Ứng dụng kĩ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, phân loại ung thư vú và định hướng điều trị

Ung thư vú (UTV) là một trong những loại ung thư thường gặp và diễn biến phức tạp nhất ở phụ nữ. Sự

đa dạng của UTV đã gây khó khăn cho việc lựa chọn phác đồ điều trị cụ thể. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

này là: sử dụng thành tựu của công nghệ y sinh, thông qua các marker phân tử theo nguyên lý miễn dịch để

chẩn đoán, phân loại ung thư biểu mô tuyến vú. Trên cơ sở đó nhằm tiên lượng và định hướng điều trị cho bệnh

nhân. Khảo sát 75 trường hợp ung thư biểu mô tuyến vú (UTBMTV) kết quả cho thấy: độ tuổi bị bệnh cao nhất

là 50-59 (40%), vị trí khối u trái là 53,3%, phải (46,7%), trong đó 40% bệnh nhân có hiện tượng di căn sang

hạch nách. Khi phân loại mô học học cho thấy UTBMTV phân bố trên các thể khác nhau, trong đó phổ biến

nhất là thể ống xâm nhập (73,3%). Trong 55 trường hợp UTBM thể ống xâm nhập tỉ lệ độ mô học I, II lần lượt

là 27,3% và 72,7%. Kết quả hóa mô miễn dịch (HMMD) ở những bệnh phẩm UTBMTV biểu hiện ER+, PR+,

HER -2+ với tỉ lệ lần lượt 38,7%, 66,7%, 32%. Phân nhóm UTV cho thấy: tỷ lệ nhóm 1A là 12 %; 1B là 12 %;

1C là 1,3%; 2A là 24,0%; 2B là 18,7%; 2C là 2,6%; ER/PR-,HER2+(8%); ER/PR-, HER2- (22,7%).

Ứng dụng kĩ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, phân loại ung thư vú và định hướng điều trị trang 1

Trang 1

Ứng dụng kĩ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, phân loại ung thư vú và định hướng điều trị trang 2

Trang 2

Ứng dụng kĩ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, phân loại ung thư vú và định hướng điều trị trang 3

Trang 3

Ứng dụng kĩ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, phân loại ung thư vú và định hướng điều trị trang 4

Trang 4

Ứng dụng kĩ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, phân loại ung thư vú và định hướng điều trị trang 5

Trang 5

Ứng dụng kĩ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, phân loại ung thư vú và định hướng điều trị trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 15980
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng kĩ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, phân loại ung thư vú và định hướng điều trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng kĩ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, phân loại ung thư vú và định hướng điều trị

Ứng dụng kĩ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, phân loại ung thư vú và định hướng điều trị
532
KỶ YẾU
ỨNG DỤNG KĨ THUẬT HÓA MÔ MIỄN DỊCH TRONG CHẨN ĐOÁN, 
PHÂN LOẠI UNG THƯ VÚ VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU TRỊ 
Trần Đức Hùng*, Nguyễn Quang Trung* , Nguyễn Thị Giang An**, Trần Thị Tuyển** 
*Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An
**Khoa Sinh – Đại học Vinh
TÓM TẮT
Ung thư vú (UTV) là một trong những loại ung thư thường gặp và diễn biến phức tạp nhất ở phụ nữ. Sự 
đa dạng của UTV đã gây khó khăn cho việc lựa chọn phác đồ điều trị cụ thể. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 
này là: sử dụng thành tựu của công nghệ y sinh, thông qua các marker phân tử theo nguyên lý miễn dịch để 
chẩn đoán, phân loại ung thư biểu mô tuyến vú. Trên cơ sở đó nhằm tiên lượng và định hướng điều trị cho bệnh 
nhân. Khảo sát 75 trường hợp ung thư biểu mô tuyến vú (UTBMTV) kết quả cho thấy: độ tuổi bị bệnh cao nhất 
là 50-59 (40%), vị trí khối u trái là 53,3%, phải (46,7%), trong đó 40% bệnh nhân có hiện tượng di căn sang 
hạch nách. Khi phân loại mô học học cho thấy UTBMTV phân bố trên các thể khác nhau, trong đó phổ biến 
nhất là thể ống xâm nhập (73,3%). Trong 55 trường hợp UTBM thể ống xâm nhập tỉ lệ độ mô học I, II lần lượt 
là 27,3% và 72,7%. Kết quả hóa mô miễn dịch (HMMD) ở những bệnh phẩm UTBMTV biểu hiện ER+, PR+, 
HER -2+ với tỉ lệ lần lượt 38,7%, 66,7%, 32%. Phân nhóm UTV cho thấy: tỷ lệ nhóm 1A là 12 %; 1B là 12 %; 
1C là 1,3%; 2A là 24,0%; 2B là 18,7%; 2C là 2,6%; ER/PR-,HER2+(8%); ER/PR-, HER2- (22,7%). 
SUMMARY
Breast cancer is one of the most common and the most complicated cancers in women. The variety of 
breast cancer has made it to be difficult for selecting a specific treatment regimen. Objective of this study is to 
use achievements of the biomedical engineering through principles of immunological markers for diagnosis 
and classification of breast carcinoma, therefore, to predict and orient treating for patients. Results of survey 
on 75 cases concerning breast carcinoma showed that the highest age of patients is from 50 to 59 year older 
(accounted for 40 %); tumor location was large on the left (53.3%), whereas on the right was 46.7%); 40% of 
total patients expressed to metastasize to theaxillary lymph nodes. The histological classification denoted that 
the breast carcinoma appears in different places, in which the most common is in the penetrated ductal (causing 
the mammary ductal carcinoma, 55 cases, accounted for 73.3%). Of 55 cases of mammary ductal carcinoma, 
the rate I and II of histology were by 27.3% and 72.7%, respectively. The results of immunohistochemistry 
on specimens of breast carcinoma with ER+, PR+, and HER-2+ expresses were by 38.7%, 66.7%, 32%, 
respectively. Following grouping of breast carcinoma, subgroups 1A, 1B, 1C, 2A, 2B, 2C, ER/PR-, HER2 and 
ER/PR-, HER2- accounted for 12%, 12%, 1.3%, 24.0%, 18.7%, 2.6%, 8%, and 22.7%, respectively.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú là một trong những ung thư thường 
gặp nhất ở phụ nữ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. 
Ở Châu Âu, năm 2006 có khoảng 3,2 triệu người được 
chẩn đoán ung thư và 1,7 triệu người đã tử vong, trong 
đó ung thư vú chiếm 13,5% [4]. Tại Việt Nam trong 
những năm gần đây tỷ lệ ung thư vú có xu hướng tăng 
dần. Theo Nguyễn Bá Đức, ở Hà Nội năm 1998 có 
20,3/100.000 phụ nữ, vào các năm 2001-2004 tăng 
lên 29,7/100.000. Theo Nguyễn Chấn Hùng, ở Thành 
phố Hồ Chí Minh, năm 1998 có 16/100.000, năm 
2003 tỷ lệ này 19,4/100.000 [4]. 
Trong chẩn đoán ung thư vú, mô bệnh học thông 
thường (nhuộm HE) được xem là tiêu chuẩn vàng 
nhưng việc chẩn đoán bằng mô học chủ yếu dựa vào 
hình thái và cấu trúc mô học của tế bào. Trong khi đó, 
các tế bào ung thư có thể biểu hiện hình thái giống 
nhau nhưng lại có nguồn gốc khác nhau. Vì thế các 
nhà giải phẫu bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc xác 
định rõ nguồn gốc tế bào. Sự ra đời và phát triển của 
kỹ thuật HMMD là một trong những chỉ định để xác 
định rõ tính chất sinh học của quần thể tế bào trong 
cùng một dòng nhưng chức năng khác nhau. Theo 
đó, HMMD có thể giúp các bác sĩ lựa chọn phác đồ 
533
HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG - 2015
điều trị và tiên lượng diễn biễn của bệnh. Bên cạnh đó 
HMMD còn hỗ trợ cho việc điều trị đúng đích, nhằm 
nâng cao hiệu quả điều trị và tránh tổn thương cho các 
tế bào lành. Trong nước, HMMD đã được triển khai ở 
nhiều cơ sở y tế lớn. Tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ 
An, HMMD bước đầu đã được ứng dụng tại phòng xét 
nghiệm Giải phẫu bệnh-Tế bào nhằm mục đích chẩn 
đoán, phân loại và định hướng điều trị cho các bệnh lý 
ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Vì vậy chúng tôi tiến 
hành đề tài “Ứng dụng kỹ thuật HMMD trong chẩn 
đoán, phân loại ung thư vú và định hướng điều trị” 
với các mục tiêu:
- Đánh giá sự biểu hiện của 3 marker chính: ER 
(Estrogene receptor), PR (Progesterone receptor), Her-
2/neu (Human epidermal growth factor receptor 2).
- Đánh giá mối tương quan giữa sự biểu hiện của 
các marker với nhau và với các yếu tố lâm sàng.
- Phân nhóm phân tử ung thư vú dựa vào sự biểu 
hiện của các marker và định hướng điều trị. 
II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu gồm 75 bệnh nhân ung thư 
biểu mô tuyến vú đã được khám và điều trị tại Bệnh 
viện Ung Bướu Nghệ An từ tháng 4/2013 đến tháng 
6/2013. Số bệnh nhân này đã được xác định về các 
đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học thông thường và 
phân loại UTV tại khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện 
Ung Bướu Nghệ An.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên 
cứu mô tả.
2.3.Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu có chủ định, 
thuận tiện, không chọn mẫu ngẫu nhiên.
2. Vật liệu nghiên cứu
2.1. Các kháng thể, dung dịch đệm rửa, bộc lộ 
kháng nguyên và hệ thống phát hiện của hãng Dako 
Cytomation (Đan Mạch)
* Các kháng thể sử dụng: 
Bảng 1. Các loại kháng thể sử dụng
Tên gốc Kháng thể đơn dòng Tỷ lệ pha loãng Chứng dương tính
DB053RTU-7anti ER
(ER)
Từ chuột kháng người 1: 40 Vú
DB053RTU-7anti PR
(PR)
Từ chuột kháng người 1: 40 Vú
DB053RTU-7anti C-erb-2
(Her-2/neu)
Từ chuột kháng người 1: 50 Vú
(ER: Estrogen receptor; PR: Progesteron 
receptor; Her2/neu: Human epidermal growth factor 
receptor 2)
* Dung dịch đệm rửa và bộc lộ kháng nguyên
+ Tris-Buffered Saline , pH 7.6
+ Peroxidase Retrieval Solution, pH 9.0, 
Concentrated × 10 (S2367)
* Hệ thống phát hiện
+ EnVisionTM Detection Systems
+ Peroxidase/ DAB, Rabbit/Mouse (K5007)
2.2. Mẫu vật: Sử dụng các mẫu tiêu bản mô bệnh học 
và các khối nến lưu trữ bệnh phẩm của 75 bệnh nhân 
đã được xác định UTBMTV bằng kỹ thuật hóa mô tại 
Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An. 
2.3. Mô bệnh học thông thường: mẫu được xử lý và 
đúc trong paraffin và cắt từ 3µ, cố định lên lam kính 
và nhuộm HE (Sheehan D.C và Hrapchak, 1980). 
2.4. Phân loại mô học: dựa trên tiêu chuẩn phân loại 
của WHO 2003. Phân độ mô học UTBMTV thể ống 
xâm nhập theo Scraff Blom Richardson, cải tiến bởi 
Elston và Ellis (1991). 
2.5. Hoá mô miễn dịch: tiêu bản được cắt 3µ và ủ 
qua đêm. Sau đó, tiến hành tẩy paraffin bằng xylen, 
cồn (70o, 90o,100o). Bộc lộ kháng nguyên với pH = 6 
ở nhiệt độ 90-95oC trong 15 phút; khử peroxydase nội 
sinh bằng H2O2 3% trong 10 phút. Ủ kháng thể 1 (ER, 
PR, HER-2) trong 60 phút, rửa bằng TBS. Ủ kháng 
thể 2 trong 30 phút, sau đó nhỏ dung dịch DAB, rửa 
bằng TBS. Cuối cùng nhuộm hematoxylin. 
534
KỶ YẾU
Đánh giá kết quả nhuộm HMMD
* Đối với ER, PR: sử dụng kháng thể đơn dòng từ chuột. Đánh giá kết quả theo thang điểm Allred, dựa vào 
tỷ lệ và cường độ bắt màu cúa tế bào u như sau:
Mức độ
Tỷ lệ bắt màu (PS) Cường độ bắt màu (IS)
0 1/100 1/10 1/3 2/3 1 Không Yếu Vừa Mạnh
Điểm 0 1 2 3 4 5 0 1 2 3
Tổng điểm = PS + IS; Dương tính: tổng điểm >0
* Cách đánh giá thụ thể Her2: sử dụng kháng thể thỏ đa dòng kháng người. Đánh giá theo tiêu chuẩn của 
Dako, dựa trên khả năng bắt màu của màng tế bào u. Mẫu dương tính là mẫu có cường độ bắt màu 2(+) và 3(+).
3. Phân tích số liệu thống kê: các số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 16. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tuổi mắc bệnh
Bảng 1: Đặc điểm và mối liên quan tuổi UTBMTV với các marker phân tử
 Nhóm tuổi 30-39 40-49 50-59 60-69 70-79 80-89
r p
Số bệnh nhân
11 
(14,5%)
19 
(25,3%)
30 
(40%)
9 
(12%)
5 
(6,6%)
1 
(1,3%)
ER(+)
(n=29)
SL 5 7 12 2 2 1
0,02 0,989
Tỷ lệ 17,2 24,1 41,4 6,9 6,9 3,4
PR(+)
(n=50)
SL 7 14 20 5 3 1
0,05 0,658
Tỷ lệ 14,0 28,0 40,0 10,0 6,0 2,0
HER2(+)
(n=24)
SL 2 9 9 2 2 0
-0,08 0,473
Tỷ lệ 8,3 37,5 37,5 8,3 8,3 0,0
2. Kích thước và vị trí khối u
Bảng 2: Đặc điểm khối u và mối liên quan với các marker phân tử
Đặc điểm n Tỷ lệ
ER (+) PR (+) HER2 (+)
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
Kích thước 
khối u
(n=75)
T < 2cm 14 18,67 6 21,4 9 19,1 4 18,2
2cm < T < 3cm 19 25,33 9 32,1 14 29,8 3 13,6
3cm < T < 4cm 26 34,67 7 25,0 17 36,2 12 54,5
4cm < T < 5cm 10 13,33 4 14,3 4 8,5 3 13,6
T > 5cm 1 1,33 0 0,0 1 2,1 0 0,0
Không rõ TT 5 6,67 2 7,1 2 4,3 0 0,0
Vị trí u 
(n=75)
Phải 35 46,7 12 41,4 25 50 14 58,3
Trái 40 53,3 17 58,6 25 50 10 41,7
Di căn hạch
(n=75)
Không di căn 31 37,9 11 44 22 29,3 7 29,2
< 3 hạch 11 24,1 7 16 8 10,7 3 12,5
> 3 hạch 25 31,0 9 30 15 20 12 50,0
Không rõ TT 8 6,9 2 10 5 6,7 2 8,3
p 0,869 0,412 0,049
535
HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG - 2015
3. Kết quả mô bệnh học 
Bảng 3: Phân loại và phân độ mô bệnh học
Đặc điểm
Tổng ER (+) PR (+) HER2 (+)
n Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
Phân loại mô 
bệnh học
 (n=75)
Thể ống xâm nhập 55 73,3 22 75,9 39 78,0 17 70,8
Thể ống nhỏ 11 14,7 5 17,2 4 10,3 2 8,3
Thể nội ống 2 2,6 0 0,0 2 50,0 2 8,3
Thể trứng cá 1 1,3 1 3,4 1 50,0 1 4,2
Thể tiểu thùy xâm nhập 1 1,3 0 0 0 0 0 0
Thể tiểu thùy 1 1,3 0 0 0 0 0 0
Thể tủy 1 1,3 0 0 1 2,0 0 0,0
Thể nhày 1 1,3 1 3,4 1 2,0 1 4,2
Thể vi nhú xâm nhập 1 1,3 0 0 1 2,0 1 4,2
Tuyến nhú 1 1,3 0 0 1 2,0 0 0
p 0,659 0,300 0,653
Độ mô học
( 55 TH thể ống 
xâm nhập)
Biệt hóa rõ (Độ I) 15 27,3 5 6,7 9 12,0 3 4,0
Biệt hóa vừa (Độ II) 40 72,7 17 22,7 30 40,0 14 18,7
Biệt hóa kém (Độ III) 0 0 0 0 0 0 0 0
r 0,083 0,147 0,145
p 0,545 0,284 0,292
4. Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch
Bảng 4: Tỷ lệ biểu hiện của các marker phân tử
Đặc điểm
ER (+) PR (+) HER2 (+)
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
Dương tính
Dương tính 1(+) 17 22,7 20 26,7 18 24,0
Dương tính 2(+) 7 9,3 12 16 7 9,3
Dương tính 3(+) 5 6,7 18 24 17 22,7
Tổng 29 38,7 50 66,7 42 56,0
p
Âm tính 46 61,3 25 33,3 33 44
Bảng 5: Phân nhóm ung thư biểu mô tuyến vú
Các marker SL Tỷ lệ Tổng số r p
Nhóm 1 ER/PR 
(+) HER-2(+)
(1A):ER+/PR+,HER2+ 9 12,0
24 % r (
Her2, ER
) = -0,016 0,889(1B): ER-/PR+,HER2+ 9 12,0
(1C): ER+/PR-,HER2+ 0 0,0
Nhóm 2 ER/
PR(+), HER2 (-)
(2A): ER+/PR+,HER2- 18 24,0
45,3 %
r (
PR, ER
)
 = 
0,445
** 0,000(2B): ER-/PR+,HER2- 14 18,7
(2C): ER+/PR-,HER2- 2 2,7
Nhóm 3 ER/PR (-), HER2 (+) 6 8,0 8 %
Nhóm 4 ER /PR(-), HER2 (-) 17 22,7 22,7 r (
PR, HER2
)= 0,121 0,300
536
KỶ YẾU
IV. BÀN LUẬN
Theo kết quả nghiên cứu của Onitilo AA và cs 
năm 2009, căn cứ vào sự biểu hiện đồng thời của các 
marker ER, PR và HER2 đã chia UTBMTV làm 4 
nhóm chính: nhóm 1: ER/PR(+)HER2(+) phù hợp 
với kiểu hình ống B (Luminal B); nhóm 2: ER/PR(+)
HER2(-) phù hợp với kiểu hình ống A (Luminal A); 
nhóm 3: ER/PR(-)HER2(+) gọi là kiểu hình HER2 và 
nhóm 4: ER/PR(-)HER2(-) gọi là bộ ba âm tính phù 
hợp với kiểu hình giống đáy (basal-like). Trong công 
trình nghiên cứu này, chúng tôi cũng đã phân loại 
UTBMTV làm 4 phân như trên. Với sự phân chia này 
đã tạo thành các phân nhóm đáp ứng với sự biểu hiện 
của nội tiết hoặc sự khuếch đại của gen Her 2/neu. 
Nghiên cứu về ý nghĩa biểu hiện của các thụ 
thể estrogen (ER) và progesteron (PR) Allred và cs 
(1998) cho rằng 2 thụ thể này có vai trò quyết định 
đáp ứng 70% liệu pháp nội tiết. Chính vì vậy, nếu cắt 
bỏ nguồn sản xuất estrongen thì bệnh nhân sẽ có đáp 
ứng lâm sàng giống như điều trị bằng thuốc kháng 
nội tiết. HER2 là một thụ thể glycoprotein trên màng 
tế bào được tổng hợp từ proto–oncogen Her-2/neu, 
nằm tại vị trí 21 trên nhiễm sắc thể 17. Sự biểu hiện 
quá mức của thụ thể này trong UTBMTV là một tiên 
lượng xấu, đặc biệt là trong nhóm bệnh nhân có di 
căn hạch nách. Ngày nay với sự phát triển của công 
nghệ sinh học, người ta đã chế tạo ra các kháng thể 
đơn dòng như Herceptin (trastuzumab). Sự kết hợp 
trastuzumab và hóa chất đã có khả năng kéo dài sự 
sống cho các bệnh nhân UTBMTV. 
Kết quả nghiên cứu 75 bệnh nhân cho thấy, nhóm 
PR dương tính 66,7%, ER dương tính 38,7%, Her-2+ 
32,0% (bảng 4). Trong đó, estrogene và progesterone 
có mối tương quan thuận vừa với nhau với 0<r<0,25; 
p<0,01. Theo Đặng Công Thuận và cs (2011), estrogene 
và progesterone có tương quan chặt chẽ với nhau và 
tương quan nghịch với HER-2. Nghiên cứu về phân 
nhóm của UTBMTV (bảng 5) cho thấy: tỷ lệ biểu hiện 
của ER/PR(+)HER2(+) là 24%, đây là sự biểu hiện 
đồng thời cả yếu tố nội tiết và sự hoạt hóa của gen 
Her2/neu. Sự biểu hiện của ER/PR(+)HER2(-) chiếm 
tỷ lệ cao nhất (45,3%). Phân nhóm này với xu hướng 
chỉ biểu hiện thụ thể nội tiết và không có sự biểu hiện 
gen HER2/neu cùng với tỷ lệ phân bào thấp, thường 
có tiên lượng tốt và tỷ lệ tái phát thấp. Đối với nhóm 
này có thể chỉ điều trị kháng nội tiết hoặc bằng cách 
cắt nguồn estrogen từ buồng trứng. Tỷ lệ phân nhóm 
này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đoàn Thị 
Phương Thảo, 2011 (44,7%) và thấp hơn Carey LA 
(67%) [3]; Phân nhóm ER/PR(-)HER2(+) chỉ chiếm 
tỷ lệ 8%, song đây là phân nhóm có đáp ứng điều 
trị nhưng tiên lượng xấu. Nghiên cứu của Đoàn Thị 
Phương Thảo và cs năm 2011 trên nhóm này cho tỷ lệ 
17,9%. Phân nhóm ER/PR(-)HER2- chiếm 22,7% là 
phân nhóm không có sự biểu hiện của nội tiết và gen 
HER2/new, do vậy cần xét nghiệm thêm với marker 
phát hiện cytokeratin (CK5/6, CK7...) để phát hiện sự 
biểu hiện gen BRCA. Nếu kết quả âm tính được xem 
như tuyến u vú bình thường. 
Xét về giới tính cho thấy, UTV chỉ xuất hiện ở nữ 
giới, mặc dù các công trình nghiên cứu khác đã chỉ ra 
UTV có thể xuất hiện ở cả nam giới, tuy nhiên tỷ lệ 
mắc rất thấp. UTV xuất hiện với tỷ lệ cao ở độ tuổi 
50-59 (40%); tiếp đến là nhóm tuổi 40-49 (25,3%), 
không có trường hợp nào ở độ tuổi dưới 30 (bảng 1). 
Như vậy, độ tuổi mắc bệnh trung bình 51,9 + 11,9, 
đây là độ tuổi mãn kinh. Vì thế, sự rối loạn về hormon 
nội tiết đã góp phần gia tăng tỷ lệ UTV. Kết quả này 
phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác [1], 
[2], [3], [4]. 
Nghiên cứu về vị trí tổn thương do UTV, thường 
gặp ở vú trái nhiều hơn vú phải. Vị trí tổn thương UTV 
không được xem là yếu tố tiên lượng và định hướng 
điều trị bệnh. Kiểm tra kích thước khối u sau phẫu 
thuật cho thấy, khối u có kích thước từ 3<T< 4cm là 
chủ yếu (34,67%) (bảng 2), tuy nhiên trong nghiên 
cứu này chưa thể hiện được mối tương quan giữa kích 
thước u với thụ thể nội tiết (-0,250,05). Khi 
nghiên cứu tỷ lệ các khối u có kích thước từ 2-5cm 
Trần Văn Hòa, 2001 cho kết quả 73%; Lê Quốc Sử, 
2004 là 49,7%; Đặng Công Thuận 2006 là 47,5% [3].
Tình trạng di căn hạch nách và số lượng hạch 
nách được xem là yếu tố tiên lượng quan trọng liên 
quan đến tỷ lệ sống còn và tỷ lệ tái phát bệnh sau điều 
trị. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ di căn sang hạch nách 
chiếm 55,1%. Kết quả này tương đương với nghiên 
cứu của Đặng Công Thuận, 2011 (51,3%).
UT phân bố tương đối đa dạng nhưng trong đó 
thể ống xâm nhập có tỷ lệ cao nhất (73,3%). UTBM 
thể ống nhỏ thấp hơn (14,7%). Các trường hợp khác 
chiếm tỷ lệ rất thấp. Kết quả này tương tự với một số 
nghiên cứu của trước đây [2], [4].
Độ mô học: Độ mô học có ý nghĩa quan trọng 
trong việc tiên lượng và điều trị bệnh. Phân tích 55 
trường hợp UTBMTV thuộc thể ống xâm nhập kết 
quả cho thấy: độ II chiếm tỷ lệ cao nhất (72,5%), độ 
I chỉ chiếm 27,3% và không có độ III. Trong đó, tập 
trung cao vào nhóm PR dương tính (40%). Tuy nhiên, 
trong nghiên cứu của Đặng Công Thuần, 2007 tỷ lệ độ 
537
HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG - 2015
III chiếm ưu thế (50%), độ II chiếm 44,3%. 
V. KẾT LUẬN
Căn cứ vào các marker phân tử trong HMMD 
chúng tôi đã chia UTBMTV thành 4 phân nhóm. 
Sự biểu hiện nhóm ER/PR(+)HER2(-) chiếm tỷ lệ 
cao nhất (45,3%), nhóm PR dương tính 66,7%, ER 
dương tính 38,7%, Her-2+ 32,0%; phân nhóm ER/
PR(-) HER2(+) chiếm tỷ lệ 8% và phân nhóm ER/
PR(-)HER2- chiếm 22,7%. Các phân nhóm này có sự 
khác biệt về độ tuổi biểu hiện, kích thước khối u, loại 
mô học và độ mô học. Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh nhóm 
có hiện tương di căn hạch cao (chiếm 55,1%). Kết 
quả này cho thấy, sự đa dạng sinh học của ung thư vú, 
các phân nhóm này giúp định hình các nguy cơ cũng 
như tiên lượng diễn biến của bệnh. Đây là nghiên cứu 
bước đầu cung cấp những dữ liệu phân tử với mong 
muốn hỗ trợ cho điều trị ngày càng tốt hơn. Hy vọng 
trong những nghiên cứu dài hơn, theo dõi đáp ứng 
điều trị của bệnh nhân cũng như diễn tiến của bệnh, 
chúng ta sẽ cung cấp thêm những yếu tố nguy cơ tái 
phát, di căn, đáp ứng điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adedayo A. Onitilo, Jessica M. Engel, 
Robert T. Greenlee and Bickol N. Mukesh (2009), 
“Breast Cancer Subtypes Based on ER/PR and 
Her2 Expression: Comparison of Clinicopathologic 
Features and Survival” Clinical Medicine & Research, 
Volume 7, Number 1/2: 4-13
2. Đặng Công Thuận, Nguyễn Phúc Duy Quang, 
2011. “Nghiên cứu sự bộc lộ ER, PR, HER2 và nồng 
độ CA 15-3 trong ung thư biểu mô tuyến vú xâm 
nhập”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15 (2), tr. 107-113.
3. Đặng Công Thuận, 2012. “Hóa mô miễn dịch 
trong ung thư vú”. Tạp chí Phụ sản, tập 10, số 3, tr74-
83.
4. Đoàn Thị Phương Thảo, 2011. “Nghiên cứu 
gen Her -2/neu và phân loại phân tử ung thư vú”. 
Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y dược thành phố Hồ 
Chí Minh.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_ki_thuat_hoa_mo_mien_dich_trong_chan_doan_phan_loai.pdf