Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là một cuộc cách mạng tạo ra

nhiều chuyển biến mang tính đột phá trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong

lĩnh vực kỹ thuật số, những phát kiến trong công nghệ xử lý tri thức như: trí tuệ nhân tạo

(AI), học máy (Machine Learning – ML), học sâu (Deep Learning - DL),. vạn vật kết nối

(Internet of Things – IoT), cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) là những cơ sở quan trọng để tạo ra

các sản phẩm trí tuệ, thông minh có khả năng giải quyết nhiều bài toán hóc búa của đời

sống xã hội. Trong đó, trí tuệ nhân tạo, với cơ chế tạo lập suy luận logic giống con người

là một trong những thành phần cơ bản, quan trọng quyết định nên tính “thông minh” khả

năng giải quyết linh hoạt, tối ưu các bài toán của các hệ thống hỗ trợ ra quyết định.

Trí tuệ nhân tạo là là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer

science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự

động hóa các hành vi thông minh như con người [1, 2]. Trí tuệ nhân tạo khác với việc

lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy

(machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm

tốt hơn máy tính [6]. Trí tuệ nhân tạo làm việc trên cơ sở tri thức được số hóa và xây

dựng quan hệ logic trên máy tính, giúp máy tính có được những trí tuệ của con người

như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng

nói, biết học và tự thích nghi [2, 4]. Trí tuệ nhân tạo ngoài việc sử dụng dữ liệu tri thức

để đưa ra những kết quả suy luận còn có đặc trưng tự học thông qua kinh nghiệm xử lý,

tương tác, kiểm nghiệm kết quả từ những suy luận với thực tiễn.

Thành phần quan trọng của trí tuệ nhân tạo chính là cơ sở tri thức và cơ chế suy luận,

nó cũng tương đồng với những việc bộ não sử dụng những dữ liệu chuyên môn và những

kiến thức được đào tạo, huấn luyện để đưa ra hướng giải quyết một vấn đề [3]. Sự khác

nhau về dữ liệu tri thức, cơ chế suy luận là cơ sở để phân loại các ứng dụng của trí tuệ

nhân tạo trong thực tế. Bài báo này nghiên cứu những cơ sở để ứng dụng công nghệ trí

tuệ nhân tạo vào trong lĩnh vực tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược đáp ứng yêu cầu

hiện đại hóa quân đội, hướng đến xây dựng hệ thống tự động hóa chỉ huy toàn quân.

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược trang 1

Trang 1

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược trang 2

Trang 2

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược trang 3

Trang 3

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược trang 4

Trang 4

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược trang 5

Trang 5

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 8800
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược
Công nghệ thông tin 
 94 N. Long, L. M. Cường, N. T. Hải, “Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo  chiến lược.” 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG 
TÁC CHIẾN CẤP CHIẾN DỊCH, CHIẾN LƯỢC 
Nguyễn Long1*, Lê Mạnh Cường2, Nguyễn Thanh Hải1 
Tóm tắt: Các mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra những bước phát triển đột phá 
trong lĩnh vực quân sự nói chung, trong nâng cao hiệu quả tác chiến nói riêng. Là một 
trong những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo (Artificial 
Intelligence – AI) là cơ sở tạo ra các hệ thống tích hợp thông minh hỗ trợ hiệu quả, mang 
tính đột phá trong công tác của người chỉ huy và tham mưu trong tác chiến chiến dịch 
chiến lược đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại. Bài báo phân tích cơ sở ứng dụng công 
nghệ AI và khả năng hỗ trợ cho hoạt động của người chỉ huy và cơ quan trong điều kiện 
tác chiến mới. 
Từ khóa: AI; Trí tuệ nhân tạo; CMCN 4.0; Chiến dịch; Chiến lược. 
1. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là một cuộc cách mạng tạo ra 
nhiều chuyển biến mang tính đột phá trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong 
lĩnh vực kỹ thuật số, những phát kiến trong công nghệ xử lý tri thức như: trí tuệ nhân tạo 
(AI), học máy (Machine Learning – ML), học sâu (Deep Learning - DL),... vạn vật kết nối 
(Internet of Things – IoT), cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) là những cơ sở quan trọng để tạo ra 
các sản phẩm trí tuệ, thông minh có khả năng giải quyết nhiều bài toán hóc búa của đời 
sống xã hội. Trong đó, trí tuệ nhân tạo, với cơ chế tạo lập suy luận logic giống con người 
là một trong những thành phần cơ bản, quan trọng quyết định nên tính “thông minh” khả 
năng giải quyết linh hoạt, tối ưu các bài toán của các hệ thống hỗ trợ ra quyết định. 
Trí tuệ nhân tạo là là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer 
science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự 
động hóa các hành vi thông minh như con người [1, 2]. Trí tuệ nhân tạo khác với việc 
lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy 
(machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm 
tốt hơn máy tính [6]. Trí tuệ nhân tạo làm việc trên cơ sở tri thức được số hóa và xây 
dựng quan hệ logic trên máy tính, giúp máy tính có được những trí tuệ của con người 
như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng 
nói, biết học và tự thích nghi [2, 4]. Trí tuệ nhân tạo ngoài việc sử dụng dữ liệu tri thức 
để đưa ra những kết quả suy luận còn có đặc trưng tự học thông qua kinh nghiệm xử lý, 
tương tác, kiểm nghiệm kết quả từ những suy luận với thực tiễn. 
Thành phần quan trọng của trí tuệ nhân tạo chính là cơ sở tri thức và cơ chế suy luận, 
nó cũng tương đồng với những việc bộ não sử dụng những dữ liệu chuyên môn và những 
kiến thức được đào tạo, huấn luyện để đưa ra hướng giải quyết một vấn đề [3]. Sự khác 
nhau về dữ liệu tri thức, cơ chế suy luận là cơ sở để phân loại các ứng dụng của trí tuệ 
nhân tạo trong thực tế. Bài báo này nghiên cứu những cơ sở để ứng dụng công nghệ trí 
tuệ nhân tạo vào trong lĩnh vực tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược đáp ứng yêu cầu 
hiện đại hóa quân đội, hướng đến xây dựng hệ thống tự động hóa chỉ huy toàn quân. 
2. THIẾT KẾ ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CHO BÀI TOÁN HỖ TRỢ 
HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN CHIẾN DỊCH, CHIẾN LƯỢC 
 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tác chiến chiến dịch, chiến lược là việc áp dụng 
những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo để tạo ra các hệ thống tích hợp 
Thông tin khoa học công nghệ 
 Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2020 95 
hỗ trợ công tác cho người chỉ huy và tham mưu trong giai đoạn tổ chức chuẩn bị và thực 
hành tác chiến chiến dịch, chiến lược. Trên cơ sở thành phần của hệ thống ứng dụng trí 
tuệ nhân tạo, để ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo hiệu quả, sát với yêu cầu thực tế 
của hoạt động tác chiến, đặc biệt là về nghệ thuật quân sự, hệ thống cần được thiết kế 
thành phần cơ bản sau: 
Cơ sở dữ liệu tri thức: đây là thành phần dữ liệu quan trọng, quyết định nội dung của 
các hệ thống hỗ trợ. Trong lĩnh vực tác chiến, dữ liệu tri thức bao gồm các nội dung 
thành phần như: 
Thành phần thông tin tác chiến, nội dung bao gồm thông tin về địa bàn tác chiến, đây 
là thông tin về địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy văn, cùng những thông tin về điều kiện 
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... của các khu vực địa bàn tác chiến; thông tin về đối 
tượng tác chiến: thông tin về tổ chức lực lượng, số hiệu, biên chế trang bị, kinh nghiệm, 
sở trường, sở đoản, âm mưu, thủ đoạn tác chiến,... thông tin về ta: thông tin về tổ chức 
biên chế, số hiệu, biên chế trang bị, kinh nghiệm về lãnh đạo, tổ chức chỉ huy và hiệp 
đồng,... thông tin về các loại vũ khí, trang bị: tên gọi, tổ chức ê kíp, khả năng tác chiến, 
ưu, nhược điểm,... và các thông tin phục vụ cho đánh giá tình hình tác chiến khác [7]. 
Thành phần thông tin này được tổ chức phân loại, liên kết và tổ chức lưu giữ dưới dạng 
cấu trúc trong cơ sở dữ liệu tri thức. 
Thành phần thông tin nguyên tắc, nội dung được số hóa thành dữ liệu dưới các dạng 
luật, mệnh đề logic của các nguyên tắc tác chiến của từng quân, binh chủng, ngành. Đặc 
biệt, các biện pháp tác chiến, nguyên tắc lý luận về nghệ thuật quân sự, nghệ thuật tác 
chiến được số hóa, lượng hóa để đưa vào làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế suy luận. 
Ngoài ra, thành phần dữ liệu cũng được cập nhật những kiến thức chuyên gia được đưa 
vào từ nhận định, đánh giá chủ quan của các chuyên gia nghệ thuật quân sự, từ thực tiễn. 
Đây là thành phần hết sức quan trọng, vấn đề bảo mật cần được đặt ra ở mức cao nhất về 
cả khía cạnh quản lý, sử dụng cũng như các biện pháp kỹ thuật. 
Ngoài ra là các thông tin liên quan đến môi trường, điều kiện tác chiến khác. Các 
thành phần dữ liệu tri thức này được thiết kế trên cơ sở mở, được cập nhật thông qua quá 
trình khai thác, từ đánh giá thực tiễn và bổ sung tri thức từ các chuyên gia tri thức nghệ 
thuật quân sự, đây là yếu tố làm cho hệ thống suy luận sát với thực tế, “thông minh” hơn. 
Cơ chế suy luận: dựa trên mối quan hệ logic của các luật được tạo lập từ cơ sở dữ liệu 
tri thức, hệ thống xây dựng cơ chế suy luận mô phỏng suy nghĩ của con người, có 02 loại 
suy luận cơ bản là suy luận tiến hoặc suy luận lùi. Suy luận tiến hoặc lùi là việc giải 
quyết mối quan hệ cơ bản giữa nguyên nhân, kết quả. Ở đây, nguyên nhân là yêu cầu 
nhiệm vụ, thông tin tác chiến mọi mặt: địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy văn, điều kiện 
kinh tế, chính trị - xã hội, thông tin về địch, ta,... những quyết định lựa chọn của người 
chỉ huy, cơ quan cùng các nguyên tắc tác chiến, nguyên tắc quân, binh chủng, ngành làm 
cơ sở để dự đoán, dự báo kết quả thực hiện yêu cầu nhiệm vụ. 
Tương tác người máy: trong quá trình suy luận, tìm kiếm giải pháp tối ưu, từ những 
thay đổi thực tế hoặc những điều chỉnh của người chỉ huy và cơ quan, chức năng tương tác 
cho phép người chỉ huy, cơ quan tương tác để cung cấp thông tin tham chiếu cho quá trình 
suy luận. Những thông tin tham chiếu này có thể đến từ tình hình thực tế tác chiến, địch 
điều chỉnh thủ đoạn tác chiến, ta thay đổi phương án tác chiến,... thông tin này tác động 
trực tiếp vào quá trình suy luận để có những thay đổi kết quả mang tính phù hợp hơn. 
Công nghệ thông tin 
 96 N. Long, L. M. Cường, N. T. Hải, “Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo  chiến lược.” 
Mô phỏng, kiểm tra, đánh giá kết quả: Kết quả của quá trình suy luận được biểu diễn 
lại dưới các dạng khác nhau, có thể là dạng văn bản mô tả (thuyết minh), văn kiện trên 
bản đồ số 2D, mô hình trên không gian 3D,... hoặc mô hình mô phỏng mới, kết hợp giữa 
thực tại ảo và thực tế địa hình. Mô phỏng có thể thể hiện qua việc biểu diễn giai đoạn 
tiến trình theo chỉ thỉ màu (đệm màu), hoặc mô phỏng theo diễn biến thời gian thực với 
các hiệu ứng môi trường. Từ kết quả dự đoán, cơ sở dữ liệu tri thức được sử dụng để 
kiểm tra, đánh giá mọi mặt của phương án, kế hoạch tác chiến,... kết quả đưa ra sẽ là 
những điểm phù hợp, những điểm vi phạm nguyên tắc tác chiến, nguyên tắc quân, binh 
chủng, ngành. Những kết quả tổng hợp những đánh giá từng thành phần của quyết tâm, 
kế hoạch sẽ được trích rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và cũng đưa ra những gợi ý, 
điều chỉnh dựa trên cơ sở tri thức nghệ thuật quân sự cũng như tri thức của chuyên gia 
nghệ thuật quân sự. Những kiểm nghiệm, đánh giá và lựa chọn của người chỉ huy là cơ 
sở để hệ thống thực hiện tiến trình tự học, tự kiểm nghiệm làm cho hệ thống trở nên thực 
tế và “thông minh” hơn. 
Cơ chế suy luận và tiến trình đánh giá, tự học được mô tả ở hình 1. 
Hình 1. Mô hình sử dụng AI trong bài toán hỗ trợ hoạt động của người chỉ huy 
và cơ quan trong hoạt động tác chiến. 
3. ỨNG DỤNG TRONG TÁC CHIẾN CHIẾN DỊCH, CHIẾN LƯỢC 
3.1. Trong hoạt động tác chiến 
Trong tác chiến kể cả trong giai đoạn tổ chức chuẩn bị và thực hành tác chiến, trước 
khi quyết định một quyết tâm tác chiến người chỉ huy cần phải thực hiện một số nội 
dung cơ bản: nắm chắc nhiệm vụ, đánh giá tình hình mọi mặt, xây dựng ý định, phương 
án tác chiến. Với các hệ thống thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trên cơ sở thông tin 
tác chiến và cơ sở dữ liệu tri thức, hệ thống có thể cung cấp cho người chỉ huy nắm bắt 
được: mô tả yêu cầu nhiệm vụ một cách chi tiết, liên kết các thông tin liên quan để người 
chỉ huy nhìn nhận, xác định rõ nhiệm vụ. Ví dụ, với các nguyên tắc về nghệ thuật tác 
chiến về lựa chọn hướng, khu vực, mục tiêu,... hệ thống sẽ gợi ý những nội dung cụ thể 
mà nhiệm vụ của đơn vị phải đảm trách: khu vực chủ yếu, thứ yếu,... Nhờ cơ chế thông 
minh, hệ thống sẽ cung cấp những thông tin trọng tâm về địa bàn tác chiến, địch, ta,... 
gắn với yêu cầu nhiệm vụ. 
CSDL tri thức 
Thông tin 
tác chiến 
Môđun 
suy luận 
Người chỉ huy 
Mô phỏng, biểu diễn 
kết quả đánh giá 
Chuyên gia 
NTQS 
Tương tác 
Kiểm nghiệm Bổ sung 
Thông tin khoa học công nghệ 
 Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2020 97 
Hệ thống sẽ mô phỏng, kiểm tra, đánh giá các phương án tác chiến được đưa ra xem 
xét, bao gồm những phương án do người chỉ huy dự kiến và những phương án có thể gợi 
ý,... Đây là những thông tin hết sức quan trọng, có giá trị bởi nó được suy luận dựa trên tri 
thức về nghệ thuật quân sự, tri thức thực tiễn và những kinh nghiệm hệ thống tự học, tự 
bổ sung. Ngoài việc đánh giá ưu nhược điểm từng nội dung thành phần của phương án, hệ 
thống cũng gợi ý cho người chỉ huy những điều chỉnh, những biện pháp để phát huy ưu 
điểm, hạn chế nhược điểm, khoét sâu vào những điểm yếu của kẻ thù, hạn chế vũ khí 
phương tiện để nâng cao hiệu quả của phương án tác chiến. Ví dụ, việc thiết lập vị trí của 
đơn vị tác chiến điện tử để bảo vệ Sở chỉ huy chiến dịch, nhờ việc kiểm tra nguyên tắc và 
hiệu quả của trang thiết bị tác chiến điện tử, hệ thống có thể đánh giá vị trí dự kiến có 
hiệu quả không, đánh giá về khả năng cơ động, khả năng bảo vệ và chuyển hóa có phù 
hợp không? Có vị trí nào tốt hơn không?,... Tổng hợp những điều chỉnh, lựa chọn của 
người chỉ huy sẽ là cơ sở vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn để người chỉ huy lựa 
chọn quyết tâm tác chiến (hoặc kế hoạch chiến đấu, đảm bảo) của đơn vị mình, đảm bảo 
nguyên tắc các hệ thống là hỗ trợ, vai trò quyết định là của con người, người chỉ huy. 
3.2. Huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu 
Trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu tác chiến chiến dịch chiến lược, quá trình huấn 
luyện cũng diễn ra như tiến trình tác chiến bao gồm các nguyên tắc lý luận và thực hành, 
diễn tập tác chiến. 
Trong nội dung nghiên cứu về nguyên tắc lý luận nghệ thuật quân sự, để minh họa về 
các chiến lệ làm cơ sở thực tiễn cho các lý luận, nguyên tắc tác chiến, hệ thống mô 
phỏng, kiểm tra, đánh giá kết quả sẽ tái hiện các chiến lệ,... đặt ra một số những giải 
thuyết khác để đánh giá giá trị của lý luận và thực tiễn. Hệ thống được giả định trên các 
khu vực địa bàn tác chiến và các điều kiện thực tiễn, do vậy, những nội dung phương 
pháp tác chiến được mô hình hóa, thể hiện trên hệ thống cung cấp cho người học một 
cách trực quan, sinh động gắn liền thực tiễn sẵn sàng chiến đấu. Những cơ chế về trí tuệ 
nhân tạo, cho phép người huấn luyện, người được huấn luyện, từ kinh nghiệm thực tiễn 
có thể thể hiện quan điểm, phương án theo các sáng tạo khác nhau nhưng vẫn gắn liền 
với kinh nghiệm, nguyên tắc tác chiến. Qua đó, bổ sung, phát triển các nguyên tắc lý 
luận tác chiến vào kho tàng kiến thức nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch, 
chiến lược. 
Trong các bài toán tính toán quân, binh chủng, ngành các nguyên tắc đặc thù từng đơn 
vị quân, binh chủng, ngành gắn với các nhiệm vụ và điều kiện khách quan khác; kết hợp 
với các cơ sở dữ liệu tri thức và cơ chế suy luận sẽ kiểm tra, tính toán, cung cấp những 
nội dung cơ bản cho người chỉ huy đơn vị hình thành nên kế hoạch chiến đấu, đảm bảo 
cho tác chiến. Trong quá trình hệ thống suy luận, người chỉ huy có thể đưa ra các quyết 
định mang tính điều kiện, ràng buộc, hay định hướng cho kết quả tính toán từ thực tế 
điều chỉnh trong tác chiến. Quá trình thực hành tác chiến, những sản phẩm trí tuệ nhân 
tạo trợ giúp trong việc thu thập, phân loại, truyền tải, xử lý, lưu trữ và khai thác thông tin 
phục vụ quá trình khép kín: thu thập – xử lý – ra quyết định – tổ chức thực hiện của 
người chỉ huy giúp cho các bước tiến hành tạo chuyển biến mạnh mẽ về thời gian xử lý, 
khả năng đáp ứng, sát thực tiễn,... những yếu tố quan trọng tạo thời cơ, sức mạnh và lợi 
thế cho việc nhận định, đánh giá tình hình, điều chỉnh quyết tâm xử lý các tình huống tác 
chiến chiến dịch, chiến lược. 
Công nghệ thông tin 
 98 N. Long, L. M. Cường, N. T. Hải, “Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo  chiến lược.” 
Đánh giá hiệu quả của các sản phẩm trí tuệ nhân tạo với các ứng dụng trong tác chiến 
chiến dịch, chiến lược ta có thể rút ra một số ưu điểm và hạn chế sau: 
Ưu điểm: trong các ứng dụng kiểm tra, đánh giá giúp người chỉ huy thông tin đánh 
giá toàn diện, chính xác, loại bỏ những yếu tố định kiến và có tính ổn định có độ tin cậy 
cao do dựa trên tri thức cơ sở dữ liệu được tổng hợp từ nguyên tắc nghệ thuật quân sự, 
kinh nghiệm của các chuyên gia nghệ thuật quân sự; các tính toán chiến đấu, đảm bảo 
được tính toán kết hợp giữa nguyên tắc quân binh chủng ngành và nguyên tắc chung về 
nghệ thuật quân sự, thực tiễn và kinh nghiệm tác chiến,... sẽ đưa ra những kết quả có tính 
tổng hợp, hiệu quả sát thực tiễn. Các tình huống, phương án tạo lập từ hệ thống sẽ tạo ra 
nhiều bài tập huấn luyện, xử lý khác nhau, giải quyết những khó khăn trong công tác xây 
dựng bài tập, tập bài truyền thống nhất là với hoạt động tác chiến cấp chiến lược, chiến 
dịch quy mô vừa và lớn. 
Hạn chế: Nếu hệ thống không được khai thác nhiều, hạn chế khả năng tự học có thể 
tạo ra những kết quả, nhận định mang tính định kiến trong các ứng dụng hỗ trợ ra quyết 
định. Nhiều yếu tố khác chưa được hệ thống tính đến do không thể số hóa, lượng hóa để 
bổ sung cho dữ liệu tri thức nghệ thuật quân sự như: văn hóa quân sự, các phương pháp 
tác chiến đặc biệt mang tính chủ quan, quyết đoán từ năng lực, tư duy kinh nghiệm của 
người chỉ huy,... Do vậy, dù các hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tác chiến có 
những yếu tố mang tính hiệu quả rất cao, nhưng người chỉ huy luôn là chủ thể, giữ vai 
trò quyết định trong quá trình hoạt động tác chiến chiến dịch, chiến lược. 
4. KẾT LUẬN 
Những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo vào trong lĩnh vực tác chiến đã tạo ra các sản 
phẩm tích hợp hỗ trợ mạnh mẽ, hiệu quả cho công tác của người chỉ huy và cơ quan 
trong tác chiến chiến dịch, chiến lược. Nghiên cứu, nắm bắt xu thế về khả năng ứng 
dụng, phù hợp với điều kiện thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình 
hình mới có ý nghĩa to lớn để định hướng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm có thể ứng 
dụng cho nghệ thuật tác chiến, điều kiện tác chiến của ta, sẵn sàng đối phó và chiến 
thắng các biện pháp tác chiến mới, các loại vũ khí công nghệ cao của kẻ thù. Những sản 
phẩm tích hợp giữa công nghệ trí tuệ nhân tạo và cơ sở dữ liệu tri thức nghệ thuật quân 
sự đang, sẽ là những thành phần quan trọng trong việc hiện đại hóa, tự động hóa quân 
đội đặc biệt trong các hoạt động huấn luyện diễn tập, sẵn sàng chiến đấu,... trong tác 
chiến chiến dịch, chiến lược trong điều kiện mới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. George F. Luger, William A. Stubblefield, “Artificial Intelligence - Structure and Strategies 
for Complex Problem Solving”, Wesley, 1997. 
[2]. Bùi Xuân Toại, Trương Gia Việt (Biên dịch), “Trí tuệ nhân tạo – Các cấu trúc và chiến lược 
giải quyết vấn đề”, NXB Thống kê, 2000. 
[3]. Elaine Rich, Kevin Knight, “Artificial Intelligence”, McGraw-Hill, 1991. 
[4]. Bạch Hưng Khang, Hoàng Kiếm, “Trí tuệ nhân tạo – Các phương pháp và ứng dụng”, NXB 
Khoa học kỹ thuật, 1989 
[5]. Nguyễn Thanh Thủy, “Trí tuệ nhân tạo – Các phương pháp giải quyết vấn đề và kỹ thuật xử 
lý tri thức”, NXB Giáo dục, 1995. 
[6]. Nguyễn Trung Tuấn, “Trí tuệ nhân tạo (tài liệu dùng cho sinh viên, kỹ sư, cử nhân ngành 
CNTT)”, NXB Giáo dục, 1998. 
Thông tin khoa học công nghệ 
 Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2020 99 
[7]. Học viện Quốc phòng (2016), “Công tác chỉ huy - tham mưu tác chiến chiến lược trong 
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc”, Hà Nội. 
TÓM TẮT 
APPLICATIONS OF ARTIFICIAL INTELLIGENCE 
FOR STRATEGIC CAMPAIGN OPERATIONS 
The fourth industrial networks are creating breakthrough developments in the military 
field in general, in improving operational efficiency in particular. As one of the outstanding 
achievements in the digital field, Artificial Intelligence (AI) is the basis for creating 
intelligent integrated systems that effectively support and bring breakthroughs in our work. 
Commanders and staffs in strategic campaign operations to meet modern warfare 
requirements. The article analyzes the basis of AI technology application and the ability to 
support the operations of the commander and agency in new operational conditions. 
Keywords: AI; Artificial Intelligence; 4th Industry revolution; Campaign; Strategy. 
Nhận bài ngày 19 tháng 10 năm 2020 
Hoàn thiện ngày 10 tháng 12 năm 2020 
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 12 năm 2020 
Địa chỉ: 1Học viện Quốc phòng; 
2Cục Khoa học quân sự/BQP. 
*Email: longit76@gmail.com. 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_tri_tue_nhan_tao_trong_hoat_dong_tac_chie.pdf