãi 
Tầm Xá;  2) nạo vét,  khơi  thông  lòng dẫn sông 
Hồng nhằm điều chỉnh lại tỷ lệ phân lưu ổn định 
giữa  sông  Đuống  –  Hồng;  3)  xây  dựng  mũi 
hướng  dòng  tại  vị  trí  cửa  vào sông  Đuống,  tạo 
điều  kiện  cho  dòng  chảy  đi  theo  hướng  lòng 
chính sông Hồng được thuận lợi hơn.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PGS.TS Nguyễn Quang Cường và nnk (2014), Đề tài “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả công trình 
bảo vệ bờ sông Hồng trên địa bàn Hà Nội”, Hà Nội.  
GS.TS Lương Phương Hậu (2010), Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khoa học, 
công nghệ cho hệ thống công trình chỉnh trị sông trên các đoạn trọng điểm vùng đồng bằng Bắc Bộ 
và Nam Bộ”, Hà Nội. 
DHI: Guidebook (2007), “Mike 21C User Manual and M21C Scientific Reference Manual”. 
GS.TS Lê Kim Truyền (2007), Báo cáo tổng kết đề tài“Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều 
hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng”, Hà Nội. 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 144
PGS.TS Hoàng Văn Huân (2009), Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới 
(MIKE 21) vào đánh giá và dự báo phòng chống sạt lở bờ sông (miền Bắc, miền Trung, miền 
Nam)”, Hồ Chí Minh. 
ThS. Hồ Việt Cường, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Nhẫn (Phòng Thí nghiệm trọng điểm QG về động lực 
học sông biển) (2013), “Xác định nguyên nhân sạt lở và dự báo diễn biến lòng dẫn sông Cần Thơ 
khu vực cầu Trà Niền bằng mô hình MIKE21C”, Tạp chí KH&CN Thủy lợi Viện KHTLVN. 
Nguyễn  Thanh  Hùng  (Phòng  Thí  nghiệm  trọng  điểm  QG  về  động  lực  học  sông  biển)  (6/2013), 
“Phân tích xác định nguyên nhân gây sạt lở kè Xuân Canh, đê tả sông Đuống”, Tạp chí Khoa học 
kỹ thuật Thủy Lợi Và Môi Trường – Số 41. 
Lê Văn Hùng và Phạm Tất Thắng (2011), “Phân tích diễn biến lưu lượng và mực nước sông Hồng 
mùa kiệt”, Tạp chí KHKT Thủy lợi và môi trường - ISSN 1859-3941- số đặc biệt 11/2011, Hà Nội. 
Lê Văn Hùng (2013), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Thành phố Hà Nội: “Nghiên cứu diễn biến lưu 
lượng, mực nước các sông về mùa kiệt và đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước 
trên địa bàn thành phố Hà Nội”. 
Lê Văn Hùng, Phạm Tất Thắng (2015), “Diễn biến lòng dẫn sông hồng từ Sơn Tây đến cửa Ba Lạt 
và ảnh hưởng của nó đến dòng chảy mùa kiệt”,  Tạp  chí  Khoa  học  kỹ  thuật  Thủy  Lợi  Và  Môi 
Trường – Số 48. 
Abstract: 
DETERMINATION OF CAUSES LEADING TO INCREASING WATER FLOW INTO 
DUONG RIVER AND MECHANISM CAUSING BANK EROSION IN THE AREA OF THE 
BIFURCATION BETWEEN THE RED AND DUONG RIVERS 
River bank erosion problem is the great concern of managers and people living in the riparian 
area. In many locations on the Red River, erosion situation has occurred in both the vertical and 
horizontal direction, directly destroying large areas of crops and infrastructure, particularly 
threatening the stability of dikes of Red River. Typically, bank erosion situation has occurred at 
Tam Xa location (next to the bifurcation between Red and Duong Rives) with an average rate of 
3÷5m after each rainy season. Besides the bank erosion problem, this area is also facing with the 
state of increasing rapidly flow separation from the Red River to the Duong River during the period 
from 2000 to present. This issue has led to serious consequences such as unsafe system of dykes and 
canals on the Duong River waterway and the difficulty of taking water for agricultural production 
along the Red River. This paper presents the research, analysis and evaluation to determine the 
causes for the increased flow separation into the Duong River and mechanism causing bank erosion 
in the area. Based on causes and mechanisms, proposing measures to respond. 
Keywords: The bifurcation between the Red and Duong Rivers, flow separation, river bank erosion. 
BBT nhận bài: 09/3/2016 
Phản biện xong: 31/3/2016 

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_nguyen_nhan_lam_tang_ty_le_phan_luu_sang_song_duong.pdf