Vai trò của chất liệu văn hóa dân gian trong ca khúc viết về Thanh Hóa

Bản sắc văn hóa Việt Nam hình thành, tồn tại và phát triển từ nền tảng văn hóa dân gian.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc là một trong những nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo của Đảng.

Việc khai thác, vận dụng vốn văn hóa dân gian phục vụ quá trình sáng tạo tác phẩm nghệ

thuật đã được các nhạc sĩ quan tâm. Thực tế, trong quá trình sáng tác, các nhạc sĩ Việt Nam đã

tìm về kho tàng văn hóa dân tộc, khai thác vốn quý văn hóa dân gian, làm cho cái hay, cái đẹp

của văn hóa dân gian hóa thân vào ca từ, mang lại cho ca khúc những giá trị và sức sống bền

bỉ. Việc khai thác chất liệu văn hóa dân gian trong sáng tác ca khúc của các thế hệ nhạc sĩ

Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng luôn là một thực tế sống động và phong phú, biểu

hiện mối quan hệ khăng khít giữa “mã” văn hóa và ca từ trong âm nhạc.

Vai trò của chất liệu văn hóa dân gian trong ca khúc viết về Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Vai trò của chất liệu văn hóa dân gian trong ca khúc viết về Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Vai trò của chất liệu văn hóa dân gian trong ca khúc viết về Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Vai trò của chất liệu văn hóa dân gian trong ca khúc viết về Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Vai trò của chất liệu văn hóa dân gian trong ca khúc viết về Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Vai trò của chất liệu văn hóa dân gian trong ca khúc viết về Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Vai trò của chất liệu văn hóa dân gian trong ca khúc viết về Thanh Hóa trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 9140
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của chất liệu văn hóa dân gian trong ca khúc viết về Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của chất liệu văn hóa dân gian trong ca khúc viết về Thanh Hóa

Vai trò của chất liệu văn hóa dân gian trong ca khúc viết về Thanh Hóa
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 VAI TRÕ CỦA CHẤT LIỆU VĂN HÓA DÂN GIAN 
 TRONG CA KHÖC VIẾT VỀ THANH HÓA 
 TS. Tạ Thị Thủy1 
 Tóm tắt: Tìm hiểu vai trò của chất liệu văn hóa dân gian trong ca khúc viết về Thanh 
Hóa đã được các học giả nghiên cứu nhiều. Bài viết của nhóm tác giả không luận bàn dưới 
dạng ngôn ngữ âm thanh mà tìm hiểu ở giá trị văn hóa, lịch sử cũng như những yếu tố tác 
động đến việc khai thác chất liệu văn hóa dân gian trong các ca khúc viết về Thanh Hóa để từ 
đó có cái nhìn toàn diện hơn khi nghiên cứu các ca khúc về Thanh Hóa. 
 Từ khóa: Văn hóa dân gian, ca khúc viết về Thanh Hóa, vai trò, giá trị. 
 1. Đặt vấn đề 
 Bản sắc văn hóa Việt Nam hình thành, tồn tại và phát triển từ nền tảng văn hóa dân gian. 
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm 
đà bản sắc dân tộc là một trong những nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo của Đảng. 
Việc khai thác, vận dụng vốn văn hóa dân gian phục vụ quá trình sáng tạo tác phẩm nghệ 
thuật đã được các nhạc sĩ quan tâm. Thực tế, trong quá trình sáng tác, các nhạc sĩ Việt Nam đã 
tìm về kho tàng văn hóa dân tộc, khai thác vốn quý văn hóa dân gian, làm cho cái hay, cái đẹp 
của văn hóa dân gian hóa thân vào ca từ, mang lại cho ca khúc những giá trị và sức sống bền 
bỉ. Việc khai thác chất liệu văn hóa dân gian trong sáng tác ca khúc của các thế hệ nhạc sĩ 
Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng luôn là một thực tế sống động và phong phú, biểu 
hiện mối quan hệ khăng khít giữa “mã” văn hóa và ca từ trong âm nhạc. 
 2. Khai thác chất liệu văn hóa dân gian trong ca khúc viết về Thanh Hóa 
 Theo Từ điển tiếng Việt “văn hóa dân gian là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần 
do nhân dân sáng tạo ra trong trường kì lịch sử thời xa xưa”. Theo đó, chất liệu văn hóa dân 
gian là những giá trị, những sản phẩm cả vật chất lẫn tinh thần (văn hóa vật thể và phi vật thể, 
đặc biệt là văn học dân gian) góp phần tạo dựng, hun đúc nên nền văn hóa Việt Nam đậm đà 
bản sắc dân tộc [5]. 
 Còn khái niệm ca khúc theo từ điển mở Wiktionary là bài hát ngắn có bố cục mạch lạc. 
Ở đây chúng tôi quan niệm ca khúc là bài hát có ý nghĩa về nội dung và bố cục hoàn chỉnh. 
Các ca khúc viết về Thanh Hóa đã khai thác có hiệu quả các sự tích, điển tích, điển cố mang 
dấu ấn văn hóa dân gian. 
 Bài hát Giọng hò sông Mã của Hoàng Sông Hương khai thác chất liệu hò dân gian với 
điệu hò vang vọng đặt ở cuối bài: “Hò khoan dô khoan hò khoan dô khoan hò khoan bớ dô 
khoan”. Còn bài Chiều sông Mã lại đi vào lòng người với điệu hò quen thuộc của người 
quê Thanh “Một chiều sông Mã, anh nghe tiếng hò khoan khuất dô khoan”. 
 Các công trình nghiên cứu di sản văn hóa ở Thanh Hóa lâu nay tập trung nghiên cứu 
nhiều ở các loại hình di sản văn hóa vật thể, ít có công trình nghiên cứu về âm nhạc. Trong 
1 Khoa Văn hóa Thông tin - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 
108 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
thời gian tới cần có những công trình, dự án nghiên cứu và bảo tồn, phát huy giá trị một số 
loại hình âm nhạc đặc sắc, đặc biệt là loại hình dân ca như: hệ thống và tổ khúc hát múa dân 
ca Đông Anh, hò sông Mã, hát mo sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, hát múa Xuân Phả, hát thờ làng 
Mưng, hát ca trù: Ngọc Trung, Bái Thượng (Thọ Xuân), Hòe Nhai (Vĩnh Lộc), Nổ Giáp (Tĩnh 
Gia)... Từng bước chọn một số thể loại âm nhạc đặc sắc, xây dựng hồ sơ khoa học và đệ trình 
Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia và UNESCO tôn vinh và công nhận là di sản văn hóa phi 
vật thể truyền khẩu của nhân loại như: Không gian và diễn xướng của hò sông Mã; không 
gian và nghệ thuật diễn xướng mo sử thi “Đẻ đất đẻ nước” và hát mo của Mường Trong 
(Thanh Hóa); hát và múa “trò Xuân Phả” 
 Các ca khúc viết về Thanh Hóa trải qua thời gian đã được kết tinh thành giá trị, lắng 
đọng trong tâm hồn, tình cảm của mỗi người dân nơi đây. Mỗi ca khúc là sự phản ánh những 
ứng xử, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, xã hội. Việc 
khai thác chất liệu văn hóa dân gian trong các ca khúc viết về Thanh Hóa còn được thể hiện ở 
việc sử dụng các hình ảnh, biểu tượng ca dao. Trong ca dao, có nhiều sự vật được tái hiện, 
miêu tả một cách sinh động với những đặc điểm, hình dạng, màu sắc, mức độ, tính chất cụ 
thể. Qua đó, giúp người đọc, người nghe hình dung, tưởng tượng để nhận biết rõ nét về 
chúng. Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Hình ảnh chính là hình người, vật, cảnh tượng thu được 
bằng khí cụ quang học (như máy ảnh), hoặc để lại những ấn tượng nhất định và tái hiện được 
trong trí não” [5]. 
 Các biểu tượng trong ca dao Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng. Nhà nghiên cứu 
Nguyễn Xuân Kính đã phân loại các biểu tượng ấy như sau [4]: 
 Biểu tượng ca dao 
 1. Thế giới các hiện tượng thiên nhiên, 
 2. Thế giới các vật thể nhân tạo 
 tự nhiên 
a. Các hiện tượng tự nhiên (trăng, sao, mây, a. Các đồ dùng cá nhân (áo, yếm, khăn, 
gió...) gương, lược, mũ, giầy...) 
b. Thế giới thực vật (cỏ, cây, hoa lá...) b.  ... Triệu Thị Trinh trong bài hát Đẹp đôi trai gái tỉnh Thanh. Bài hát Đường về Thanh 
Hóa đã nhắc tới một loạt các địa danh như “núi Đọ”, “Thành Nhà Hồ”, “núi Ngọc (núi 
Rồng)” gắn với lịch sử văn hóa dân tộc. Nhìn chung, các nhạc sĩ đã khai thác chất liệu văn 
hóa dân gian trong các ca khúc viết về Thanh Hóa một cách sáng tạo, không giữ nguyên dạng. 
Điều đó, đã mang đến cho ngòi bút các tác giả sự phóng khoáng đầy tiềm năng trong việc tái 
hiện bức tranh hiện thực cuộc sống nhiều màu, nhiều vẻ và những cung bậc cảm xúc, tâm 
trạng, tình cảm vô cùng phong phú của người dân Thanh Hóa. 
 Trong các ca khúc viết về Thanh Hóa, có một số nhạc phẩm để lại dấu ấn sâu đậm đi 
vào đời sống âm nhạc của công chúng như Lồng lộng quê Thanh của nhạc sĩ Phó Đức 
Phương, Tự tình sông Mã của nhạc sĩ Thuận Yến, Về theo câu hò sông Mã của nhạc sĩ Huy 
Thục, Đường về Thanh Hóa của nhạc sĩ Nguyễn Trọng, Về làm dâu sông Mã của nhạc sĩ 
Đồng Tâm, Hỡi em cấy lúa dưới trăng của nhạc sĩ Nguyễn Liên, Nồng nàn khúc hát tỉnh 
Thanh của nhạc sĩ Thế Việt 
 Từ xưa, Thanh Hóa đã hình thành nhiều vùng, trung tâm dân ca, dân vũ. Người Thanh 
Hóa sáng tạo ra các làn điệu dân ca, gửi gắm tâm tư, tình cảm vào những giai điệu mang âm 
hưởng của môi trường sống, không khí lao động, sinh hoạt hàng ngày. Vùng lưu vực sông 
Mã, sông Chu có hò sông Mã; vùng Viên Khê, Tuyên Hóa, Cổ Bôn (thuộc huyện Đông Sơn) 
tập trung nhiều trò diễn, diễn xướng dân gian nổi tiếng, tiêu biểu như diễn xướng múa đèn 
Đông Anh; huyện Thọ Xuân có trò Xuân Phả; huyện Nông Cống có tổ hợp hệ thống hát chèo 
thờ ở lễ hội đền Mưng; huyện Tĩnh Gia - giáp ranh tỉnh Nghệ An, có hát khúc (còn gọi là hát 
ru Tĩnh Gia) mang bóng dáng của hát giặm Nghệ Tĩnh... 
 Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những văn nghệ sĩ - những “chiến 
sĩ” văn hóa nghệ thuật có nhiệm vụ “phụng sự tổ quốc, phụng sự kháng chiến, phụng sự nhân 
dân, trước hết là công, nông, binh”; “về sáng tác thì cần thấu hiểu, liên hệ và đi sâu vào đời 
sống nhân dân”, “cần có lập trường vững, tư tưởng đúng”. Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc 
lần thứ II, trong bản báo cáo “Phấn đấu cho một nền nghệ thuật dân tộc phong phú dưới ngọn 
cờ yêu nước và chủ nghĩa xã hội”, mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ cũng đã được nhà 
lãnh đạo Trường Chinh khẳng định rõ: “Chính trị lãnh đạo văn nghệ, văn nghệ phục vụ chính 
110 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
trị”. Đảng ta tôn trọng tính chủ động và óc sáng tạo của văn nghệ sĩ, “chính trị lãnh đạo văn 
nghệ, chủ yếu là lãnh đạo về đường lối”. Trong thời kỳ hòa bình từ năm 1975 đến nay, mối 
quan hệ giữa chính trị và văn học nghệ thuật vẫn tiếp tục được duy trì và củng cố, vai trò lãnh 
đạo của Đảng đối với văn hóa - văn nghệ ngày càng được khẳng định, vai trò người cán bộ 
lãnh đạo, quản lý công tác văn học nghệ thuật không tách rời hoạt động của chủ thể sáng tạo 
nghệ thuật; cơ quan quản lý văn hóa các cấp hoạt động theo quan điểm, định hướng phát triển 
văn hóa trong nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng (lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII). Nghị 
quyết Trung ương 5 khóa VIII về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc 
dân tộc, Nghị quyết số 23 - NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và 
phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới, Nghị quyết số 33 - NQ/TW hội nghị lần thứ 9 
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt 
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước... đã có tác động đến toàn xã hội, trong 
đó có lĩnh vực âm nhạc. Những việc làm như trên, do sự quan tâm của Đảng và sự đầu tư kinh 
phí của nhà nước đã tạo nên sự chú ý, quan tâm thích đáng đến vấn đề bản sắc văn hóa dân 
tộc trong sáng tác ca khúc viết về Thanh Hóa nói riêng. 
 3. Giá trị văn hóa, lịch sử của các ca khúc viết về Thanh Hóa 
 Các ca khúc viết về Thanh Hóa ghi lại quá trình lịch sử của con người nơi đây, đó là 
những chiến công vang dội trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đó còn là quá 
trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng quê hương trong thời kỳ đổi mới 
 Bất kỳ một hiện tượng văn hóa nào cũng có mối liên hệ mật thiết với môi trường nơi nó 
tồn tại. Các đặc điểm, tính chất của hiện tượng đó chịu nhiều ảnh hưởng, tác động của môi 
trường xung quanh. Là một loại hình văn hóa phi vật thể, âm nhạc dễ dàng chịu sự chi phối, 
tác động của yếu tố môi trường, và khi môi trường sống thay đổi, đặc điểm, tính chất của nó 
cũng ít nhiều thay đổi theo. 
 Các ca khúc viết về Thanh Hóa luôn hướng về cội nguồn dân tộc, thể hiện đạo lý “uống 
nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, tri ân công đức đối với những người đã có công 
bảo vệ, dựng xây đất nước nói chung, quê hương Thanh Hóa nói riêng như bài Bâng khuâng 
trên đồi C4 của nhạc sĩ Cầm Hải, Quê ta Thanh Hóa anh hùng của nhạc sĩ Đức Nhuận. 
 Khác với hai ca khúc trên, Hát mừng các cụ dân quân của nhạc sĩ Đỗ Nhuận không 
mang đậm âm hưởng chắc khỏe của hò sông Mã. Nhưng tác giả đã khéo léo đưa tiếng hò 
dô vào tác phẩm, cùng với lời ca mộc mạc mang thổ ngữ của những cụ già miền quê Thanh: 
“Ai vô Thanh Hóa coi, mát lòng trẻ già vui khắp nơi”, lại pha chút hóm hỉnh: “Rứa mới là dân 
quân tài, thần sấm, con ma cũng bỏ đời” Tác giả hướng người nghe liên tưởng tới xứ 
Thanh có giọng hò sông Mã thân thương, có những người dân hiền lành, chất phác trong cuộc 
sống đời thường, dũng cảm, kiên trung trong đánh giặc giữ nước. 
 Chào sông Mã anh hùng là một ca khúc của nhạc sĩ Xuân Giao sáng tác năm (1965), 
thời điểm mà đế quốc Mỹ đang đẩy mạnh cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc ác liệt nhất. Bài 
hát ra đời như tiếp thêm sức mạnh cho quân dân Thanh Hóa vượt lên mưa bom bão đạn, chiến 
thắng quân thù. Có thể nói, Chào sông Mã anh hùng là một trong những tác phẩm thành công 
nhất của nhạc sĩ Xuân Giao. Người dân xứ Thanh đã nâng niu nó như một biểu tượng anh 
 111 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
hùng của quê hương. Ngày nay, bài hát đã được chọn làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh và 
Truyền hình tỉnh Thanh Hóa. 
 Trong tư tưởng, tình cảm người xứ Thanh luôn gửi gắm niềm tin, ước vọng của mình 
đối với các vị anh hùng dân tộc, các vị thần linh đã có công bảo vệ, dựng xây quê hương, xứ 
sở. Trong tâm trí họ những anh hùng có tên và không tên, các vị thần linh luôn hiện hữu trong 
lời ca ghi tạc công ơn, trong khúc hát thờ thần; đồng hành cùng với họ trong cuộc mưu sinh, 
cùng chung vui với niềm vui bình dị của dân và san sẻ những lo toan, vất vả; là chỗ dựa tinh 
thần, nhân lên sức mạnh và lòng quả cảm cho người dân giúp họ trụ vững trên đường đời 
nhiều gian lao, vất vả. 
 Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng đầu thế kỷ 20 vẫn duy trì nền kinh tế nông 
nghiệp tự cung tự cấp. Sự giao lưu với phương Tây không đủ mạnh để người Việt Nam hướng 
cái nhìn rộng ra thế giới. Vì thế, Nho giáo và Phật giáo vẫn ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống 
con người. Do sự phong phú của lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng nên địa điểm diễn ra nghi lễ và 
âm nhạc đi kèm cũng rất đa dạng. 
 Từ trong các ca khúc viết về Thanh Hóa đã toát lên ý nghĩa nhân văn sâu sắc, để con 
người tỉnh Thanh từ miền ngược đến miền xuôi mở rộng vòng tay nhân ái trong nghĩa đồng 
bào “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”, “Nói nhau đừng nói nặng/ Mắng 
nhau đừng mắng đau/ Đời còn có lúc thương nhau trở lại”... Các ca khúc viết về Thanh Hóa 
đã kết tinh thành những giá trị đạo đức, nhân văn cao cả, biểu hiện trong cách sống, thế ứng 
xử giữa con người với con người, giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội. Giá trị thẩm 
mỹ, đạo đức đó như dòng sông bồi đắp “phù sa” không bao giờ ngưng nghỉ, cho ca khúc bay 
xa, vang vọng, lắng vào lòng người, chung sức xây đời tốt đẹp, giàu nghĩa nhân văn. 
 Người nhạc sĩ đã thay mặt cộng đồng cất lên tiếng lòng, cách cảm, cách nghĩ của dân 
tộc mình, của làng quê nơi mình sinh ra. Đó chính là phần quan trọng của bản sắc văn hóa dân 
tộc. Về cơ bản, người Việt nói chung và người xứ Thanh nói riêng là cư dân nông nghiệp. 
Bản sắc xứ Thanh mang nhiều dấu ấn của nông thôn - nông dân - nông nghiệp. Chính vì vậy, 
phần lớn trong những “đặc sản” của Thanh Hóa được thế giới ưa thích chính là sản phẩm của 
cư dân nông nghiệp. 
 Thông qua các ca khúc viết về Thanh Hóa được sáng tạo, thể hiện trong cuộc sống, sinh 
hoạt và các nghi thức biểu đạt mang tính nghệ thuật như: lễ hội, diễn xướng, trò chơi... những 
hình thức tế lễ, hát thờ thần, hát ca trong hội hè... là môi trường thuận lợi để nảy sinh, sáng 
tạo và trao truyền những giá trị nghệ thuật dân gian đặc sắc ở mỗi nghệ nhân, mỗi làng quê tới 
mọi vùng miền và đến với từng người, giúp họ cảm nhận được những cái hay, cái đẹp và giá 
trị của câu hát, lời ca. 
 4. Các yếu tố tác động đến việc khai thác chất liệu văn hóa dân gian trong các ca 
khúc viết về Thanh Hóa 
 Việc khai thác chất liệu văn hóa dân gian trong sáng tác ca khúc được diễn ra từ trước 
Cách mạng tháng Tám và hiện nay đang tiếp tục được thực hiện trong sự tác động của nhiều 
yếu tố. Các yếu tố đó đan kết thành hệ thống, tác động đồng bộ đến đời sống văn học nghệ 
thuật nói chung và tác động đến việc khai thác chất liệu văn học dân gian trong sáng tác ca 
112 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
khúc nói riêng. Hiện nay, việc khai thác chất liệu văn học để sáng tác ca khúc viết về Thanh 
Hóa chịu sự tác động của những yếu tố dưới đây. 
 Thứ nhất, phải nói đến sự lãnh đạo của Đảng, chính sách của nhà nước. Tháng 8/2009, 
tại Hội An, phát biểu khai mạc hội thảo “Tính dân tộc và tính hiện đại trong tác phẩm văn 
họcnghệ thuật Việt Nam hiện nay” GS.TS. Phùng Hữu Phú - Ủy viênTrungương Đảng, Phó 
Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhấn mạnh: Nghị quyết số 23 của Bộ 
Chính trị là định hướng quan trọng để nghiên cứu, giải quyết - cả về lý luận và thực tiễn - mối 
quan hệ giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay. Bên 
cạnh, các văn kiện của Đảng, còn có nhiều bài phát biểu của Hồ Chủ Tịch, các nhà lãnh đạo 
(LêDuẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng), các nghị quyết, chính sách của nhà nước. Sự 
lãnh đạo thống nhất của Đảng và nhà nước đã định hướng cho các hoạt động sáng tác và phê 
bình văn học nghệ thuật. Nhiều chương trình khoa học, nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước về 
văn hóa được xét duyệt và triển khai nghiên cứu. Những việc làm như trên, do sự quan tâm 
của Đảng và sự đầu tư kinh phí của nhà nước đã tạo nên sự chú ý, quan tâm thích đáng đến 
vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và vấn đề khai thác chất liệu văn học trong sáng tác 
ca khúc viết về Thanh Hóa nói riêng. 
 Thứ hai, về chủ thể sáng tạo và biểu diễn ca khúc.Chủ thể sáng tạo ca khúc là nhạc sĩ 
(có khi là tác giả không chuyên); chủ thể biểu diễn là ca sĩ, những người làm cho ca khúc 
vang lên bằng giọng hát. Đối với những nhạc sĩ đã khẳng định được tên tuổi và sự nghiệp, họ 
còn là những người từng trải, đọc sách nhiều, có tri thức văn hóa phong phú và sự hiểu biết 
sâu sắc về thiên thiên và tâm hồn của con người ở nhiều vùng đất, miền quê. Với hành trang 
đó, mỗi một tác phẩm của họ thường đem đến cho cộng đồng một thông điệp về tình yêu cuộc 
sống, về sự giàu đẹp của thiên nhiên, đất nước, về nỗi buồn trước những số phận éo le (thậm 
chí cả nỗi buồn vô cớ) và về những niềm vui rộn rã như khi một ngôi trường mới mọc lên, khi 
thuyền về bến với mẻ lưới đầy... 
 Để ca khúc viết về Thanh Hóa mang bản sắc xứ Thanh và để chất liệu văn học dân gian 
phát huy tối đa những ưu thế của nó, người sáng tác phải am hiểu văn hóa dân gian, thấm 
nhuần văn học dân gian; thậm chí những đặc sắc của văn hóa dân gian, của văn học dân gian 
phải nằm ngay trong máu thịt, hơi thở của họ. 
 Với các ca khúc có sử dụng chất liệu văn hóa dân gian, nếu sự hiểu biết của người sáng 
tác về văn hóa dân gian hạn chế thì có thể dẫn đến việc vận dụng không đúng lúc đúng chỗ, 
làm ra những phế phẩm - những sản phẩm ca từ có nhiều khiếm khuyết. Một số tác giả trẻ 
hiện nay, vì chưa có nhiều thời gian sống ở nông thôn hoặc ít có điều kiện đi sâu thâm nhập 
thực tế ở nông thôn cho nên trong những tác phẩm của họ - dù có xuất hiện hình ảnh con cò, 
dải yếm, sân đình, giếng làng, bờ ao, chuồn chuồn... mới nghe thì thấy có chút “gia vị” truyền 
thống nhưng chưa đủ độ kết tinh thành bản sắc dân tộc. 
 Kể từ khi thành lập cho đến nay, trải qua nhiều thời kỳ cách mạng, dù điều kiện hoàn 
cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất 
quán trong chủ trương, đường lối công tác văn hóa - văn nghệ. Ở chặng đường đầu tiên trong 
quá trình lãnh đạo của Đảng (1930 - 1945), việc lãnh đạo toàn dân đứng lên lật đổ chế độ xã 
 113 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
hội cũ, thiết lập nên một chế độ mới, một nền văn hóa mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. 
Vì vậy, chủ trương, đường lối công tác văn hóa - văn nghệ là một phần quan trọng trong tổng 
thể các nội dung nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện của Đảng. 
 5. Kết luận 
 Sự tồn tại của mỗi một hiện tượng văn hóa trong một môi trường xã hội thường chịu sự 
tác động của môi trường đó, đồng thời nó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát 
triển của xã hội đó. Đó là mối quan hệ tương hỗ thúc đẩy lẫn nhau. 
 Khi văn hóa xứ Thanh được tôn vinh, một cách tự nhiên, Thanh Hóa sẽ thu hút được sự 
chú ý của mọi người, trong đó có cả các nhà chuyên môn lẫn khách du lịch. Do đó, các ca 
khúc viết về Thanh Hóa đã đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về văn hóa xứ Thanh, góp phần đưa du 
lịch Thanh Hóa phát triển. Số liệu thống kê cho thấy doanh thu về du lịch Thanh Hóa cũng 
như số lượng du khách đến Thanh Hóa tăng trưởng đáng kể trong những năm qua, điều đó ắt 
hẳn có sự đóng góp của âm nhạc trong việc thu hút du khách đến Thanh Hóa, góp phần tăng 
thu nhập, đưa đời sống kinh tế xã hội của Thanh Hóa đi lên. 
 Tài liệu tham khảo 
 [1]. Dương Viết Á (2000), Ca từ trong âm nhạc Việt Nam, Viện Âm nhạc xuất bản. 
 [2]. Trọng Bằng (2010), Sự hình thành và phát triển đội ngũ sáng tác âm nhạc Việt Nam 
trong thế kỷ 20”, Tổng tập âm nhạc Việt Nam - Tác giả và tác phẩm, tập 1, Viện Âm nhạc 
xuất bản. 
 [3]. Phạm Lê Hòa (2002), Nghệ thuật âm nhạc với việc xây dựng con người mới, tạp chí 
Văn hóa Nghệ thuật, 220 (10), tr 47 - 52, 221, (11), tr.77 - 83. 
 [4]. Nguyễn Xuân Kính (2006), Thi pháp ca dao, tái bản, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
 [5]. Hoàng Phê chủ biên (2009), Từ điển tiếng Việt, tái bản, Nxb Đà Nẵng. 
 ROLES OF FOLK MATERIALS IN THE SONGS 
 ABOUT THANH HOA 
 Ta Thi Thuy, Ph.D 
 Abstract: The role of folk materials in the songs about Thanh Hoa has been paid much 
attention by scholars. The article analyzes the cultural and historical values as well as the 
factors affecting the exploitation of folk materials in the songs about Thanh Hoa in the hope 
of having a more comprehensive view of these songs. 
 Key words: folk materials, songs about Thanh Hoa, values. 
 Người phản biện: Nhạc sĩ Đoàn Dũng (ngày nhận bài 18/6/2018; ngày gửi phản biện 
19/6/2018; ngày duyệt đăng 02/4/2019). 
114 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_chat_lieu_van_hoa_dan_gian_trong_ca_khuc_viet_ve.pdf