Vấn đề nguồn nước bị xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long

Những năm gần đây, diễn biến xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phức tạp, bất thường,

năm sớm năm muộn so với cùng kỳ nhiều năm. Trước dự báo tình trạng hạn hán và xâm nhập

mặn mùa khô năm 2020 tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL sẽ khốc liệt, các địa phương trong

vùng đã chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản, đồng thời, triển khai giải pháp cấp bách phòng,

chống nhằm ổn định đời sống dân sinh. Từ cuối năm 2019, Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN&MT)

đã cảnh báo tình hình hạn, mặn năm 2020 trên lưu vực sông Mê Kông diễn biến phức tạp và nguy

cơ đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân. Theo đó, mùa khô năm nay, xuất

hiện muộn so với trung bình nhiều năm (TBNN), tổng thời gian mưa ngắn. Tình trạng xâm nhập

mặn ở ĐBSCL ở mức độ sâu hơn, gay gắt hơn so với TBNN, trong một số thời điểm ranh mặn trên

các sông có khả năng xâm nhập tương đương mùa khô năm 2016. Hiện tại, hạn hán, xâm nhập

mặn đang diễn ra gay gắt khiến một diện tích lớn vùng lúa, rau màu, thủy sản của các tỉnh ven

biển ĐBSCL và các địa phương lân cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ĐBSCL có vai trò vô cùng quan

trọng đối với an ninh lương thực quốc gia. Dân số và kinh tế vùng ven biển ĐBSCL lại chiếm một vị trí

trọng yếu cho quá trình phát triển của cả đồng bằng này. Do vậy, bất kỳ một tác động bất lợi nào

làm mất ổn định cho vùng này, mà điển hình hơn cả là xâm nhập mặn ngày càng sâu, cần phải

được xem xét và kiểm soát. Vậy, chúng ta cần phải làm gì và có thể làm gì? Câu hỏi này tất nhiên

trước hết dành cho phần suy xét từ phía chính quyền, các nhà hoạch định chiến lược và các chuyên

gia. Tuy nhiên, thiết tưởng mỗi người dân cũng có thể suy nghĩ và góp phần của mình.

Vấn đề nguồn nước bị xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Vấn đề nguồn nước bị xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Vấn đề nguồn nước bị xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Vấn đề nguồn nước bị xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Vấn đề nguồn nước bị xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Vấn đề nguồn nước bị xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Vấn đề nguồn nước bị xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 11140
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề nguồn nước bị xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề nguồn nước bị xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long

Vấn đề nguồn nước bị xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
2135 
VẤN ĐỀ NGUỒN NƯỚC BỊ XÂM NHẬP MẶN 
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
Lê Minh Kiều, Võ Thúy Vy 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Lê Đì Thái 
TÓM TẮT 
Những năm gần đây, diễn biến xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phức tạp, bất thường, 
năm sớm năm muộn so với cùng kỳ nhiều năm. Trước dự báo tình trạng hạn hán và xâm nhập 
mặn mùa khô năm 2020 tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL sẽ khốc liệt, các địa phương trong 
vùng đã chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản, đồng thời, triển khai giải pháp cấp bách phòng, 
chống nhằm ổn định đời sống dân sinh. Từ cuối năm 2019, Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN&MT) 
đã cảnh báo tình hình hạn, mặn năm 2020 trên lưu vực sông Mê Kông diễn biến phức tạp và nguy 
cơ đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân. Theo đó, mùa khô năm nay, xuất 
hiện muộn so với trung bình nhiều năm (TBNN), tổng thời gian mưa ngắn. Tình trạng xâm nhập 
mặn ở ĐBSCL ở mức độ sâu hơn, gay gắt hơn so với TBNN, trong một số thời điểm ranh mặn trên 
các sông có khả năng xâm nhập tương đương mùa khô năm 2016. Hiện tại, hạn hán, xâm nhập 
mặn đang diễn ra gay gắt khiến một diện tích lớn vùng lúa, rau màu, thủy sản của các tỉnh ven 
biển ĐBSCL và các địa phương lân cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ĐBSCL có vai trò vô cùng quan 
trọng đối với an ninh lương thực quốc gia. Dân số và kinh tế vùng ven biển ĐBSCL lại chiếm một vị trí 
trọng yếu cho quá trình phát triển của cả đồng bằng này. Do vậy, bất kỳ một tác động bất lợi nào 
làm mất ổn định cho vùng này, mà điển hình hơn cả là xâm nhập mặn ngày càng sâu, cần phải 
được xem xét và kiểm soát. Vậy, chúng ta cần phải làm gì và có thể làm gì? Câu hỏi này tất nhiên 
trước hết dành cho phần suy xét từ phía chính quyền, các nhà hoạch định chiến lược và các chuyên 
gia. Tuy nhiên, thiết tưởng mỗi người dân cũng có thể suy nghĩ và góp phần của mình. 
Từ khóa: ĐBSCL, xâm nhập mặn, hạn hán, đời sống dân sinh, kinh tế. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Dòng chủ lưu truyền thông đang tập trung vào cơn dịch Corona, nhưng ở Việt Nam, có một hiểm 
hoạ rất lớn khác đang diễn ra mà chưa được quan tâm đúng mức, đó là tình trạng hạn hán và 
ngập mặn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong thảm hoạ này, Đồng Bằng sông Cửu Long 
của Việt Nam có lẽ sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất. Không cần phải là một nhà khoa học hay một nhà 
quản trị chiến lược, chúng ta cũng có thể hình dung tầm quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu 
Long. Chỉ cần chi tiết này cũng thấy được phần nào vai trò của nó: vùng đất này không chỉ là ‘vựa 
lúa’ của cả nước, mà còn là vùng đất cung cấp nguồn hải sản, cây trái và các tài nguyên phong 
phú khác. Vì vậy, an ninh lương thực của Việt Nam sẽ gặp thử thách cực lớn trong tương lai. Nhưng 
điều đáng lưu tâm hơn nữa là đời sống của chính 20 triệu dân nơi khu vực đồng bằng này sẽ bị 
2136 
ảnh hưởng nghiêm trọng. Toàn bộ cuộc sống nơi đây sẽ bị xáo trộn. Ngoài những thiệt hại có thể 
cân đo đong đếm được trước mắt do tình trạng hạn và ngập mặn gây nên, thảm hoạ này còn có 
nguy cơ gây ra những hệ quả rất lớn trong tương lai: cả một hệ sinh thái với cảnh núi non sông ngòi 
có nguy cơ bị phá huỷ; thiên nhiên biến đổi cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi (thường là tiêu cực) trong 
lối sống nói riêng hay trong nền văn hoá nói chung. Và quan trọng nhất, vì lệ thuộc vào nông 
nghiệp, thảm hoạ này sẽ đẩy bao người lâm vào cảnh đói nghèo, thất nghiệp và di cư. Điều này sẽ 
đồng thời kéo theo nhiều vấn đề xã hội khác, như thất học, nghiện ngập, vv Có thể thấy ‚xâm 
nhập mặn‛ không còn là cụm từ xa lạ đối với mỗi chúng ta trong những năm gần đây. Vậy thực 
trạng này đang diễn ra như thế nào? Nguyên nhân là do đâu và cần có biện pháp hoặc kế hoạch 
nào để hạn chế tình trạng xâm nhập mặn này không còn tiếp diễn ở ĐBSCL cũng như các vùng 
khác không? 
2 NỘI DUNG 
2.1 Thực trạng nguồn nước hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long 
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, từ đầu tháng 2/2020, 
mực nước trên dòng chính sông Mê Kông biến đổi chậm. Hiện tại, mực nước tại các trạm thượng 
nguồn ở mức xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2016 từ 0,1 - 0,7 m. Vì vậy, 
trong mùa khô năm 2020, tình trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long dự báo sẽ ở mức 
độ sâu hơn và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Trong một số thời điểm, xâm nhập mặn ở 
vùng vựa lúa số 1 Việt Nam có thể ở mức tương đương hoặc cao hơn cùng kỳ năm 2016. 
Mực nước trên sông Nam Bộ dao động theo triều, trong đó mực nước sông Sài Gòn cao nhất tuần 
tại trạm Nhà Bè là 1,14 m; mực nước trên sông Vàm Cỏ cao nhất tuần tại trạm Tân An đạt 1,10 m. 
Riêng sông Tiền và sông Hậu, mực nước đang xuống theo triều, trong đó mực nước cao nhất 
tuần tại Tân Châu là 1,15 m, tại Châu Đốc là 1,27 m, tương đương trung bình nhiều năm và cùng 
kỳ năm 2016. 
Dự báo từ ngày 6 - 10/2, tại thượng lưu sông Mekong, mực nước sẽ biến đổi chậm, ở mức thấp hơn 
trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2016 từ 0,2 - 0,7 m. 
Với diễn biến mực nước trên, mực nước trên sông Sài Gòn sẽ tiếp tục dao động theo triều. Theo đó, 
mực nước cao nhất tại trạm Nhà Bè ở mức 1,35 m; trên sông Vàm Cỏ cao nhất tuần tại trạm Tân An 
ở mức 1,2 m. Riêng sông Tiền và sông Hậu, mực nước xuống theo triều với mực nước cao nhất tuần 
tại Tân Châu là 1,35 m; tại Châu Đốc 1,45 m, thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,15 - 0,25 m. 
Mực nước triều vùng cửa sông Nam bộ trong các ngày từ 6 - 10/2 có xu hướng tăng nhẹ so với 
tuần trước. Cụ thể, ở trạm Sài Gòn mực nước triều ở mức 3,9 m, ở Định An là 4,3 m và Vũng Tàu ở 
mức 4,1 m. 
Về diễn biến xâm nhập mặn, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia dự báo trong tuần từ 
11 - 15/2, do ảnh hưởng của kỳ triều cường, xu thế xâm nhập mặn tiếp tục tăng cao, chiều sâu ranh 
mặn 4 g/l. Cụ thể, trên Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, phạm vi xâm nhập mặn là 90 - 95 km, 
tương đương cùng kỳ năm 2016; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, phạm vi xâm nhập mặn 50 - 53 km, sâu 
2137 
hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 3 - 5 km; sông Hàm Luông, phạm vi xâm nhập mặn 71 km, sâu hơn 
cùng kỳ năm 2016 khoảng 11 km; sông Cổ Chiên , phạm vi xâm nhập mặn 65 km, tương đương 
cùng kỳ năm 2016... 
Hình 1: Bản đồ dự báo phân bố độ mặn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 
(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia) 
Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long được Trung tâm Dự báo Khí 
tượng thủy văn quốc gia dự báo ở mức cấp độ 2. 
Với diễn biến mực nước nêu trên, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia nhận định dòng 
chảy trên sông Mekong về đồng bằng sông Cửu Long Long trong tháng 2,3/2020 sẽ ở mức thiếu 
hụt so với trung bình nhiều năm và năm 2016 khoảng 5 - 20%; mực nước tại Biển Hồ (Campuchia) ở 
mức thấp, khả năng bổ sung nước cho đồng bằng sông Cửu Long không nhiều. 
 Do đó, tình trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long ở mức độ sâu hơn, gay gắt hơn so 
với trung bình nhiều năm. Trong một số thời điểm, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có 
thể ở mức tương đương hoặc cao hơn cùng kỳ năm 2016. Thời gian xâm nhập mặn cao nhất trên 
sông Cửu Long tập trung trong tháng 2; các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn vào tháng 3. Từ nửa cuối 
tháng 3 - 6/2020, xâm nhập mặn có xu thế giảm dần. 
Trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài kết hợp với việc sử dụng và khai thác tài 
nguyên nước trong lưu vực (tăng sử dụng nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập Trung 
Quốc) sẽ làm cho tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn mùa khô 
năm 2015 - 2016. 
2.2 Nguyên nhân nguồn nước bị nhiễm mặn ở Đ ng bằng sông Cửu Long 
Diễn biến mặn trong khu vực khá phức tạp. Độ mặn lớn nhất thường xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 
hoặc tháng 5 do ảnh hưởng của thủy triều ở biển Đông, biển Tây hoặc cả hai. Ngoài ra, do lưu 
lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về ít cũng là nhân tố chính ảnh hưởng đến 
tình hình xâm nhập mặn ở vùng cửa sông ven biển của ĐBSCL, trong đó thủy triều là nhân tố động 
lực, mang nước biển kèm theo độ mặn đi sâu vào nội đồng, trong khi lượng nước từ thượng lưu đổ 
2138 
về còn hạn chế. Bên cạnh đó, lượng mưa giảm, lượng nước bị bốc hơi cao cũng là những yếu tố 
ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn. Ngoài những yếu tố tự nhiên thì yếu tố con người cũng 
góp phần không nhỏ gây ra xâm nhập mặn như khai thác và sử dụng nước ngầm quá mức để đáp 
ứng nhu cầu phát triển, sản xuất và đời sống ở địa phương, thay đổi mục đích sử dụng đất cũng có 
ảnh hưởng nhất định đến tình hình xâm nhập mặn. 
Từ đầu tháng Tư đến nay, khu vực Nam Bộ tiếp tục duy trì tình trạng không mưa, ngày nắng nhiều, 
trưa chiều độ ẩm giảm thấp, nhiệt độ tăng cao. Nắng nóng tiếp tục xảy ra nhiều nơi, trong đó ở khu 
vực Đông Nam Bộ nhiều nơi nhiệt độ 36-37 độ C. Dự báo đến tháng 5, khả năng mặn trên ĐBSCL 
được cải thiện nhiều, nhưng vẫn đề phòng một số trường hợp bất thường do mưa muộn, dòng 
chảy thượng lưu về đồng bằng thấp. 
2.3 Những ảnh hưởng của người dân khi nguồn nước bị nhiễm mặn ở Đồng bằng sông 
Cửu Long 
Hiện tại, hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt khiến một diện tích lớn vùng lúa, rau 
màu, thủy sản của các tỉnh ven biển ĐBSCL và các địa phương lân cận bị ảnh hưởng nghiêm 
trọng. Dự báo của ngành nông nghiệp cho thấy, mùa khô năm nay, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 
136.000ha diện tích cây ăn quả bị ảnh hưởng của hạn, mặn, đồng thời, có hơn 158.000 hộ thiếu 
nước sinh hoạt. 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có công văn gửi các tỉnh ĐBSCL về việc đề 
phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn lên cao trong tháng 3-2020. 
Đến thời điểm cuối tháng 2/2020, dù chưa đến đỉnh điểm của hạn, mặn nhưng nhiều nơi ở ĐBSCL 
bị thiệt hại nặng. Tại huyện U Minh (Cà Mau), hàng ngàn hộ dân thiếu nước sạch sinh hoạt. Ở tỉnh 
Bạc Liêu, Sóc Trăng cũng gặp cảnh tương tự, đồng ruộng khô cằn, nứt nẻ, nông dân phải bỏ ruộng. 
Các địa phương ven biển như Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang tình hình cũng không khá hơn, nhất là 
tỉnh Bến Tre mặn đã xâm nhập hầu như toàn tỉnh. Hàng nghìn ha lúa đang có nguy cơ mất trắng 
cùng với gần 80.000 người dân nguy cơ thiếu nước sạch sinh hoạt. 
Theo thống kê sơ bộ, vụ lúa Đông Xuân này trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện có gần 5.300 ha có nguy 
cơ bị mất trắng; tỉnh Trà Vinh thiệt hại khoảng 5.160 ha, trong đó, có trên 30% diện tích mất trắng 
hoàn toàn; tỉnh Long An ước tính có trên 15.000 ha lúa và trên 11.000 ha rau màu, cây ăn trái có khả 
năng bị ảnh hưởng do hạn hán và xâm nhập mặn, tỉnh Cà Mau có hơn 20.500 ha lúa và rau màu 
bị thiệt hại do hạn mặn; trong đó, có gần 6.850 ha lúa bị thiệt hại từ 30-70%, hơn 13.600 ha lúa 
thiệt hại từ 70% trở lên. Cùng với đó, tỉnh hiện có hơn 20.850 hộ dân thiếu nước sinh hoạt do hạn 
hán diễn ra trên diện rộng. 
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng đây là vấn đề lớn, cần phải đặc biệt quan 
tâm vì thiệt hại về cây ăn quả sẽ mất cả chục năm để khôi phục. 
2139 
Hình 2: Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp vụ hè thu 2019 ” 2020 
(Nguồn: moitruong.net.vn) 
Hình 3: Triệu chứng lá sầu riêng và chôm chôm bị ảnh hưởng của ngộ độc mặn 
(Nguồn: chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Vĩnh Long, ccttbvtv.vinhlong.gov.vn) 
2.4 Những giải pháp giúp người dân ứng phó với nguồn nước bị nhiễm mặn ở Đồng bằng 
sông Cửu Long 
Trong đợt mặn cao điểm từ 8-13/4, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyến cáo các địa 
phương chịu ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn hạn chế tưới (tưới nước tối thiểu) nhằm giảm thiểu thiệt 
hại sản xuất, đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới 
cần kiểm tra nồng độ mặn. 
Tổng cục Thủy lợi đã khuyến cáo bà con nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đối với diện 
tích xuống giống lúa đông xuân 2019-2020 muộn, các địa phương cần tích cực trữ nước và xây 
dựng phương án chủ động ứng phó với tình hình hạn, xâm nhập mặn, nhất là 94.000/318.000 ha 
lúa xuống giống muộn trong tháng 12/2019 ở 9 tỉnh ven biển có khả năng chịu ảnh hưởng hạn, 
mặn là Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Bến Tre. 
Cùng với đó, các địa phương đã thu hoạch lúa Đông Xuân 2019-2020 xong không nên xuống 
giống vụ Hè Thu ngay, chỉ xuống giống khi xâm nhập mặn giảm, nguồn nước bảo đảm cung cấp 
2140 
cho lúa, rau màu, Hiện xâm nhập mặn đang tăng cao theo các kỳ triều cường tại khu vực Đồng 
bằng sông Cửu Long. 
Nguồn: infographic.vn 
Để giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố 
khu vực ĐBSCL tổ chức giám sát chặt chẽ độ mặn tại các cửa lấy nước, vận hành đóng các cửa 
cống và công trình thủy lợi khi độ mặn vượt mức cho phép, đảm bảo mặn không xâm nhập sâu 
vào nội đồng; tranh thủ tích trữ nước ngọt trong thời gian mặn xuống thấp để cấp nước cho sản 
xuất nông nghiệp và dân sinh trong thời gian xâm nhập mặn lên cao; chưa tổ chức xuống giống 
lúa vụ hè thu ở những vùng có khả năng ảnh hưởng của xâm nhập mặn 
Ngoài ra, các địa phương tuyên truyền người dân sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn 
nước; tiếp tục giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy các tuyến kênh. 
Cùng với đó, thường xuyên theo dõi, thông báo lịch vận hành công trình và diễn biến tình hình mực 
nước mặn để người dân biết chủ động nguồn nước tưới. Đồng thời đắp đập, đóng các cống ngăn 
mặn, cần chủ động những biện pháp tích trữ nước phục vụ sinh hoạt, tích nước ngay khi có thể để 
đề phòng mặn cao trở lại vào giữa tháng 4. Vùng ven biển ĐBSCL (Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc 
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang) cần tăng cường ứng phó với tình hình mặn lịch sử, chủ 
động các biện pháp chống hạn mặn và cấp nước sinh hoạt, chủ động tích nước khi mặn hạn chế 
xâm nhập và nước ngọt xuất hiện trên địa bàn 
3 KẾT LUẬN 
Sống trong vòng tay của thiên nhiên, con người hiện đại dường như đang mặc nhiên cho rằng sự 
ưu đãi hào phóng từ tạo hóa là vô tận, khiến cho ‚bà mẹ‛ thiên nhiên nổi giận. Con người đang 
phải trả giá đắt bằng việc gánh chịu những thiên tai, hiểm họa không ngờ. ‚Mong ngọt nước phù 
sa về bồi lắng/Lúa đồng xa trĩu hạt sắc tươi vàng‛ ” những hi vọng hướng về vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long đang gồng mình trước thiên tai buộc ta phải nghĩ đến nạn hạn hán ” ngập mặn mỗi lúc 
một tàn phá cuộc sống yên ấm của những người nông dân lương thiện. Trước những diễn biến thất 
2141 
thường của nạn ngập mặn như hiện nay thì mỗi cá nhân phải biết nâng cao ý thức bảo vệ thiên 
nhiên cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Tóm lại, tình trạng ngập mặn không thể giải 
quyết trong ngày một ngày hai mà cần phải có sự quan tâm đúng mức của Chính quyền và địa 
phương, cần minh bạch và thúc đẩy truyền thông đưa tin nhiều hơn về thảm trạng này, để nhiều 
người cùng ý thức và lên tiếng. Điều này có thể mang đến những sức ép quốc tế nhất định đối với 
những chính sách kiểm soát dòng sông của các quốc gia ở thượng nguồn Mê Kông. Bên cạnh đó, 
cần hỗ trợ và thúc đẩy mạnh hơn các nghiên cứu để tìm phương hướng, giải pháp hạn chế vấn đề 
hạn hán, ngập mặt trong tương lai; đồng thời cần có những chính sách rõ ràng hơn cho đời sống 
tương lai của những nạn nhân thảm hoạ này. Ngoài ra, mỗi chúng ta cần có tinh thần hiệp thông 
trước hoàn cảnh của người dân ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài việc góp thêm tiếng nói, 
tiếng kêu cứu cho người dân ở vùng thảm hoạ, chúng ta cần tìm cách trợ giúp cho họ trong khả 
năng của mình. Hơn nữa, là một sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần bồi 
đắp nhận thức sâu sắc về các vấn đề này, chung tay tuyên truyền cũng như nghiên cứu hướng giải 
quyết trong khả năng của mình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] https://baotainguyenmoitruong.vn/amp/co-quan-khi-tuong-thong-tin-ve-xam-nhap-man-
gay-gat-va-keo-dai-tai-dbscl-300196.html. 
[2] https://m.thanhnien.vn/thoi-su/xam-nhap-man-o-dbscl-se-vuot-moc-ky-luc-lich-su-nam-
2016-1189836.amp. 
[3] https://baotainguyenmoitruong.vn/amp/xam-nhap-man-o-dbscl-co-the-tang-hon-trong-
tuan-toi-301681.html. 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_nguon_nuoc_bi_xam_nhap_man_o_dong_bang_song_cuu_long.pdf