Vấn đề kiểm tra, đánh giá (KTĐG) sinh viên tại khoa Ngữ văn - Trường đại học Tây Bắc
Đổi mới kiểm tra, đánh giá là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục phổ thông hiện nay. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 - NQ/TW đã nêu: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo đảm bảo trung thực khách quan Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình dạy học với đánh giá cuối kì, cuối năm học, đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học, đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội” [1].
Từ yêu cầu đổi mới KTĐG của giáo dục phổ thông đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên cũng phải đổi mới KTĐG giá cho phù hợp với thực tiễn. Đây cũng là vấn đề dành được sự quan tâm của tất cả giảng viên trong Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề kiểm tra, đánh giá (KTĐG) sinh viên tại khoa Ngữ văn - Trường đại học Tây Bắc
TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 1 - 7 1 VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (KTĐG) SINH VIÊN TẠI KHOA NGỮ VĂN - TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Phạm Thị Phƣơng Huyền Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Đổi mới kiểm tra đánh giá là một yêu cầu quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc cần thiết phải đổi mới KTĐG kết quả học tập của sinh viên để kịp thời bắt nhịp với xu thế chung. Chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sau: Chuyển từ KTĐG kiến thức sang KTĐG năng lực; Thống nhất cách thức KTĐG ở các học phần chuyên ngành; Vận dụng công nghệ thông tin vào hoạt động KTĐG. Từ khóa: Đánh giá, kiểm tra, Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc. 1. Đặt vấn đề Đổi mới kiểm tra, đánh giá là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục phổ thông hiện nay. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 - NQ/TW đã nêu: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo đảm bảo trung thực khách quan Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình dạy học với đánh giá cuối kì, cuối năm học, đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học, đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội” [1]. Từ yêu cầu đổi mới KTĐG của giáo dục phổ thông đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên cũng phải đổi mới KTĐG giá cho phù hợp với thực tiễn. Đây cũng là vấn đề dành được sự quan tâm của tất cả giảng viên trong Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực người học KTĐG là một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học. Đó là động lực thúc đẩy sự đổi mới của quá trình dạy học. Tác giả Đinh Trọng Cường đã chỉ rõ những điểm khác biệt giữa KTĐG kiến thức, kĩ năng và KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực người học [3], đó là: Tiêu chí so sánh Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kỹ năng 1. Mục đích chủ yếu - Đánh giá khả năng người học vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống. - Vì sự tiến bộ của người học so với chính mình. - Xác định việc đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục. - Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau. 2. Ngữ cảnh đánh giá Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của người học. Gắn với nội dung học tập (những kiến thức, kỹ năng, thái độ) được học trong nhà trường. Ngày nhận bài: 7/9/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017 Liên lạc: Phạm Thị Phương Huyền, e - mail: huyenptp@gmail.com 2 Tiêu chí so sánh Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kỹ năng 3. Nội dung đánh giá - Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân người học trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện). - Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học. - Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở một môn học. - Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay không một nội dung đã được học. 4. Công cụ đánh giá Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực. Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực. 5. Thời điểm đánh giá Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học. Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy. 6. Kết quả đánh giá - Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành. - Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp được coi là có năng lực cao hơn. - Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành. - Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kỹ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn. 2.2. Vấn đề KTĐG sinh viên ở Khoa Ngữ văn hiện nay Việc KTĐG sinh viên tại Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc từ trước đến nay luôn đảm bảo đúng quy định về KTĐG theo học chế đào tạo tín chỉ (TC) do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định tại Quy định số 43/2007/QĐ - BGD&ĐT. Tuy nhiên, việc áp dụng các hình thức đánh giá lại phụ thuộc vào điều kiện của từng giảng viên, vào tính chất của học phần và mục tiêu đặt ra đối với mỗi môn học. a. Đánh giá quá trình Đánh giá quá trình là đánh giá năng lực của sinh viên (SV) trong suốt quá trình học tập các học phần, bao gồm tất cả các hoạt động quan sát của giảng viên (GV), các bài kiểm tra, thực hành Hiện nay, việc đánh giá này hoàn toàn do GV tự thực hiện. Điểm đánh giá quá trình là điểm trung bình chung của các tiêu chí (a,b,c,d,e) chiếm trọng số 30% hoặc 40%, trong đó: (a) Tính chuyên cần của SV; (b) Thái độ ý thức tham gia thảo luận trên lớp của SV; (c) Điểm kiểm tra thường xuyên; (d) Điểm kiểm tra giừa kì; (e) Điểm thực hành (nếu có). 3 Cụ thể, trong tổng số 26 học phần (HP) chuyên ngành bắt buộc, có 25 HP có tỉ trọng điểm 30%, và 01 HP có tỉ trọng điểm 40%. Có HP chỉ gồm 03 loại điểm là: Chuyê
File đính kèm:
- van_de_kiem_tra_danh_gia_ktdg_sinh_vien_tai_khoa_ngu_van_tru.pdf