Xác định chức năng của các tiểu vùng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ

Phân vùng chức năng (PVCN) lãnh thổ nhằm

tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi

trường phục vụ phát triển bền vững là hướng

tiếp cận tổng hợp liên ngành đã được ứng dụng

ở nhiều quốc gia [5, 6]. Ở lãnh thổ cấp tỉnh, việc

PVCN để giải quyết tổng hợp mục tiêu trên là

một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách đã được

đề cập trong Nghị quyết 24-NQ/TW [1]. Để có

thêm cơ sở khoa học cần phải xác định, đánh giá

các chức năng thành phần và chức năng tổng

hợp của các vùng, tiểu vùng cho lãnh thổ nghiên

cứu [4].

Hiện có nhiều hệ thống thang phân loại, đánh

giá chức năng cho các vùng, tiểu vùng như: hệ

thống của Niemann (1977), Groot (1992). tuy

nhiên hệ thống của Niemann đã phản ánh khá

đầy đủ các yếu tố kinh tế, sinh thái và xã hội của

mỗi vùng [4].

Theo hệ thống phân loại này, các chức năng

được phân thành 3 cấp: chức năng bậc một là

nhóm chức năng (nhóm chức năng sản xuất,

nhóm chức năng sinh thái và nhóm chức năng

xã hội), chức năng bậc 2 là chức năng chính

trong mỗi nhóm chức năng, chức năng bậc 3 là

chức năng phụ trong mỗi chức năng chính.

Nhóm chức năng sản xuất (chức năng kinh tế)

có 2 chức năng chính gồm: (i) Cung cấp tài

nguyên tái tạo với 2 chức năng phụ là cung cấp

sản phẩm từ sinh khối và nguồn nước; (ii) Cung

cấp tài nguyên không tái tạo với hai chức năng

phụ là cung cấp chất dinh dưỡng, vật liệu hoá

thạch và cung cấp nhiên liệu hoá thạch. Nhóm

chức năng sinh thái có 2 chức năng chính gồm:

(i) Điều chỉnh các dòng vật chất và năng lượng

với các chức năng thuộc về thổ nhưỡng, thuỷ

văn và khí tượng; (ii) Điều chỉnh và phục hồi các

quần thể và quần xã động thực vật với các chức

năng tái sản xuất và tái sinh sinh học, điều chỉnh

quần thể loài và bảo tồn nguồn gen. Nhóm chức

năng xã hội gồm 3 chức năng chính: (i) Chức

năng tâm lý với các chức năng phụ về thẩm mỹ

(phong cảnh), đặc trưng dân tộc (nguồn gen, di

sản văn hoá); (ii) Chức năng thông tin với các

chức năng phụ là cung cấp thông tin phục vụ

khoa học và giáo dục, cung cấp thông tin về chỉ

thị sinh học của điều kiện môi trường; (iii) Chức

năng sinh thái nhân văn với các chức năng phụ

là ảnh hưởng của sinh khí hậu, chức năng lọc và

đệm các ảnh hưởng hoá học của môi trường đất,

nước và không khí, ảnh hưởng âm học (điều

khiển tiếng ồn) và các chức năng giải trí.

Xác định chức năng của các tiểu vùng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ trang 1

Trang 1

Xác định chức năng của các tiểu vùng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ trang 2

Trang 2

Xác định chức năng của các tiểu vùng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ trang 3

Trang 3

Xác định chức năng của các tiểu vùng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ trang 4

Trang 4

Xác định chức năng của các tiểu vùng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ trang 5

Trang 5

Xác định chức năng của các tiểu vùng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ trang 6

Trang 6

Xác định chức năng của các tiểu vùng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ trang 7

Trang 7

Xác định chức năng của các tiểu vùng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ trang 8

Trang 8

Xác định chức năng của các tiểu vùng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ trang 9

Trang 9

Xác định chức năng của các tiểu vùng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 10480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Xác định chức năng của các tiểu vùng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định chức năng của các tiểu vùng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ

Xác định chức năng của các tiểu vùng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
57 
XÁC ĐỊNH CHỨC NĂNG CỦA CÁC TIỂU VÙNG PHỤC VỤ 
 TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ 
 MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ 
CAO MINH QUÝ, 
 NGÔ QUANG DỰ, NGUYỄN VĂN HỒNG 
Tóm tắt: Dựa trên kết quả phân vùng chức năng lãnh thổ tỉnh Phú Thọ (được phân chia thành 2 vùng 
với 10 tiểu vùng), nghiên cứu đã phân tích những đặc trưng cơ bản của các tiểu vùng và đã xác định, 
đánh giá các chức năng kinh tế, sinh thái và xã hội của mỗi tiểu vùng dựa trên hệ thống phân loại 
chức năng sinh thái theo Niemann(1977). Kết quả này là cơ sở khoa học nhằm đề xuất bộ khung lãnh 
thổ tỉnh Phú Thọ gồm 8 không gian ưu tiên phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường theo 
định hướng phát triển bền vững. 
Từ khóa: Phân vùng chức năng, chức năng sinh thái, chức năng kinh tế, chức năng xã hội, Phú Thọ 
DETERMINATION OF FUNCTIONS OF SUB-REGIONS FOR NATURAL RESOURCE 
AND ENVIRONMENTAL MANAGEMENT OF PHU THO PROVINCE 
Abstract: Based on the result of functional zoning of Phu Tho province territory, which is divided 
into 2 regions with 10 sub-regions, the study analyzed the basic characteristics of the sub-regions, 
identified and evaluated the economic, ecological and social functions of each sub-region by using 
Niemann’s ecological functional classification system (1977). The result of this research provides a 
scientific basis to propose the territorial framework of Phu Tho province, including 8 priority spaces 
for development, appropriate use of natural resources and environment in the direction of sustainable 
development. 
Keywords: Functional zoning, ecological function, economic function, social function, Phu Tho 
1. Đặt vấn đề 
Phân vùng chức năng (PVCN) lãnh thổ nhằm 
tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi 
trường phục vụ phát triển bền vững là hướng 
tiếp cận tổng hợp liên ngành đã được ứng dụng 
ở nhiều quốc gia [5, 6]. Ở lãnh thổ cấp tỉnh, việc 
PVCN để giải quyết tổng hợp mục tiêu trên là 
một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách đã được 
đề cập trong Nghị quyết 24-NQ/TW [1]. Để có 
thêm cơ sở khoa học cần phải xác định, đánh giá 
các chức năng thành phần và chức năng tổng 
hợp của các vùng, tiểu vùng cho lãnh thổ nghiên 
cứu [4]. 
Hiện có nhiều hệ thống thang phân loại, đánh 
giá chức năng cho các vùng, tiểu vùng như: hệ 
thống của Niemann (1977), Groot (1992)... tuy 
nhiên hệ thống của Niemann đã phản ánh khá 
đầy đủ các yếu tố kinh tế, sinh thái và xã hội của 
mỗi vùng [4]. 
Theo hệ thống phân loại này, các chức năng 
được phân thành 3 cấp: chức năng bậc một là 
nhóm chức năng (nhóm chức năng sản xuất, 
nhóm chức năng sinh thái và nhóm chức năng 
xã hội), chức năng bậc 2 là chức năng chính 
trong mỗi nhóm chức năng, chức năng bậc 3 là 
chức năng phụ trong mỗi chức năng chính. 
Nhóm chức năng sản xuất (chức năng kinh tế) 
có 2 chức năng chính gồm: (i) Cung cấp tài 
nguyên tái tạo với 2 chức năng phụ là cung cấp 
sản phẩm từ sinh khối và nguồn nước; (ii) Cung 
cấp tài nguyên không tái tạo với hai chức năng 
phụ là cung cấp chất dinh dưỡng, vật liệu hoá 
thạch và cung cấp nhiên liệu hoá thạch. Nhóm 
chức năng sinh thái có 2 chức năng chính gồm: 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 
58 
(i) Điều chỉnh các dòng vật chất và năng lượng 
với các chức năng thuộc về thổ nhưỡng, thuỷ 
văn và khí tượng; (ii) Điều chỉnh và phục hồi các 
quần thể và quần xã động thực vật với các chức 
năng tái sản xuất và tái sinh sinh học, điều chỉnh 
quần thể loài và bảo tồn nguồn gen. Nhóm chức 
năng xã hội gồm 3 chức năng chính: (i) Chức 
năng tâm lý với các chức năng phụ về thẩm mỹ 
(phong cảnh), đặc trưng dân tộc (nguồn gen, di 
sản văn hoá); (ii) Chức năng thông tin với các 
chức năng phụ là cung cấp thông tin phục vụ 
khoa học và giáo dục, cung cấp thông tin về chỉ 
thị sinh học của điều kiện môi trường; (iii) Chức 
năng sinh thái nhân văn với các chức năng phụ 
là ảnh hưởng của sinh khí hậu, chức năng lọc và 
đệm các ảnh hưởng hoá học của môi trường đất, 
nước và không khí, ảnh hưởng âm học (điều 
khiển tiếng ồn) và các chức năng giải trí. 
Tỉnh Phú Thọ được lựa chọn để nghiên cứu 
PVCN và xác định, đánh giá các chức năng cho 
các vùng, tiểu vùng. Đây là cơ sở khoa học, là 
một yêu cầu cấp thiết nhằm xác lập, tổ chức 
không gian ưu tiên quản lý tài nguyên và môi 
trường cho lãnh thổ theo định hướng phát triển 
bền vững. 
2. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ 
liệu 
- Phương pháp phân loại chức năng sinh thái 
theo hệ thống phân loại của Niemann (1977): 
Nghiên cứu sử dụng hệ thống phân loại chức 
năng cảnh quan của Niemann, trong đó quan tâm 
tới cả ba khía cạnh của phát triển bền vững là 
kinh tế, sinh thái và xã hội. Hệ thống gồm các 
cấp nhóm chức năng (các chức năng bậc 1); cấp 
chức năng chính và cấp chức năng phụ. Tại mỗi 
tiểu vùng những chức năng đáp ứng được sẽ 
được đánh giá là 1, những chức năng không có 
sẽ có giá trị 0 (thống kê theo từng cấp chức năng: 
về kinh tế; sinh thái và về xã hội) [4]. 
- ... át triển kinh tế: gồm 2 vùng 
(Vùng 1 - Vùng tả ngạn sông Hồng; Vùng 2 - 
Vùng hữu ngạn sông Hồng). 
Trên cơ sở phân vùng tài nguyên bộ phận (địa 
chất, địa hình - địa mạo, khoáng sản, mạng lưới 
sông suối và nguồn cấp nước, thổ nhưỡng, hệ 
sinh thái, hoạt động công nghiệp, phát triển kinh 
tế) và phân vùng chức năng tổng hợp dựa trên 
các nhóm tiêu chí như trên, lãnh thổ tỉnh Phú 
Thọ được phân chia thành 2 vùng với 10 tiểu 
vùng (TV) chức năng: 
(i) Vùng đồi - đồng bằng tả ngạn sông Hồng 
(vùng I) gồm 3 TV: TV đồi - đồng bằng Đoan 
Hùng - Phù Ninh (I-1); TV đồi - đồng bằng 
Thanh Ba - Hạ Hòa (I-2) và TV đồng bằng Việt 
Trì - Lâm Thao - Phú Thọ (I-3); 
(ii) Vùng đồi - núi hữu ngạn sông Hồng 
(vùng II) gồm 7 TV: TV núi trung bình Xuân 
Sơn (II-1); TV núi thấp Thanh Sơn - Tân Sơn 
(II-2); TV núi thấp Yên Lập - Tân Sơn (II-3); 
TV thung lũng sông Mùa (II-4); TV thung lũng 
xen núi sót Yên Lập (II-5); TV đồi xen đồng 
bằng Cẩm Khê (II-6) và TV đồng bằng Tam 
Nông- Thanh Thủy (II-7). 
Phạm vi và một số đặc trưng cơ bản của từng 
tiểu vùng chức năng được trình bày trong bảng 
2. 
Bảng 2. Phạm vi và một số đặc trưng cơ bản các tiểu vùng chức năng tỉnh Phú Thọ 
TT Tiểu vùng Phạm vi và đặc trưng của tiểu vùng 
1. 
TV đồi - đồng bằng 
Đoan Hùng - Phù 
Ninh (I-1) 
TV nằm ở khu vực núi thấp phía Đông Bắc, trên lưu vực hữu ngạn hệ thống sông Chảy – 
sông Lô bao trùm các xã của huyện Đoan Hùng, Phù Ninh. 
Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp; Phát triển làng nghề; Hình thành các Khu du lịch 
(KDL) Quốc gia. 
2. 
TV đồi - đồng bằng 
Thanh Ba- Hạ Hòa (I-
2) 
TV nằm ở khu vực núi thấp trên lưu vực tả ngạn sông Thao bao gồm các xã Đông Bắc 
huyện Hạ Hòa và toàn bộ huyện Thanh Ba. 
Chuyên canh nông nghiệp nguyên liệu, chăn nuôi, thủy sản; làng nghể nông thôn. Hình 
thành các KDL đầm Ao Châu; KDL Ao Giời - Giếng Tiên; KDL đầm Vân Hội. 
3. 
TV đồng bằng Việt 
Trì - Lâm Thao - Phú 
Thọ (I-3) 
Nằm ở khu vực thấp của đồng bằng tả ngạn lưu vực sông Hồng đến khu vực hợp lưu với 
sông Lô, gồm thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh và thị xã Phú Thọ. 
Chuyên canh sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; Phát triển công nghiệp tập trung; Phát 
triển các khu đô thị; các KDL Nam Đền Hùng, Bạch Hạc - Bến Gót, thị xã Phú Thọ. 
4. 
TV núi trung bình 
Xuân Sơn (II-1) 
Bao gồm một số xã vùng núi thuộc huyện Tân Sơn có độ cao trung bình từ 200- 500 m 
nằm ở phía Tây Nam của tỉnh. 
Phát triển nông-lâm kết hợp theo hướng sinh thái; Phát triển du lịch sinh thái tại Vườn 
Quốc gia Xuân Sơn. 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 
62 
TT Tiểu vùng Phạm vi và đặc trưng của tiểu vùng 
5. 
Tiểu vùng núi thấp 
Thanh Sơn- Tân Sơn 
(II-2) 
Địa hình núi thấp rất phức tạp, xen lẫn núi đá, đồi đất gồm các xã trung du hai huyện 
Thanh Sơn, Tân Sơn. 
Phát triển nông – lâm nghiệp sinh thái, chăn nuôi quy mô tập trung bán công nghiệp. 
6. 
TV núi thấp Yên Lập 
- Tân Sơn (II-3) 
Bao gồm các xã phía Tây Nam huyện Yên Lập và phía Đông Bắc huyện Tân Sơn, nằm ở 
phần tả ngạn lưu vực sông Mùa. 
Phát triển nông nghiệp chuyên màu, chuyên canh nguyên liệu chè xanh, đen, vùng bưởi 
Diễn; chăn nuôi tập trung. Hình thành hai khu nông nghiệp Yên Lập và Tân Sơn; phát triển 
khu lâm nghiệp Yên Lập. 
7. 
TV thung lũng sông 
Mùa (II-4) 
Nằm trên thung lũng sông Mùa có địa hình phân hóa trũng thấp giữa núi do dốc tụ ở khu 
vực huyện Tân Sơn và Thanh Sơn. 
Hình thành cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao, khu vực chuyên màu, chuyên canh 
nguyên liệu chè. Phát triển làng nghề nông thôn và trang trại chăn nuôi tập trung. 
8. 
TV thung lũng xen 
núi sót Yên Lập (II-5) 
Địa hình núi phức tạp, xen lẫn núi đá, đồi dải đất các xã phía Đông Bắc huyện Yên Lập có 
độ cao trung bình từ 200 - 500 m. 
Phát triển nông, lâm nghiệp sinh thái Yên Lập; Chuyên canh cây chè nguyên liệu và trang 
trại chăn nuôi tập trung; Hình thành khu du lịch-thương mại di tích chiến khu Lòng Chảo. 
9. 
TV đồi xen đồng 
bằng Hạ Hòa - Cẩm 
Khê (II-6) 
Không gian tiểu vùng khá rộng, bao phủ toàn bộ vùng đồi gò thấp xuống đồng bằng hai 
huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê, lưu vực hữu ngạn sông Hồng. 
Phát triển các khu, cụm công nghiệp Cẩm Khê; chuyên canh lúa, màu, rau; cây chè nguyên 
liệu. Chăn nuôi đa dạng, tập trung gia súc, gia cầm, thủy cầm và thủy sản. Khu thương mại 
- dịch vụ và các KDL Văn Bán, sinh thái hồ Giuộc Gạo, du lịch căn cứ Tiên Động. 
10. 
TV đồng bằng Tam 
Nông - Thanh Thủy 
(II-7) 
Bao gồm các xã thuộc huyện Tam Nông và huyện Thanh Thủy dọc lưu vực tả ngạn sông 
Đà với độ cao trung bình từ 150 - 300 m. 
Chuyên canh lúa, ngô, rau đậu; chè nguyên liệu và cây ăn quả; Chăn nuôi gia cầm, thủy 
cầm tập trung bán công nghiệp, phát triển thủy sản; Trồng rừng tập trung với dược liệu 
dưới tán; Khu phát triển đô thị, thương mại, du lịch - dịch vụ Thanh Thủy. 
3.3. Đánh giá chức năng của các tiểu vùng 
Chức năng của các tiểu vùng được xác định 
dựa trên hệ thống phân loại của Niemann 
(1977). Chức năng đáp ứng được sẽ cho điểm 1, 
chức năng không có sẽ cho điểm 0. Tại mỗi tiểu 
vùng tổng điểm là tổng số chức năng theo từng 
cấp của từng tiểu vùng chức năng được trình bày 
trong bảng 3. 
Bảng 3. Kết quả đánh giá giá trị đa chức năng của các tiểu vùng chức năng theo hệ thống 
phân loại của Niemann 
Các loại chức năng 
Tiểu vùng 
I-
1 
I-
2 
I-
3 
II-
1 
II-
2 
II-
3 
II-
4 
II-
5 
II-
6 
II-
7 
I. Nhóm chức năng sản xuất (chức năng kinh tế) 5 4 5 2 3 4 5 2 2 5 
I.1. Cung cấp các tài nguyên tái tạo 4 3 4 2 3 3 4 2 3 4 
I.1.a. Sản phẩm từ sinh khối 2 2 2 1 2 2 2 2 2 2 
- Sinh khối thực vật (lương thực, gỗ, hoa quả,...) 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 
- Sinh khối động vật (gia súc, gia cầm, thủy sản) 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 
I.1.b. Nguồn nước 2 1 2 1 1 1 2 0 1 2 
- Nước mặt 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 
- Nước ngầm 1 0 1 0 0 0 1 0 1 1 
Cao Minh Quý, Ngô Quang Dự, Nguyễn Văn Hồng - Xác định chức năng của các tiểu vùng... 
63 
Các loại chức năng 
Tiểu vùng 
I-
1 
I-
2 
I-
3 
II-
1 
II-
2 
II-
3 
II-
4 
II-
5 
II-
6 
II-
7 
I.2. Cung cấp các tài nguyên không tái tạo 1 1 1 0 0 1 1 0 0 1 
I.2.a. Chất dinh dưỡng, vật liệu xây dựng 1 1 1 0 0 1 1 0 0 1 
I.2.b. Nhiên liệu hóa thạch 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
II. Nhóm chức năng sinh thái 3 3 2 11 6 3 1 4 2 2 
II.1. Điều chỉnh các dòng vật chất và năng lượng 1 3 2 8 3 2 1 4 2 2 
II.1.a. Các chức năng thổ nhưỡng (đất) 0 2 1 3 0 0 1 3 1 1 
- Chống xói mòn 0 1 1 1 0 0 0 1 0 0 
- Chống suy giảm nguồn nước ngầm 0 1 0 1 0 0 1 1 1 1 
- Phân hủy các chất gây hại (chức năng lọc, đệm và chuyển 
hóa) 
0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 
II.1.b. Các chức năng thủy văn (nước) 0 1 1 2 0 0 0 1 1 1 
- Thay đổi mực nước ngầm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
- Chứa nước/cân bằng nước 0 1 1 1 0 0 0 1 1 1 
- Tự làm sạch nguồn nước mặt 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 
II.1.c. Các chức năng khí tượng (khí hậu/không khí) 1 0 0 3 3 2 0 0 0 0 
- Cân bằng nhiệt 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 
- Cải thiện độ ẩm không khí 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 
- Ảnh hưởng của gió 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 
II.2. Điều chỉnh và phục hồi các quần thể và quần xã 2 0 0 3 3 1 0 0 0 0 
II.2.a. Tái sản xuất và tái sinh sinh học các sinh quần xã 
(tự phục hồi và duy trì) 
1 0 0 1 1 1 0 0 0 0 
II.2.b. Điều chỉnh quần thể, loài (ví dụ, loài gây hại) 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 
II.2.c. Bảo tồn nguồn gen 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 
III. Nhóm chức năng xã hội 3 1 2 6 6 2 0 2 3 2 
III.1. Chức năng tâm lý 2 0 2 2 2 0 0 0 1 1 
- Chức năng thẩm mỹ (phong cảnh) 1 0 1 1 1 0 0 0 1 1 
- Chức năng dân tộc (nguồn gen, di sản văn hóa) 1 0 1 1 1 0 0 0 0 0 
III.2. Chức năng thông tin 1 0 0 2 2 1 0 0 1 0 
- Chức năng cho khoa học và giáo dục 1 0 0 1 1 1 0 0 1 0 
- Chỉ thị sinh học của điều kiện môi trường 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 
III.3. Chức năng sinh thái nhân văn 0 0 0 1 1 0 0 2 0 1 
- Ảnh hưởng sinh khí hậu 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 
- Các chức năng lọc và đệm (các ảnh hưởng hóa học - 
đất/nước/không khí) 
0 0 0 1 1 0 0 1 0 1 
III.4. Các chức năng giải trí 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 
Các tác động tâm lý và sinh thái nhân văn 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 
64 
Các chức năng chính của từng tiểu vùng được trình bày trong bảng 4. 
Bảng 4. Xác định các chức năng chính của các tiểu vùng 
Tiểu vùng Chức năng chính 
I-1 Sản xuất và cân bằng sinh thái, điều chỉnh các dòng vật chất năng lượng của hệ sinh thái. 
I-2 
Cung cấp các nguồn tài nguyên khoáng sản, lương thực, gỗ... cho phát triển công nghiệp và phát 
triển nông lâm nghiệp. 
I-3 
Cung cấp các nguồn tài nguyên khoáng sản cho phát triển công nghiệp; Tài nguyên du lịch tự nhiên và 
tài nguyên du lịch nhân văn cho phát triển du lịch sinh thái. 
II-1 
Sinh thái, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, hệ sinh thái; cung cấp thông tin cho khoa 
học và giáo dục; giúp cân bằng hệ sinh thái. 
II-2 Cung cấp các nguồn tài nguyên sinh khối động thực vật cho phát triển nông nghiệp. 
II-3 
Cung cấp lương thực, cây ăn quả, cây lấy gỗ... phục vụ phát triển nông lâm nghiệp; cân bằng hệ sinh 
thái, khí hậu. 
II-4 Chống xói mòn đất, bảo vệ tài nguyên rừng và hệ sinh thái, phát triển nông nghiệp. 
II-5 
Cung cấp các nguồn tài nguyên khoáng sản cho phát triển công nghiệp; nguồn tài nguyên nhân văn cho 
phát triển du lịch sinh thái. 
II-6 
Phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóa làng nghề truyền thồng, cung cấp 
thông tin cho khoa học và giáo dục. 
II-7 
Phát triển nông lâm nghiệp, nguồn nước dồi dào phục vụ cho phát triển nông nghiệp và sinh hoạt, là 
khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. 
3.4. Đặc điểm đa chức năng của các tiểu 
vùng 
Dựa trên số điểm của các chức năng kinh tế, 
sinh thái, xã hội của mỗi tiểu vùng chức năng 
lãnh thổ tỉnh Phú Thọ, chúng tôi tiến hành đánh 
giá đa chức năng của các tiểu vùng như sau: 
- Chức năng kinh tế của các TV được phân 
chia thành 2 mức: mức thấp (1-3 điểm) gồm có 
TV II-1, II-2, II-3, II-5; II-6 và mức cao ( >3 – 5 
điểm) gồm có TV I-1, I-2, I-3, II-3, II-4 và II-7. 
- Chức năng sinh thái của các TV được phân 
chia thành 5 mức: mức rất thấp (1-3 điểm) gồm 
có TV I-1, I-2, I-3, II-3, II-4 II-6, II-7, mức thấp 
(>3 – 5 điểm) gồm có TV II-5, mức trung bình 
(>5 – 7 điểm) gồm có TV II-2, mức cao (>7 – 
11 điểm) không có TV nào, mức rất cao (>9 – 
11 điểm) gồm có TV II-1 
- Chức năng xã hội của các TV được phân 
chia thành 3 mức: mức thấp (1-3 điểm) gồm có 
TV I-1, I-2, I-3, II-3, II-4, II-5, II-6, II7, mức 
trung bình (>3 – 5 điểm) không có TV nào và 
mức cao (>5 – 7 điểm) gồm có TV II-1. 
Bản đồ đa chức năng được thành lập dựa trên 
tổng điểm của các cấp chức năng bậc cao, tương 
ứng với các nhóm kinh tế, xã hội và sinh thái cho 
các tiểu vùng chức năng được trình bày trong 
hình 2, 3 và 4. 
Cao Minh Quý, Ngô Quang Dự, Nguyễn Văn Hồng - Xác định chức năng của các tiểu vùng... 
65 
Hình 2. Bản đồ phân vùng chức năng kinh tế của các tiểu vùng lãnh thổ tỉnh Phú Thọ 
SƠN 
LA 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 
66 
Hình 3. Bản đồ phân vùng chức năng sinh thái của các tiểu vùng lãnh thổ tỉnh Phú Thọ 
SƠN 
LA 
Cao Minh Quý, Ngô Quang Dự, Nguyễn Văn Hồng - Xác định chức năng của các tiểu vùng... 
67 
Hình 4. Bản đồ phân vùng chức năng xã hội của các tiểu vùng lãnh thổ tỉnh Phú Thọ 
Trên cơ sở phân tích tổng hợp các yếu tố tự 
nhiên và xã hội, đã đề xuất được bộ khung lãnh 
thổ tỉnh Phú Thọ gồm 8 không gian ưu tiên phát 
triển, sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường 
như sau: 
- Ưu tiên bảo tồn và phòng hộ: TV II-1. 
- Ưu tiên phòng hộ và sản xuất: TV II-2 và 
II-3. 
- Ưu tiên phát triển nông lâm nghiệp: II-5 
- Ưu tiên phát triển kinh tế và bảo vệ môi 
trường khu vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy 
sản và du lịch: TV II-6. 
SƠN 
LA 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 
68 
- Ưu tiên phát triển nông nghiệp bền vững và 
du lịch: TV II-7 và I-2. 
- Ưu tiên mở rộng và bảo vệ môi trường khu 
vực canh tác cây công nghiệp và cây ăn quả đặc 
sản: TV I-1. 
- Ưu tiên phát triển và bảo vệ môi trường khu 
đô thị, công nghiệp và dịch vụ: TV I-3. 
- Ưu tiên phát triển và bảo vệ môi trường khu 
dân cư, dịch vụ và thương mại: TV II-4. 
Nghiên cứu này mới là khởi đầu về PVCN 
cho lãnh thổ cấp tỉnh Phú Thọ, cần có nghiên 
cứu chi tiết về lý luận và phương pháp thành lập 
bản đồ phân vùng chức năng cho các lãnh thổ ở 
quy mô khác nhau. Trên cơ sở đó phát triển 
phương pháp luận và khung đánh giá thực hiện 
lượng giá kinh tế các dịch vụ hệ sinh thái được 
cung cấp bởi các vùng/tiểu vùng chức năng. 
4. Kết luận 
Dựa trên kết quả phân vùng bộ phận các dạng 
tài nguyên, trên cơ sở bộ tiêu chí tổng hợp, lãnh 
thổ tỉnh Phú Thọ được phân thành 2 vùng với 10 
tiểu vùng chức năng, đó là kết quả của sự phân 
hóa địa lý kết hợp giữa phân hóa yếu tố tự nhiên 
và yếu tố nhân văn để tạo ra các không gian 
mang tính tổ chức nhằm quản lý, sử dụng hợp lý 
tài nguyên và môi trường phù hợp với chức năng 
tự nhiên - xã hội. 
Từ phân tích đặc trưng các tiểu vùng chức 
năng lãnh thổ tỉnh Phú Thọ và sử dụng hệ thống 
phân loại chức năng của Niemann đã xác định 
tổng điểm và đánh giá mức độ các chức năng 
chính (chức năng kinh tế, chức năng xã hội và 
chức năng sinh thái) của mỗi tiểu vùng. Trên cơ 
sở đó đã thành lập được các bản đồ chức năng 
kinh tế, chức năng sinh thái và chức năng xã hội 
cho các tiểu vùng chức năng của lãnh thổ tỉnh 
Phú Thọ. Đây là cơ sở để xác định các không 
gian ưu tiên phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên 
và môi trường cho lãnh thổ theo định hướng phát 
triển bền vững. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Giao thông vận tải trong đề tài mã 
số T2021-MT-001. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chủ động 
ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 
2. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2020), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ từ 2010 đến năm 2019, NXB Thống kê, Hà Nội. 
3. Ngô Quang Dự, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Diệu Trinh, (2019), Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian 
quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn số 4(27), ISSN 2354-0648. 
4. Nguyễn An Thịnh (2014), Cơ sở sinh thái cảnh quan trong kiến trúc cảnh quan và kế hoạch sử dụng đất bền vững, NXB 
Xây dựng, Hà Nội. 
5. Omernik J.M (2004), Perspectives on the nature and definition of ecological regions, Environmental Management, no. 
34, pp 27-38. 
6. Fan, J., P. Li (2009), The scientific foundation of Major Function oriented zoning in China, Journal of Geographical 
Sciences 19: 515. 
Thông tin tác giả: 
Cao Minh Quý, Ngô Quang Dự, Trường Đại học Giao thông vận tải 
Nguyễn Văn Hồng - Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
Điện thoại: 0904.861.468; Email: dunq@utc.edu.vn 
Nhật ký tòa soạn 
Ngày nhận bài: 28/2/2021 
Biên tập: 3/2021 

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_chuc_nang_cua_cac_tieu_vung_phuc_vu_to_chuc_khong_g.pdf