Tỷ lệ thiếu cơ và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu cơ và khảo sát một
số yếu tố liên quan đến thiếu cơ ở bệnh nhân cao tuổi
ĐTĐ típ 2. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế
nghiên cứu là mô tả cắt ngang trên bệnh nhân 60
tuổi có bệnh ĐTĐ típ 2 đến khám tại phòng khám
ngoại trú bệnh viện Quân Y 175 trong khoảng thời
gian từ tháng 11/2019 đến tháng 03/2020 thỏa các
tiêu chuẩn chọn mẫu. Kết quả: Nghiên cứu này thu
nhận 255 bệnh nhân với tuổi trung bình là 76,76±7,3
(tuổi), trong đó nam chiếm tỷ lệ 81,6%. Tỷ lệ thiếu cơ
chung trên các bệnh nhân có đái tháo đường là
22,7%. Khi phân tích logistic đa biến, chúng tôi ghi
nhận chỉ đặc điểm thời gian mắc bệnh đái tháo đường
(OR= 0,37, KTC 95% 0,14 – 0,98, p=0,045) và thể
trạng (OR= 4,57, KTC 95% 2,76-7,56, p <0,001) là 2
yếu tố có liên quan với thiếu cơ. Kết luận: Thiếu cơ
chiếm tỷ lệ khoảng gần ¼ dân số người cao tuổi bị
đái tháo đường. Thời gian bị đái tháo đường và thể
trạng là hai yếu tố có liên quan đến thiếu cơ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỷ lệ thiếu cơ và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 499 - THÁNG 2 - SỐ 1&2 - 2021 27 đúng và đủ 17 tiêu chí) là 169 và tỷ lệ là 39,76%, số mũi tiêm không an toàn (mũi tiêm không thực hiện ≥1 tiêu chí trong 17 tiêu chí) là 256 và tỷ lệ là 60,24%. V. KẾT LUẬN Qua kết quả khảo sát về tiêm an toàn của 85 điều dưỡng tại khoa Cấp cứu, Hồi sức và khối Ngoại Bệnh viện 19-8 Bộ công an, năm 2014, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: - Tỷ lệ tiêm an toàn của điều dưỡng: 39,76% - Các yếu tố liên quan: + Nhóm tuổi 41-50 có tỷ lệ TAT cao nhất: 75%; nhóm tuổi > 50 có tỷ lệ TAT thấp nhất: chiếm 20% + Khoa Hồi sức có tỷ lệ tiêm an toàn cao nhất: 57,5%, khoa Ngoại Tổng hợp có tỷ lệ tiêm an toàn thấp nhất: 21,82%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Thành (2010), “ Kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng tiêm an toàn tại 13 bệnh viện lựa chọn năm 2013”, Hội Điều dưỡng Việt Nam. 2. Phạm Đức Mục ( 2005), “ Đánh giá kiến thức về Tiêm an toàn và tần xuất rủi ro do vật sắc nhọn đối với Điều dưỡng – Hộ sinh tại 8 Tỉnh đại diện, 6 tháng đầu năm 2005”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II, Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hà Nội, tr.224-232 3. Bộ y tế vụ khoa học và đào tạo, “ Điều dưỡng cơ bản”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội (2002), trang 160 – 190. 4. Bộ y tế (2012), Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội. 5. Phan Thị Dung (2009), Nghiên cứu khảo sát về tiêm an toàn tại bệnh viện Việt Đức năm 2009, Hà Nội. 6. Tài liệu Hội nghị khoa học Điều dưỡng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lần thứ V, trang 23,33. 7. WHO, (2002), Department of Protection of the Human Environment và Department of Vaccines and Biologicals (2002), “First, do no harm”- introducing auto-disable syringes and ensuring injection safety in immunization systems of developing countries, Geneva, Switzerland. TỶ LỆ THIẾU CƠ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 Lâm Mỹ Hằng1, Nguyễn Văn Trí2, Nguyễn Văn Tân2,3 TÓM TẮT7 Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu cơ và khảo sát một số yếu tố liên quan đến thiếu cơ ở bệnh nhân cao tuổi ĐTĐ típ 2. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang trên bệnh nhân 60 tuổi có bệnh ĐTĐ típ 2 đến khám tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Quân Y 175 trong khoảng thời gian từ tháng 11/2019 đến tháng 03/2020 thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu. Kết quả: Nghiên cứu này thu nhận 255 bệnh nhân với tuổi trung bình là 76,76±7,3 (tuổi), trong đó nam chiếm tỷ lệ 81,6%. Tỷ lệ thiếu cơ chung trên các bệnh nhân có đái tháo đường là 22,7%. Khi phân tích logistic đa biến, chúng tôi ghi nhận chỉ đặc điểm thời gian mắc bệnh đái tháo đường (OR= 0,37, KTC 95% 0,14 – 0,98, p=0,045) và thể trạng (OR= 4,57, KTC 95% 2,76-7,56, p <0,001) là 2 yếu tố có liên quan với thiếu cơ. Kết luận: Thiếu cơ chiếm tỷ lệ khoảng gần ¼ dân số người cao tuổi bị đái tháo đường. Thời gian bị đái tháo đường và thể trạng là hai yếu tố có liên quan đến thiếu cơ. Từ khóa: Thiếu cơ, người cao tuổi, đái tháo đường típ 2. 1Bệnh viện175, TP Hồ Chí Minh 2Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh 3Bệnh viện Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Văn Tân Email: nguyenvtan10@ump.edu.vn Ngày nhận bài: 3/12/2020 Ngày phản biện khoa học: 4/1/2021 Ngày duyệt bài: 29/1/2021 SUMMARY PREVALENCE AND SOME FACTORS RELATED TO SARCOPENIA IN ELDERLY PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES MELLITUS Objective: To determine the prevalence and investigate some factors related to sarcopenia in elderly patients with type 2 diabetes mellitus. Subjects and methods: research design was cross- sectional description in patients ≥ 60 years old with type 2 diabetes mellitus who visited the outpatient clinic at 175 Military Hospital from November 2019 to March 2020 with all patients who met the study inclusion criteria. Results: This study enrolled 255 patients with an average age of 76.76 ± 7.3 (age), of which the rate was 81.6% for men. The prevalence of sarcopenia in elderly patients with type 2 diabetes mellitus was 22.7%. When analyzing multivariate logistic, we recorded only duration of diabetes mellitus (OR = 0.37, 95% CI 0.14 - 0.98, p = 0.045) and body mass index (OR = 4.57, 95% CI 2.76-7.56, p <0.001) were two factors associated with sarcopenia. Conclusion: sarcopenia accounted for nearly a quarter of the elderly patients with type 2 diabetes mellitus. Diabetes duration and body mass index were two factors related to sarcopenia. Keywords: Sarcopenia, the elderly, type 2 diabetes mellitus. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu cơ (sarcopenia) đang trở thành một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến ở người vietnam medical journal n01&2 - FEBRUARY - 2021 28 cao tuổi (NCT) và gần đây đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia. Theo đồng thuận của nhóm các chuyên gia Châu Âu (EWGSOP) về thiếu cơ thì thiếu cơ có thể được chẩn đoán dựa trên giảm khối lượng ... ức nhân trắc; lực bóp tay: dụng cụ đo là áp lực kế cầm tay điện tử Jamar 5030J1, đơn vị đo tính bằng kilogam (kg). Nghiên cứu viên cho bệnh nhân ngồi trên ghế, khuỷu tay gấp 90 so với cẳng tay, yêu cầu bệnh nhân bóp từ từ và hết sức trong vòng 3 giây, thực hiện cả ở hai tay, kết quả là trị số trung bình lực bóp tay lớn nhất ở tay phải và trái. Tốc độ đi bình thường trong 6m: cho bệnh nhân đi bộ 10 m, với tốc độ nhanh nhất có thể trong giới hạn an toàn và tính tốc độ trong khoảng từ 2m đến 8m. Tính thời gian theo đơn vị giây và vận tốc theo đơn vị mét/giây (m/s). Định nghĩa các biến số trong nghiên cứu: - Chẩn đoán xác định thiếu cơ khi có giảm khối lượng cơ kèm với giảm tốc độ đi bộ hoặc giảm sức cơ [3]. Phân loại các giai đoạn thiếu cơ là biến liên tục gồm 3 giá trị tiền thiếu cơ (chỉ giảm khối lượng cơ), thiếu cơ (giảm khối lượng cơ kèm với giảm tốc độ đi bộ hoặc giảm sức cơ), thiếu cơ nặng (giảm khối lượng cơ kèm với giảm tốc độ đi bộ và giảm sức cơ). -Tình trạng dinh dưỡng là biến thứ tự, được đánh giá dựa trên bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo MNA, gồm có 3 giá trị dinh dưỡng bình thường (12 - 14 điểm), có nguy cơ suy dinh dưỡng (8 - 11 điểm), bị suy dinh dưỡng (0 - 7 điểm). Đái tháo đường được định nghĩa theo tiêu chuẩn của ADA 2019. Các biến số khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày (ADL), hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày (IADL) được định nghĩa theo các tiêu chuẩn mới nhất hiện nay. Xử lý thống kê: Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Biến định tính được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm, kiểm định sự khác biệt thống kê bằng phép kiểm chi TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 499 - THÁNG 2 - SỐ 1&2 - 2021 29 bình phương. Biến định lượng được trình bày dưới dạng số trung bình (± độ lệch chuẩn), kiểm định sự khác biệt của các tỷ lệ bằng test chi bình phương và so sánh giá trị trung bình giữa 2 nhóm theo t-test, mức khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Y đức nghiên cứu: Nghiên cứu này được thông qua Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 637/ĐHYD-HĐĐĐ, tháng 11 năm 2019. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2019 đến tháng 03/2020, chúng tôi đã thu thập được 255 bệnh nhân, với tuổi trung bình 76,76±7,3 (tuổi), trong đó nam chiếm tỷ lệ 81,6%. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là quân nhân chiếm hơn 2/3 dân số nghiên cứu, nhóm còn lại là người dân không phải quân nhân với tỷ lệ 26,3%. Ngoài ra, các đặc điểm chung khác của dân số nghiên cứu được chúng tôi trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tuổi 60 - 69 171 67,1 70 - 79 63 24,7 80 21 8,2 Tuổi trung bình (TB ± ĐLC) 76,76 ± 7,3 Giới Nam 208 81,6 Nữ 47 18,4 Tình trạng hôn nhân Còn vợ/ chồng 227 89 Độc thân/ góa/ ly dị 28 11 Tình trạng gia đình Sống chung gia đình 243 95,3 Sống một mình 12 4,7 Nơi sinh sống Thành phố Hồ Chí Minh 255 100 Khác 0 0 Đối tượng Quân nhân 188 73,7 Dân 67 26,3 Nghề nghiệp Nhân viên văn phòng 55 21,6 Nông dân, công nhân, lái xe, tạp vụ, hộ lý 14 5,5 Tham mưu, sở chỉ huy, hậu cần, cục tài chính, tòa án 155 60,7 Nghề khác (bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật, nhà báo) 31 12,2 Hút thuốc Có 48 18,8 Không 207 81,2 Trình độ học vấn Mù chữ 2 0,8 Cấp 1 4 1,6 Cấp 2 28 11 Cấp 3 84 32,9 Đại học 106 41,6 Sau đại học 31 12,2 Đa bệnh Có 199 78 Không 56 22 Đa thuốc Có 163 63,9 Không 92 36,1 Bệnh nhân có thể trạng béo phì chiếm tỷ lệ rất cao 45,9%, thể trạng gầy chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,5%, thể trạng trung bình 23,5%. Suy giảm chức năng cơ bản hàng ngày (ADL) chiếm tỷ lệ rất thấp 0,8% (n=2), suy giảm IADL 5,4% (n=13). Số bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng bình thường chiếm đa số 90,5% (n=231), có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc bị suy suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ không đáng kể với lần lượt là 7,5% và 2% (bảng 2). Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của dân số nghiên cứu Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Thể trạng Gầy 4 1,5 Trung bình 60 23,5 Thừa cân 74 29 Béo phì 117 45,9 vietnam medical journal n01&2 - FEBRUARY - 2021 30 ADL 6 điểm 253 99,2 < 6 điểm 2 0,8 IADL 8 điểm 242 94,9 < 8 điểm 13 5,1 Tình trạng dinh dưỡng (MNA) Tình trạng dinh dưỡng bình thường (12 - 14 điểm) 231 90,5 Có nguy cơ suy dinh dưỡng (8 - 11 điểm) 19 7,5 Bị suy dinh dưỡng (0 - 7 điểm) 5 2 Tỷ lệ thiếu cơ chung trên các bệnh nhân có đái tháo đường là 22,7%. Khi phân tích trên các tiêu chí thành phần của thiếu cơ thì nhóm bệnh nhân có giai đoạn thiếu cơ nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,7%, hai nhóm còn lại bao gồm tiền thiếu cơ và thiếu cơ có tỷ lệ lần lượt là 16,5%, 18%. Bảng 3. Mối liên quan giữa thiếu cơ và tất cả các đặc điểm Đặc điểm Thiếu cơ Không thiếu cơ p Tuổi (TB ± ĐLC) 73,45±8,75 65,97±5,84 <0,001 Nhóm tuổi n(%) 60-69 20(11,7) 151(88,3) <0,001 70-79 23(36,5) 40(63,5) ≥80 15(71,4) 6(28,6) Giới, n(%) Nam 49(23,6) 159(76,4) 0,52 Nữ 9(19,1) 38(80,9) Dân tộc, n(%) Kinh 58(22,7) 197(77,3) 1,00 Địa chỉ, n(%) TP Hồ Chí Minh 58(22,7) 197(77,3) 1,00 Nghề nghiệp n(%) Nhân viên văn phòng 9(16,4) 46(83,6) 0,6 Nông dân, công nhân, lái xe, tạp vụ, hộ lý 2(16,7) 12(83,3) Tham mưu, sở chỉ huy, hậu cần, cục tài chính, tòa án 38(24,5) 117(75,5) Khác 9(29) 22(71) Đối tượng, n(%) Quân nhân 44(23,4) 144(76,6) 0,67 Dân 14(20,9) 53(79,1) Hoc vấn, n(%) Mù chữ 0(0) 2(100) 0,25 Cấp 1 1(25) 3(75) Cấp 2 11(39,3) 17(60,7) Cấp 3 19(22,6) 65(77,4) Đại học 19(17,9) 87(82,1) Sau đại học 8(25,8) 23(74,2) Hôn nhân, n(%) Độc thân, góa, ly dị 7(25) 21(75) 0,76 Còn vợ/chồng 51(22,5) 176(77,5) Gia đình, n(%) Sống với gia đình 55(22,6) 188(77,4) 0,74 Sống một mình 3(25) 9(75) Thuốc lá, n(%) Có 11(22,9) 37(77,1) 0,98 Không 47(22,7) 160(77,3) Chăm sóc, n(%) Tự chăm sóc 4(26,7) 11(73,3) 0,8 Vợ/chồng 48(22) 170(78) Con 6(27,3) 16(72,7) Vận động, n(%) Có 31(18,5) 137(81,5) 0,02 Không 27(31) 60(69) Té ngã, n(%) Có 11(30,6) 25(69,4) 0,23 Không 47(21,5) 172(78,5) Gãy xương, n(%) Có 2(18,2) 9(81,8) 0,71 Không 56(23) 188(77) Thời gian mắc bệnh đái tháo đường, n(%) <5 năm 8(10,4) 69(89,6) 0,002 ≥5 năm 50(28,1) 128(71,9) Thuốc điều trị đái tháo đường, n(%) Thuốc viên 47(21,7) 170(78,3) 0,004 Insulin 10(50) 10(50) Thuốc viên và insulin 1(5,6) 17(94,4) TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 499 - THÁNG 2 - SỐ 1&2 - 2021 31 Dinh dưỡng, n(%) Bình thường 47(20,3) 184(79,7) 0,006 Nguy cơ suy dinh dưỡng 10(52,6) 9(47,4) Suy dinh dưỡng 1(20) 4(80) Thể trạng, n(%) Gầy 3(75) 1(25) <0,001 Bình thường 27(45) 33(55) Thừa cân 21(28,4) 53(71,6) Béo phì 7(6) 110(94) Tăng huyết áp, n(%) Có 27(19) 115(81) 0,11 Không 31(27,4) 82(72,6) Mức đường huyết, n(%) Tốt 33(24,8) 100(75,2) 0,35 Chấp nhận được 16(17,8) 74(82,2) Kém 9(28,1) 23(71,9) Rối loạn lipid máu, n(%) Có 37(23,7) 119(76,3) 0,64 Không 21(21,2) 78(78,8) Mức HbA1C, n(%) Tốt 36(21,8) 129(78,2) 0,74 Chấp nhận được 12(22,2) 42(77,8) Kém 10(27,8) 26(72,2) Đa bệnh, n(%) Có 43(21,6) 156(78,4) 0,41 Không 15(26,8) 41(73,2) Đa thuốc, n(%) Có 41(25,2) 122(74,8) 0,22 Không 17(18,5) 75(81,5) Giảm ADL, n(%) Có 0(0) 2(100) 1,00 Không 58(22,9) 195(77,1) Giảm IADL, n(%) Có 11(68,8) 5(31,2) <0,001 Không 47(19,7) 192(80,3) Chú thích: TB: trung bình, ĐLC: độ lệch chuẩn Khảo sát về mối liên quan giữa thiếu cơ với một số yếu tố khác, chúng tôi đã ghi nhận và trình bày trong bảng 3. Khi phân tích logistic đa biến, chúng tôi ghi nhận chỉ có 2 yếu tố là thời gian mắc bệnh đái tháo đường (OR= 0,37, KTC 95% 0,14 – 0,98, p=0,045) và thể trạng (OR= 4,57, KTC 95% 2,76-7,56, p <0,001) là có liên quan với thiếu cơ (bảng 4). Bảng 4. Mối liên quan thiếu cơ và tất cả các đặc điểm qua phân tích hồi quy logistic đa biến Đặc điểm OR KTC 95% p Tuổi 0,88 0,78-1,00 0,68 Nhóm tuổi 0,72 0,17-2,99 0,65 Vận động 0,64 0,27-1,5 0,3 Thời gian mắc bệnh đái tháo đường 0,37 0,14-0,98 0,045 Thuốc điều trị đái tháo đường 1,00 0,48-2,08 0,99 Dinh dưỡng 1,63 0,61-4,37 0,33 Thể trạng 4,57 2,76-7,56 <0,001 Giảm IADL 1,93 0,39-9,56 0,42 IV. BÀN LUẬN Tuổi trung bình trong dân số nghiên cứu của chúng tôi là 76,76 ± 7,3 tuổi. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của tác giả Maria Rosaria Rizzo và cộng sự [4] ở 80 bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐTĐ tại Italy với tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 76,2 ± 5,4 tuổi. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác về ĐTĐ trên NCT cũng ghi nhận kết quả tương tự, như kết quả nghiên cứu của tác giả Ken Sugimoto [5] và Tanaka [6]. Ngược lại, một vài nghiên cứu khác lại cho kết quả tuổi trung bình thấp hơn chúng tôi. Cụ thể, theo nghiên cứu của tác giả Foon Yin Fung [7] ghi nhận tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 68,3±5,66 tuổi, sự khác biệt có thể do địa điểm nghiên cứu khác nhau. Tỷ lệ thiếu cơ chung trong nghiên cứu của chúng tôi là 22,7%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của tác giả Tanaka [6] có tỷ lệ thiếu cơ là 25,5%. Sự khác biệt có thể do đối tượng nghiên cứu của tác giả Gariballa là tất cả các bệnh nhân trong khoa cấp cứu có hay không có bệnh nền đều đưa vào nghiên cứu, trong khi chúng tôi chỉ chọn các bệnh nhân bị ĐTĐ típ 2. Đồng thời, khi so sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả tác giả Lara Bianchi [8] thì kết quả của chúng tôi thấp hơn. Theo nghiên cứu của tác giả Lara Bianchi [8] tại khoa Lão và khoa Cấp Cứu ở Italy ghi nhận tỷ lệ thiếu cơ trong dân số nghiên cứu là 34,75%. Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả không giống nhau, chúng tôi là các bệnh nhân ổn định ngoại trú, các tác giả trên là các bệnh nhân đang có tình trạng bệnh cấp tính phải nhập viện điều trị nội trú. Khi phân tích mối liên quan giữa thiếu cơ và các đặc điểm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy vietnam medical journal n01&2 - FEBRUARY - 2021 32 tuổi càng cao thì nguy cơ, số lượng bệnh nhân thiếu cơ càng tăng. Tuy nhiên, khi phân tích logistic đa biến thì tuổi không liên quan với thiếu cơ. Kết quả này khác với các nghiên cứu trước đó có thể do cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn. Vận động là yếu tố có liên quan với thiếu cơ qua phép kiểm chi bình phương (p<0,05), tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Ken Sugimoto(5). Mặt khác, trong nghiên cứu của tác giả Ken Sugimoto [5] khi phân tích về các thuốc điều trị ĐTĐ của nhóm dân số nghiên cứu, kết quả cho thấy dùng insulin là yếu tố có liên quan với thiếu cơ. Khi phân tích logistic đa biến, chúng tôi ghi nhận thời gian mắc bệnh ĐTĐ và thể trạng là hai yếu tố có liên quan với thiếu cơ. Kết quả này cũng tương tự với các nghiên cứu của các tác giả Ken Sugimoto, Foon Yin Fung đều kết luận thể trạng là yếu tố có liên quan với thiếu cơ [5, 7]. Hạn chế của nghiên cứu: đây là nghiên cứu quan sát, cỡ mẫu còn nhỏ và phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu là nam giới nên phần nào chưa phản ánh hết được tính đại diện cho dân số chung. Qua kết quả nghiên cứu này, có thể gợi ý cần các nghiên cứu toàn diện hơn trong tương lai. V. KẾT LUẬN Thiếu cơ chiếm tỷ lệ khoảng gần ¼ dân số người cao tuổi bị đái tháo đường típ 2. Thời gian bị đái tháo đường và thể trạng là hai yếu tố có liên quan đến thiếu cơ. Kết quả này gợi ý cần phải tầm soát thiếu cơ trên bệnh nhân cao tuổi bị đái tháo đường típ 2 để có hướng can thiệp phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cruz-Jentoft AJ, Baeyens JP, Bauer J M, et al (2010). Sarcopenia: European consensus on definition and diagnosis: Report of the European Working Group on Sarcopenia in Older People. Age Ageing, 39 (4): 412-23. 2. Wang T, Feng X, Zhou J, et al (2016). Type 2 diabetes mellitus is associated with increased risks of sarcopenia and pre-sarcopenia in Chinese elderly. Scientific reports, 6. 3. Chen L. K, Liu l. K, Woo J, et al (2014). Sarcopenia in Asia: consensus report of the Asian Working Group for Sarcopenia. J Am Med Dir Assoc, 15 (2): 95-101. 4. Maria RR, Michelangela B, Ilaria F, at el (2016). Sarcopenia in Elderly Diabetic Patients: Role of Dipeptidyl Peptidase 4 Inhibitors. JAMDA, 17: 896-901. 5. Ken S, Yasuharu T, Hiroshi I, at al (2019). Hyperglycemia in non-obese patients with type 2 diabetes is associated with low muscle mass: The Multicenter Study for Clarifying Evidence for Sarcopenia in Patients with Diabetes Mellitus. J Diabetes Investig, 10: 1471–1479. 6. Tanaka S, Kamiya K, Hamazaki N, et al (2017). Utility of SARC-F for Assessing Physical Function in Elderly Patients With Cardiovascular Disease. J Am Med Dir Assoc, 18 (2): 176-181. 7. Foon YF, Yi Ling EK, Rahul M (2019). Prevalence of and factors associated with sarcopenia among multi-ethnic ambulatory older Asians with type 2 diabetes mellitus in a primary care setting. BMC Geriatrics, 19: 122. 8. Lara Bianchi, Stefano Volpato (2016). Muscle dysfunction in type 2 diabetes: a major threat to patient’s mobility and independence. Acta Diabetologic, 53: 879–889. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA VIÊN NANG TAVINGA TRÊN BỆNH NHÂN PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT Phạm Khắc Linh1, Đào Nguyên Mạnh1, Trần Thanh Tuấn1, Quách Thị Quỳnh1, Nguyễn Việt Nam2, Phạm Ngọc Quang1, Lê Văn Quang1 TÓM TẮT8 Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của chế phẩm Tavinga trên bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Đối tượng và phương pháp: 56 bệnh nhân được chẩn đoán phì đại lành tính tuyến tiền liệt được điều trị bằng chế phẩm Tavingavới liều 3 viên/lần x 2 lần x 60 ngày. Kết quả: Sau 2 tháng điều trị, các triệu 1Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga 2Bệnh viện TƯQĐ 108 Chịu trách nhiệm chính: Phạm Khắc Linh Email: bslinhndvn@gmail.com Ngày nhận bài: 18/11/2020 Ngày phản biện khoa học: 12/1/2021 Ngày duyệt bài: 25/1/2021 chứng rối loạn tiểu tiện đã được cải thiện rõ rệt, điểm trung bình IPSS trung bình giảm từ 17,62 ± 7,42 xuống còn 4,84 ± 3,75; Điểm chất lượng cuộc sống QoL trung bình giảm từ 3,90 ± 0,47 xuống còn 1,70 ± 0,35; lưu lượng nước tiểu trung bình tăng từ 4,26 ± 2,65ml lên 8,76 ± 2,97ml; thể tích nước tiểu tồn dư giảm từ 35,34 ± 12,86ml xuống còn 14,51 ± 10,29ml; kích thước thể tích tuyến tiền liệt trung bình giảm trung bình 13,82m3. Sức khỏe bệnh nhân được cải thiện như ăn ngủ tốt, tiêu hóa cải thiện, tinh thần thoải mái, chức năng sinh lý được cải thiện. Không thấy có biến đổi các chỉ số sinh hóa, huyết học và các tác dụng không mong muốn của sản phẩm sau 2 tháng sử dụng chế phẩm Tavinga. Kết luận: Chế phẩm Tavinga có tác dụng cải thiện rối loạn tiểu tiện rõ rệt trên bệnh nhân phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
File đính kèm:
- ty_le_thieu_co_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_tren_benh_nhan_cao.pdf