Xác định các thông số của trạm thủy điện nhỏ điều tiết ngày làm việc ở chế độ ngập chân
Tóm tắt: Khi các trạm thủy điện (TTĐ) làm việc trong bậc thang thì chúng có liên hệ về thủy văn
và thủy lực. Trường hợp nhà máy của công trình nằm trong phạm vi dao động mực nước của hồ
chứa thủy điện phía hạ lưu (chế độ ngập chân) thì cao độ đáy kênh xả tối ưu của công trình đó
cần được xác định thông qua phân tích kinh tế. Mặt khác, khi có công trình phía thượng lưu tham
gia điều tiết thì mực nước chết (MNC) của công trình phía hạ lưu cần tính toán xác định lại để đạt
hiệu quả cao nhất. Đối với TTĐ nhỏ điều tiết ngày thì khi tính toán xác định các thông số tối ưu
cần được tính toán đồng thời về thủy văn-thủy lực, các trị số thủy năng được tính theo các khung
giờ của biểu giá chi phí tránh được.
Từ khóa: Bậc thang, Trạm thủy điện, hiệu quả năng lượng, biểu giá chi phí tránh được, điều
tiết ngày.
Summary: The hydropower plants have a relation about hydrology and hydraulic when they work
in the cascade hydropower system. In case of one hydropower plant is in the limitation of
dowstream reservoir level change, it needs an economical analysis to determine the optimal bed
chanal of this construction. In other way, the minimum drawdown level (MDDL) is recalculated
to have maximum effective energy when a upstream reservoir regulate the flow. With a small
hydropower having a daily regulation reservoir, when a parameter is optimal calculated it need
having a simultaneous calculation about geology and hydraulic, the parameters power is
calculated according to the avoidable cost tariffs.
Keywords: Cascade, Hydropower plant, effective energy, avoidable cost tariffs, daily regulation.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định các thông số của trạm thủy điện nhỏ điều tiết ngày làm việc ở chế độ ngập chân
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 1 XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CỦA TRẠM THỦY ĐIỆN NHỎ ĐIỀU TIẾT NGÀY LÀM VIỆC Ở CHẾ ĐỘ NGẬP CHÂN Nguyễn Văn Nghĩa Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt: Khi các trạm thủy điện (TTĐ) làm việc trong bậc thang thì chúng có liên hệ về thủy văn và thủy lực. Trường hợp nhà máy của công trình nằm trong phạm vi dao động mực nước của hồ chứa thủy điện phía hạ lưu (chế độ ngập chân) thì cao độ đáy kênh xả tối ưu của công trình đó cần được xác định thông qua phân tích kinh tế. Mặt khác, khi có công trình phía thượng lưu tham gia điều tiết thì mực nước chết (MNC) của công trình phía hạ lưu cần tính toán xác định lại để đạt hiệu quả cao nhất. Đối với TTĐ nhỏ điều tiết ngày thì khi tính toán xác định các thông số tối ưu cần được tính toán đồng thời về thủy văn-thủy lực, các trị số thủy năng được tính theo các khung giờ của biểu giá chi phí tránh được. Từ khóa: Bậc thang, Trạm thủy điện, hiệu quả năng lượng, biểu giá chi phí tránh được, điều tiết ngày. Summary: The hydropower plants have a relation about hydrology and hydraulic when they work in the cascade hydropower system. In case of one hydropower plant is in the limitation of dowstream reservoir level change, it needs an economical analysis to determine the optimal bed chanal of this construction. In other way, the minimum drawdown level (MDDL) is recalculated to have maximum effective energy when a upstream reservoir regulate the flow. With a small hydropower having a daily regulation reservoir, when a parameter is optimal calculated it need having a simultaneous calculation about geology and hydraulic, the parameters power is calculated according to the avoidable cost tariffs. Keywords: Cascade, Hydropower plant, effective energy, avoidable cost tariffs, daily regulation. 1. GIỚI THIỆU* Khi các công trình làm việc trong bậc thang mà chế độ thủy văn-thủy lực phụ thuộc lẫn nhau thì việc xác định các thông số của trạm thủy điện đều cần thiết phải tính toán đồng thời cho các trạm này. Một trong những vấn đề cần quan tâm nhất là liên hệ về mực nước hạ lưu nhà máy công trình thượng lưu với mực nước hồ chứa công trình phía hạ lưu. Khi kênh xả nhà máy thủy điện bị “ngập” trong hồ chứa công trình phía hạ lưu thì chế độ làm việc của nhà máy bị ảnh hưởng bởi quá trình biến đổi mực nước thượng lưu của công trình phía dưới. Như vậy chế độ làm việc của hai công trình đều có liên Ngày nhận bài: 09/4/2019 Ngày thông qua phản biện: 22/5/2019 hệ về lưu lượng-cột nước. Trong các thông số chịu ảnh hưởng bởi yếu tố trên thì cao độ đáy kênh xả của nhà máy phía thượng lưu và mực nước chết (MNC) thiết kế của hồ chứa công trình phía hạ lưu là hai thông số cần quan tâm hơn cả vị nó sẽ ảnh hưởng đến trị số các thông số còn lại khi tính toán thủy năng-thủy lợi. Trong phạm vi bài báo này chủ yếu đề cập đến việc xác định tối ưu cao độ đay kênh xả và MNC tối ưu khi làm việc ở chế độ ngập chân công trình. Trong tính toán thiết kế, do kênh xả nằm trong phạm vi ảnh hưởng của mực nước hồ phía dưới thì việc chọn cao trình đáy kênh xả hợp lý là cần Ngày duyệt đăng: 12/6/2019 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 2 thiết để đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án. Nếu chọn cao trình đáy kênh xả thấp thì tăng được sản lượng điện, nhưng để thi công nhà máy thì phải tăng kích thước đê quây nhà máy dẫn đến tăng chi phí. Ngược lại nếu chọn cao trình đáy kênh xả cao thì giảm sản lượng điện nhưng giảm chi phí đê quây. Đây là một bài toán kinh tế giữa chi phí-lợi ích. Đối với công trình phía hạ lưu, khi có sự tham gia điều tiết nước của hồ chứa phía thượng lưu thì có thể MNC tối ưu của công trình sẽ thay đổi (thường cao hơn hoặc bằng MNC thiết kế). Do vậy, khi MNC thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định đáy kênh xả cho nhà máy phía thượng lưu, việc xác định MNC tối ưu cho nhà máy phía hạ lưu cần được thực hiện trước khi tính toán xác định cao trình đáy kênh xả tối ưu cho nhà máy phía thượng lưu. Bài báo xây dựng phương pháp tính toán thủy năng trong trường hợp các công trình thủy điện nhỏ điều tiết ngày có liên hệ phụ thuộc cả lưu lượng và cột nước với nhau. Áp dụng cho hai công trình cụ thể nằm trong bậc thang thủy điện để tìm ra lợi ích thông qua sản lượng điện thu được, đồng thời sử dụng phương pháp phân tích kinh tế để so sánh chọn ra phương án đáy kênh cho hiệu quả cao nhất. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải kết hợp cả tính toán thủy năng mô phỏng cho bậc thang, đồng thời xem xét đến yếu tố chi phí xây dựng khi các thông số khác thay đổi, ở trong phạm vi bài báo này chỉ giới hạn bậc thang gồm hai công trình thủy điện nhỏ có hồ điều tiết ngày. Mô hình toán chung áp dụng khi phân tích lựa chọn thông số là bài toán hiệu quả kinh tế, trong bài báo này hàm mục tiêu của bài toán được thể hiện như trong ... ào điều kiện kỹ thuật của turbine, yêu cầu lợi dụng tổng hợp phía hạ lưu, yêu cầu iii tNE . KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 3 dòng chảy môi trường sinh thái,...và kdiQ Qtdmax. minN ; kdiN lần lượt là công suất tối thiểu của tổ máy và công suất khả dụng của nhà máy thủy điện, công suất khả dụng phụ thuộc vào cột nước phát điện. ii HQ ; lần lượt là lưu lượng phát điện, cột nước trung bình phát điện thời đoạn thứ i, mfitbi ; lần lượt là hiệu suất của tua-bin, máy phát điện tương ứng ở thời đoạn thứ i. Hiệu suất của turbine tbi phụ thuộc vào lưu lượng và cột nước tương ứng ở thời đoạn thứ i. Như vậy, việc lựa chọn số tổ máy làm việc để đạt được điện năng giờ cao điểm cũng như tổng điện năng nhiều nhất trong ngày ngoài việc phụ thuộc vào lưu lượng nước đến còn phụ thuộc đáng kể vào đặc tính đường ống (quan hệ tổn tất cột nước Q-hw) và đặc tính turbine. Cột nước phát điện được xác định theo công thức: iwihltlii QhQZZH ( 7 ) Trong đó, tliZ là mực nước thượng lưu trung bình của hồ chứa ở thời điểm thứ i 2 1 ii itli VV ZVZZ (8) Ngoài ra còn đảm bảo điều kiện ràng buộc về mực nước thượng lưu của hồ chứa: MNDBTZMNC tli (9) Trường hợp xét đến yếu tố ngập chân công trình tức mực nước thượng lưu của công trình phía hạ lưu ảnh hưởng đến mực nước hạ lưu của công trình phía thượng lưu thì phương trình ( 7) chuyển thành phương trình ( 10) sau đây: iwihlhaluutlitlii QhQZZZH ;max ( 10 ) Trong đó: haluutliZ là mực nước thượng lưu của hồ chứa công trình thủy điện phía hạ lưu ở thời điểm đoạn i. Tùy theo đặc điểm của các công trình mà có thể lựa chọn một trong hai phương án vận hành phát điện (chi tiết xem [1], [2]): - Phương án 1: Vận hành tối đa công suất vào giờ cao điểm nhưng khi lưu lượng nước đến nhỏ cần tính toán sử dụng nước sao cho đầu giờ cao điểm thứ nhất ngày hôm sau (9h30) có nghĩa là hồ sẽ được tích đầy trước 9h30 ngày hôm sau bất kể lượng nước đến nhiều hay ít. - Phương án 2: Vận hành tối đa công suất vào giờ cao điểm, khi lượng nước đến ít thì lấy nước từ hồ để phát điện đến MNC, như vậy trong ngày tiếp theo mực nước hồ có thể chưa đạt đến MNDBT trước 9h30 nếu lượng nước đến nhỏ. Như vậy, sau khi chọn một phương án làm gốc để so sánh thì sẽ tính toán được B của từng phương án. 2.2. Chi phí C C chính là chi phí phải bỏ ra tăng lên/giảm đi của một phương án (ứng với trị số của một thông số nào đó) so với phương án gốc. Chi phí bao gồm các chi phí về xây dựng, thiết bị,... 3. ÁP DỤNG TÍNH TOÁN CHO BẬC THANG THỦY ĐIỆN THƯỢNG SƠN TÂY - SƠN TÂY 3.1. Giới thiệu về công trình Dự án thủy điện Thượng Sơn Tây có vị trí trên sông Đăk Đrinh, cách tuyến đập thủy điện Sơn Tây khoảng 2,1 km phía thượng lưu. Vị trí tuyến đập nằm trên xã Sơn Mùa và xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, là dự án thuỷ điện tận dụng dòng chảy của lưu vực của sông Đăk Đrinh (phần khu giữa đập Đăk Đrinh - đập Thượng Sơn Tây khoảng 150 Km2) để phát điện với quy mô công suất khoảng 12 MW, sản lượng điện trung bình nhiều năm khoảng 37,16 triệu kWh. Công trình thuỷ điện Thượng Sơn Tây nằm sông Đăk Đrinh, là phụ lưu cấp 1 của sông Trà Khúc. Tuyến nhà máy KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 4 thủy điện Thượng Sơn Tây cách tuyến đập 2km về phía hạ lưu, cách trung tâm huyện Sơn Tây khoảng 6km về hướng Đông, cách trung tâm huyện Sơn Hà khoảng 8km về hướng Tây và cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 45km về phía Tây Tây Nam. Hạ lưu thủy điện Thượng Sơn Tây là thủy điện Sơn Tây có MNDBT/MNC=192,5/183 và Nlm=18MW. Diện tích lưu vực tính đến tuyến đập Sơn Tây khoảng 193 Km2, lưu lượng trung bình nhiều năm Qo=14,1 m3/s. Thủy điện Sơn Tây có đập dạng bê tông trọng lực, đập tràn tự do có ngưỡng tràn tương ứng MNDBT. Công trình đã được phê duyệt thiết kế kỹ thuật với phương án MNC = 183m khi công trình thủy điện Thượng Sơn Tây chưa được bổ sung quy hoạch. Sơ đồ bậc thang thủy điện được thể hiện trong Hinh 1. Hình 1: Sơ đồ bậc thang thủy điện Thượng Sơn Tây-Sơn Tây 3.2. Tài liệu phục vụ tính toán - Đặc trưng hồ chứa Z-F-V: Đường quan hệ Z = f(F,V) của thủy điện Thượng Sơn Tây và Sơn Tây được thiết lập trên cơ sở đo vẽ từ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000. Hình 2: Quan hệ Z-F-V thủy điện Thượng Sơn Tây Hình 3: Quan hệ Z-F-V thủy điện Sơn Tây [3] - Quan hệ lưu lượng (Q)-mực nước hạ lưu (Zhl) tại kênh xả hạ lưu nhà máy: Đối với thủy điện Thượng Sơn Tây, khi lưu lượng xả của nhà máy vượt quá lưu lượng tối đa qua nhà máy thì mực nước hạ lưu sẽ chính là mực nước trên tràn của nhà máy thủy điện Sơn Tây (192,5m). Ứng với mỗi phương án đáy kênh xả khác nhau, tiến hành tính toán thủy lực để xác định quan hệ Q- Zhl tương ứng. Hình 4: Quan hệ Q-Zhl thủy điện Thượng Sơn Tây ứng với các cao độ đáy kênh khác nhau S«ng ®¨kdrinh TT§ thîng s¬n t©y mndBT/MNC = 248.0/246.0 nmt® thîng s¬n t©y nlm = 12.0mw TT§ s¬n t©y mndBT/MNC = 192.5/183.0 nmt® s¬n t©y nlm = 18.0mw ®êng hÇm ¸p lùc ®êng hÇm ¸p lùc 220 230 240 250 260 0,0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 6,0 V (106m3) Z ( m ) 220 230 240 250 260 0,0 0,2 0,4 0,6 0,8 F (km2) Z ( m ) Z-V Z-F 170 180 190 200 0,0 0,2 0,4 0,6 0,8 V (106m3) Z ( m ) 170 180 190 200 0,0 0,0 0,0 0,1 0,1 F (km2) Z ( m ) Z-V Z-F 188 190 192 194 196 0 100 200 300 400 Q (m3/s) Z h l ( m ) Q-Zhl (đáy kênh 189.0) Q-Zhl (đáy kênh 189.5) Q-Zhl (đáy kênh 190.0) Q-Zhl (đáy kênh 191.0) KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 5 Hình 5: Quan hệ Q-Zhl thủy điện Sơn Tây [3] - Quan hệ lưu lượng (Q)-tổn thất cột nước trên tuyến năng lượng (hw) Hình 6: Quan hệ Q-hw thủy điện Thượng Sơn Tây Hình 7: Quan hệ Q-hw thủy điện Sơn Tây - Tài liệu thủy văn: Chuỗi dòng chảy ngày đến tuyến công trình từ 1977-2016. - Tài liệu thấm và bốc hơi: Tính bằng 1% lưu lượng nước đến trung bình ngày. - Đặc tính thiết bị: Cả hai công trình đều sử dụng tuabin tram trục (francis) trục đứng, máy phát trục đứng đồng bộ ba pha. Hệ số công suất K=9,81.ηtb.ηmf.ηtrđ (hiệu suất truyền động ηtrđ = 1) của thủy điện Thượng Sơn Tây và Sơn Tây lần lượt là 8,66 và 8,6. - Các cột nước đặc trưng Cột nước lớn nhất Hmax; cột nước bình quân Hbq; cột nước tính toán Htt và cột nước nhỏ nhất Hmin được xác định như sau: Hmax = MNDBT – Zhl(Qmin) – hw(Qmin) (11) Hbq = 365 1 24 1 365 1 24 1 . i i i ii E HE (12) Htt = MNC – Zhl(Qmax) – hw(Qmax) (13) Hmin = Min (Hmin1; Hmin2) (14) Hmin1 = MNC – Zhl(Qmax_MNC) - - hw(Qmax_MNC) (15) Hmin2 = H(Qlũ _TK) (16) Trong đó: Qmin là lưu lượng chảy qua tuabin khi nhà máy làm việc với công suất tối thiểu Nmin = 60%.Nđm; ở đây Nđm là công suất định mức của tổ máy; Qmax là lưu lượng lớn nhất chảy qua nhà máy thủy điện; Qmax_MNC là giá trị lưu lượng lớn nhất qua nhà máy trong điều kiện làm việc bình thường (không xả lũ) khi hồ ở mực nước chết; Hmin1 là cột nước thấp nhất khi hồ ở mực nước chết ứng với trường hợp làm việc bình thường; Hmin2 là cột nước xảy ra khi hồ Thượng Sơn Tây xả lũ thiết kế. 3.3. Xác định MNC tối ưu cho thủy điện Sơn Tây Do thủy điện Sơn Tây đã được phê duyệt thiết kế với phương án MNDBT = 192,5m; MNC=183m nên cao độ ngưỡng cửa nhận nước đã cố định, MNC “định danh” chính là MNC 75 80 85 90 95 0 5000 10000 15000 Q (m3/s) Z h l ( m ) 0 5 10 15 0 10 20 30 40 50 Q (m3/s) h w ( m ) 0 5 10 15 20 0 5 10 15 20 25 30 Q (m3/s) h w ( m ) KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 6 thiết kế. Tuy nhiên, khi phê duyệt thiết kế công trình này chưa có bổ sung quy hoạch thủy điện Thượng Sơn Tây ở phía thượng lưu, do vậy khi có sự tham gia làm việc của thủy điện Thượng Sơn Tây thì MNC trong quá trình vận hành thực cần tính toán lại để đảm bảo có hiệu quả cao nhất cho công trình. Ở đây chi phí xây dựng không thay đổi khi thay đổi MNC của hồ Sơn Tây, do vậy phương án MNC tốt nhất là phương án cho doanh thu cao nhất, doanh thu được tính toán trên cơ sở giá bán điện áp dụng cho năm 2019 [4]. Kết quả tính toán thủy năng liên hồ chứa Thượng Sơn Tây-Sơn Tây để xác định MNC tối ưu cho thủy điện Sơn Tây được thể hiện trong Bảng 1: Bảng 1: Bảng tổng hợp so sánh MNC hồ thủy điện Sơn Tây TT Thông số Đơn vị Liên hồ Thượng Sơn Tây - Sơn Tây 1 MNDBT m 192,5 192,5 192,5 192,5 192,5 192,5 192,5 2 MNC m 183 185 187 188 189 190 191 3 Cột nước Hmax m 116,21 116,21 116,21 116,21 116,21 116,21 116,21 4 Cột nước Hmin m 92,98 92,98 92,98 92,98 92,98 92,98 92,98 5 Cột nước tính toán m 97,10 97,10 97,10 97,10 97,10 97,10 97,10 6 Cột nước bình quân m 114,88 114,93 115,03 115,08 115,15 115,24 115,44 7 Lưu lượng lớn nhất m3/s 21,57 21,57 21,57 21,57 21,57 21,57 21,57 8 Công suất bảo đảm MW 4,56 4,56 4,56 4,56 4,56 4,56 4,56 9 Công suất lắp máy MW 18,00 18,00 18,00 18,00 18,00 18,00 18,00 10 Điện năng trung bình Eo triệu kwh 74,884 74,900 74,923 74,926 74,933 74,929 74,768 11 Điện năng mùa mưa triệu kwh 25,21 25,21 25,20 25,20 25,20 25,19 25,18 12 Giờ cao điểm mùa mưa triệu kwh 6,14 6,14 6,14 6,14 6,14 6,14 6,14 13 Giờ trung bình mùa mưa triệu kwh 12,88 12,88 12,88 12,88 12,87 12,87 12,86 14 Giờ thấp điểm mùa mưa triệu kwh 6,19 6,19 6,19 6,19 6,19 6,19 6,19 15 Điện năng mùa khô triệu kwh 49,68 49,69 49,72 49,72 49,74 49,74 49,58 16 Giờ cao điểm mùa khô triệu kwh 18,43 18,45 18,46 18,47 18,47 18,47 18,41 17 Giờ trung bình mùa khô triệu kwh 23,36 23,36 23,36 23,36 23,37 23,37 23,27 18 Giờ thấp điểm triệu kwh 7,89 7,89 7,89 7,89 7,89 7,90 7,90 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 7 TT Thông số Đơn vị Liên hồ Thượng Sơn Tây - Sơn Tây mùa khô 19 Hệ số công suất k - 8,60 8,60 8,60 8,60 8,60 8,60 8,60 20 Số tổ máy - 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 21 Lưu lượng nhỏ nhất m3/s 5,41 5,41 5,41 5,41 5,41 5,41 5,41 22 Mực nước hạ lưu min m 75,62 75,62 75,62 75,62 75,62 75,62 75,62 23 Dòng chảy môi trường m3/s 0,450 0,450 0,450 0,450 0,450 0,450 0,450 24 Doanh thu (trừ 1,5% tổn thất) Tỷ đồng 87,513 87,551 87,599 87,616 87,633 87,630 87,398 Như vậy, khi có sự tham gia điều tiết của Thượng Sơn Tây, MNC vận hành thực tế của hồ Sơn Tây chỉ cần hạ đến cao độ 189,0m là mang lại hiệu quả tối ưu nhất du doanh thu chênh lệch không đáng kể, tuy nhiên điều này có ý nghĩa trong việc quyết định cao trình đáy kênh xả của nhà máy Thượng Sơn Tây. 3.4. Xác định cao trình đáy kênh xả tối ưu cho thủy điện Thượng Sơn Tây Như phân tích ở trên, khi có sự tham gia điều tiết của hồ thủy điện Thượng Sơn Tây, thông số hồ chứa của thủy điện Sơn Tây nên thay đổi là MNDBT/MNC=192,5/189,0m. Như vậy, các phương án đáy kênh xả của thủy điện Thượng Sơn Tây chỉ nên xem xét từ 189m ở lên. Khi đáy kênh xả tăng lên thì sản lượng điện cũng giảm đồng thời chi phí vào xây dựng nhà máy (chủ yếu chi phí bê tông) và chi phí đê quai phục vụ thi công nhà máy (do ngập trong hồ chứa thủy điện Sơn Tây) tăng lên, ở đây bài báo coi phương án gốc là phương án có cao độ đáy kênh ở 191,0m. Kết quả được thể hiện trong Bảng 2: Bảng 2: Bảng tổng hợp so sánh cao độ đáy kênh xả nhà thủy điện Thượng Sơn Tây TT Thông số Đơn vị Cao độ đáy kênh xả 189 189,5 190 191 1 MNDBT m 248 248 248 248 2 MNC m 246 246 246 246 3 Cột nước Hmax m 58,09 57,57 57,08 56,12 4 Cột nước Hmin m 48,75 48,75 48,75 48,75 5 Cột nước tính toán m 50,25 50,25 50,25 50,25 6 Cột nước bình quân m 54,99 54,87 54,71 54,20 7 Lưu lượng đảm bảo m3/s 3,89 3,89 3,89 3,89 8 Lưu lượng lớn nhất m3/s 27,57 27,57 27,57 27,57 9 Công suất bảo đảm MW 1,85 1,85 1,85 1,85 10 Công suất lắp máy MW 12,00 12,00 12,00 12,00 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 8 TT Thông số Đơn vị Cao độ đáy kênh xả 189 189,5 190 191 11 Chênh lệch điện năng trung bình Eo triệu kwh 0,191 0,143 0,091 0,000 12 Chênh lệch điện năng mùa mưa triệu kwh 0,149 0,110 0,073 0,000 13 Chênh lệch điện năng giờ cao điểm mùa mưa triệu kwh 0,000 0,000 0,000 0,000 14 Chênh lệch điện năng giờ trung bình mùa mưa triệu kwh 0,101 0,074 0,049 0,000 15 Chênh lệch điện năng giờ thấp điểm mùa mưa triệu kwh 0,049 0,036 0,024 0,000 16 Chênh lệch điện năng mùa khô triệu kwh 0,042 0,033 0,018 0,000 17 Chênh lệch điện năng giờ cao điểm mùa khô triệu kwh 0,024 0,018 0,009 0,000 18 Chênh lệch điện năng giờ trung bình mùa khô triệu kwh 0,017 0,014 0,009 0,000 19 Chênh lệch điện năng giờ thấp điểm mùa khô triệu kwh 0,000 0,000 0,000 0,000 20 Số tổ máy - 2,00 2,00 2,00 2,00 21 Chênh lệch tổng mức đầu tư trước thuế tỷ đồng 1,920 1,160 0,570 0,000 22 NPV tỷ đồng 0,748 0,801 0,653 0,000 Như vậy, khi nhà máy thủy điện Thượng Sơn Tây nằm trong phạm vi dao động mực nước hồ thủy điện Sơn Tây thì cao độ đáy kênh xả không phải ở mức thấp ngang với MNC thiết kế của hồ thủy điện Sơn Tây, ở đây cao độ đáy kênh xả tối ưu gần xấp xỉ với MNC tối ưu của hồ thủy điện Sơn Tây khi làm việc ở chế độ vận hành liên hồ. 4. KẾT LUẬN Bài báo đã sử dụng phương pháp tính toán mô phỏng thủy năng kết hợp phân tích kinh tế để lựa chọn cao trình đáy kênh xả và mực nước chết tối ưu khi các trạm này làm việc trong bậc thang ở chế độ ngập chân công trình. Đối với các nhà máy thủy điện ở hạ lưu, khi có sự tham gia điều tiết của các hồ chứa phía thượng lưu thì MNC có thể nâng lên để đảm bảo vận hành có hiệu quả cao nhất. Đối với các nhà máy thủy điện ở thượng lưu mà chế độ làm việc phụ thuộc vào mực nước thượng lưu của nhà máy thủy điện phía hạ lưu thì cao độ đáy kênh xả không thể chọn theo MNC của hồ phía dưới (khi thiết kế) mà cần dựa vào MNC vận hành của hồ phía dưới. Khi áp dụng cho Thượng Sơn Tây và Sơn Tây cho thấy, MNC của hồ Sơn Tây cao hon MNC trong KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 9 quá trình thiết kế kỹ thuật khoảng 6m trong khi cao trình đáy kênh xả thủy điện Thượng Sơn Tây (189,5m) xấp xỉ với MNC tối ưu hồ Sơn Tây khi vận hành liên hồ chứa (189,0m). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Nghĩa và nnk (2017). ”Nghiên cứu cơ sở khoa học tối ưu vận hành phát điện cho bậc thang thủy điện nhỏ điều tiết ngày Krông Nô 2&3 khi tham gia thị trường điện Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, ĐH Thủy lợi năm 2016. [2] Nguyễn Văn Nghĩa (2017). “Nghiên cứu lựa chọn quy trình vận hành phát điện hợp lý cho bậc thang thủy điện Krông Nô 2&3”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, số 41 tháng 12/2017, trang 120-126. [3] Công trình thủy điện Sơn Tây (2017). “Hồ sơ thiết kế kỹ thuật”. [4] Quyết định sô 226/QĐ-BCT ngày 31 tháng 01 năm 2019 (2019). “Ban hành biểu giá chi phí tránh được năm 2019”.
File đính kèm:
- xac_dinh_cac_thong_so_cua_tram_thuy_dien_nho_dieu_tiet_ngay.pdf