Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai

Viêm mạch dị ứng hay còn gọi là Henoch-Schonlein Purpura thường gặp ở trẻ em. Mục

tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em. Đối

tượng nghiên cứu: trẻ được chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng vào điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện

Bạch Mai trong thời gian từ tháng 01 năm 2017 đến hết tháng 12 năm 2018. Phương pháp nghiên

cứu: mô tả loạt ca bệnh. Kết quả: tuổi trung bình khởi phát bệnh là 9,1 ± 3,2 tuổi. Tỷ lệ trẻ trai/trẻ

gái là 1,17:1. Tỉ lệ bệnh khởi phát vào mùa đông xuân cao nhất (38%), 44% trường hợp có nhiễm

trùng trước khi khởi phát bệnh. Triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất là ban xuất huyết đối xứng 2

bên (90%), 68,0% có các biểu hiện tại cơ quan tiêu hóa, 18,0% có tổn thương thận. Kết quả điều trị:

78% trẻ khỏi hoàn toàn, 16% trẻ có tái phát, không thuyên giảm là 6%. Kết luận: Viêm mạch dị ứng

có biểu hiện chính là các ban xuất huyết đối xứng, kèm theo triệu chứng tại đường tiêu hóa, tổn

thương thận ít gặp hơn, tỉ lệ điều trị khỏi cao.

Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trang 1

Trang 1

Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trang 2

Trang 2

Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trang 3

Trang 3

Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trang 4

Trang 4

Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trang 5

Trang 5

Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trang 6

Trang 6

Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 15160
Bạn đang xem tài liệu "Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai

Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai
VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 36, No. 1 (2020) 91-97 
91 
Original Article 
Henoch-Schonlein Purpura in Children at 
Department of Pediatric, Bach Mai Hospital 
Pham Van Dem* 
Department of Pediatrics, Bach Mai Hospital, 78 Giai Phong, Dong Da, Hanoi, Vietnam 
Received 21 January 2020 
Revised 25 February 2020; Accepted 20 March 2020 
Abstract: Henoch-Schonlein Purpura (HSP) is one of the most common vasculitis disease in 
children. The main symtomps are rash, arthritis, abdominal pain, and kidney disease. In particular, 
kidney involvement is important to predict long-term outcomes of disease. Aim: This study aimed 
to describe the epidemic characteristics, clinical manifestations and some laboratory findings of HSP 
in children. Subjects of study: We studied 50 patients diagnosed with HSP at Deparment of 
Pediatrics, Bach Mai hospital from 2017 to 2018. Results: The mean age was 9,1 ± 3,2 years, with 
the ratio of male to female to be 1,17:1. HSP has seasonal characteristics, it was more common in 
the spring (43.4%) and the winter (26.1%). 44% of HSP cases were preceded by an acute infectious 
or allergic illness. The common clinical manifestation was reddish-purple spots such as the sock 
(90%) and digestive tract symptoms (68%), nephritis (18%). At the end of research, 78% of cases 
was complete remission, 16% of cases relapse and 6% non response. Conclusion: The common 
clinical manifestation was reddish-purple spots such as the sock and digestive tract symptoms. Out 
come of HSP was high complete remission rate. 
Keyword: Schonlein Henoch nephritis, epidemic characteristics, clinical manifestations.*
________ 
* Corresponding author. 
 E-mail address: phamdemhd@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4199 
VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 36, No. 1 (2020) 91-97 
 92 
Viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em tại 
Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai 
Phạm Văn Đếm 
Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai,78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 21 tháng 01 năm 2020 
Chỉnh sửa ngày 25 tháng 02 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 3 năm 2020 
Tóm tắt: Viêm mạch dị ứng hay còn gọi là Henoch-Schonlein Purpura thường gặp ở trẻ em. Mục 
tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em. Đối 
tượng nghiên cứu: trẻ được chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng vào điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện 
Bạch Mai trong thời gian từ tháng 01 năm 2017 đến hết tháng 12 năm 2018. Phương pháp nghiên 
cứu: mô tả loạt ca bệnh. Kết quả: tuổi trung bình khởi phát bệnh là 9,1 ± 3,2 tuổi. Tỷ lệ trẻ trai/trẻ 
gái là 1,17:1. Tỉ lệ bệnh khởi phát vào mùa đông xuân cao nhất (38%), 44% trường hợp có nhiễm 
trùng trước khi khởi phát bệnh. Triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất là ban xuất huyết đối xứng 2 
bên (90%), 68,0% có các biểu hiện tại cơ quan tiêu hóa, 18,0% có tổn thương thận. Kết quả điều trị: 
78% trẻ khỏi hoàn toàn, 16% trẻ có tái phát, không thuyên giảm là 6%. Kết luận: Viêm mạch dị ứng 
có biểu hiện chính là các ban xuất huyết đối xứng, kèm theo triệu chứng tại đường tiêu hóa, tổn 
thương thận ít gặp hơn, tỉ lệ điều trị khỏi cao. 
Từ khóa: Viêm thận, Schonlein Henoch Purpura. 
1. Đặt vấn đề* 
Viêm mao mạch dị ứng (VMMDƯ) hay còn 
gọi là Henoch Schonlein purpura – (HSP) là 
bệnh thường gặp ở trẻ em. Triệu chứng là ban 
xuất huyết trên da, viêm khớp, đau bụng và các 
biểu hiện tổn thương thận. Nhiều nghiên cứu trên 
thế giới đã chỉ ra rằng mức độ tổn thương thận 
(Henoch Schonlein purpura nephritis, HSPN) là 
một yếu tố tiên lượng lâu dài của bệnh. Vì vậy 
________ 
* Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: phamdemhd@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4199 
tổn thương thận cần được khảo sát ở tất cả các 
bệnh nhân HSP [1]. 
Tại Việt Nam, nghiên cứu về VMMDƯ nói 
chung chưa đầy đủ, cho đến nay, tại Khoa Nhi, 
Bệnh viện Bạch Mai chưa có tác giả nào nghiên 
cứu về bệnh này ở trẻ em. Vì vậy tôi thực hiện 
nghiên cứu này với hai mục tiêu sau: (i) Mô tả 
các đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và cận lâm 
sàng của VMMDƯ ở trẻ em tại Khoa Nhi, Bệnh 
P.V. Dem / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 36, No. 1 (2020) 91-97 
93 
viện Bạch Mai; (ii) Đánh giá kết quả bước đầu 
điều trị bệnh. 
2. Đối tượng phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
50 trẻ được chẩn đoán VMMDƯđiều trị tại 
khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai trong 2 năm từ 
tháng 0 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh. 
Cỡ mẫu nghiên cứu: tất cả bệnh nhân phù 
hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán. 
Tiêu chuẩn lựa chọn: Trẻ ≤ 15 tuổi, được 
chẩn đoán VMMDƯ theo tiêu chuẩn của 
EULAR/ PRES/ PRINTO (Ankara 2008): khi 
bệnh nhân có ban xuất huyết dạng chấm nốt nổi 
gờ trên mặt da và ít nhất 1 trong 4 triệu chứng 
[1]: (1) Đau bụng lan tỏa; (2) Sinh thiết tổn 
thương da và mạch máu có lắng đọng IgA; (3) 
Viêm khớp ... ất kỳ khớp nào) hoặc đau 
khớp; (4) Tổn thương thận (hồng cầu niệu hoặc 
protein niệu). Tổn thương thận được định nghĩa 
là: Protein/creatinin niệu > 20 mg/mmol hoặc 
hồng cầu niệu dương tính trên 2+ hoặc suy thận 
với mức lọc cầu thận (MLCT) dưới 90 
ml/1,73m2/phút tính theo công thức Schwartz. 
Tiêu chuẩn loại trừ: Các bệnh nhân HSP 
không có tổn thương thận, bệnh nhân và gia đình 
bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Trẻ mắc VMMD được điều trị theo phác đồ 
thống nhất của Đồng thuận trong điều trị Hội 
Thấp học châu Âu [2]. 
2.3.Xử lý số liệu 
 Số liệu xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Đặc điểm dịch tế học 
Tuổi mắc từ 4 đến 15 tuổi, tập trung nhiều ở 
trẻ từ 6 đến 8 tuổi. Tuổi trung bình bị bệnh là 
9,1±3,2 tuổi. Kết quả phân bố về giới: trẻ trai 
chiếm 54% cao hơn trẻ gái 46% khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê với p=0,06. 
Biểu đồ 1. Phân bố số bệnh nhân theo các tháng 
trong năm. 
Nhận xét: Thời điểm khởi phát bệnh 
VMMDƯ tập chung nhiều ở các tháng 11 đến 
tháng 3. Gặp nhiều nhất là vào mùa đông xuân 
với 38,0%, mùa hè ít gặp nhất với 14,0%. 
Bảng 1. Các yếu tố khởi phát bệnh (n=50) 
Nhiễm trùng Số lượng Tỷ lệ % 
Nhiễm trùng đường hô 
hấp trên 
10 20,0 
Nhiễm trùng đường hô 
hấp dưới 
4 8,0 
Nhiễm trùng tiết niệu 4 8,0 
Viêm dạ dày – ruột 3 6,0 
Viêm mô tế bào da 1 2,0 
Tổng 22 44,0 
Nhận xét: Có 44,0% bệnh nhân khởi phát 
bệnh có các nhiễm trùng kèm theo, và chủ yếu là 
nhiễm trùng đường hô hấp với 20,0%. 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
8
5 5
4
2
4
1
3
4
3
6
5
S
ố
 l
ư
ợ
n
g
Tháng
P.V. Dem / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 36, No. 1 (2020) 91-97 
94 
Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng khi khởi phát (n=50) 
Triệu chứng 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
Ban xuất huyết ở da đơn thuần 21 42,0 
Đau bụng đơn thuần 9 18,0 
Sưng đau khớp đơn thuần 3 6,0 
Ban da và đau khớp 8 16,0 
Ban da và đau bụng 5 10,0 
Đau khớp và đau bụng 2 4,0 
Nôn máu 1 2,0 
Tiểu đỏ 1 2,0 
Tổng 50 100,0 
Nhận xét: Triệu chứng đầu tiên thường gặp 
là nổi ban xuất huyết ở da đơn thuần, đau bụng 
đơn thuần, ban xuất huyết kết hợp sưng đau khớp 
với tỷ lệ lần lượt là 44,0%; 16,0%; 16,0%. 
Bảng 3. Các triệu chứng lâm sàng giai đoạn 
toàn phát (n=50) 
Cơ 
quan 
n % Triệu 
chứng 
n % 
Da 45 90,0 Ban da 45 90,0 
Khớp 
28 56,0 Sưng đau 
khớp 
28 56,0 
Tiêu 
hóa 
34 68,0 
Đau bụng 32 64,0 
Nôn máu 6 12,0 
Đi ngoài 
phân máu 
12 24,0 
Tiêu chảy 5 10,0 
Thận 9 18,0 
Đái máu 
đại thể 
6 12,0 
Phù 4 8,0 
Tăng huyết 
áp 
6 12,0 
Triệu chứng khác 
Sốt 5 10,0 
Sưng nề 
bìu 
3 6,0 
Nhận xét: VMMDƯ ảnh hưởng đến các cơ 
quan da, tiêu hóa, khớp, thận với tỷ lệ lần lượt là 
90,0%; 68,0%; 56,0%; 18,0%. Trong đó triệu 
chứng gặp nhiều nhất là ban xuất huyết trên da, 
đau bụng và sưng đau khớp với tỷ lệ lần lượt là: 
90,0%; 64,0%; 56,0%. 
Bảng 4. Các đặc điểm về xét nghiệm máu (n=50) 
Xét nghiệm n % 
Giá trị trung 
bình 
Công 
thức 
máu 
Giảm 
hồng 
cầu 
1 2,0 
Giảm 
huyết 
sắc tố 
1 2,0 130,1±13,5g/L 
Tăng 
bạch 
cầu 
16 32,0 15,3±7,1 G/L 
Số lượng bạch cầu 
TB 
427,4±132,2 
G/L 
Sinh 
hóa 
máu 
Tăng 
ALT 
1 2,0 
Tăng 
AST 
2 4,0 
Tăng 
ure 
4 8,0 
Tăng 
CRP 
17 34,0 17,3±19,8 mg/l 
Nhận xét: Tăng CRP và tăng bạch cầu là 2 
thay đổi phổ biến nhất trong nghiên cứu này với 
tỷ lệ lần lượt là 34,0% và 32,0%. 
Bảng 5. Điều trị viêm mao mạch dị ứng 
Phương pháp điều trị 
Số 
lượng
(n) 
Tỷ lệ (%) 
Không điều trị corticoit 
(kháng Histamin) 
12 24,0 
Điều trị 
corticoid 
Uống 
prednisolon 
26 52,0 
76,0 
Truyền 
methypredni
solon 
9 18,0 
Truyền 
methypredni
solon và 
thuốc ức chế 
miễn dịch 
3 6,0 
Tổng 50 100,0 
P.V. Dem / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 36, No. 1 (2020) 91-97 
95 
Nhận xét: Phác đồ điều trị bằng prednisolon 
được sử dụng nhiều nhất 52,0% trong điều trị 
bệnh nhân VMMDƯ ở nghiên cứu này. 
Bảng 6. Kết quả điều trị sau 3 tháng theo dõi 
Kết quả điều trị Số lượng 
(n) 
Tỷ lệ (%) 
Khỏi hoàn toàn 39 78,0 
Không thuyên 
giảm 
3 6,0 
Tái 
phát 
Sau 1 
tháng 
6 12,0 
16,0 
Sau 3 
tháng 
2 4,0 
Nhận xét: 78,0% số bệnh nhân khỏi bệnh 
hoàn toàn; 16,0% bệnh nhân tái phát và 6,0% 
bệnh nhân vẫn chưa đạt được thuyên giảm trong 
quá trình điều trị. 
4. Bàn luận 
4.1. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng 
Theo kết quả nghiên cứu sự phân bố theo tuổi 
của bệnh nhân VMMDƯ là từ 4 đến 15 tuổi, gặp 
nhiều nhất ở bệnh nhân từ 6 đến 8 tuổi. Tuổi 
trung bình bị bệnh là 9,1±3,2 tuổi. Kết quả này 
không có sự khác biệt nhiều với kết quả nghiên 
cứu của Liu và cs (2015, n=325) có độ tuổi trung 
bình là 8,4 ± 2,9 [3]. Theo kết quả nghiên cứu, 
bệnh nhân VMMDƯ gặp ở cả 2 giới, trong đó trẻ 
trai gặp nhiều hơn trẻ gái, tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái = 
1,17:1 không khác biệt với kết quả nghiên cứu 
của Lê Thị Minh Hương (2013, n=216), Lee 
(2016, n=212) lần lượt cho tỷ lệ trẻ trai/ trẻ gái 
là 1,7; 1,23; 1,9 [4, 5]. Theo quả nghiên cứu 
trong hình 1 cho thấy bệnh xuất hiện với tỷ lệ cao 
hơn trong các tháng mùa đông, xuân, thu, hè lần 
lượt là 38,0%; 28,0%; 20,0%; 14,0%. Tính chất 
mùa trong bệnh VMMDƯ có thể là do trẻ em 
thường bị nhiễm trùng đường hô hấp trong 
những ngày lạnh đây là một trong những yếu tố 
khởi phát bệnh VMMDƯ. Bảng 1 cho thấy 
44,0% bệnh nhân khởi có kèm theo nhiễm trùng 
trước đó, trong đó chủ yếu liên quan đến nhiễm 
trùng đường hô hấp trên với 20,0% và trẻ mắc 
các bệnh viêm phổi phế quản ở 8,0%, ngoài ra 
nhiễm khuẩn đường tiết niệu và nhiễm khuẩn 
đường tiêu hóa cũng gặp ở 8,0% và 6,0% . Trong 
nghiên cứu của Liu và cs tỷ lệ bệnh nhân khởi 
phát bệnh liên quan đến yếu tố nhiễm trùng là 
57,2% và nhiễm trùng đường hô hấp trên cũng 
là chủ yếu 36,6% [3]. Các kết quả nghiên cứu 
trên thế giới đều nhận thấy có mối liên quan giữa 
các bệnh nhiễm trùng và bệnh, đặc biệt là nhiễm 
trùng hô hấp trên đến sự khởi phát bệnh. Biểu 
hiện lâm sàng khi khởi phát bệnh trong Bảng 2 
cho thấy triệu chứng lâm sàng bệnh khá đa dạng, 
trong đó triệu chứng đầu tiên thường gặp nhất là 
ban xuất huyết trên da đơn thuần, đau bụng đơn 
thuần, tỷ lệ các triệu chứng lần lượt là 42,0%; 
18,0%; 16,0%. Tác giả Lê Thị Minh Hương và 
cs thấy nổi ban, đau bụng, đau khớp là 3 triệu 
chứng khởi đầu chính với tỷ lệ 40,0%; 32,0%; 
17,0% [4]. Như vậy, triệu chứng khởi phát đầu 
tiên gặp nhiều nhất là ban xuất huyết ở da nhưng 
với tỷ lệ không nhiều 42,0%, điều này dễ dẫn đến 
trường hợp bỏ sót chuẩn đoán hoặc chuẩn đoán 
nhầm với các bệnh viêm dạ dày, viêm khớp,... 
trong giai đoạn đầu. Theo kết quả nghiên cứu 
trong bảng 3 về các biểu hiện lâm sàng ở giai 
đoạn toàn phát cho thấy ban da gặp ở hầu hết 
bệnh nhân (90,0%). Tính chất xuất hiện ở vùng 
thấp của ban có thể liên quan đến dòng máu ở 
khu vực này chậm hơn nên khả năng tích lũy các 
phức hợp miễn dịch cao hơn, ngoài ra áp lực cao 
hơn cũng làm quá trình thoát mạch diễn ra dễ 
dàng hơn. Ban da mờ dần trong 1 đến 38 ngày và 
trung bình là 10,8±8,7 ngày, biểu hiện ở khớp là 
sưng khớp và đau khớp gặp 56,0% và các khớp 
lớn ở chi dưới (đầu gối, cổ chân). Các triệu 
chứng chính ở đường tiêu hóa là đau bụng 
(64,0%) với đặc điểm mơ hồ không rõ vị trí đau, 
bệnh nhân nhận thấy đau xung quanh rốn hoặc 
có thể lan tỏa toàn bụng. Xuất huyết tiêu hóa 
cũng gặp ở một tỷ lệ đáng kể (đi ngoài phân máu 
24,0% và nôn máu 12,0%), một số bệnh nhân có 
biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân 
lỏng ở 10%. Tác giả Lê Thị Minh Hương và cs 
cũng cho kết quả đau bụng là biểu hiện chính của 
đường tiêu hóa 60,9% sau đó đến ỉa máu 21,1% 
và nôn máu 9,6% [4]. Những triệu chứng này 
được gây ra bởi sự xuất huyết dưới niêm mạc và 
P.V. Dem / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 36, No. 1 (2020) 91-97 
96 
phù nề của thành ruột làm bệnh nhân đau bụng 
và thường kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn và 
tiêu chảy. Trong nghiên cứu của tôi, nhóm triệu 
chứng lâm sàng của tổn thương thận chỉ chiếm 
18,0% là thấp so với các nghiên cứu khác là do 
tổn thương thận ở các nghiên cứu khác.Tổn 
thương thận trong VMMDƯ là tổn thương nặng 
nề và nguy hiểm, đôi khi không biểu hiện ở triệu 
chứng lâm sàng, mà chúng ta cần làm xét nghiệm 
nước tiểu để đánh giá tiểu máu vi thể và protein 
niệu. Đặc biệt tổn thương thận có thể kéo dài đến 
6 tháng sau mới biểu hiện, do đó, số bệnh nhân 
tổn thương thận thực sự có thể còn tăng 
thêm.Theo nghiên cứu đa trung tâm của Buscatti 
và cs trong 10 năm trên 296 trẻ mắc VMMDƯ 
tại khu vực châu Mỹ - La tinh thấy tổn thương 
thận xuất hiện 47%, trẻ có tổn thương thận sẽ có 
tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa, tái phát dai dẳng cao 
hơn hẳn nhóm không có tổn thương thận [6]. Kết 
quả xét nghiệm cận lâm sàng trong bảng 4 cho 
thấy thiếu máu gặp ở 2%, nồng độ huyết sắc tố 
trung bình là 130,1±13,5g/L, trong nghiên cứu 
của Lê Thị Minh Hương và cộng sự (2013, 
n=261) huyết sắc tố trung bình hồng cầu là 
125±16g/L [4]. Cho thấy VMMDƯ ít gặp bệnh 
nhân thiếu máu mặc dù có tình trạng tổn thương 
và xuất huyết các mao mạch nhỏ. Tức là mức độ 
xuất huyết là không nặng nề, bệnh nhân ít khi rơi 
vào tình trạng thiếu máu. Tăng bạch cầu và tăng 
CRP là 2 biến đổi chính của bệnh nhân 
VMMDƯ. Số lượng bạch cầu trung bình là 
15,3±7,1 G/L, trong đó số bệnh nhân tăng bạch 
cầu trên 15 G/L chiếm tỷ lệ 32,0%. CRP trung 
bình là 17,3±19,8 mg/l trong đó 34,0% bệnh 
nhân tăng CRP >6mg/l. Cho thấy sự kết hợp của 
tình trạng nhiễm trùng với bệnh ở một tỷ lệ tương 
đối cao. Kết quả của chúng tôi cũng khá tương 
đồng kết quả nghiên cứu của Lê Thị Minh 
Hương và cs với số lượng bạch cầu trung bình là 
14,7±7,0 G/L, có 36% bệnh nhân bạch cầu tăng 
trên 15G/L [4]. Số lượng tiểu cầu trung bình là 
427,4±132,2 G/L. Không có bệnh nhân nào giảm 
tiểu cầu trong nghiên cứu, thể hiện rằng giảm 
tiểu cầu không phải là cơ chế bệnh sinh của tình 
trạng xuất huyết trong bệnh VMMDƯ. Một số ít 
bệnh nhân có tăng men gan (4%), tăng ure (8%). 
Nhìn chung y văn ghi nhận thấy các thay đổi xét 
nhiệm máu ít có giá trị chẩn đoan bệnh nhân mắc 
VMMDƯ mà chủ yếu để loại trừ một số trường 
hợp mà lâm sàng chưa rõ ràng. 
4.2. Đánh giá kết quả điều trị 
Thống kê các thuốc điều trị trong bảng 5 cho 
thấy số bệnh nhân không cần điều trị bằng 
corticoit chiếm 24,0%. Nhóm bệnh nhân này 
thường chỉ được kê đơn thuốc kháng histamin, 
điều trị triệu chứng. Hiện tại chưa có khuyến cáo 
thống nhất cao trong việc điều trị VMMDƯ bằng 
corticoid một cách hệ thống do các tác giả cho 
rằng ngăn ngừa được tổn thương thận hoặc biến 
chứng ở đường tiêu hóa, cũng không làm thay 
đổi tỷ lệ tái phát. Tuy nhiên, corticoid có vai trò 
trong việc kiểm soát triệu chứng của bệnh, đặc 
biệt trong điều trị đau bụng, đau khớp và ban 
xuất huyết. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 
76% trẻ được điều trị bằng corticoit, trong đó 
uống prednisolon liều 1 mg/kg/ngày được áp 
dụng ở 52,0% bệnh nhân. Nghiên cứu của Lee 
và cs ở Khoa Nhi, Bệnh viện Sanggye, Hàn Quốc 
cũng cho phần lớn điều trị VMMDƯ bằng 
corticoid (88,7%), trong đó 44,3% là corticoid 
liều thấp với liều trung bình 1,02mg/kg/ngày và 
8,9% là corticoid liều cao với liều trung bình là 
2,01 mg/kg/ngày [5]. Có 2 bệnh nhân có hội 
chứng thận hư và 1 bệnh nhân protein niệu dai 
dẳng trong nghiên cứu đang phải sử dụng phác 
đồ truyền methyprednisolon kết hợp với thuốc 
ức chế miễn dịch hàng tháng.Về kết quả điều trị 
trong bảng 6 cho thấy tiên lượng chung của 
VMMDƯ trong nghiên cứu của chúng tôi là khá 
tốt. Tuy nhiên đã ghi nhận 3 trường hợp vẫn chưa 
đạt được sự thuyên giảm khi kết thúc nghiên cứu, 
các trường hợp này đang phải sử dụng phác đồ 
điều trị kết hợp thuốc ức chế miễn dịch hàng 
tháng và đều có liên quan đến tổn thương thận 
dai dẳng. Theo kết quả nghiên cứu của Delbet và 
cs theo dõi 92 trẻ bị VMMDƯ có tổn thương 
thận trong vòng 3 năm thấy 12% trẻ không đạt 
được thuyên giảm, chỉ có 75 % trẻ đạt được 
thuyên giảm hoàn toàn. Như vậy nếu trẻ bị tổn 
thương thận sẽ tái phát nhiều hơn và khó điều trị 
hơn [7]. 
P.V. Dem / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 36, No. 1 (2020) 91-97 
97 
5. Kết luận 
- Tuổi mắc hay gặp ở trẻ trong độ tuổi đi học, 
trẻ trai găp nhiều hơn trẻ gái. Thời gian xuất hiện 
bệnh thường vào mùa đông và mùa xuân (từ 
tháng 11 đến tháng 3). Bệnh khởi phát có liên 
quan đến yếu tố nhiễm trùng trước đó; Triệu 
chứng khởi phát thường gặp nhất là ban da, đau 
bụng, trong đó ban xuất huyết đối xứng dưới da 
gặp nhiều nhất (trên 90%). 
- Tổn thương thận không cao, thường âm 
thầm, khó phát hiện, có thể từ không triệu chứng 
đến biểu hiện của viêm cầu thận cấp hay hội 
chứng thận hư. 
- Liệu pháp sử dụng thuốc prednisolon uống 
liều 1mg/kg/ngày là phương pháp điều trị phổ 
biến. Bệnh nhân có hội chứng thận hư tái phát 
nhiều lần cần điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch 
đa đích. Đa số bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn; 
6,0% chưa đạt được thuyên giảm và 16,0% bệnh 
nhân tái phát sau 3 tháng. 
Lời cảm ơn 
Nhóm nghiên cứu xin gửi cảm ơn đến nhóm 
Nghiên cứu Đề tài Khoa học và Công nghệ năm 
cấp cơ sở 2018 tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch 
Mai, bệnh nhân và người nhà các đối tượng 
nghiên cứu đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành 
nghiên cứu này. 
Tài liệu tham khảo 
[1] EULAR/PRINTO/PRES, Citeria for Henoch– 
Schönlein purpura, childhood polyarteritis nodosa, 
childhood Wegener granulomatosis and childhood 
Takayasu arteritis: Ankara 2008, Part II: Final 
classification criteria, AnnRheum Dis 69 (2010) 
798–806. 
[2] Seza Ozen, Stephen D. Marks, Paul Brogan et al, 
European consensus-based recommendations for 
diagnosis and treatment of immunoglobulin A 
vasculitis-the SHARE initiative, Rheumatology, 
58(9) (2019) 1607–1616. 
[3] L.J. Liu,J. Yu and Y.N. Li, Clinical characteristics 
of Henoch-Schonlein purpura in children, 
Zhongguo dang dai er ke za zhi. Chinese journal of 
contemporary pediatrics 17(10) (2015) 1079-1083. 
[4] Le Thi Minh Huong, Thuc Thanh Huyen, study 
about characteristics of clinical and paraclinical 
manifestations of HSP in children in National 
Pedicatrics of hospital, Journal of Practical 
Medicine 874(6) (2013) 91-94 (in Vietnamese). 
[5] Y.H. Lee, Y.B. Kim, J.W. Koo et al, Henoch-
Schonlein Purpura in children hospitalized at a 
tertiary hospital during 2004-2015 in Korea: 
epidemiology and clinical management,Pediatric 
gastroenterology, hepatology & nutrition 19(3) 
(2016) 175-185. 
[6] I.M. Buscatti, B.B. Casella, N.E. Aikawa et al, 
Henoch-Schönlein purpura nephritis: initial risk 
factors and outcomes in a Latin American tertiary 
center. Clin Rheumatol 37(5) (2018) 1319-1324. 
[7] J.D. Delbet, J. Hogan, B. Aoun et al, Clinical 
outcomes in children with Henoch-Schönlein 
purpura nephritis without crescents. Pediatr 
Nephrol 32(7) (2017) 1193-1199.

File đính kèm:

  • pdfviem_mao_mach_di_ung_o_tre_em_tai_khoa_nhi_benh_vien_bach_ma.pdf