Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay

Ngày nay, ở các nước có nền giáo dục tiên tiến luôn đề cao vai trò lãnh đạo của người giảng viên, được xem là một trong ba nhân vật “trụ cột” trong nhà trường. Giảng viên trở thành người làm chủ trong nhà trường, chủ động tham gia đóng góp cho việc xây dựng tầm nhìn của nhà trường. Mặt khác, người giảng viên trong nhà trường thực sự là quản lý - lãnh đạo trực tiếp hoạt động dạy - học, đặc biệt là hoạt động học của người học. Để làm tốt được vai trò là người “lãnh đạo dạy học” này, giảng viên cần xây dựng “tầm nhìn” hay “mục tiêu” cho lớp học nói chung và cho mỗi sinh viên nói riêng. Một người giảng viên biết xây dựng mục tiêu dạy học tốt, là người giảng viên bước đầu đi trên con đường thành công trong nỗ lực đưa sinh viên tới đích của sự phát triển.

Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay trang 1

Trang 1

Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay trang 2

Trang 2

Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay trang 3

Trang 3

Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay trang 4

Trang 4

Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay trang 5

Trang 5

Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay trang 6

Trang 6

Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay trang 7

Trang 7

Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay trang 8

Trang 8

Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay trang 9

Trang 9

Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 08/01/2024 4200
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay

Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay
TAN TRAO UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE 
 No.04_November 2016 100 
VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN TRONG XÂY DỰNG 
TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU DẠY HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY 
Role of the teachers for determining vision, mission and teaching goals at schools today 
Ngày 13/10/2016; ngày phản biện: 19/10/2016; ngày duyệt đăng: 21/11/2016 
Lê Đức Quảng* 
Nguyễn Thị Hồng Yến** 
TÓM TẮT 
Ngày nay, ở các nước có nền giáo dục tiên tiến luôn đề cao vai trò lãnh đạo của người giảng 
viên, được xem là một trong ba nhân vật “trụ cột” trong nhà trường. Giảng viên trở thành người làm 
chủ trong nhà trường, chủ động tham gia đóng góp cho việc xây dựng tầm nhìn của nhà trường. Mặt 
khác, người giảng viên trong nhà trường thực sự là quản lý - lãnh đạo trực tiếp hoạt động dạy - học, 
đặc biệt là hoạt động học của người học. Để làm tốt được vai trò là người “lãnh đạo dạy học” này, 
giảng viên cần xây dựng “tầm nhìn” hay “mục tiêu” cho lớp học nói chung và cho mỗi sinh viên nói 
riêng. Một người giảng viên biết xây dựng mục tiêu dạy học tốt, là người giảng viên bước đầu đi 
trên con đường thành công trong nỗ lực đưa sinh viên tới đích của sự phát triển. 
Từ khóa: Vai trò; tầm nhìn; sứ mệnh; mục tiêu; giảng dạy. 
ABSTRACT 
Today, in countries with advanced education, the leadership role of the teachers is always 
highly appreciated and it is considered as one of the three key factors of a school. Teachers become 
key persons at schools and actively contribute to the development of the school's visions. 
Furthermore, teachers in a school are also the managers and leaders who directly control and 
monitor teaching and learning activities, especially learning activities. To enhance the role as 
“leaders of teaching and learning activities”, teachers have to determine “visions” or “goals” for a 
course in general and for each student in particular. A teacher who knows how to determine 
teaching goals is the person making students step by step to achieve the goal of development. 
Keywords: Role; vision; mission; goal; teaching. 
1. Đặt vấn đề 
Sống trong thời đại bùng nổ của thông 
tin và toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực của đời 
sống xã hội thì việc trang bị cho thế hệ trẻ một 
nền tri thức phổ thông cơ bản theo đúng chuẩn 
mực và yêu cầu xã hội vừa có rất nhiều thuận 
lợi, song cũng nảy sinh nhiều khó khăn, thách 
thức! Để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách 
thức, đòi hỏi phải có những thay đổi lớn trong 
nhà trường. Trong đó, thay đổi triết lý giáo dục, 
thay đổi quan điểm phương pháp luận và 
phương pháp dạy học, giáo dục là điều cấp bách, 
đồng thời là xu thế tất yếu! Trong bối cảnh đổi 
mới giáo dục hiện nay, hơn lúc nào hết, người 
giảng viên trong nhà trường cần được trao quyền 
quản lý - lãnh đạo nhiều hơn. Vai trò quản lý - 
lãnh đạo của giảng viên trong nhà trường cần 
phải được cụ thể hóa rõ ràng hơn nữa. 
Hiện nay, vai trò của giảng viên đã thay 
đổi. “Giảng viên không những là người lập kế 
*Tiến sĩ - Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị 
**Thạc sĩ - Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
SỐ 04 - THÁNG 11 NĂM 2016 101
hoạch và tổ chức quá trình học tập mà còn là 
huấn luyện viên giúp sinh viên tìm con đường 
riêng để phát triển bản thân trong quá trình học 
tập; không những là hướng dẫn viên, tư vấn 
cho việc học, gợi mở cho người học cách 
chiếm lĩnh tri thức, kiến thức mà còn là người 
cổ vũ, khích lệ người học tích cực tham gia 
học tập; không những là trọng tài đánh giá và 
tổ chức đánh giá mà còn là người quản lý, điều 
khiển quá trình học tập - giáo dục học sinh” 
(Liên Nguyễn Thị Ngọc 2013, p.126). Như 
vậy, cần nhìn nhận rõ hơn vai trò của người 
giảng viên trong nhà trường hiện nay, họ 
không chỉ là một người thực thi nhiệm vụ theo 
phân công của cấp trên mà còn là người đi tiên 
phong thực hiện vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực 
chuyên môn của nhà trường. Trong nghiên cứu 
này, tác giả nhằm đánh giá về vai trò của giảng 
viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và 
mục tiêu dạy - học ở nhà trường hiện nay, cụ 
thể là ở các trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) 
khu vực miền Trung - Việt Nam. 
2. Phương pháp và công cụ nghiên cứu 
Nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò 
của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ 
mệnh và mục tiêu dạy - học, bằng việc phân 
tích tài liệu và các nghiên cứu liên quan của các 
tác giả trong và ngoài nước. Phỏng vấn chuyên 
gia là những CBQL và những giảng viên giỏi 
có trình độ từ Tiến sĩ trở lên tại các trường 
CĐSP và ĐHSP, số lượng 10 người, bằng 
phương pháp phỏng vấn cấu trúc (Structured 
Interview). Kết hợp điều tra khảo sát bằng bảng 
hỏi (Check List), bảng hỏi được thiết kế và đã 
được sự kiểm tra, đánh giá của 5 chuyên gia: 
Kiểm tra tính nhất quán (Item Objetive 
congruence Index) của từng câu hỏi, sau đó 
xem xét các câu hỏi có giá trị IOC.Index 0,50 - 
1,00 (Bunsong Srisaat, 2002 p. 62), trong 
nghiên cứu này các câu hỏi điều tra có giá trị 
IOC.Index là 0,80 - 1,00 và có độ t ... t) là 
cung cấp thêm lực tác động đến cá nhân, tăng 
thêm sức lực nhằm sinh ra sự liên kết giữa sự 
kích thích và sự đáp ứng. Sự tăng cường sẽ 
cho kết quả tích cực và tiêu cực, ảnh hưởng 
nhiều đến việc học tập của cá nhân. 
3.6.4. Tầm quan trọng của hoạt động 
dạy - học 
Hoạt động dạy - học là một yếu tố trong 
quá trình tổ chức dạy học có tầm quan trọng, 
nhằm giúp người học học tập theo mục tiêu 
của chương trình. Hoạt động dạy - học sẽ giúp 
người học hiểu biết về kiến thức, có kỹ năng, 
có phẩm chất như mong muốn, dựa trên mục 
đích của chương trình đào tạo, hoạt động dạy - 
học là trái tim quan trọng của việc thực hiện 
chương trình đào tạo. 
Đặc điểm của một hoạt động dạy-học tốt là: 
a) Hoạt động dạy-học nhằm phát triển 
năng lực của sinh viên trong tất cả các lĩnh vực. 
b) Hoạt động dạy-học cần tạo được 
động lực cho sinh viên thể hiện mình và có sự 
hợp tác. 
c) Hoạt động dạy - học cần tạo cơ hội và 
thấy được tầm quan trọng của tất cả mọi sinh 
viên trong lớp học. 
d) Hoạt động dạy - học cần hướng dẫn 
phương pháp tìm tòi kiến thức và phương 
pháp tự giải quyết vấn đề của sinh viên. 
(Sumon Amornwiwat, 2006). 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Vai trò của giảng viên trong việc 
xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu 
dạy - học 
Nhiều Nhà giáo dục và Nhà nghiên cứu 
đã đưa ra ý kiến về lĩnh vực xây dựng tầm 
nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của việc dạy - học, 
như Jazzar và Algozzine (2007, p. 67) cho 
rằng là một phương pháp có hiệu quả 
(Effective approach) để kích thích các nhà 
lãnh đạo chuyên môn cần phải thiết lập mục 
đích và mục tiêu rõ ràng về những kỳ vọng và 
phải biết những gì cần làm để đạt được mục 
tiêu đó. Do đó, các nhà lãnh đạo chuyên môn 
cần có năng lực và được thể hiện một cách rõ 
ràng qua các giá trị và tầm nhìn chiến lược 
(Values and vision) liên quan đến việc học tập 
và thành tích của sinh viên. Nó có ý nghĩa liên 
quan đến nguyên tắc, hành vi cần thiết để thúc 
đẩy và duy trì giá trị của tầm nhìn đó (Hopkins 
et al., 1997, p. 234). 
Vì vậy, giảng viên tại các cơ sở Giáo dục 
trên cương vị là một nhà lãnh đạo chuyên môn 
cần phải tập trung vào các mục tiêu đào tạo 
(Bossert, 1998, p. 336). Đặt ra mục tiêu là 
phương pháp hiệu quả trong việc động viên và 
tăng năng suất công việc. Mục tiêu giúp mọi 
người quan tâm đến công việc, cố gắng để mở 
rộng các hoạt động có cùng mục đích, đồng thời 
tích cực chứng tỏ sẽ đạt được kết quả thành công 
và phát triển thêm các chiến lược để đạt được 
mục tiêu (Locke và Latham, 1990, p. 121). 
Cán bộ quản lý và Giảng viên cùng 
nhau xây dựng mục tiêu, thông tin về mục tiêu 
và xây dựng cơ cấu tổ chức nhằm phát triển 
nhà trường đạt được mục tiêu quan trọng, với 
sự theo dõi thường xuyên. Do đó mục tiêu 
chuyên môn này có sự ảnh hưởng đến hành vi 
của giảng viên trong lớp học và ảnh hưởng 
chất lượng giáo dục của Nhà trường. (Blasé & 
Blasé, 1999, P. 251) 
Murphy (1990, p. 112) cho rằng: Năng 
lực lãnh đạo chuyên môn có khái niệm là lĩnh 
vực hoạt động của Lãnh đạo và Giảng viên 
trong nhà trường nhằm thúc đẩy sự tiến bộ 
trong học tập của sinh viên, bao gồm các 
nhiệm vụ như: xác định mục tiêu của nhà 
trường, cùng nhau xây dựng sứ mệnh và mục 
tiêu của nhà trường một cách rõ ràng. Bằng 
việc quy định mục tiêu dạy và học, tiêu chuẩn 
thực hành của sinh viên và khuyến khích sinh 
viên đạt được những tiêu chuẩn đó. 
Ngoài ra, giảng viên là một nhà lãnh đạo 
chuyên môn cần phải truyền đạt, trao đổi giữa 
sinh viên và giảng viên về tầm nhìn và sứ 
mệnh của nhà trường (McEwan, 1998, p. 121). 
TAN TRAO UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE 
 No.04_November 2016 106 
Vì vậy, trong việc xác định sứ mệnh 
(Defining mission), thì cần phải truyền đạt rõ 
ràng cho tất cả mọi người liên quan, bao gồm 
cả việc xây dựng khuôn khổ mục tiêu, mục 
đích và sứ mệnh đặt ra không quá cao. Mục 
đích được chỉ rõ phù hợp hoàn cảnh của thời 
điểm hoặc ở thời điểm khủng hoảng trong 
công việc. Nếu không đặt ra sứ mệnh rõ ràng 
thì giống như một cuộc hành trình vô nghĩa 
không có điểm đến. (Krug, 1992, p. 212). 
Như vậy, điều quan trọng trong việc xây 
dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của việc 
day - học là: ưu tiên hàng đầu cho việc dạy - 
học. Về cơ bản, các nhiệm vụ của Nhà trường 
là nhằm thúc đẩy sự học tập, kể cả nếu có 
những thay đổi về nhiệm vụ và đặc điểm của 
Giảng viên. (Hoaclander Alt & Beltranena, 
2001, p. 114) 
Sergiovanni (2001, p. 225) cho rằng năng 
lực lãnh đạo chuyên môn phát sinh từ động cơ, 
tư tưởng, sự cần thiết nhằm xây dựng nhà 
trường đạt chất lượng tốt. Với hy vọng là Giảng 
viên ưu tiên hàng đầu cho việc dạy - học. 
Ngoài ra, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (US Dept 
of Ed., 2005, p. 2) cho rằng, người Giảng viên 
có chất lượng là phải có hành vi lãnh đạo 
chuyên môn đa dạng và thường xuyên và ưu 
tiên cho việc dạy và học là quan trọng nhất. 
Đồng quan điểm đó, Bossert (1998, p.337); 
Murphy (1990, p.221) cho rằng lãnh đạo 
chuyên môn là ưu tiên cho thời gian dạy - học 
nhiều nhất. Cũng giống như Southworth 
(2002, p.226) nói rằng Giảng viên phải tập 
trung vào hoạt động giảng dạy để nâng cao 
chất lượng học tập của sinh viên, quan tâm đến 
văn hóa học đường. Còn Hopkins et al. (1997, 
p.145) có ý kiến bổ sung là lãnh đạo chuyên 
môn là người cần có sự tin tưởng trong việc 
thúc đẩy tìm kiếm, phát hiện kiến thức thật tốt. 
McEwan (1998, p.432) có ý kiến rằng 
Giảng viên là lãnh đạo chuyên môn phải thực 
hiện nhiều công việc để giúp cho người học 
đạt kết quả tốt. Phải xây dựng các tiêu chuẩn 
mặt chuyên môn, thực hiện theo tiêu chuẩn 
mặt chuyên môn để đạt được mục tiêu theo 
yêu cầu của các tiêu chuẩn đó. 
Việc học tập xuất sắc là một động lực rất 
quan trọng trong Nhà trường. Nhiều nghiên 
cứu đã khẳng định rằng, Nhà trường cần tập 
trung chủ yếu vào thành tích học tập của người 
học.(Goddard, Sweetland, and Hoy, 2000, 
p.232 ; Hoy and Sabo, 1998, p.225). Vì vậy, 
Giảng viên là người lãnh đạo chuyên môn phải 
đặt kỳ vọng cao đối với bản thân và đồng 
nghiệp. (McEwan, 1998, p.119). Đòi hỏi một 
sự hiểu biết về phạm vi cấu trúc của giáo dục 
và kết quả sẽ đạt được trongthành tích học tập 
của sinh viên. (Hopkins et al. 1997, p.325). 
Ngoài ra Kaisit Plarin (2009, P.33); 
Samrit Kangpheng (2008, p.67); Prasit 
Khieusri et al. (2005, p.98) cùng đưa ra một 
nhận định giống nhau là lãnh đạo thay đổi có 
một tiêu chí quan trọng là tổ chức giảng dạy 
cho bắt kịp với sự thay đổi, tiên phong trong 
mặt sử dụng sáng kiến, sáng tạo trong giảng 
dạy, sử dụng công nghệ thông tin và truyền 
thông trong dạy - học. Có tiềm năng cá nhân 
để phát triển chuyên môn, thường xuyên khám 
phá kiến thức mới và ứng dụng vào thực tiễn. 
Từ những việc nghiên cứu lý thuyết của tài 
liệu và các nghiên cứu liên quan, tác giả phân 
tích và tổng hợp các yếu tố chính về vai trò của 
giảng viên trong việc xây dựng tầm nhìn, sứ 
mệnh và mục tiêu dạy - học theo bảng sau:
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
SỐ 04 - THÁNG 11 NĂM 2016 107
Bảng 1: Phân tích các yếu tố chính về vai trò của giảng viên trong việc xây dựng tầm nhìn, 
sứ mệnh và mục tiêu dạy - học 
Yếu tố 
Nguồn tài liệu 
K
ru
g 
(19
92
) 
H
o
pk
in
s 
et
a
l. 
(19
97
) 
Bo
ss
er
t (
19
98
) 
M
cE
w
a
n
(19
98
) 
Bl
a
sé
&
Bl
a
sé
(19
99
) 
Su
po
v
itz
(20
01
) 
La
sh
w
a
y 
(20
02
) 
So
u
th
w
o
rt
h 
(20
02
) 
U
.
S.
D
ep
t o
fE
du
.
(20
05
) 
H
o
y 
&
H
o
y 
(20
06
) 
Li
ên
N
.
T.
N
(20
13
) 
Pr
a
sit
K
.
(20
05
) 
Sa
m
ri
t K
.
(20
08
) 
K
a
isi
t P
la
ri
n
(20
09
) 
C
ộn
g 
Tỷ
lệ
ph
ần
tr
ăm
1. Cùng nhau xây dựng 
đường lối phát triển việc dạy 
- học. 
√ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ 12 85. 
2. Ưu tiên hàng đầu cho việc 
dạy - học. √ √ √ √ √ √ √ √ √ 9 64. 
3. Xây dựng các tiêu chuẩn 
mặt chuyên môn. √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ 10 71. 
4. Xác định nhiệm vụ học 
tập. √ √ 2 14. 
5. Trao đổi về tầm nhìn và 
mục tiêu học tập. √ √ √ 3 21. 
Bảng 1 cho thấy kết quả phân tích các 
yếu tố chính về vai trò của giảng viên trong 
việc xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu 
dạy - học, có nhiều ý kiến trùng hợp nhau, từ 
tỷ lệ 50 phần trăm trở lên. Từ đó có thể kết 
luận rằng: vai trò của giảng viên trong việc 
“xây dựngtầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của 
việc dạy - học” nghĩa là bao gồm đường lối 
thực hiện của giảng viên về xác định tầm nhìn, 
sứ mệnh và mục tiêu của việc dạy - học nhằm 
đạt được sự thành công trong lĩnh vực thực 
hiện chuyên môn. Cũng từ kết quả phân tích 
của bảng 1, ta có thể xác định các yếu tố của 
lĩnh vực xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục 
tiêu của việc dạy - học bao gồm: 1) Cùng nhau 
xây dựng đường lối phát triển việc dạy - học. 
2) Ưu tiên hàng đầu cho việc dạy - học. 3) Xây 
dựng các tiêu chuẩn mặt chuyên môn. 
4.2. Kết quả điều tra khảo sát nhóm 
mẫu nghiên cứu về vai trò của giảng viên 
trong việc xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và 
mục tiêu dạy - học bởi 291 giảng viên ở các 
trường Cao đẳng Sư phạm khu vực miền 
Trung - Việt Nam theo bảng 2 
Bảng 2: Độ trung bình ( X ), độ lệch 
chuẩn (S.D.) vai trò của giảng viên trong việc 
xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy - 
học của giảng viên ở các trường Cao đẳng Sư 
phạm khu vực miền Trung - Việt Nam, tính 
tổng cộng và từng yếu tố. 
Yếu 
tố 
Vai trò của giảng 
viên trong việc xây 
dựng tầm nhìn, sứ 
mệnh và mục tiêu 
dạy - học 
Gía trị thống kê 
(N = 291) 
X
S.D. Mức 
độ 
1. 
Cùng nhau xây dựng 
đường lối phát triển 
việc dạy - học. 
3,11 0,23 
Trung 
bình 
2. Ưu tiên hàng đầu 
cho việc dạy - học. 3,43 0,29 
Trung 
bình 
3. 
Xây dựng các tiêu 
chuẩn mặt chuyên 
môn. 
3,20 0,26 
Trung 
bình 
Tổng cộng 3,25 0,19 Trung bình 
Bảng 2 cho thấy vai trò của giảng viên 
trong việc xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục 
tiêu dạy - học của giảng viên ở các trường Cao 
đẳng Sư phạm khu vực miền Trung - Việt Nam, 
TAN TRAO UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE 
 No.04_November 2016 108 
tính tổng cộng ở mức độ trung bình ( X = 3,25), 
trong đó cả 3 yếu tố cùng ở mức độ trung bình. 
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vai trò của 
giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và 
mục tiêu dạy - học có nghĩa là kiến thức, tư 
tưởng và hành vi thể hiện của giảng viên ảnh 
hưởng đến việc học tập của sinh viên. Là sự 
quan tâm tối đa của giảng viên đến hành vi của 
những cá nhân liên quan trực tiếp tới các hoạt 
động có ảnh hưởng đến sự tiến bộ của người 
học. Đó sự là sự đề cao đến hành vi của giảng 
viên giúp tăng cường việc học tập của sinh viên. 
Giảng viên phải có năng lực lãnh đạo giảng dạy 
nhằm phát triển và khuyến khích sự hợp tác 
trong học tập của người học. Một thực trạng hiện 
nay trong xã hội chúng ta là vẫn còn có quan 
điểm phổ biến rằng thuật ngữ “lãnh đạo” gắn 
liền với những cá nhân có chức danh chính thức 
trong bộ máy chính quyền hoặc các tổ chức, 
đoàn thể xã hội. Theo đó, trong một nhà trường 
thì người lãnh đạo là hiệu trưởng - hay ban giám 
hiệu nhà trường còn các giảng viên, cán bộ công 
nhân viên trong nhà trường là người thừa hành. 
Do đó, trong các nhà trường giảng viên - đối 
tượng “bị lãnh đạo”- hoạt động dưới sự điều 
hành của nhà lãnh đạo, quản lý. Quan điểm này 
tất yếu dẫn đến một thực tế: Giảng viên trở nên 
thụ động, kém sáng tạo và tích cực, không phát 
huy được vai trò của mình trong các hoạt động 
của nhà trường. 
5. Kết luận 
Từ việc nghiên cứu tài liệu, lý thuyết, quan 
điểm và các nghiên cứu liên quan kết hợp với 
phỏng vấn Chuyên gia, có thể kết luận rằng: vai 
trò của giảng viên trong việc “xây dựng tầm 
nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của việc dạy - học”
nghĩa là bao gồm đường lối thực hiện của 
giảng viên về xác định tầm nhìn, sứ mệnh và 
mục tiêu của việc dạy - học nhằm đạt được sự 
thành công trong lĩnh vực thực hiện chuyên 
môn. Cũng từ kết quả đó, ta có thể xác định 
các yếu tố của lĩnh vực xây dựng tầm nhìn, sứ 
mệnh và mục tiêu của việc dạy - học bao gồm: 
1) Cùng nhau xây dựng đường lối phát triển 
việc dạy - học. 2) Ưu tiên hàng đầu cho việc 
dạy - học. 3) Xây dựng các tiêu chuẩn mặt 
chuyên môn. 
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy vai trò 
của giảng viên trong việc xây dựng tầm nhìn, 
sứ mệnh và mục tiêu dạy - học của giảng viên 
ở các trường Cao đẳng Sư phạm khu vực miền 
Trung - Việt Nam, tính tổng cộng ở mức độ 
trung bình ( X = 3,25), trong đó cả 3 yếu tố 
cùng ở mức độ trung bình. Từ đó có thể thấy 
rằng việc nhận thức và thực hiện về yếu tố vai 
trò của giảng viên trong việc xây dựng tầm 
nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy - học chưa đạt 
được mức độ cao, do đó các nhà QLGD cần có 
chiến lược nhằm giúp đỡ các giảng viên trong 
nhà trường của mình hiểu rõ, nhận thức đầy đủ 
về vai trò trên và thực hiện tốt đáp ứng với yêu 
cầu của nền giáo dục thế kỷ 21. Cụ thể là mỗi 
giảng viên cần phát huy vai trò là người làm 
chủ trong nhà trường- chủ động tham gia đóng 
góp cho việc xây dựng tầm nhìn của nhà 
trường. Mặt khác, người giảng viên trong nhà 
trường thực sự là quản lý - lãnh đạo trực tiếp 
hoạt động dạy học- đặc biệt là hoạt động học 
của người học. Để làm tốt được vai trò là 
người “lãnh đạo dạy học” này, giảng viên cần 
xây dựng“tầm nhìn” hay “mục tiêu” cho lớp 
học nói chung và cho mỗi sinh viên nói riêng.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
SỐ 04 - THÁNG 11 NĂM 2016 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Blasé, J & Blasé, J. Principals' instructional leadership and teacher development: Teachers' 
perspectives. Educational Administration Quarterly, 35(3), (1999), 349-378. 
2. Hoachlander, A., & Beltranena, H. The art and science of leadership. Upper Saddle River, 
NJ: Prentice Hall. (2001). 
3. Hoy, W. and Sabo, D. Quality middle school: Open and healthy. Thousand Oaks. CA: 
Corwin Press. (1998). 
4. Jiraporn Keswiriyakanrn.Guidelines to Develop Vision Creation of basic Educational school 
under the office of Kamphaeng Phet Educational Service area 2. Thesis Master of 
Educational Administration, Kamphaeng Phet Rajabhat University-Thailand, (2013). 
5. Krug, S. Instructional leadership: A constructivist perspective. Educational Administration 
Quarterly, 28 (3), (1992), 430-443. 
6. Liên Nguyễn Thị Ngọc. Tăng cường vai trò lãnh đạo của giảng viên - giải pháp nâng cao 
tính tích cực, chủ động và năng lực tự học của giảng viên trong nhà trường hiện nay. Kỷ yếu 
hội thảo nâng cao năng lực tự học tự nghiên cứu cho GVPT, trường ĐHSP thành phố HCM, 
(2013), pp. 125-134. 
7. Locke, E. & Latham, G. A theory of goal setting and task performance. Englewood Cliffs: 
NJ: prentien Hall, (1990). 
8. Murphy, J. Principal instructional leadership. Advances in Educational Administration. LB: 
Changing perspectives on the school, (1990), 163-200. 
9. Southworth, E.H. Leader and leadership process. Boston: Irwin / McGraw-Hill, (2002) 
10. U.S. Department of Education. Leader and leadership process. Boston: Irwin/ McGraw-
Hill, (2005). 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_giang_vien_trong_xay_dung_tam_nhin_su_menh_va_mu.pdf