Ứng dụng mô hình thủy động lực 3 chiều Fvcom tính toán chế độ thủy động lực và cấu trúc nhiệt cửa sông Nhật Lệ - Quảng Bình
Tóm tắt: Mô hình mã nguồn mở thủy động lực 3 chiều lưới tam giác FVCOM được áp dụng để
tính toán chế độ thủy động lực cho vùng cửa sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi sử dụng mô hình khí tượng WRF để tính toán số liệu đầu vào cho 2 năm mô
phỏng 2009 và 2018. Kết quả mô phỏng được kiểm định với số liệu đo từ thiết bị ADCP. Kết quả
tính toán cho thấy có 2 hướng dòng chảy chính là Đông Nam và Tây bắc. Có hiện tượng xoáy
theo chiều kim đồng hồ ở gần cửa sông và ngược chiều kim đồng hồ ở phía biển. Có sự thay đổi
về nhiệt độ theo không gian với nhiệt độ chênh từ 1.0 đến 2.5 độ C giữa vùng cửa sông và biển.
Từ khóa: FVCOM, WRF, mô hình thủy động lực, cấu trúc nhiệt, trường dòng chảy
Summary: A open-source three-dimensional unstructured-grid numerical model FVCOM has
been applied to examine circulation, wave, and thermal structure in the Nhat Le estuary, Quang
Binh province. The model used meteorological data downscalling from WRF model for the
simulation year of 2009 and 2018. The simulation results were tested against ADCP
observations of currents and wave. The results show that mean currents direction was
predominantly SE and NW. There were clockwise circulation in the adjacent of the estuary while
a larger anti-clyclonic offshore. The spacial variation of water temperature was found with
higher temperature onshore and lower temperture at offshore with the difference can be 1.0 to
2.5 degree C. Data including current and wave measured by ADCP instruments.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng mô hình thủy động lực 3 chiều Fvcom tính toán chế độ thủy động lực và cấu trúc nhiệt cửa sông Nhật Lệ - Quảng Bình
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 1 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY ĐỘNG LỰC 3 CHIỀU FVCOM TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC VÀ CẤU TRÚC NHIỆT CỬA SÔNG NHẬT LỆ - QUẢNG BÌNH Nguyễn Đức Tuấn, Nguyễn Thanh Hùng, Bùi Thị Ngân, Vũ Thái Long Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển Tóm tắt: Mô hình mã nguồn mở thủy động lực 3 chiều lưới tam giác FVCOM được áp dụng để tính toán chế độ thủy động lực cho vùng cửa sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng mô hình khí tượng WRF để tính toán số liệu đầu vào cho 2 năm mô phỏng 2009 và 2018. Kết quả mô phỏng được kiểm định với số liệu đo từ thiết bị ADCP. Kết quả tính toán cho thấy có 2 hướng dòng chảy chính là Đông Nam và Tây bắc. Có hiện tượng xoáy theo chiều kim đồng hồ ở gần cửa sông và ngược chiều kim đồng hồ ở phía biển. Có sự thay đổi về nhiệt độ theo không gian với nhiệt độ chênh từ 1.0 đến 2.5 độ C giữa vùng cửa sông và biển. Từ khóa: FVCOM, WRF, mô hình thủy động lực, cấu trúc nhiệt, trường dòng chảy Summary: A open-source three-dimensional unstructured-grid numerical model FVCOM has been applied to examine circulation, wave, and thermal structure in the Nhat Le estuary, Quang Binh province. The model used meteorological data downscalling from WRF model for the simulation year of 2009 and 2018. The simulation results were tested against ADCP observations of currents and wave. The results show that mean currents direction was predominantly SE and NW. There were clockwise circulation in the adjacent of the estuary while a larger anti-clyclonic offshore. The spacial variation of water temperature was found with higher temperature onshore and lower temperture at offshore with the difference can be 1.0 to 2.5 degree C. Data including current and wave measured by ADCP instruments. Key words: FVCOM, WRF, hydrodynamic model, thermal structure, circulation 1. MỞ ĐẦU * Chế độ thủy động lực tại các cửa sông luôn phức tạp do là nơi hội tụ của nhiều quá trình vật lý phức tạp ví dụ như sự tác động tương hỗ giữa sông và biển, ảnh hưởng của thủy triều, của sóng, của các yếu tố khí tượng và sự xâm nhập của muối. Sự hiểu biết về các quá trình động lực tại các cửa sông luôn là vấn đề cốt lõi để trên cơ sở đó có thể giải quyết các vấn đề như xói lở, bồi tụ cửa sông, vấn đề xâm nhập mặn, ô nhiễm nước tại khu vực cửa sông ven biển. Ngày nhận bài: 09/01/2019 Ngày thông qua phản biện: 11/3/2019 Ngày duyệt đăng: 26/3/2019 Ở nước ta trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế biển, một trong những mối quan tâm nhất hiện nay đó là môi trường nước biển và các quá trình vật lý đang diễn ra như thế nào trong bối cảnh ngày càng gia tăng sự tác động của con người và biến đổi khí hậu. Các vấn đề về xả thải từ sông cũng như việc xây dựng các cảng biển, các công trình ngăn sóng, công trình chỉnh trị v.v đều có những tác động đến sự phân bố dòng chảy và môi trường biển. Các nghiên cứu chế độ thủy động lực khu vực cửa sông - ven biển được thực hiện ở nhiều nơi trên Thế giới (Liu et al., 2001; Weisberg, R. H., & Zheng, L, 2006; Ralston et al., 2007). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trường dòng KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 2 chảy khu vực cửa sông chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lưu lượng sông, trường gió và chế độ triều (Weisberg, R. H., & Zheng, L, 2006; Ralston và nnkl., 2007; Guo, X., & Valle-Levinson, A, 2007). Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về chế độ thủy động lực cửa sông với cách tiếp cận là dùng số liệu thực đo để đánh giá hoặc dùng mô hình toán (N.T. Hùng và nnk, 2014, 2016; Vũ duy Vĩnh và nnk, 2012,2014). Chế độ thủy động lực tại vùng tương tác chịu ảnh hưởng lớn từ lưu lượng nước sông chảy ra (Do & nnk., 2004; Vinh, V. D & Thanh, T. D., 2014). Gần đây, nhóm tác giả Nguyễn Thanh Hùng & nnk (2018) đã thành công áp dụng mô hình Mike ST trong đó sử dụng số liệu đầu vào từ mô hình thủy lực 1 chiều Mike 11 để nghiên cứu biến động theo mùa chế độ động lực cửa sông Nhật Lệ. Hiện nay ở Việt nam các mô hình số thủy động lực chủ yếu là mô hình thương mại, số lượng các nghiên cứu sử dụng mô hình có mã nguồn mở còn ít. Sử dụng các mô hình thương mại có nhiều ưu điểm như giao diện thuận tiện và dễ sử dụng, được sự hỗ trợ từ các công ty phát triển phần mềm trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, mô hình thương mại lại có các hạn chế trong việc chỉnh sửa các phương trình, các hệ số theo ý muốn của người sử dụng. Mô hình thủy động lực 3 chiều FVCOM là mô hình có mã nguồn mở được được xây dựng và phát triển bởi Changsheng Chen và cộng sự từ 2003 (Chen & nnk, 2003) và tiếp tục được phát triển và cải thiện (Chen & nnk , 2013, phiên bản 4). Mô hình FVCOM đã được áp dụng thành công trong rất nhiều nghiên cứu về sông, hồ, và đại dương cho các vấn đề nghiên cứu khác nhau, điển hình ... : = (12) Số liệu đầu bao gồm: số liệu khí tượng (tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, độ mây che phủ, bức xạ mặt trời). Mô hình tính toán bao gồm 2 biên hở bao gồm lưu lượng sông và mực nước triều và sóng ở phía biển. Lưới tính toán Mô hình FVCOM được thiết kế và tính toán dạng không cấu trúc, hình tam giác. Cấu trúc lưới hình tam giác có ưu điểm là có thể mô tả được đầy đủ đặc điểm đường bờ đặc biệt là tại các khu vực cửa sông nơi thường có địa hình phức tạp cùng các công trình chỉnh trị. Lưới tính toán cửa sông Nhật Lệ được xây dựng bằng phần mềm SMS (www.aquaveo.com). Lưới tính toán cửa sông Nhật Lệ bao gồm 9840 phần tử tam giác và 5124 nút với phạm vi từ cửa sông Nhật Lệ ra đến Biển Đông khoảng 28km (Hình 1). Hệ tọa độ là kinh độ và vĩ độ WGS-84. Lưới tính toán được thiết kế với kích thước cách cạnh của phần tử tăng dần từ cửa sông Nhật Lệ ra đến biên phía biển với kích thước lớn nhất là 3.7km tại biên phía biển và kích thước lưới nhỏ nhất là 20m ở khu vực cửa sông (hình 2b). Kích thước trung bình chiều dài cạnh của các phần tử trên toàn miền là 340m. Sự phân bố về kích thước được thể hiện ở hình vẽ 3. Hình vẽ 3 cho thấy sự phân bố về kích thước cạnh các phần tử khá trơn tru, điều đó cho phép tăng độ chính xác và ổn định của mô hình số FVCOM. Hình 1. Vị trí và lưới tính toán cửa sông Nhật Lệ - Quảng Bình KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 5 (a) (b) Hình 2. (a) Vị trí trạm đo ADCP (đo sóng và dòng chảy); (b) Đường đồng mức độ sâu khu vực cửa sông Nhật Lệ - Tỉnh Quảng Bình Các ngoại lực tác dụng Mô hình cửa sông Nhật Lệ chạy dưới tác động của các ngoại lực sau: khí tượng, mực nước triều và sóng phía biển và lưu lượng sông. Do trong khu vực nghiên cứu không có trạm đo khí tượng nên các yếu tố khí tượng sẽ được tính toán thông qua chi tiết hóa động lực bằng mô hình WRF. Mô hình khí tượng WRF Hình 3. Phân bố chiều dài cạnh phần tử lưới tính toán trên toàn miền tính Mô hình khí tượng WRF ((WRF3.9.1, http: //www.wrf-model.org, Skamarock et al. (2008)) được sử dụng để chi tiết hóa yếu tố động lực cho khu vực nghiên cứu. Lưới tính toán cho mô hình WRF được thể hiện ở hình 4 trong đó kỹ thuật lưới lồng được áp dụng nhằm tăng độ phân giải và tăng độ chính xác của việc chi tiết hóa. Độ phân giải của lưới thô phía ngoài và lưới phía trong lần lượt là 32km và 8.0km tương ứng với tỷ lệ độ phân giải giữa hai lưới là 1:4. Có nhiều nguồn số liệu đã được đánh giá lại có thể dùng làm số liệu đầu vào cho mô hình WRF. Trong nghiên cứu này nguồn số liệu NCEP/GFS/FNL Reanalysis Reanalysis với độ phân giải 0.250 với bước tính 4 lần/ngày được sử dụng để làm số liệu đầu vào cho mô hình WRF. Các thông số sau khi được chi tiết hóa động lực được lưu dưới dạng file netcdf và được nội suy vào lưới tính toán của mô hình FVCOM bằng hàm nội suy trong chương trình phần mềm Matlab. Hình 5 thể hiện vận tốc gió trung bình trên toàn miền tính theo thời gian năm 2018. Vận tốc gió trung bình là 4.3 m/s. Trong khi đó vận tốc gió lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là 14.0 m/s và 0.06m/s. Tướng ứng, các giá trị này đối với năm 2009 lần lượt là 4.0m/s, 20.3m/s và 0.04m/s. Tốc độ gió ở cách bề mặt 10m. Nhiệt độ không khí được tính toán và chuyển đổi giá trị với khoảng cách 2m so với bề mặt. Nhiệt độ không khí trung bình của năm 2018 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 6 trên toàn miền tính toán năm 2018 là 23.10C. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong năm 2018 lần lượt là 32.70C và 15.60C. Tương ứng của năm 2009 lần lượt là 24.50C, 31.70C và 15.50C. Hình 4. Lưới tính toán mô hình khí tượng WRF Hình 5. Vận tốc gió trung bình trên toàn miền tính toán từ mô hình khí tượng WRF (2018) Điều kiện biên Lưu lượng dòng chảy tại biên hở sử dụng số liệu quan trắc tại sông Nhật Lệ trong 15 ngày với tần suất 1 giờ. Đường quá trình lưu lượng (hình 6,7) cho thấy cửa sông Nhật Lệ quá trình nước ra và vào khá đều với lưu lượng lớn nhất chảy vào và ra lần lượt là -947 m3/s và 753 m3/s (năm 2018) và -758m3/s và 935m3/s (2009). Với đặc điểm thủy văn từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa lũ, lưu lượng sông chiếm ưu thế, mùa kiệt từ tháng 1 đến tháng 8 và dòng triều chiếm ưu thế, giá trị lưu lượng trung bình lần lượt là 86.1 m3/s và -49.3 m3/s cho năm 2009 và 2018 (thời gian quan trắc là mùa kiệt). Thời đoạn tính toán nằm trong thời gian kiệt, Lưới trong (D=8km) Lưới ngoài (D=32km) KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 7 do đó sự ảnh hưởng của dòng triều tại cửa sông Nhật Lệ qua việc trao đổi nước giữa sông và biển như hình 5. Biên triều ở biên hở được tính toán từ phần mềm tính toán triều TPXO7.1 với độ phân giải 0.25 độ bao gồm 8 thành phần triều (M2, S2, N2, K2, K1, O1, P1, Q1). Hình 6. Đường quá trình lưu lượng sông Nhật Lệ (2018) Biên sóng được trích xuất từ kết quả tính toán sóng toàn cầu WAVEWATCH III và được nội suy vào các nút tại biên hở cho các thông số sóng bao gồm chiều cao sóng, chu kỳ sóng và hướng sóng với bước tính toán 1 giờ (hình 8). Hình 7. Đường quá trình lưu lượng sông Nhật Lệ (2009) Hình 8. Đường quá trình chiều cao sóng, hướng sóng và chu kỳ sóng tại biên được trích xuất từ WaveWatch III (2009) 5. KẾT QUẢ Chế độ động lực cửa sông Nhật Lệ được mô phỏng với các thời đoạn khác nhau trong năm 2009 và 2018 tương ứng với thời gian quan trắc lưu lượng sông được liệt kê trong bảng 2. Kết quả mô phỏng của mô hình được kiểm định với số liệu quan trắc để đánh giá mức độ chính xác của mô hình. Bảng 2. Các thời đoạn mô phỏng Năm Thời gian mô phỏng 2009 08/06/2009 – 23/06/2009 2009 17/11/2009 – 01/12/2009 2018 17/04/2018 – 25/04/2018 Sử dụng chỉ số đánh giá RMSE (Root mean square error) để đánh giá sai số theo công thức sau: RMSE = ∑ ( ) (13) Trong đó: Oi và Mi lần lượt là số liệu quan trắc thứ i và kết quả tính toán thứ i. N là tổng số số liệu. Kết quả so sánh giữa kết quả tính toán sóng và quan trắc được thể hiện ở hình 9b với giá trị RMSE cho chiều cao sóng, chu kỳ sóng và hướng sóng chủ đạo lần lượt là 0.18m, 2.5s và 41 độ. Từ đồ thị có thể thấy rõ mô hình cho kết quả không được tốt trong ngày đầu tiên mô phỏng. Lý do của việc này là do mô hình bắt đầu chạy với điều kiện ban đầu là nước tĩnh trên toàn miền tính. Đây là đặc điểm ở bất cứ mô hình số nào do cần 1 thời gian đủ dài để KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 8 giảm bớt ảnh hưởng của điều kiện ban đầu. Kết quả mô hình từ ngày 19/4/2018 cho kết quả khá tốt. Điều này cũng tương tự như kết quả tính toán vận tốc dòng chảy (hình 9a), so sánh giữa vận tốc quan trắc và mô phỏng tốt hơn nhiều sau ngày 19/4/2018. Một điểm quan trọng cần chú ý rằng, mô hình FVCOM tính toán 3 thành phần vận tốc theo phương x,y và z. Số liệu quan trắc từ ADCP là vận tốc tổng trên phương ngang, do đó vận tốc tổng từ mô hình được tính theo công thức: = + (14) Trong đó: V là vận tốc tổng theo phương ngang; Ux và Uy lần lượt là vận tốc thành phần theo phương x và y. (a) (b) Hình 9. (a) So sánh vận tốc đo đạc và kết quả tính toán dòng chảy tại trạm NL-ADCP. (b) So sánh số liệu quan trắc và tính toán sóng tại trạm NLW (2018) Các chỉ số đánh giá mức độ chính xác của mô hình trong việc mô phỏng sóng và dòng chảy cho thấy mô hình FVCOM cho kết quả khá tốt và đủ độ tin cậy để làm cơ sở đánh giá chế độ thủy động lực tại cửa sông và trên toàn miền tính toán. Mặc dù không có số liệu quan trắc nhiệt độ nước tại khu vực nghiên cứu để có thể kiểm định kết quả tính toán nhiệt của mô hình FVCOM, tuy nhiên nghiên cứu này sẽ trình bày một số kết quả tính toán nhiệt để có thể cung cấp thêm một số kiến thức và thông tin về cấu trúc nhiệt tại khu vực nghiên cứu. Mô hình FVCOM đã cho kết quả tính toán nhiệt rất tốt tại các nghiên cứu trước đây (Nguyễn T.D và nnk, 2014; Safaie và nnk, 2017). Hình 10 biểu thị nhiệt độ mặt nước theo thời gian trong đó đường xanh là nhiệt độ tại cửa sông Nhật Lệ và đường đỏ là nhiệt độ mặt nước trung bình trên toàn miền tính toán. Hình 10. Nhiệt độ mặt nước khu vực cửa sông - ven biển Nhật Lệ (2018) 6. THẢO LUẬN Vùng cửa sông ven biển Nhật Lệ có chế độ bán nhật triều không đều . N.T. Hùng và nnk (2018) đã phân tích số liệu mực nước tại trạm thủy văn Đồng Hới thời kỳ mùa kiệt (2007- 2012) và kết luận rằng các hằng số điều hòa thủy triều tại khu vực khá ổn định, dẫn tới ảnh KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 9 hưởng mạnh của dòng triều trong mùa kiệt tại cửa sông Nhật Lệ. Điều này thấy rõ từ số liệu quan trắc lưu lượng năm 2009 và 2018 (hình 6,7) dòng triều chiếm ưu thế rõ rệt trong mùa kiệt như đã phân tích ở trên. Kết quả mô phỏng trường nhiệt độ cho thấy sự phân bố nhiệt theo không gian tại cửa sông khá rõ rệt. Sự khác nhau về nhiệt độ giữa khu vực cửa sông (nước nông) và phía biển (nước sâu) khoảng từ 1.0 đến 2.5 độ C. Sự khác nhau này rõ rệt hơn trong thời gian mùa hè, sự chênh nhiệt độ giữa các vùng giảm đi vào mùa đông khi nhiệt độ không khí giảm (hình 11). So sánh nhiệt độ tại khu vực cửa sông và nhiệt độ trung bình toàn miền tính toán cho thấy nhiệt độ tại cửa sông thường cao hơn nhiệt độ ở các khu vực khác từ 1.0-1.5 độ C (hình 10). Điều này có thể giải thích do ở vùng nước nông quá trình khuếch tán nhiệt yếu hơn vùng nước sâu. Trường dòng chảy Vận tốc trung bình ngày và trung thủy trực trên toàn miền tính được tính toán được thể hiện ở hình 12. Kết quả cho thấy trường dòng chảy tại cửa sông Nhật Lệ có hai hướng chính là Tây Bắc và Đông Nam. Do ảnh hưởng của sự tương tác giữa sông và biển và ảnh hưởng của gió, hướng dòng chảy không ổn định. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của N.T.Hùng và nnk, 2018. Tốc độ dòng ven biển đạt lớn nhất và trung bình lần lượt là 0.54m/s và 0.2m/s. Trong ngày 15/06/2009 có 2 xoáy dòng chảy hình thành khu vực cửa Nhật Lệ, một xoáy lớn ở phía ngoài theo chiều ngược chiều kim đồng hồ và 1 xoáy nhỏ hơn ở phía hạ lưu cửa sông và có chiều kim đồng hồ. Hai xoáy thuận nghịch này là một đặc điểm rất quan trọng có ảnh hưởng đến việc lan truyền chất cần được nghiên cứu sâu hơn. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 10 Hình 11. Phân bố nhiệt độ nước khu vực cửa sông Nhật Lệ Hình 12. Trường dòng chảy khu vực cửa sông Nhật Lệ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 11 7. KẾT LUẬN Nghiên cứu này đã ứng dụng mô hình thủy động lực ba chiều FVCOM với số liệu đầu vào từ mô hình khí tượng WRF để mô phỏng chế độ thủy động lực tại cửa sông Nhật Lệ - Quảng Bình. Kết quả tính toán cho thấy mô hình FVCOM đã khôi phục dòng chảy khu vực cửa sông Nhật Lệ và cho kết quả khá tốt. Khu vực cửa sông trong thời gian tính toán chịu ảnh hưởng của dòng triều. Vận tốc lớn nhất khu vực ven biển đạt tới 0.5m/s. Phân tích trường dòng chảy cho thấy có hai hướng dòng chảy chủ đạo là Tây bắc và Đông nam. Có sự tạo thành xoáy khu vực cửa sông. Sự phân bố nhiệt độ nước theo không gian khá rõ rệt với nhiệt độ cao ở khu vực gần cửa và nhiệt độ thấp hơn ở khu vực xa bờ với độ chênh nhiệt độ từ 1.0 đến 2.5 độ C. Trong các nghiên cứu tiếp theo cần có đánh giá độ chính xác của yếu tố gió được chi tiết hóa từ mô hình WRF nhằm tăng độ chính xác của kết quả tinh toán từ mô hình FVCOM. Lời cảm ơn Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên kinh phí từ đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông qua kênh hỗ trợ Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển. Các tác giả xin chân thành cảm ơn dữ liệu từ chương trình 47 về điều tra cơ bản các cửa sông và đề tài khoa học cấp nhà nước KC08.16/16-20. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Baptista, A. M., Zhang, Y., Chawla, A., Zulauf, M., Seaton, C., Myers Iii, E. P., ... & Turner, P. J. (2005). A cross-scale model for 3D baroclinic circulation in estuary–plume– shelf systems: II. Application to the Columbia River. Continental Shelf Research, 25(7-8), 935-972. [2] Do Minh, D. U. C., Yasuhara, K., Murakami, S., & Komine, H. Coastal Erosion in the tropical rapid accretion delta –A case study of the Red River Delta, Vietnam. [3] Guo, X., & Valle-Levinson, A. (2007). Tidal effects on estuarine circulation and outflow plume in the Chesapeake Bay. Continental Shelf Research, 27(1), 20-42. [4] Nguyen, T. D., Thupaki, P., Anderson, E. J., & Phanikumar, M. S. (2014). Summer circulation and exchange in the Saginaw Bay‐Lake Huron system. Journal of Geophysical Research: Oceans, 119(4), 2713-2734. [5] Nguyễn Khắc Nghĩa và nnk (2009). Báo cáo tổng hợp dự án điều tra hiện trạng cửa sông Nhật Lệ - Quảng Bình và kiến nghị các giải pháp bảo vệ, khai thác hoàn thiện. [6] Nguyễn Lập Dân, 2008. Nghiên cứu hiện trạng, xác định nguyên nhân và đề xuất các giải [7] pháp phòng chống bồi lấp cửa sông nhằm khai thông luồng Nhật Lệ, Quảng Bình. Báo cáo đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà nội 2008. [8] Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Quang Minh, Vũ Đình Cương, 2016. Nghiên cứu sự biến động theo mùa của chế độ thủy động lực khu vực cửa sông ven biển lưu vực sông Mã, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Tập 4, số 2, tháng 2/2016. Tr. 32-39; [9] Nguyễn Thanh Hùng, Vũ Đình Cương, Yoshimitsu Tajima, Tô Vĩnh Cường, 2014. Numerical modeling of Hydrodynamics and sediment transport processes in Ma rivier estuary, Vietnam, Proceedings of the 19th IAHR-APD Congress 2014, Hanoi, Vietnam. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 12 [10] Ralston, D. K., Geyer, W. R., & Lerczak, J. A. (2008). Subtidal salinity and velocity in the Hudson River estuary: Observations and modeling. Journal of Physical Oceanography, 38(4), 753-770. [11] Safaie, A., Litchman, E., & Phanikumar, M. S. (2017). Evaluating the role of groundwater in circulation and thermal structure within a deep inland lake. Advances in Water Resources, 108, 310-327. [12] Vinh, V. D., & Thanh, T. D. (2014). Characteristics of current variation in the coastal area of Red River Delta - Results of research using the 3D numerical model. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 14(2), 139-148. [13] Vũ Duy Vĩnh, Katrijn Baetens,Patrick Luyten, Trần Anh Tú, Nguyễn Thị Kim Anh (2012). Ảnh hưởng của gió bề mặt đến phân bố mặn và hoàn lưu vùng ven bờ châu thổ sông Hồng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 13(1), 12-20. [14] Weisberg, R. H., & Zheng, L. (2006). Circulation of Tampa Bay driven by buoyancy, tides, and winds, as simulated using a finite volume coastal ocean model. Journal of Geophysical Research: Oceans, 111(C1).
File đính kèm:
- ung_dung_mo_hinh_thuy_dong_luc_3_chieu_fvcom_tinh_toan_che_d.pdf