Vai trõ của đàn bầu trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam

Tóm tắt: Đàn bầu là nhạc cụ dân tộc của người Việt, có sự độc đáo về tính năng,

đa dạng trong thể hiện. Tuy chỉ có một dây với cấu trúc đơn giản, nhưng đàn bầu có thể

tạo ra những âm thanh độc đáo và có sức quyến rũ kỳ lạ với âm sắc đặc thù, phản ánh

được nhiều trạng thái, cung bậc của tình cảm. Đàn bầu xuất hiện trong rất nhiều thể

loại âm nhạc từ cổ truyền như dân ca, hát xẩm, chèo, tuồng, cải lương, đến những

sáng tác mới hiện diện đầy đủ với các hình thức diễn tấu từ độc tấu, song tấu, tam tấu,

hòa tấu; từ thính phòng đến sân khấu; được người Việt Nam ưa chuộng và nhiều bạn bè

trên thế giới yêu thích.

Từ khóa: đàn bầu, phường bát âm, hát xẩm, chèo, cải lương, âm nhạc truyền

thống Việt Nam

Vai trõ của đàn bầu trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam trang 1

Trang 1

Vai trõ của đàn bầu trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam trang 2

Trang 2

Vai trõ của đàn bầu trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam trang 3

Trang 3

Vai trõ của đàn bầu trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam trang 4

Trang 4

Vai trõ của đàn bầu trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam trang 5

Trang 5

Vai trõ của đàn bầu trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam trang 6

Trang 6

Vai trõ của đàn bầu trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam trang 7

Trang 7

Vai trõ của đàn bầu trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 10460
Bạn đang xem tài liệu "Vai trõ của đàn bầu trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trõ của đàn bầu trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam

Vai trõ của đàn bầu trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 VAI TRÕ CỦA ĐÀN BẦU TRONG ÂM NHẠC CỔ TRUYỀN 
 VIỆT NAM 
 ThS. Phạm Ngọc Đỉnh1 
 Tóm tắt: Đàn bầu là nhạc cụ dân tộc của người Việt, có sự độc đáo về tính năng, 
đa dạng trong thể hiện. Tuy chỉ có một dây với cấu trúc đơn giản, nhưng đàn bầu có thể 
tạo ra những âm thanh độc đáo và có sức quyến rũ kỳ lạ với âm sắc đặc thù, phản ánh 
được nhiều trạng thái, cung bậc của tình cảm. Đàn bầu xuất hiện trong rất nhiều thể 
loại âm nhạc từ cổ truyền như dân ca, hát xẩm, chèo, tuồng, cải lương,đến những 
sáng tác mới hiện diện đầy đủ với các hình thức diễn tấu từ độc tấu, song tấu, tam tấu, 
hòa tấu; từ thính phòng đến sân khấu; được người Việt Nam ưa chuộng và nhiều bạn bè 
trên thế giới yêu thích. 
 Từ khóa: đàn bầu, phường bát âm, hát xẩm, chèo, cải lương, âm nhạc truyền 
thống Việt Nam 
 Dẫn nhập 
 Đàn bầu đã góp mặt từ rất lâu trong đời sống âm nhạc của người Việt và mỗi khi 
nghe âm thanh thánh thót, chứa chan tình cảm từ những cung bậc giai điệu du dương 
của cây đàn, người Việt dù ở đâu cũng thấy hồn quê ngập tràn trong tâm trí. 
 Với kỹ thuật uốn cần đàn, làm chùng dây đàn của nghệ nhân, nghệ sĩ chơi đàn, 
đàn bầu có thể phát ra nhiều cao độ khác nhau, tạo nên các âm thanh với âm sắc trong 
trẻo, quyến rũ. Thậm chí, chỉ một lần gẩy, đàn bầu có thể phát ra một âm cơ bản hoặc 
nhiều âm bồi với biên độ cao thấp có thể lên tới một quãng 5. 
 Đàn bầu là nhạc cụ không thể thiếu trong dàn nhạc cổ truyền dân tộc, đồng thời 
đàn bầu cũng có thể hòa tấu với các nhạc cụ hiện đại. Ở trong mọi hình thức nghệ thuật, 
sân khấu hóa, đàn bầu luôn nằm ở vị trí quan trọng trong các dàn nhạc. 
 Xuất phát từ trong lao động sản xuất và gắn liền với sinh hoạt văn hóa dân gian từ 
xa xưa, đàn bầu đã trở thành nhạc cụ diễn đạt tình cảm, tâm tư của người Việt trong hầu 
hết các loại hình âm nhạc cổ truyền Việt Nam như: hát xẩm, tuồng, chèo, cải lương... 
 1. Đàn bầu trong phƣờng bát âm 
 Phường bát âm là dàn nhạc thường dùng trong các đám hiếu, đám rước lễ tại 
Việt Nam. Bát âm là tám chất liệu âm thanh đồng thời gọi chung cho tám loại nhạc 
cụ khác nhau, đó là: thạch, thổ, kim, mộc, trúc, bào, ti, cách. 
1 Khoa Âm nhạc, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 
54 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 Ngày nay, phường bát âm không còn đầy đủ như ngày xưa, nó thay đổi linh hoạt 
hơn tùy theo từng nhóm nhạc, mỗi nhóm nhạc từ năm đến bảy người, các nhạc cụ đi 
cùng có thể là trống, kèn bóp, thanh la, tiêu, ghi ta phím lõm và đặc biệt là luôn có mặt 
của cây đàn bầu. Dù số lượng người và nhạc cụ trong nhóm nhạc có thay đổi như thế 
nào thì phường bát âm cũng không thiếu được cây đàn bầu. Với những âm thanh giống 
với giọng nói của người Việt, réo rắt, da diết đến nao lòng, cùng những kỹ thuật nhấn, 
vuốt, chặn dây,... trên một làn điệu chậm tạo nên những âm thanh như tiếng nấc, tiếng 
nức nở khóc than, mang lại cảm giác buồn, đau thương, rất phù hợp với cảm xúc trong 
khung cảnh tiễn đưa người đã khuất với một số bài bản mang đậm chất ai oán như: 
Trường tương tư, Nam ai, Đêm đông, Tình cha, Tình mẹ,... 
 Ví dụ: Bài “Trường tương tư” [6] 
 2. Đàn bầu trong hát xẩm 
 Hát xẩm là một loại hát sinh hoạt nghệ thuật dân gian, mang tính kể chuyện, phổ 
biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Xẩm được xem là một hình thức mưu sinh của 
những người dân nghèo khổ, đặc biệt là người khiếm thị. Xẩm thường được biểu diễn ở 
ngoài chợ, trên đường phố, nơi đông người qua lại chứ rất ít được biểu diễn ở những sân 
khấu lớn, tuy vậy, ở nước ta (đặc biệt là miền Bắc) có không ít người biết đến và yêu 
thích loại nhạc truyền thống này. 
 Đàn bầu được gắn liền với sự ra đời của nghề hát xẩm, nên còn gọi là đàn xẩm. 
Hẳn vì thế mà kiểu dạng đàn bầu khá phổ biến ở các nhóm xẩm cho đến cuối thế kỷ 
XIX, đầu thế kỷ XX vẫn được gọi là “đàn song”[3]. Cây đàn bầu dạng này vẫn bảo lưu 
cái vòi đàn (cần đàn) dạng hình cây song với dây đàn được mắc khá cao so với mặt đàn. 
Bên cạnh đó, kiểu dạng đàn bầu có quả bầu cộng hưởng với lối mắc dây ở sát mặt đàn 
cũng dần được xẩm sử dụng, lưu hành đến tận ngày nay. Trên thực tế, đàn bầu vốn là 
nhạc cụ khó sử dụng. Thế nên, một nhóm xẩm được xem là mẫu mực thường không thể 
thiếu nhạc cụ này. Người đứng đầu nhóm vừa chơi đàn bầu vừa hát. 
 Ví dụ: “Lưu không” [6] 
 3. Đàn bầu trong dân ca ba miền 
 Trong nền âm nhạc truyền thống của các dân tộc Việt Nam có các thể loại khác 
nhau như dân ca, dân nhạc, âm nhạc thính phòng, âm nhạc cung đình, âm nhạc sân khấu 
 55 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
cổ truyền, Dân ca là một bộ phận cấu thành nền văn hóa Việt Nam, giàu bản sắc dân 
tộc, chính vì vậy, diễn tấu dân ca rất quan trọng trong nghệ thuật biểu diễn đàn bầu. 
 Ví dụ: Bài “Người ở đừng về " [6] Dân ca quan họ. 
 Người ơi người ở ớ đừng về người ới người 
ở đừng .... 
 Diễn tấu dân ca 3 miền là bước quan trọng đối với người biểu diễn, đặc biệt là 
học sinh mới học đàn, vì các bài dân ca luôn có giai điệu đẹp, tiết tấu đơn giản, làm cho 
học sinh dễ nhớ, dễ thuộc. Càng học thời gian lâu, người chơi đàn càng có cơ hội tiếp 
xúc, tìm hiểu với nhiều bài bản dân ca, từ đó họ sẽ càng ngấm chất, bén hơi và biết cách 
xử lý bài bản, khiến cho người biểu diễn càng thể hiện được cái hồn của dân ca ấy, tiếng 
đàn của họ sẽ càng trở nên sâu lắng. 
 Ví dụ: Bài “Lý thương nhau” [6] Dân ca liên khu 5 
 Nếu như ở đồng bằng Bắc Bộ có quan họ Bắc Ninh thì khi nói đến Nam Bộ, ta 
không thể không nhắc đến các điệu lý. Sau khi được du nhập thì một số bài bản lý được 
thay đổi cho phù hợp với phong tục tập quán, nét sinh hoạt của vùng đất mới như Lý 
ngựa ô, Lý con sáo... 
 Ví dụ: Bài “Lý ngựa ô” [6] 
 Có con ngựa ngựa ô.... có con ngựa ngựa ô ngựa ô anh 
khớp anh khớp ngựa ô.. 
 Lý ngựa ô mang tính chất vui vẻ sôi nổi, giục giã, sử dụng tiết tấu nhanh, ở đây 
tay phải sử dụng các kỹ thuật nhanh chuẩn từng nốt, tay trái kết hợp nhấn rung nhanh ở 
các nốt A-D. 
 Ngoài ra, còn xuất hiện rất nhiều các bài lý khác nhau với sự phong phú về nội 
dung và tính chất. Tuy nhiên, đa số các bài lý đều mang tiết tấu nhanh, vui, tính chất âm 
56 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
nhạc trữ tình, trong sáng như các bài: Lý cây bông, Lý dĩa bánh bò, Lý con sáo gò Công, 
Lý cây xanh, Lý đất giồng.. 
 Ví dụ: Bài “Lý cây bông” [6] 
 Bông xanh bông trắng rồi lại vàng bông ơ người ơi. Bông lê cho bằng 
bông lựu ớ người ơi.. là đố í a đô bạn 
 4. Đàn bầu trong nghệ thuật chèo 
 Là loại hình nghệ thuật lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với 
công chúng, phương pháp nghệ thuật biểu hiện tính cách nhân vật của chèo bao gồm 
yếu tố kịch tính, tự sự, tính chất ước lệ và cách điệu. Các tích trò của Chèo chủ yếu lấy 
từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ dân gian,... và âm 
nhạc chèo là một trong những bộ phận cốt lõi tạo nên nghệ thuật sân khấu chèo. Âm 
nhạc chèo gồm hai phần: hát và đàn. Trong đó, phần hát có nhiều làn điệu, được chia 
thành các hệ thống khác nhau, như: xẩm, sắp, sa lệch, đường trường, sử, hề, văn, hát 
cách, bài ca lẻ,... 
 Ví dụ: Điệu “Tò vò” [6] 
 ấy mấy hỡi con tò vò.... i i ì i i í í i i ì 
(Xuyên tâm...) 
 Âm nhạc trong chèo giữ một vị trí đặc biệt, nó là một thủ pháp quan trọng nhất 
để biểu hiện tính cách nhân vật, tâm tư, sự việc và tạo kịch tính. Trong biểu diễn, mỗi 
nhạc công là một chủ thể sáng tạo không ai giống ai. Tùy theo tính năng và âm sắc của 
mỗi cây đàn mà người đàn trước kẻ đàn sau, quan trọng nhất là dựa vào tiết tấu và lòng 
bản chính của làn điệu mà mỗi cây đàn tự ngẫu hứng theo cách riêng của mình. 
 Cùng với một làn điệu chèo tuy đã được soạn ở các cây đàn khác nhau nhưng 
vẫn không làm thay đổi tính chất âm nhạc vui tươi, trong sáng của bài. Chúng ta dễ 
thấy, trong khi diễn tấu, các cây đàn như đàn tranh, đàn tam thập lục, đàn nhị có nhiều 
nốt nhạc được biến hóa hơn. Còn phong cách biểu diễn đàn bầu rất giống ca hát, nốt 
nhạc đàn bầu đơn giản tùy theo lời ca, các âm chỉ cần gẩy một nốt tay phải rồi sử dụng 
 57 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
các kỹ thuật luyến láy của tay trái, hai tay phối hợp linh hoạt, tạo ra những âm thanh 
hiệu quả giống như một người đang hát. 
 5. Đàn bầu trong đờn ca tài tử 
 Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. 
Đây là loại hình nghệ thuật kết hợp giữa đàn (người Nam Bộ gọi là đờn) và ca. Dàn 
nhạc tài tử gồm các nhạc cụ: thập lục, nhị, gáo, nguyệt, bầu, tiêu... sau này có thêm 
guitar phím lõm và violon. 
 Cũng như trong các dàn nhạc tuồng, chèo..., trong đờn ca tài tử, đàn bầu không 
chỉ hiện diện một cách đơn thuần mà nó còn khẳng định là một nhạc cụ chính trong dàn 
nhạc. Trong đờn ca tài tử, đàn bầu như sợi dây kết nối giữa những âm thanh gãy gọn 
của đàn nguyệt, thánh thót của thập lục, linh hoạt của guitar phím lõm,... Với những âm 
thanh mượt mà, mềm mại, da diết, đàn bầu đã kết nối các nhạc cụ lại với nhau, khiến 
tổng thể âm sắc dàn nhạc trở nên hòa quyện, đó là điều ít nhạc cụ dân tộc có thể làm 
được. Trong hầu hết các hình thức hòa tấu của đờn ca tài tử, từ song tấu đến tam tấu, tứ 
tấu,... hầu như đều thấy sự góp mặt của đàn bầu. 
 Ở những bản nhạc mang tính chất vui tươi (các bản nhạc Bắc), nhạc công thuộc 
bộ dây gảy với những kỹ thuật điêu luyện thể hiện chạy ngón nhanh nhạy,... Lúc này 
nhạc công chơi đàn bầu cũng diễn tấu không hề thua kém: lúc khoan, lúc nhặt, điềm 
đạm ở âm khu thấp, vút lên bay bổng ở âm khu cao, rồi cùng hòa quyện với những âm 
thanh của các nhạc cụ khác, tạo nên một bức tranh âm nhạc đầy màu sắc sống động, thu 
hút người nghe... 
 Ví dụ: Bài “Nam đảo” [6] 
 Ở các bản nhạc oán hay ai, bằng những kỹ thuật nhấn, vuốt, luyến, láy,... vừa 
sâu vừa chậm, cây đàn bầu đã mang lại những cảm giác nao lòng, nỉ non, u buồn,... 
cùng với tiếng đàn nguyệt thổn thức, tiếng thập lục rì rào,... đã tạo cảm xúc trọn vẹn cho 
người nghe khi thưởng thức. 
 Ví dụ: Bài “Nam xuân” [6] 
58 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 6. Đàn bầu trong tác phẩm mới 
 6.1. Tác phẩm mang âm hưởng dân ca 
 Sử dụng những kỹ thuật mới khi chơi các bài dân ca, nhạc cổ mang lại phong 
cách mới phù hợp với nhu cầu của dân chúng, của thời đại, mang lại hiệu quả là người 
nghe dễ tiếp thu, đồng thời cũng thêm màu sắc cho việc biểu diễn âm nhạc truyền thống 
trên sân khấu. 
 Nghệ thuật biểu diễn tác phẩm mới (âm nhạc có tác giả) có sự khác biệt với các 
loại hình dân ca và nhạc cổ cả về cách xử lý âm thanh lẫn phong cách biểu diễn. 
 Nội dung chi tiết Dân ca, nhạc cổ Tác phẩm mới (âm nhạc có tác giả) 
 Lòng bản cố định 
 Về bản phổ nhưng có nhiều dị Bản phổ cố định 
 bản khác nhau 
 Theo điệu thức trưởng thứ châu Âu, các 
 Theo hơi và điệu thang âm ngũ cung, nhưng khi chơi các tác 
 Về âm chuẩn 
 của bài phẩm phát triển từ nhạc cổ, cũng cần ứng 
 dụng hơi và điệu của bài. 
 Về kỹ thuật tay Bồi âm, thực âm, hai chiều, vê, chặn dây, bồi 
 Bồi âm 
 phải âm kép, tiếng chuông, gỗ bồi âm, 
 Nhấn, luyến, Cùng với các kỹ thuật cải biên dân ca, nhạc 
 Về kỹ thuật tay 
 rung, vỗ, vuốt, cổ, bên cạnh đó, chơi tác phẩm phải rõ ràng 
 trái 
 láy, giật và sắt nét theo âm chuẩn. 
 Bài “Buổi sáng sông Hương” của nhạc sĩ Xuân Khải được khai thác chất liệu âm 
nhạc Huế, vì vậy rung ở hai âm nốt Fa và Si, rung rộng và nốt Fa hơi cao hơn so với nốt 
Fa của âm nhạc phương Tây. 
 Ví dụ : Bài “Buổi sáng sông Hương” [6] (Xuân Khải) 
 Tác phẩm nước ngoài chuyển soạn cho đàn bầu như “Chèo thuyền” của 
P.I.Tchaikovsky viết cho piano. Với tính chất êm dịu, không có nhiều luyến láy, khi 
chuyển soạn cho đàn bầu thường rung những âm dài như ở trên chỉ rung một âm nốt D, 
gẩy âm vang của nốt D xong rung rất nhẹ nhàng. Ở đây cần phải chú ý khi chơi những 
tác phẩm nước ngoài chuyển soạn cho đàn bầu không nên lạm dụng kỹ thuật rung nếu 
không sẽ trở thành hơi của âm nhạc dân tộc Việt Nam. 
 59 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 Ví dụ : Bài “Chèo thuyền” [6] (P.I.Tchaikovsky ) 
 Các sáng tác mới của Việt Nam và những bài hát chuyển soạn cho đàn bầu 
thường được các nghệ sĩ diễn tấu bằng các kỹ thuật rung nhẹ, luyến, vỗ, vuốt của tay 
trái và việc tăng cường hàng loạt thủ pháp diễn tấu cho tay phải thể hiện được tâm tư và 
tình cảm của tác phẩm. 
 6.2. Tác phẩm ngẫu hứng (Improvisation) 
 Tác phẩm ngẫu hứng đi theo hai phương pháp khác nhau: một là tác phẩm ngẫu 
hứng trên cơ sở hòa thanh, hai là tác phẩm có chủ đề mang tính ngẫu hứng. 
 Nhìn chung, hai phương pháp trên đều có những đặc điểm chung, đó là không có 
nốt nhạc cụ thể ghi rõ trên bản phổ cho đàn bầu, người biểu diễn phải tự suy nghĩ và 
sáng tác theo các yêu cầu khác nhau. Sự khác biệt ở đây là khi chơi tác phẩm ngẫu hứng 
trên cơ sở hòa thanh người chơi phải tự sáng tác và tuân thủ theo đúng vòng hòa thanh 
có sẵn của tác phẩm. Còn tác phẩm có chủ đề mang tính ngẫu hứng lại càng linh hoạt và 
phức tạp hơn, người chơi phải tự sáng tác giai điệu theo ý tưởng, những tiêu đề và yêu 
cầu của tác giả. 
 Những năm qua, nhiều tiết mục đàn bầu cùng các nghệ sĩ Việt đã đi biểu diễn 
khắp các châu lục trên thế giới và nhiều người nước ngoài đã đánh giá họ hiểu người 
Việt Nam qua tiếng đàn bầu. Đặc biệt trong thời gian gần đây, đàn bầu đã được các 
nghệ sĩ Việt sử dụng để biểu diễn các tác phẩm âm nhạc quốc tế. Trong đó có cả những 
tác phẩm đặc biệt như Phiên chợ Ba Tư (Albert Ketelby); Sakura (Dân ca Nhật Bản), 
Hotel California (Ban nhạc Eagles) 
 Có thể nói, đàn bầu như là hiện thân của đất nước và dân tộc Việt Nam. “Giọt 
đàn bầu” mềm mại, thon thả như hình dáng đất nước; “Thanh âm đàn bầu” da diết, sâu 
lắng như hành trình bôn ba đầy thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước; “Âm 
điệu đàn bầu” như tiếng nói thâm trầm, giàu ngữ điệu của con người Việt Nam chân 
phương, đằm thắm. Từ một nhạc cụ dân gian cấu trúc đơn sơ, cây đàn bầu đã chiếm một 
vị trí độc tôn trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc và trong tâm hồn mỗi người con Việt. 
 Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI, công tác đào tạo và biểu diễn đàn bầu đã 
bước sang một giai đoạn mới. Trong giai đoạn này, nghệ thuật biểu diễn và đào tạo đàn 
bầu được phát triển mạnh do yêu cầu của xã hội. Trong quá trình phát triển, phong cách 
biểu diễn và kỹ thuật diễn tấu đàn bầu có quan hệ mật thiết với nhau. Nhìn chung, khi 
diễn tấu phong cách dân ca và nhạc cổ cần phải nắm vững được phong cách từng 
vùng miền, từng thể loại âm nhạc. Trong kỹ thuật diễn tấu, tay trái của người chơi đàn 
phải rất chú ý mới có thể xử lý đúng phong cách; trong lĩnh vực biểu diễn những tác 
60 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
phẩm mới thì phải nắm được nội dung tác phẩm, đặc điểm âm thanh, từ đó người nghệ 
sĩ phải phối hợp nhuần nhuyễn giữa hai tay để thể hiện được cái đẹp của tác phẩm. Với 
những sáng tạo của cộng đồng, sự tồn tại xuyên thời gian, gắn bó cùng nhiều giai đoạn 
lịch sử, đàn bầu ngày càng đi vào quần chúng và đời sống tinh thần của người Việt, 
giống như một biểu tượng về âm nhạc của Việt Nam bên cạnh chiếc nón lá, áo dài, 
Tuy cấu tạo đơn giản nhưng hình dáng đẹp, cùng kỹ thuật gảy bồi âm cũng như âm sắc 
quyến rũ, đàn bầu xứng đáng trở thành một trong những cây đàn đặc sắc đại diện cho 
tâm hồn, bản sắc văn hóa Việt Nam. 
 Tài liệu tham khảo 
 [1]. Hoàng Đạm (2004), Vì sự phát triển của âm nhạc truyền thống, Nxb Viện 
Âm nhạc Việt Nam, Hà Nội. 
 [2]. Nguyễn Thụy Loan (1993), Lược sử âm nhạc Việt Nam, Nhạc viện Hà Nội, 
Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 
 [3]. Nguyễn Thụy Loan (2001), Thường thức về âm nhạc cổ truyền Việt Nam và 
lịch sử âm nhạc,Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
 [4]. Tô Ngọc Thanh, Hồng Thao (1996), Tìm hiểu âm nhạc dân tộc cổ 
truyền, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 
 [5]. Tô Vũ (2000), Âm nhạc truyền thống và hiện đại, Nxb Viện Âm nhạc. 
 [6]. Thanh Tâm (1999 - tài liệu viết tay), Giáo trình giảng dạy đàn bầu tại Nhạc 
viện Hà Nội ở 3 cấp: sơ cấp, trung cấp, đại học. 
 THE ROLE OF MONOCHORD IN VIETNAMESE TRADITIONAL 
 MUSIC 
 Pham Ngoc Dinh, M.A 
 Abstract: Monochord is one of traditional musical instrument with unique 
functions and varied expressions. Despite having only one simple string, monochord 
can create unique sounds and strange charms with unique tones that reflect the different 
levels of emotion. People use the monochord to perform many types of traditional music 
such as folk music, tuồng, chèo, cải lương.... and modern music works because 
monochord can present many forms of performance such as solo, duet, trio, 
Monochord is much loved by the Vietnamese and people around the world. 
 Key words: monochord, Vietnamese traditional music, instrument 
(Người phản biện: Nhạc sĩ Nguyễn Liên; ngày nhận bài: 05/9/2017; ngày gửi phản biện 
15/9/2017; ngày duyệt đăng 30/12/2017) 
 61 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_dan_bau_trong_am_nhac_co_truyen_viet_nam.pdf