Vật liệu tái chế trong thiết kế phụ trang
TÓM TẮT
Môi trường là vấn đề nhạy cảm khi cả thế giới đang tìm cách khắc phục tình trạng ô nhiễm do
các hoạt động của con người gây ra như: chất thải công nghiệp, chặt rừng, đốt rừng, khai thác
khoáng sản quá mức. Trong đó ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành công
nghiệp gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường nhất theo thống kê mới nhất của Chương trình
Môi trường Liên Hợp Quốc. Nhu cầu của dòng thời trang nhanh (fast fashion) để đáp ứng sự xoay
vòng các xu hướng thời trang cũng thải ra môi trường những sản phẩm với vòng đời ngắn, vô
hình tăng thêm các vấn đề ô nhiễm. Vì thế ý tưởng tái chế cho phụ trang lần này nhằm mục đích
góp phần vào việc kêu gọi tái sử dụng các vật liệu thời trang đã qua sử dụng, hạn chế rác thải ra
môi trường và nâng cao ý thức trong việc lựa chọn các sản phẩm thời trang nói chung, phụ trang
nói riêng trong cộng đồng.
Từ khoá: Môi trường, ô nhiễm, phụ trang, tái chế, vật liệu.
1 MỞ ĐẦU
Trong những năm trở lại đây, vấn đề môi trường ngày càng được xã hội quan tâm nhiều hơn, đặc
biệt trong lĩnh vực thời trang – một ngành công nghiệp đã và đang gây ảnh hưởng đến môi trường
rất lớn, nhất là dòng thời trang nhanh (fast fashion), đi ngược lại với môi trường như Zara, H&M,
Topshop, Pull & Bear,. Với việc sản xuất đồ hàng loạt, những bộ sưu tập ra đời với tần suất nhanh
và số lượng quá nhiều, dùng ý tưởng của các thương hiệu lớn để chạy theo xu hướng và bán tại
cửa hàng của mình với giá rẻ mà không cần tốn quá nhiều thời gian. Do vậy, ý tưởng tái chế ra đời
nhằm hạn chế được một phần nào do ngành công nghiệp này gây ra.
Các vật liệu tái chế bao gầm nhiều loại như: thuỷ tinh, giấy, kim loại, nhựa, vải dư thừa trong
chưa qua sử dụng, sản phẩm dệt, hàng điện tử, những món đồ cũ hoặc là những bộ trang phục
mới nhưng không dùng tới (những vật liệu trên phải là những vật liệu bền vững). Tất cả đều có thể
tái chế để tạo ra một bộ trang phục mới, một bộ sưu tập phụ trang hoành tráng và có thể sử
dụng lâu dài.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vật liệu tái chế trong thiết kế phụ trang
VẬT LIỆU TÁI CHẾ TRONG THIẾT KẾ PHỤ TRANG Đinh Ngọc Anh, Nguyễn Trần Thuỷ Tiên, Nguyễn Thị Mỹ Xuyên Khoa Kiến trúc Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Huỳnh Thị Kim Xuyến TÓM TẮT Môi trường là vấn đề nhạy cảm khi cả thế giới đang tìm cách khắc phục tình trạng ô nhiễm do các hoạt động của con người gây ra như: chất thải công nghiệp, chặt rừng, đốt rừng, khai thác khoáng sản quá mức... Trong đó ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành công nghiệp gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường nhất theo thống kê mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc. Nhu cầu của dòng thời trang nhanh (fast fashion) để đáp ứng sự xoay vòng các xu hướng thời trang cũng thải ra môi trường những sản phẩm với vòng đời ngắn, vô hình tăng thêm các vấn đề ô nhiễm. Vì thế ý tưởng tái chế cho phụ trang lần này nhằm mục đích góp phần vào việc kêu gọi tái sử dụng các vật liệu thời trang đã qua sử dụng, hạn chế rác thải ra môi trường và nâng cao ý thức trong việc lựa chọn các sản phẩm thời trang nói chung, phụ trang nói riêng trong cộng đồng. Từ khoá: Môi trường, ô nhiễm, phụ trang, tái chế, vật liệu. 1 MỞ ĐẦU Trong những năm trở lại đây, vấn đề môi trường ngày càng được xã hội quan tâm nhiều hơn, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang – một ngành công nghiệp đã và đang gây ảnh hưởng đến môi trường rất lớn, nhất là dòng thời trang nhanh (fast fashion), đi ngược lại với môi trường như Zara, H&M, Topshop, Pull & Bear,... Với việc sản xuất đồ hàng loạt, những bộ sưu tập ra đời với tần suất nhanh và số lượng quá nhiều, dùng ý tưởng của các thương hiệu lớn để chạy theo xu hướng và bán tại cửa hàng của mình với giá rẻ mà không cần tốn quá nhiều thời gian. Do vậy, ý tưởng tái chế ra đời nhằm hạn chế được một phần nào do ngành công nghiệp này gây ra. Các vật liệu tái chế bao gầm nhiều loại như: thuỷ tinh, giấy, kim loại, nhựa, vải dư thừa trong chưa qua sử dụng, sản phẩm dệt, hàng điện tử, những món đồ cũ hoặc là những bộ trang phục mới nhưng không dùng tới (những vật liệu trên phải là những vật liệu bền vững). Tất cả đều có thể tái chế để tạo ra một bộ trang phục mới, một bộ sưu tập phụ trang hoành tráng và có thể sử dụng lâu dài. 2 NỘI DUNG 2.1 Ý tưởng tái chế trong thời trang Tái chế được hiểu là việc sử dụng rác thải, phế liệu hoặc sử dụng những sản phẩm có sẵn, cũ để tạo thành sản phẩm mới đem lại lợi ích cho con người và có khả năng sử dụng lâu dài. Đây là một giải pháp mang lại rất nhiều lợi ích như hạn chế việc sản xuất nguyên vật liệu mới và giảm tiêu tốn 551 năng lượng, thải khí độc ra môi trường (thông qua đốt chất thải) và cuối cùng giúp giảm đáng kể việc ô nhiễm nước do thải các chất độc hại ra sông ra biển và từ việc chôn lấp rác thải. Tái thế là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc giảm thiểu chất thải gây hại môi trường và là thành phần trong mô hình phân loại rác hiện nay bao gồm: giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế. Có một số tiêu chuẩn ISO liên quan đến tái chế như ISO 15270:2008 đối với chất thải nhựa, ISO 14001:2004 về quản lý môi trường đối với tái chế. Việc đảm bảo thực hiện một số tiêu chuẩn ISO liên quan tới tái chế này là lời cam kết của doanh nghiệp trong việc đảm bảo bảo vệ môi trường. Còn đối với ngành công nghiệp thời trang. Sau tất cả những tác động tiêu cực đến môi trường thì giải pháp thời trang bền vững (sustainable fashion hay eco-fashion) ra đời như lời cam kết lột xác cho ngành thời trang tương lai, biến nó thành một ngành công nghiệp xanh và thân thiện với môi trường. Và tái chế cũng đóng góp một phần cho giải pháp thời trang bền vững, với việc sử dụng nguyên liệu tái chế từ các sản phẩm cũ, sản phẩm dư thừa hoặc không dùng tới như: áo quần, túi xách, giày dép... để tạo ra một sản phẩm mới. 2.2 Thực trạng ngành thời trang hiện tại Ngành công nghiệp thời trang đang là một trong những ngành gây ô nhiễm lớn trên thế giới. Số liệu cho thấy, mỗi năm trên thế giới tiêu thụ 80.000.000.000 mặt hàng quần áo, góp phần vào việc phá hoại tài nguyên và ô nhiễm chất thải. Vì thực tế các mặt hàng này sẽ bị vứt đi sau một thời gian ngắn sử dụng. Theo cơ quan bảo vệ môi trường có 15.100.000 tấn chất thải quần áo dệt may đã được sản xuất trong 2013, ngành công nghiệp thời trang đang là một trong những ngành gây ô nhiễm lớn trên thế giới. Báo cáo của Viện Tài Nguyên Thế Giới 1,2 tỉ tấn CO2 được thải vào khí quyển mỗi năm bởi ngành công nghiệp thời trang. Polyester là một trong những sợi phổ biến nhất trong thời trang ngày nay, nó được tìm thấy trong khoảng 60% hàng may mặc trong các cửa hàng bán lẽ đó là khoảng 21,3 triệu tấn polyester. Polyester tổng hợp được làm từ một phản ứng hoá học của than, dầu mỏ, không khí và nước hai trong số đó là nhiên liệu hoá thạch. Khi than bị đốt cháy nó tạo ra một lượng ô nhiễm không khí nặng có chứa carbon dioxide. Hình 1: Giải pháp hạn chế chất thải ra môi trường Người ta ước tính rằng Godrej và các ngành công nghiệp Boyce tạo ra khoảng 18.505 tấn chất thải hàng năm, tất cả trước đây đã đi thẳng vào bãi chôn lấp và lò đốt. Quá trình này không chỉ gây tổn hại cho môi trường, mà còn là một lạm dụng hoàn toàn các vật liệu tiềm năng.Tập trung vào việc nghĩ lại định nghĩa về chất thải và việc sử dụng vật liệu phế thải, dự án của nhóm Punah đã tạo ra một quá trình sản xuất bền vững mà tách chất thải thành sáu loại recyclables: dầu, kim loại, gỗ, 552 hóa chất, giấy, và vật liệu điện tử. Giá trị tiềm năng của từng tài liệu được đánh giá dựa trên tính linh hoạt tự nhiên của nó. Một loạt các sản phẩm mới sau đó được tạo ra bằng cách sử dụng ít năng lượng nhất có thể. Các kết quả, mà gần đây đã được trưng bày tại lễ hội thiết kế London, bao gồm các mặt hàng thời trang như: giày kim loại kicky và túi cầm tay được làm bằng những mảnh kim loại còn sót lại. Hình 2: Túi cầm tay được làm từ những mảnh kim loại Bộ sưu tập Timberland x Thread là bằng chứng đáng kinh ngạc rằng, phong cách và tính bền vững có thể song hành cùng nhau, ông Col Colenen Viên, giám đốc phát triển bền vững của Timberland, cho biết trong một tuyên bố. Bộ sưu tập này mang lại hiệu quả tốt với mọi loại sợi, không chỉ bằng cách tái chế chai nhựa, mà còn bằng cách tạo cơ hội việc làm và các khu dân cư sạch hơn ở Haiti. Hình 3: Bộ sưu tập giày túi xách được làm từ nhựa của Timberland x Thread 2.3 Giải pháp tái chế các sản phẩm phụ trang Các vật liệu có thể sử dụng tái chế phụ kiện thời trang bao gồm nhiều loại như: vải dư thừa, đồ cũ, sản phẩm không sử dụng, nhựa, kim loại... Vật liệu tái chế có thể tìm thấy từ các bãi rác, lề đường, trong tủ đồ Sau đó bằng những phương pháp xử lý khác nhau để tạo thành một sản phẩm mới. Tái chế vật liệu nhựa: – Tái chế rác thải nhựa là quá trình cần rất nhiều nhân lực để thu gom, phân loại và xử lý rác. Chính vì thế, nó góp phần tạo công ăn việc làm cho không ít người. – Tái chế, giảm rác thải nhựa ra môi trường không chỉ mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa lâu dài cho môi trường. 553 – Một trong những lợi ích lớn nhất của tái chế rác thải nhựa là giúp tiết kiệm năng lượng. Cụ thể, sử dụng 30% rác tái chế mỗi năm đã tiết kiệm được gần 45 tỷ lít dầu và giảm được khí thải nhà kính tương đương như giảm 25 triệu ôtô chạy trên đường. Hình 4: Thiết kế Parley x adidas Ultra BOOST 2015 với họa tiết xanh bắt mắt làm từ chất liệu nilon tái chế Tái chế vật liệu vải: Tái chế vật liệu vải giúp giảm thiểu rác thải ra môi trường, giảm bớt đi sự sản xuất vật liệu mới và có thể kéo dài tuổi thọ của đồ dùng. Hình 5: Sử dụng kỹ thuật Patchwork để tái chế Vật liệu tái chế từ bao cám, bao tải, vỏ kẹo: Những thứ bị vứt đi chưa hẳn là vô dụng. Từ những thứ ta dùng hàng ngày tưởng chừng như vô tác dụng nhưng qua những bàn tay kéo léo có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật. Bà Lisa Rosenthal một trong những người làm về nghệ thuật, bà đã hô biến những thứ tưởng chừng như vô tác dụng thành túi xách, chân váy, ví cầm tay, trang sức... Hình 6: Bà Lisa Rosenthal và chồng với những món đồ tái chế tại nhà 554 Tái chế vật liệu kim loại: Kim loại được bỏ đi, không sử dụng nữa qua những bàn tay khéo léo của những người thợ làm thủ công để cho ra những sản phẩm mới, sử dụng trong đời sống. Hình 8: Kim loại tái chế trong phụ trang 3 KẾT LUẬN Cuộc sống này là của chúng ta, mỗi người, mỗi tổ chức phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn môi trường vì đó là lá phổi là một phần trong cuộc sống. Chúng ta không thể sống khoẻ mạnh nếu như mỗi ngày ra đường phải hít khói bụi, uống thứ nước mang chất độc hại, ăn những thức ăn hoá học hoặc mặc lên người gây hại cho cơ thể. Bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của các thương hiệu, tổ chức, thực hiện đóng góp và lấy thời trang bền vững làm xu hướng, là điều tất yếu, để ngành công nghiệp thời trang là một ngành công nghiệp xanh phù hợp với môi trường mà đó còn là trách nhiệm của người tiêu dùng trong việc thay đổi việc lựa chọn những sản phẩm thời trang bền vững, sử dụng những chất liệu tự nhiên không gây ảnh hưởng tới môi trường... Đồng thời, một trong những cách bảo vệ môi trường đó là tái chế. Hãy tận dụng những gì chúng ta có và tái tạo lại những gì bỏ đi bằng những cách khác nhau tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm mới để giảm bớt gánh nặng cho môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://vtv.vn/vtv9/thoi-trang-mot-trong-nhung-nganh-cong-nghiep-gay-o-nhiem-nhat-the- gioi-20200104175046062.htm [2] https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1i_ch%E1%BA%BF [3] https://www.elle.vn/the-gioi-thoi-trang/fast-fashion-vs-sustainable-fashion-xu-huong-nao- se-chien-thang 555
File đính kèm:
- vat_lieu_tai_che_trong_thiet_ke_phu_trang.pdf