Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại vườn quốc gia Tràm Chim và đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vườn quốc gia Tràm Chim với sự đa dạng sinh học cao là nguồn gen quý hiếm của thế giới. Mô

hình du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim mới đang hình thành và còn trong giai đoạn sơ khai

nên cần có quy hoạch phù hợp để phát huy hiệu quả vai trò bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững

có sự tham gia của cộng đồng. Để có kế hoach quy hoạch phù hợp thì trước tiên phải xác định

được các tác động môi trường ảnh hưởng đến các hệ sinh thái từ hoạt động du lịch hiện tại của

VQG là như thế nào. Từ đó có những biện pháp khắc phục và đưa ra chiến lược phát triển bền

vững. Nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững đó, nhóm chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề

tài “ Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch

hiện hữu tại vườn quốc gia Tràm Chim và đề suất sơ bộ các giải pháp giải quyết”

Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại vườn quốc gia Tràm Chim và đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết trang 1

Trang 1

Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại vườn quốc gia Tràm Chim và đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết trang 2

Trang 2

Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại vườn quốc gia Tràm Chim và đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết trang 3

Trang 3

Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại vườn quốc gia Tràm Chim và đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết trang 4

Trang 4

Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại vườn quốc gia Tràm Chim và đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết trang 5

Trang 5

Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại vườn quốc gia Tràm Chim và đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết trang 6

Trang 6

Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại vườn quốc gia Tràm Chim và đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 12300
Bạn đang xem tài liệu "Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại vườn quốc gia Tràm Chim và đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại vườn quốc gia Tràm Chim và đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết

Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại vườn quốc gia Tràm Chim và đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại VQG Tràm Chim và 
đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết 186 
Nhóm sinh viên DH06DL – Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm Tp. HCM  
XÁC ĐỊNH CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN 
SINH THÁI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HIỆN HỮU 
TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM 
VÀ ĐỀ XUẤT SƠ BỘ CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT 
Nguyễn Thiên Di, Nguyễn Kim Huệ1 
Nguyễn Hiền Thân, Nguyễn Thị Thanh Huệ, Nguyễn Thị Hà Vy, 
Trương Nguyệt Giang, Trịnh Thị Ngọc Hiện2 
1 Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm TPHCM 
2 Sinh viên Khoa Môi trường và Tài Nguyên, Đại Học Nông Lâm TPHCM 
Email: nhomtramchimdlst@yahoo.com 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Vườn quốc gia Tràm Chim với sự đa dạng sinh học cao là nguồn gen quý hiếm của thế giới. Mô 
hình du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim mới đang hình thành và còn trong giai đoạn sơ khai 
nên cần có quy hoạch phù hợp để phát huy hiệu quả vai trò bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững 
có sự tham gia của cộng đồng. Để có kế hoach quy hoạch phù hợp thì trước tiên phải xác định 
được các tác động môi trường ảnh hưởng đến các hệ sinh thái từ hoạt động du lịch hiện tại của 
VQG là như thế nào. Từ đó có những biện pháp khắc phục và đưa ra chiến lược phát triển bền 
vững. Nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững đó, nhóm chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề 
tài “ Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch 
hiện hữu tại vườn quốc gia Tràm Chim và đề suất sơ bộ các giải pháp giải quyết” 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
- Phương pháp quan sát thực địa: 
- Phương pháp phân tích SWOT: (S: Strenghts, W: Weakness, O: Opportunities, T: 
Threats) 
- Phương pháp dự báo lượng du khách và tính toán sức chịu tải 
- Phương pháp đánh giá môi trường đang được áp dụng như bảng liệt kê (checklist), ma 
trận (matrix) 
- Các phương pháp điều tra sinh thái học 
- Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu 
- Phương pháp phỏng vấn – bảng câu hỏi. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại VQG Tràm Chim và 
đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết 187 
Nhóm sinh viên DH06DL – Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm Tp. HCM  
3.1 Xác định các tác động của hoạt động du lịch đến hệ sinh thái tại VQG Tràm Chim 
Trong các tuyến tham quan hiện nay có một số vấn đề ảnh hưởng đến môi trường và ảnh 
hưởng đến công tác bảo tồn như sau: 
Đối với tuyến tham quan cảnh quan Đồng Tháp Mười: Phương tiện vận chuyển du khách gây ra 
tiếng ồn, cùng với sự xuất hiện của con người là nguyên nhân làm cho các loài động vật hoảng 
sở, Phát sinh rác thải từ việc ăn uống của du khách.. 
Hoạt động câu cá: phát sinh nhiều vấn đề nguy cơ ảnh hưởng đến tài nguyên. Du khách câu cá 
không được giám sát chặt chẽ bởi các cán bộ quản lý. Đối tượng câu cá thường là các phái nam, 
nếu họ biết hút thuốc thì đây là nguy cở dễ gây cháy rừng, phát sinh rác thải. 
 Đánh giá chung về tác động của hoạt động tour – tuyến du lịch của vườn quốc gia Tràm Chim 
thể hiện qua bảng sau: 
Bảng 1: Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường 
Số 
TT Hoạt động 
Tác động 
Không 
khí Nước Đất Rác thải 
Động 
vật Thực vật 
1 Tham quan sinh cảnh Đồng Tháp Mười tại khu A1 + + + +++ +++ ++ 
2 Xem sếu đầu đỏ + - - + ++ + 
3 Câu cá + + ++ +++ + 
4 Xem chim sinh sản + - - + +++ - 
5 Cắm trại + + ++ - + ++ 
6 Nấu ăn phục vụ khách + ++ - ++ + + 
Đánh giá các tác động bằng cách cho điểm: 
+ Ít tác động 
++ Tác động trung bình 
+++ Tác động mạnh 
 Tình hình về nguồn nước hiện tại của VQG được thể hiện qua bảng sau: 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại VQG Tràm Chim và 
đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết 188 
Nhóm sinh viên DH06DL – Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm Tp. HCM  
Bảng 2: Thông số các chỉ thị trong nước tại VQG Tràm Chim năm 2009 
 Chỉ tiêu 
đo 
Địa điểm 
Đợt 1( 18/9/2009 ) 
Ghi 
chú 
Đợt 2( 09/12/2009 ) 
Ghi 
chú 
pH EC DO To pH EC DO To 
Trạm 
C1 
Trong 
(cách cống 
50m) 
6,14 109,4 11,94 30,1 
Nước 
chảy 
vào 
Vườn 
6,3 3.35 0,55 30,9 Đã 
đóng 
cống Trong 
(cách cống 
100m) 
6,39 112,5 11,72 30,5 
Ngoài 6,2 109,5 5,25 29 6,42 567 3,35 30,7
Trạm 
C2 
Trong 
(cách cống 
50m) 
6,57 111,8 7,23 30,1 
Nước 
chảy 
vào 
Vườn 
6,46 580 3,58 29,8 Đã 
đóng 
cống 
Trong 
(cách cống 
100m) 
6,65 113,2 6,23 30,6 
Ngoài 6,44 111,1 10,87 30,5 6,39 495 2,1 30,6
Trạm 
C3 
Trong 
(cách cống 
50m) 
6,61 113,8 4,93 31,2 
Nước 
chảy 
vào 
Vườn 
6,41 181,8 2,1 32,4 Đã 
đóng 
cống 
Trong 
(cách cống 
100m) 
6,6 114 24,89 31,8 
Ngoài 6,43 111,7 11,1 30,7 6,54 238 1,76 30,3
Trạm 
C4 
Trong 6,42 108,5 1,74 31 
Nước 
chảy 
ra sông 
6,53 489 3,75 31,3
Đã 
đóng 
cống 
Ngoài 
(cách cống 
50m) 
6,15 112,2 2,99 30,1 
6,29 7.13 4,16 30,6Ngoài 
(cách cống 
100m) 
6,16 112,6 3,58 30,2 
 (Nguồn: Phòng khoa học kỹ thuật VQG Tràm Chim) 
Qua bảng số liệu đo đạc ghi nhận như sau: 
• pH nước giữa các đợt quan trắc không có sự biến đổi lớn từ ( 6,14 – 6,54) và luôn đạt 
mức cho phép ( 6,0 – 8,5 cho nước sinh hoạt, 6,5 – 8,5 cho nước uống ). Như vậy về mặt tính 
chất axit và tính chất bazơ luôn nằm trong mức cho phép theo tiêu chuẩn. Thích hợp cho các loài 
thủy sản sinh sống. 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại VQG Tràm Chim và 
đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết 189 
Nhóm sinh viên DH06DL – Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm Tp. HCM  
• DO cao vào đầu mùa lũ do điều kiện chảy tràn trên bề mặt và đạt từ 1,74 – 24,89 và giảm 
dần vào cuối mùa đạt mức từ 0,55 – 3,75 do các hệ thống cống đã đóng, sự chảy tràn trên bề mặt 
thấp hơn vào đầu mùa lũ. Tuy nhiên, với điều kiện như vậy vẫn đảm bảo cho sự sinh trưởng và 
phát triển của các loài thủy sản. 
• Độ dẫn điện (EC) ít biến động vào đầu mùa lũ từ 108,5 – 113,2 tăng dần vào cuối mùa. 
Các chỉ số này cũng cho thấy nước tại VQG Tràm Chim vẫn bình thường, chưa có vấn đề ô 
nhiễm từ hoạt động du lịch. 
Cơ sở vật chất phục vụ du lịch, sinh hoạt của du khách cũng gây ra các tác động 
Bảng 3: Tác động của cơ sở vật chất đến môi trường và tài nguyên 
Cơ sở vật chất Tác động đến sinh thái 
Hiện tại trung tâm hành chính có 07 
phòng đón khách. 
03 đài quan sát 
01 trạm dừng chân ở khu A1 thuộc 
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. 
03 thuyền đưa khách đi tham quan. 
Phát sinh lượng nước thải ảnh hưởng đến các loài 
động vật. 
Xả thải rác bừa bãi ảnh hưởng đến cảnh quan ảnh 
hưởng đến sự sinh sống của thực vật nước và các loại 
động vật. 
Sản phẩm du lịch 
Các hoạt động tham quan ảnh hưởng đến sinh thái rất 
lớn vì có sự xuất hiện của du khách ở nơi sống của 
các loài động vật. 
Nhu cầu sử dụng nước của VQG Tràm Chim là: 30,862 (m3/ngày đêm). Tải lượng các chất ô 
nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại VQG Tràm Chim được thể hiện qua bảng sau: 
Bảng 4: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại VQG Tràm Chim 
Số TT Chất ô nhiễm Khối lượng (kg/ngày) 
1 BOD5 5,3 – 6,32 
2 COD (Dicromate) 8,424 – 11,934 
3 Chất rắn lơ lửng (SS) 8,2 – 14,04 
4 Dầu mỡ 1,2 – 3,5 
5 Tổng Nitơ 0,702 – 1,404 
6 Amôni 0,28 – 0,562 
7 Tổng Phốt Pho 0,094 – 0,468 
8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 117.103 – 117.106 
(Nguồn: dựa theo WHO, 1993) 
Vườn vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải, toàn bộ nước thải đều được thải xuống kênh gây ô 
nhiễm nguồn nước, tại khu vực Trụ sở còn gây mùi hôi thối tại các hầm chứa nước. 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại VQG Tràm Chim và 
đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết 190 
Nhóm sinh viên DH06DL – Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm Tp. HCM  
Lượng rác thải tại vườn một ngày là 117 x 0,5 = 58,5 kg/ ngày. Tình trạng xả rác bừa bãi của du 
khách vẫn diễn ra thường xuyên, gây mất cảnh quan tại các điểm tham quan. 
Công tác quản lý cũng là nguyên nhân gây nên các tác động đến hệ sinh thái. Đội ngũ 
nhân viên hoạt động trong du lịch sinh thái tại Vườn thiếu và yếu, trong đó thiếu các cán bộ có 
chuyên môn và am hiểu về DLST là nhiều nhất. Việc lồng ghép công tác giáo dục môi trường 
vào DLST tại VQG Tràm Chim còn nhiều hạn chế nên các tác động của du khách đến môi trường 
còn cao. 
Các áp lực của cộng đồng địa phương dân cư lên vườn quốc gia Tràm Chim cao vì đời 
sống của cộng đồng địa phương xung quanh Vườn còn rất khó khăn. Phần lớn họ đều phải dựa 
vào tài nguyên rừng để sống cho nên áp lực của họ đối với VQG Tràm Chim là rất lớn. Hoạt 
động DLST tại Vườn chưa có sự tham gia của cộng đồng và đem lại lợi ích cho họ. 
3.4 Đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động và phát triển du lịch sinh thái 
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Vườn cần mở thêm một số tuyến như 
xem hệ sinh thái: lúa ma, cỏ năng, hoa hoàng đầu ấn, điên điển và các loại sinh thái khác mà 
Vườn có theo mùa cho mà điều kiện tài nguyên cho phép. Phát triển hoạt động cắm trại và nghỉ 
qua đêm tại các tháp quan sát, đi bộ (trecking), đàn ca tài tử, chèo thuyền ngắm cảnh Đồng Tháp 
Mười. Để hạn chế các tác động cần tính sức chịu tải cho các điểm tham quan hiện tại: 
9 Khu vực cấm trại: 5 người/ngày. 
Hình 1 Rác tại tháp quan sát Hình 2 Rác tại trung tâm DLST 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại VQG Tràm Chim và 
đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết 191 
Nhóm sinh viên DH06DL – Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm Tp. HCM  
9 Tuyến 1 (từ trung tâm du lịch- tuyến kênh số 01 dừng lại đài vọng cảnh C4 dọc theo tuyến 
kênh ông Mười Nhẹ theo tuyến kênh số 04 về trung tâm du lịch ): 116 người/ngày. 
9 Tuyến 2 Từ trung tâm du lịch- kênh số 01 dừng chân tại đài vọng cảnh C4 dọc theo tuyến 
kênh Mười Nhẹ 1/3 đoạn kênh rẽ phải đến đài vọng cảnh số 3 theo kênh số 3 - kênh số 4 
về Trung tâm du lịch): 260 người. 
Trên cơ sở lồng ghép công tác giáo dục môi trường vào DLST tại VQG Tràm Chim: thực 
hiện đúng nội quy tham quan VQG Tràm Chim, thực hiện công tác diễn giải cho du khách khi 
tham quan. Cần tổ chức quản lý và nhân lực: (1)Tăng cường nâng cao năng lực cho cán bộ quản 
lý và nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực DLST vườn quốc gia, (2)Thu hút nhân tài về làm 
việc tại vườn thông qua các hình thức hỗ trợ ưu đãi và lương hấp dẫn, nâng cao hình ảnh vườn để 
tạo niềm đam mê, lôi cuốn nghề nghiệp. 
Xây dựng các chương trình, chính sách và quy hoạch phát triển trong du lịch sinh thái. 
Đẩy mạnh công tác quản lý và xử lý các chất thải và rác thải phát sinh từ hoạt động du lịch: sử 
dụng nước tiết kiệm, hạn chế phát sinh rác thải bằng việc nâng cao ý thức khi sử dụng và thu gom 
và xử lý nước thải, rác thải. 
 Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường cho du khách và cộng 
đồng địa phương. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái 
của Vườn. 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Kết quả điều tra và khảo sát ban đầu cho thấy tài nguyên du lịch thì phong phú đa dạng có 
sức hấp dẫn cao, tuy nhiên hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tràm Chim còn rất yếu, 
tài nguyên du lịch thì phong phú đa dạng có sức hấp dẫn cao. Hoạt động du lịch tại đây đang gây 
tác động lớn nhất là vấn đề rác thải và nước thải, ảnh hưởng đến đời sống của động vật. Trong đó 
vấn đề rác thải đang gây tác động xấu nhất đến công tác quản lý. Áp lực của cộng đồng địa 
phương là vấn đề đang gây nhiều khó khăn cho công tác bảo tồn và sự kết hợp của việc phát triển 
du lịch sinh thái với cộng đồng. Theo đề tài, nguyên nhân gây nên các tác động tiêu cực đến hệ 
sinh thái của Vườn là ý thức của du khách còn thấp, năng lực quản lý của Vườn còn yếu, đời 
sống cộng đồng địa phương còn quá khó khăn. 
Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Côn Đảo, 18/06/2010 – 20/06/2010 
Workshop on Environment and Sustainable Development, Con Dao National Park, 18th – 20th June 2010 
__________________________________________________________________________________________ 
Xác định các tác động môi trường ảnh hưởng đến sinh thái trong hoạt động du lịch hiện hữu tại VQG Tràm Chim và 
đề xuất sơ bộ các giải pháp giải quyết 192 
Nhóm sinh viên DH06DL – Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm Tp. HCM  
Trên cơ sở xác định các tác động đến hệ sinh thái chúng tôi đã nêu ra một số giải pháp 
mang tính tình thế nhằm hạn chế các tác động và giúp cho hoạt động du lịch sinh thái của Vườn 
phát triển tốt hơn. 
 Để giải quyết triệt để các tác động tiêu cực đến môi trường và đảm bảo phát triển bền vững, đề 
tài xin được đưa ra một số kiến nghị: Cần thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch sinh thái 
cho VQG Tràm Chim gắn liền với công tác bảo vệ môi trường; Chú trọng xây dựng nguồn nhân lực 
cho VQG đáp ứng yêu cầu cả về lượng và chất. Xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình 
hành động nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho 
cộng đồng địa phương. 
 . 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chế Đình Lý, 2009. Phân tích hệ thống môi trường. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia TP. 
HCM. 
2. Lê Huy Bá, 2007. Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia TP. HCM. 
3. Lê Trình, 2000. Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng. NXB khoa học 
và kỹ thuật. 
4. Ngô An, 2009. Du lịch sinh thái. ĐH Nông Lâm TP. HCM. (Lưu hành nội bộ) 
5. Nguyễn Bảo Vệ và Lê Vĩnh Phúc, 2005. Giáo trình seminar 1. Tủ sách đại học Cần Thơ. 
6. Trần Văn Thông, 2003. Quy hoạch du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn. Khóa du 
lịch, ĐH Dân Lập Văn Lang. (Lưu hành nội bộ) 
7. Trần Văn Thông. Tổng quan du lịch. Khóa du lịch, ĐH Dân Lập Văn Lan. (Lưu hành nội 
bộ). 

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_cac_tac_dong_moi_truong_anh_huong_den_sinh_thai_tro.pdf