Tỷ lệ suy giảm nhận thức và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi xã Phú An huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016
Đặt vấn đề: Suy giảm nhận thức là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tình trạng lệ
thuộc ở người cao tuổi. Suy giảm nhận thức không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc
sống của người bệnh mà còn tác động rất lớn đến đời sống thể chất, tâm lý, kinh tế xã hội của người chăm
sóc, gia đình và xã hội. Cho đến nay, các nghiên cứu về tình hình suy giảm nhận thức còn rất ít ở Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ suy giảm nhận thức ở người cao tuổi xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến suy giảm nhận thức ở đối tượng nghiên cứu. Phương
pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 343 người từ 60 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú tại xã
Phú An. Chẩn đoán suy giảm nhận thức bằng cách sử dụng thang đo MMSE. Phân tích hồi qui đa biến logistics
được sử dụng để kiểm định các yếu tố liên quan đến suy giảm nhận thức. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ hiện mắc
suy giảm nhận thức là 19,5%. Sự gia tăng của tuổi, tình trạng hôn nhân không thuận lợi (không kết hôn, li dị,
li thân, góa) và hoàn cảnh sống một mình là những yếu tố nguy cơ của suy giảm nhận thức.Kết luận: Suy giảm
nhận thức là phổ biến ở người cao tuổi tại xã Phú An. Chương trình giáo dục sức khỏe và thăm khám sức khỏe
định kỳ cho người cao tuổi nhằm phát hiện và can thiệp sớm suy giảm nhận thức là rất cần thiết ở Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỷ lệ suy giảm nhận thức và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi xã Phú An huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016
72 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018 TỶ LỆ SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI XÃ PHÚ AN HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2016 Huỳnh Thị Thanh Tú, Đoàn Vương Diễm Khánh, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Thị Thảo Nguyên, Trần Thị Phương Linh, Nguyễn Nhất Mạnh Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế Tóm tắt Đặt vấn đề: Suy giảm nhận thức là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tình trạng lệ thuộc ở người cao tuổi. Suy giảm nhận thức không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn tác động rất lớn đến đời sống thể chất, tâm lý, kinh tế xã hội của người chăm sóc, gia đình và xã hội. Cho đến nay, các nghiên cứu về tình hình suy giảm nhận thức còn rất ít ở Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ suy giảm nhận thức ở người cao tuổi xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến suy giảm nhận thức ở đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 343 người từ 60 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú tại xã Phú An. Chẩn đoán suy giảm nhận thức bằng cách sử dụng thang đo MMSE. Phân tích hồi qui đa biến logistics được sử dụng để kiểm định các yếu tố liên quan đến suy giảm nhận thức. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ hiện mắc suy giảm nhận thức là 19,5%. Sự gia tăng của tuổi, tình trạng hôn nhân không thuận lợi (không kết hôn, li dị, li thân, góa) và hoàn cảnh sống một mình là những yếu tố nguy cơ của suy giảm nhận thức.Kết luận: Suy giảm nhận thức là phổ biến ở người cao tuổi tại xã Phú An. Chương trình giáo dục sức khỏe và thăm khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi nhằm phát hiện và can thiệp sớm suy giảm nhận thức là rất cần thiết ở Việt Nam. Từ khoá: Suy giảm nhận thức, tỷ lệ hiện mắc, yếu tố liên quan, người cao tuổi. Abstract PREVALENCE OF COGNITIVE IMPAIRMENT AND ASSOCIATED FACTORS AMONG THE ELDERLY IN PHU AN COMMUNE, PHU VANG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE IN 2016 Huynh Thi Thanh Tu, Doan Vuong Diem Khanh, Nguyen Thi Hanh, Le Thi Thao Nguyen, Tran Thi Phuong Linh, Nguyen Nhat Manh Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University Background: Cognitive impairment is one of the major causes of disability and dependency among the elderly. Cognitive impairment not only seriously affects the quality of the patient’s life but also has a great impact on physical, psychological and economic situation of family caregivers and society. There is little research on the prevalence of cognitive impairment and its related factors in Vietnam. Aims: The aims of this study were: (i) To examine the prevalence of cognitive impairment among the elderly in Phu An commune, Phu Vang district, Thua Thien Hue province (ii) To examine some associated factors of cognitive impairment among participants. Methods: A randomly selected sample of 343 people aged 60 years and over living in Phu An commune were interviewed and examined. MMSE test (Mini Mental State Examination) was used as a screening instrument for cognitive impairment. Multilogistic regression was undertaken for exploring associated factors of cognitive impairment. Results: The overall prevalence of cognitive impairment was 19.5%. Increasing age, inconvenient marital status (single, widowed, separate), living alone were associated with increasing risk of acquiring cognitive impairment. Conclusion: In this population, probable cognitive impairment is common. Health education program and routine health checkup for early detection and intervention of cognitive impairment are urgently needed among the elderly in Vietnam. Key words: Cognitive impairment, prevalence, associated factors, elderly people. - Địa chỉ liên hệ: Đoàn Vương Diễm Khánh, email: diemkhanh1972@gmail.com - Ngày nhận bài: 10/8/2017; Ngày đồng ý đăng: 16/5/2018; Ngày xuất bản: 8/11/2018 73 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018 1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU Việt Nam cũng như những quốc gia khác đang đối mặt với các bệnh liên quan đến lão hóa và thoái hóa thần kinh đặc biệt là não, sự thoái hóa này gây nên nhiều tình trạng bệnh lý và hay gặp nhất là suy giảm nhận thức (SGNT). Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tình trạng lệ thuộc ở người cao tuổi. Suy giảm nhận thức không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn tác động rất lớn đến đời sống thể chất, tâm lý, kinh tế xã hội của người chăm sóc, gia đình và xã hội. Trên toàn thế giới tỷ lệ suy giảm nhận thức chiếm từ 3% đến 19% ở những người trên 65 tuổi và tiến triển thành bệnh sa sút trí tuệ 11-33% sau 2 năm. Theo nghiên cứu có 44% bệnh nhân với suy giảm nhận thức nhẹ đã trở lại bình thường sau một năm nếu được can thiệp sớm [7]. Các nghiên cứu trong thời gian 1995-2011 ở Benin, Botswana, Cộng hòa Trung Phi, Congo và Nigeria với khoảng 10.500 người tham gia. Tỷ lệ su ... α = 0,05 thì = 1,96; d là sai số cho phép, chọn d = 0,05; p=28,8% (tỷ lệ suy giảm nhận thức theo thang điểm MMSE theo nghiên cứu của Đoàn Vương Diễm Khánh tại thành phố Huế năm 2014) [3]. Thay vào công thức trên, tính được n=315 Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phân tầng tỷ lệ. - Chọn ngẫu nhiên 3 thôn trong 4 thôn thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế vào mẫu. - Lập danh sách người từ 60 tuổi trở lên trong mỗi thôn được chọn. Chọn ngẫu nhiên số người ở 3 thôn theo phương pháp chọn mẫu xác suất tỷ lệ với số người từ 60 tuổi trở lên ở các thôn. Cỡ mẫu cuối cùng là 343 người. Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn mặt đối mặt với đối tượng và người thân tại hộ gia đình Xử lí số liệu và phân tích số liệu: Nhập dữ liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, phân tích và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Tỷ lệ suy giảm nhận thức được đánh giá bằng thang đo MMSE với tổng điểm 30. Suy giảm nhận thức được đánh giá dựa theo trình độ học vấn: MMSE <18 (người mù chữ), MMSE <21 (biết đọc biết viết, tiểu học), MMSE <24 (THCS trở lên) [11]. Một nghiên cứu tổng hợp kết quả từ 15 nghiên cứu khác nhau trên thế giới cho thấy độ nhạy của thang đo MMSE với điểm cắt <24 là 0,85 (95% CI: 0,74-0,92), độ đặc hiệu là 0,90 (95% CI: 0,82-0,95) [6] 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 72,9 ± 10,2; tuổi nhỏ nhất là 60, lớn nhất là 105 tuổi. Các đối tượng nghiên cứu đa số thuộc nữ giới (61%), nam (39%). Nghề nông chiếm tỷ lệ cao nhất (42,3%); cán bộ công chức chiếm tỷ lệ thấp (6,4%). Trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ 30,9%; biết đọc, biết viết chiếm 28,9%; thấp nhất là nhóm THPT trở lên (8,5%). Hầu hết đối tượng đều theo phật giáo (63,8%); thiên chúa giáo (16,3%). Có 57,4% đối tượng nghiên cứu có mức sống trung bình, mức khá có 26,3% và có 16,3% loại nghèo, cận nghèo. Tình trạng hôn nhân là kết hôn chiếm 60,9%, chưa kết hôn là 0,6%, ly dị, ly thân chiếm 0,4%, góa chiếm 38,1%. Có 53,1% sống với vợ/chồng; 40,2% sống với người thân và 6,7% sống một mình. Loại nhà ở gồm: nhà hộp, không cây cối chiếm 30,9%; nhà không vườn, có trồng cây cảnh chiếm 23,0%; nhà có vườn, cây cối chiếm 46,1%. Xếp loại BMI gầy chiếm 25,4% ; bình thường: 62,1%; thừa cân và béo phì chiếm 12,5%. n= Z x d p(1-p)2 2 2(1- ) α n= Z 2 2(1- ) α 74 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018 3.2. Tỷ lệ suy giảm nhận thức 3.2.1. Tỷ lệ mắc suy giảm nhận thức theo thang điểm MMSE Bảng 1. Tỷ lệ mắc suy giảm nhận thức theo thang điểm MMSE Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Có suy giảm nhận thức 67 19,5 Không mắc suy giảm nhận thức 276 80,5 Tổng 343 100 Tỷ lệ SGNT là 19,5%, không SGNT là 80,5%. 3.3. Các yếu tố liên quan đến suy giảm nhận thức 3.3.1. Mối liên quan giữa các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu và SGNT Bảng 2. Liên quan giữa đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu và SGNT Đặc điểm Suy giảm nhận thức Tổng cộng PCó Không N % N % N % Giới tính Nam 23 16,7 115 83,3 138 100,0 p>0,05 Nữ 44 21,5 161 78,5 205 100,0 Nhóm tuổi 60-64 2 2,0 99 98,0 101 100,0 p<0,05 65-69 4 7,4 50 92,6 54 100,0 70-74 5 11,6 38 88,4 43 100,0 75-79 11 25,0 33 75,0 44 100,0 80-84 17 39,5 26 60,5 43 100,0 85-89 18 46,2 21 53,8 39 100,0 90+ 10 52,6 9 47,4 19 100,0 Tình trạng hôn nhân Kết hôn 22 10,5 187 89,5 209 100,0 p<0,05 Khác 45 33,6 89 66,4 134 100,0 Trình độ học vấn Mù chữ 13 37,1 22 62,9 35 100,0 p<0,05 Biết đọc, biết viết 31 31,3 68 68,7 99 100,0 Tiểu học 13 12,3 93 87,7 106 100,0 THCS trở lên 10 9,7 93 90,3 103 100,0 Nghề nghiệp Nông dân 28 19,3 117 80,7 145 100,0 p>0,05 Buôn bán 16 18,8 69 81,2 85 100,0 Công nhân 5 13,9 31 86,1 36 100,0 Cán bộ, viên chức 2 9,1 20 90,9 22 100,0 Nội trợ 10 29,4 24 70,6 34 100,0 Khác 6 28,6 15 71,4 22 100,0 Hoàn cảnh sống Sống một mình 9 39,1 14 60,9 23 100,0 p<0,05 Sống với vợ/ chồng 30 16,6 151 83,4 181 100,0 Sống với gia đình người than 28 20,1 111 79,9 139 100,0 Loại nhà Nhà hộp, không cây cối 26 24,5 80 75,5 106 100,0 p>0,05 Nhà không vườn, có trồng cây cảnh 12 15,2 67 84,8 79 100,0 Nhà có vườn, cây cối 29 18,4 129 81,6 158 100,0 75 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018 Kinh tế Nghèo, cận nghèo 20 35,1 37 64,9 57 100,0 p<0,05 Trung bình 36 18,0 164 82,0 200 100,0 Khá, giàu 11 12,8 75 87,2 86 100,0 BMI Gầy 29 33,3 58 66,7 87 100,0 p<0,05 Bình Thường 31 14,6 182 85,4 213 100,0 Thừa Cân, béo phì 7 16,3 36 83,7 43 100,0 Các yếu tố tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, hoàn cảnh sống, kinh tế, BMI có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình hình SGNT (p<0,05). SGNT tăng dần theo tuổi (cao nhất ở nhóm từ 90 tuổi trở lên chiếm 52,6%, thấp nhất là 60-64 tuổi chiếm 2%). SGNT ở nhóm kết hôn chiếm tỷ lệ 10,5% thấp hơn nhóm còn lại (chưa kết hôn; ly dị, ly thân; góa) chiếm tỷ lệ 33,6%. SGNT giảm dần theo trình độ học vấn và kinh tế gia đình. Sống cùng vợ/chồng có tỷ lệ SGNT thấp nhất (16,6%), cao nhất ở nhóm sống một mình (39,1%). Người có BMI thuộc nhóm gầy là yếu tố nguy cơ dẫn đến SGNT (33%). 3.3.2. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh và SGNT Bảng 3. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh và SGNT Đặc điểm tiền sử bệnh Suy giảm nhận thức Tổng cộng pCó Không N % N % N % Tăng huyết áp Có 24 20,0 96 80,0 120 100,0 p>0,05 Không 43 19,3 180 80,7 223 100,0 Tiểu đường Có 3 14,3 18 85,7 21 100,0 p>0,05 Không 64 19,9 258 80,1 322 100,0 Tim mạch Có 8 25,0 24 75,0 32 100,0 p>0,05 Không 59 19,0 252 81,0 311 100,0 Rối loạn Lipid Có 6 33,3 12 66,7 18 100,0 p>0,05 Không 61 18,8 264 81,2 325 100,0 Tai biến mạch máu não Có 9 39,1 14 60,9 23 100,0 p<0,05 Không 58 18,1 262 81,9 320 100,0 Tiền sử gia đình bị SSTT Có 1 9,1 10 90,9 11 100,0 p>0,05 Không 66 19,9 266 80,1 332 100,0 Tỷ lệ hiện mắc SGNT có liên quan với tiền sử tai biến mạch máu não (p<0,05). Tỷ lệ hiện mắc SGNT không có mối liên quan (p>0,05) với các nhóm bệnh: tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, rối loạn Lipid, tiền sử gia đình SSTT. 3.3.3. Mối liên quan giữa một số thói quen của đối tượng nghiên cứu với SGNT Bảng 4. Mối liên quan giữa một số thói quen của đối tượng nghiên cứu với SGNT Đặc điểm thói quen Suy giảm nhận thức Tổng cộng PCó Không N % N % N % Hút thuốc lá Có 23 22,1 81 77,9 104 100,0 p>0,05 Không 44 18,4 195 81,6 239 100,0 Uống rượu/bia Có 21 23,6 68 76,4 89 100,0 p>0,05 Không 46 18,1 208 81,9 254 100,0 Tập thể dục Có 29 13,2 190 86,8 219 100,0 p<0,05 Không 38 30,6 86 69,4 124 100,0 76 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018 Tỷ lệ SGNT cao hơn ở nhóm không tập thể dục (30,6%), nhóm có tập thể dục là 13,2%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ SGNT cao hơn ở người hút thuốc lá, uống rượu/bia, tuy vậy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. 3.3.4. Mô hình hồi qui đa biến logistic kiểm định các yếu tố liên quan đến SGNT Bảng 5. Mô hình hồi qui đa biến logistic kiểm định các yếu tố liên quan đến SGNT Biến độc lập OR 95% CI P Tuổi 60-64 1 65-69 3,4 0,6-19,5 >0,05 70-74 6,2 1,1-35,5 <0,05 75-79 16,7 3,2-85,8 <0,01 80-84 26,3 5,0-137,9 <0,001 85-89 30,5 5,6-116,0 <0,001 90 trở lên 37,8 6,0-236,2 <0,001 Tình trạng hôn nhân Kết hôn 1 Khác 2,3 1-5,1 <0,05 Hoàn cảnh sống Sống với vợ/chồng 1 Sống với gia đình người than 1,7 0,5-4,8 >0,05 Sống một mình 3,0 1,4-6,6 <0,01 Theo mô hình hồi quy đa biến logistic thì nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống có liên quan đến SGNT ở người cao tuổi (p<0,05). 4. BÀN LUẬN 4.1. Tỷ lệ hiện mắc SGNT Tỷ lệ mắc SGNT ở nghiên cứu này là 19,5%. Theo các báo cáo của các nghiên cứu khác thì tỷ lệ SGNT ở người 60 tuổi trở lên dao động từ 8-29% [9],[10]. Tuy vậy việc so sánh tỷ lệ này với các nghiên cứu khác là rất khó thực hiện. Sự khác biệt vê tỷ lệ này có thể do nhiều yếu tố như phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, tiêu chuẩn chẩn đoán và đặc biệt là cấu trúc tuổi của mẫu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của Đoàn Vương Diễm Khánh tại thành phố Huế năm 2014 (28,8%) [3]; nghiên cứu của Vũ Anh Nhị và cộng sự tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 (20,9%) [5]; nghiên cứu của Trần Kỳ Hậu tại thành phố Quy Nhơn năm 2015 (21,4%) [2], nghiên cứu của Guerchet tiến hành ở 2 thành phố thuộc Trung Phi báo cáo tỷ lệ SGNT tương ứng là 25% và 18,8% [8]. Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Zhuang và cộng sự tại Thượng Hải Trung Quốc tỷ lệ SGNT là 8,38% [11]; nghiên cứu của Paramita Sengupta và cộng sự tại phía Bắc Ấn Độ tỷ lệ SGNT là 8,8% [10]. 4.2. Một số các yếu tố liên quan đến SGNT Liên quan giữa tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và SGNT: Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ SGNT gia tăng rõ rệt theo tuổi (đặc biệt rất cao ở tuổi từ 85 trở lên); tăng cao ở người có trình độ học vấn thấp và ở người chưa kết hôn, ly dị, ly thân, góa. Điều này phù hợp các nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới như nghiên cứu tại huyện Ba Vì, Hà Nội [1], ở Châu phi cận Sahara[9], Ấn độ [10], Trung Quốc [11]. Tuy nhiên sự khác biệt về trình độ học vấn trong nghiên cứu của chúng tôi không có ý nghĩa thống kê trong mô hình đa biến. Liên quan giữa hoàn cảnh sống và SGNT: Nghiên cứu cho thấy những người sống cùng vợ/chồng có tỷ lệ SGNT thấp hơn sống với người thân và sống một mình. Nghiên cứu của Zhuang và cộng sự tại Thượng Hải [11], nghiên cứu của Paramita Sengupta và cộng sự tại Ấn Độ [10] cũng cho kết quả tương tự (p<0,05). Liên quan giữa kinh tế gia đình và SGNT: SGNT tăng rõ rệt ở những người có kinh tế nghèo, cận nghèo; tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình đa biến. Nghiên cứu của Paramita Sengupta và cộng sự tại Ấn Độ SGNT tăng cao ở người có mức thu nhập thấp [10]. Liên quan giữa tiền sử TBMMN và SGNT: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm người cao tuổi có tiền sử TBMMN có nguy cơ SGNT cao gấp 2 lần so với nhóm không có tiền sử TBMMN. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình đa biến. Mối liên quan giữa tiền sử TBMMN và SSTT đã được tìm thấy ở nghiên cứu của Ngô Văn Dũng tại 77 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018 huyện Ba Vì năm 2009, tỷ lệ SGNT ở nhóm có tiền sử TBMMN cao gấp 3,73 lần nhóm không có tiền sử TBMMN (OR=3.7, 95% CI 1.3-9.86) [1]. Nghiên cứu của Vũ Anh Nhị và Diệp Trọng Khải năm 2012: tỷ lệ SGNT cao hơn ở nhóm người có tiền sử TBMMN thể nhồi máu não động mạch lớn với p< 0,05 [4]. Liên quan giữa thói quen hoạt động thể lực và SGNT: Nhóm có thói quen tập thể dục có tỷ lệ SGNT thấp hơn nhóm không tập thể dục (p<0,05), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình đa biến. Kết quả nghiên cứu này giống với nghiên cứu của Zhuang và cộng sự tại Thượng Hải, Trung Quốc năm 2012 với p<0,001 [11]. Liên quan giữa BMI và SGNT: Tỷ lệ SGNT cao nhất ở nhóm gầy, tỷ lệ này gấp 5 lần so với nhóm thừa cân, sự khác biệt này chỉ có ý nghĩa thống kê trong mô hình đơn biến. Một số nghiên cứu trước đây cũng không tìm thấy mối liên quan giữa BMI và SGNT [2],[3]. 5. KẾT LUẬN Tỷ lệ hiện mắc SGNT chung là 19,5%, tỷ lệ hiện mắc SGNT ở nam là 16,7%; ở nữ là 21,5%. Tỷ lệ hiện mắc SGNT tăng dần theo tuổi: cao nhất ở nhóm từ 90 tuổi trở lên (52,6%); thấp nhất ở nhóm 60-64 tuổi (2,0%). Phân tích đơn biến cho thấy các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến suy giảm nhận thức bao gồm: tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, hoàn cảnh sống, kinh tế gia đình, tiền sử tai biến mạch máu não, thói quen hoạt động thể lực, BMI. Mô hình hồi qui đa biến logistic cho thấy các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến SGNT là: tuổi, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống. 6. KIẾN NGHỊ Cần có sự quan tâm, phối hợp giữa cán bộ y tế và người dân đến suy giảm nhận thức nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và khám sàng lọc suy giảm nhận thức ở người cao tuổi. Đồng thời quản lý tốt đối tượng có nguy cơ hoặc đang mắc suy giảm nhận thức. Khuyến khích người cao tuổi sống chung với vợ/chồng hoặc người thân trong gia đình. Tăng cường công tác phòng và điều trị tai biến mạch máu não (đặc biệt là đề phòng, quản lý tốt bệnh tăng huyết áp), khuyến cáo người dân có thói quen luyện tập thể dục thường xuyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Văn Dũng, Lê Quang Cường (2009), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của suy giảm nhận thức nhẹ ở người cao tuổi tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội”, Tạp chí Nghiên cứu Y học Phụ trương, 62(3), tr. 142-146. 2. Trần Kỳ Hậu (2015), Nghiên cứu tỷ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế. 3. Đoàn Vương Diễm Khánh (2014), Nghiên cứu tỷ lệ sa sút trí tuệ và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở người từ 65 tuổi trở lên tại thành phố Huế, Việt Nam, Viện Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng, Trường Đại học Y dược Huế. 4. Vũ Anh Nhị, Diệp Trọng Khải (2012), Đánh giá suy giảm nhận thức và tổn thương não bằng cộng hưởng từ ở người lớn tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh, Bộ môn Thần kinh, Trường Đại học Y Dược TP HCM. 5. Vũ Anh Nhị, Trần Công Thắng, Nguyễn Kinh Quốc và Cộng sự (2011), Nghiên cứu dịch tễ bệnh lý sa sút trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ môn Thần kinh, Trường Đại học Y Dược TP HCM. 6. Creavin ST, Wisniewski S, Noel-Storr AH, et al (2016), “Mini-Mental State Examination (MMSE) for the detection of dementia in clinically unevaluated people aged 65 and over in community and primary care populations”, Cochrane Database of Systematic Reviews 2016, Issue 1. Art. No.: CD011145. DOI: 10.1002/14651858.CD011145. pub2. 7. Gauthier S., Reisberg B., et al. (2006), “ Mild cognitive impairment”, Lancet, 367, pp. 1262-1270. 8. Guerchet M., M’belesso P., Mouanga A. M., et al. (2010), “Prevalence of dementia in elderly living in two cities of Central Africa: the EDAC survey”, Dement Geriatr Cogn Disord, 30, pp 261-268. 9. Mavrodaris A., Powell J., Thorogood M., et al. (2013), “Prevalences of dementia and cognitive impairment among older people in sub-Saharan Africa: a systematic review”, Bull World Health Organ, 91(10), pp. 773-83. 10. Paramita Sengupta I. A., Benjamin Y.S., et al. (2014), “Prevalence and correlates of cognitive impairment in a north Indian elderly population”, WHO South-East Asia Journal of Public Health, 3 (2), pp. 135-143. 11. Zhuang J.P., Wang G., Cheng Q., et al. (2012) “Cognitive impairment and the associated risk factors among the elderly in the Shanghai urban area: a pilot study from China”, Translational Neurodegeneration, 1, pp. 22.
File đính kèm:
- ty_le_suy_giam_nhan_thuc_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_nguoi_cao.pdf