Tỷ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2015

Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ (SSTT) là một trong những

nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tình trạng lệ thuộc ở

người cao tuổi. Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về tỷ lệ hiện

mắc và các yếu tố liên quan SSTT.

Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ hiện mắc SSTT

ở người từ 65 tuổi trở lên tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh

Bình Định. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến SSTT ở

đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu

được tiến hành trên 2.359 người từ 65 tuổi trở lên có hộ khẩu

thường trú tại thành phố Quy Nhơn. Chẩn đoán SSTT được

thực hiện qua hai giai đoạn: giai đoạn sàng lọc bằng cách sử

dụng MMSE test ( MMSE (+) khi số điểm <24), giai đoạn

chẩn đoán sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT của ICD 10.

Phân tích hồi qui đa biến logistics được sử dụng để kiểm định

các yếu tố liên quan đến SSTT. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ

MMSE (+) là 21,4%. Tỷ lệ SSTT chung là 7,1% . Tỷ lệ hiện

mắc SSTT dao động từ 2,3% ở nhóm 65-69 tuổi đến 28,4% ở

nhóm 90 tuổi trở lên. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống

kê đến SSTT: tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, trình

độ học vấn, tiền sử tai biến mạch máu não, thói quen hoạt

động thể lực.

Kết luận: Trong số đối tượng nghiên cứu, SSTT là phổ

biến. Chương trình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

nhằm phát hiện sớm, điều trị thích hợp bệnh SSTT là rất cần

thiết hiện nay.

Tỷ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2015 trang 1

Trang 1

Tỷ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2015 trang 2

Trang 2

Tỷ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2015 trang 3

Trang 3

Tỷ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2015 trang 4

Trang 4

Tỷ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2015 trang 5

Trang 5

Tỷ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2015 trang 6

Trang 6

Tỷ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2015 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 15100
Bạn đang xem tài liệu "Tỷ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỷ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2015

Tỷ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2015
SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn 141
2017JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE
TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở 
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN TỈNH 
BÌNH ĐỊNH NĂM 2015
 Trần Kỳ Hậu1, Đoàn Vương Diễm Khánh2
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ (SSTT) là một trong những 
nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tình trạng lệ thuộc ở 
người cao tuổi. Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về tỷ lệ hiện 
mắc và các yếu tố liên quan SSTT.
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ hiện mắc SSTT 
ở người từ 65 tuổi trở lên tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh 
Bình Định. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến SSTT ở 
đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 
được tiến hành trên 2.359 người từ 65 tuổi trở lên có hộ khẩu 
thường trú tại thành phố Quy Nhơn. Chẩn đoán SSTT được 
thực hiện qua hai giai đoạn: giai đoạn sàng lọc bằng cách sử 
dụng MMSE test ( MMSE (+) khi số điểm <24), giai đoạn 
chẩn đoán sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT của ICD 10. 
Phân tích hồi qui đa biến logistics được sử dụng để kiểm định 
các yếu tố liên quan đến SSTT. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ 
MMSE (+) là 21,4%. Tỷ lệ SSTT chung là 7,1% . Tỷ lệ hiện 
mắc SSTT dao động từ 2,3% ở nhóm 65-69 tuổi đến 28,4% ở 
nhóm 90 tuổi trở lên. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống 
kê đến SSTT: tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, trình 
độ học vấn, tiền sử tai biến mạch máu não, thói quen hoạt 
động thể lực. 
Kết luận: Trong số đối tượng nghiên cứu, SSTT là phổ 
biến. Chương trình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi 
nhằm phát hiện sớm, điều trị thích hợp bệnh SSTT là rất cần 
thiết hiện nay. 
Từ khóa: SSTT, tỷ lệ hiện mắc, yếu tố liên quan, người 
cao tuổi.
ABSTRACT:
PREVALENCE OF DEMENTIA AND ASSOCIATED 
FACTORS AMONG THE ELDERLY IN QUI NHON 
CITY, BINH DINH PROVINCE, VIETNAM
Background: Dementia is one of the major causes of 
disability and dependency among older people. There are 
very few research on the prevalence of dementia and its 
related factors in Vietnam. The objectives of this study were 
to examine the prevalence of dementia among people aged 
65 years and over in Qui Nhon city, Binh Dinh province 
of Vietnam and to examine associated factors of dementia 
among participants.
Methods: A randomly selected sample of 2359 people 
aged 65 years and over living in Qui Nhon city, Binh 
Dinh province of Vietnam were interviewed and examined. 
MMSE test (Mini Mental Status Examination) was used 
as a screening instrument for dementia. Individuals with a 
MMSE positive (score <24) were examined for diagnosis 
of dementia using ICD-10 criteria. Multilogistic regression 
was undertaken for exploring associated factors of dementia 
Results: Prevalence of MMSE (+) was 21.4%. The 
overall prevalence estimates for dementia was 7.1% (n=85). 
This prevalence ranged from 2.3% among people aged 65-69 
years to 28.4% among those aged ≥ 90 years. Age, marital 
status, occupation, education level, medical history of stroke 
and physical activity were significantly associated with 
dementia. 
Conclusion: In this population, dementia is common. 
Mental health care delivery for people living with dementia 
is urgently needed for the elderly in Vietnam.
Key words: Dementia, prevalence, related factors, the 
elderly
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 SSTT là hội chứng suy giảm chức năng nhận thức mắc 
phải kèm theo những thay đổi về hành vi và mất chức năng 
xã hội. Giảm trí nhớ là biểu hiện quan trọng nhất, ngoài ra 
1. Trung tâm Y tế thành phố Quy Nhơn
2. Khoa YTCC, Trường Đại học Y Dược Huế
Ngày nhận bài: 01/02/2017 Ngày phản biện: 14/02/2017 Ngày duyệt đăng: 20/02/2017
 V
IỆN
 SỨ
C K
HỎE CỘNG ĐỒ
NG
SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn142
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
các lĩnh vực khác cũng bị rối loạn như mất ngôn ngữ, mất 
sử dụng động tác, mất nhận biết đồ vật, chức năng nhiệm 
vụ... SSTT gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, hoạt 
động nghề nghiệp và sự hòa nhập xã hội. Bệnh không những 
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của 
người bệnh mà còn là gánh nặng cho gia đình, cộng đồng và 
xã hội [5].
Theo Tổ chức Y tế thế giới, đến năm 2050 ước tính dân 
số trên 60 tuổi là 2 tỷ người. Tác động tiêu cực rõ rệt của già 
hóa dân số là gia tăng số người SSTT. Dù SSTT ảnh hưởng 
chủ yếu đến người già, nhưng nó không phải là điều bình 
thường của sự lão hóa. Theo các ước tính khác nhau, khoảng 
2-10% số người bị SSTT khởi phát trước tuổi 65. Tỷ lệ mắc 
tăng gấp đôi mỗi 5 năm sau tuổi 65. Trên toàn cầu, số người 
SSTT là khoảng 35,6 triệu, nghiên cứu dịch tễ học cho thấy 
con số này tăng lên rất đáng báo động. [9].
Ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về 
SSTT. Nghiên cứu này được thực hiệnvới mục tiêu: (1) Xác 
định tỷ lệ hiện mắc và những đặc điểm SSTT ở người từ 65 
tuổi trở lên tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. (2) Tìm 
hiểu một số yếu tố liên quan đến SSTT ở đối tượng nghiên 
cứu.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, đ ... y giảm trí nhớ chiếm đa số (96,4%). Trong số 168 
đối tượng bị SSTT, chỉ có 20 trường hợp đã từng được chẩn 
đoán SSTT, chiếm tỷ lệ 11,9%. Trong đó, có đến 12 đối 
tượng không được điều trị (60%). 
3.3. Các yếu tố liên quan đến SSTT 
 Phân tích đơn biến cho thấy các yếu tố liên quan có ý 
nghĩa thống kê (p<0,05) với SSTT bao gồm: giới tính, tuổi, 
tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp chính 
trước đây, tình trạng sống, loại nhà ở, kinh tế gia đình, tiền sử 
rối loạn lipid máu, tiền sử tai biến mạch máu não, thói quen 
tập thể dục, thói quen giải trí, BMI (Bảng 3.3 và 3.4) .
 V
IỆN
 SỨ
C K
HỎE CỘNG ĐỒ
NG
SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn144
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Yếu tố liên quan
Hiện mắc SSTT
Yếu tố liên quan
Hiện mắc SSTT
Tần số % Tần số %
Trình độ học vấn*** Hoàn cảnh sống***
Mù chữ 45 23,7 Sống một mình 17 11,0
Biết đọc, biết viết 77 10,3 Sống cùng vợ/chồng 34 4,2
Tiểu học 22 4,4 Sống với gia đình người thân 117 8,4
Từ THCS trở lên 24 2,6 Chỉ số khối cơ thể***
Kinh tế gia đình*** Gầy 55 13,3
Nghèo, cận nghèo 25 11,6 Bình thường 89 6,5
Trung bình 129 7,4 Thừa cân, béo phì 24 4,1
Khá, giàu 14 3,5
***p<0,001
Yếu tố liên quan
Hiện mắc SSTT
Yếu tố liên quan
Hiện mắc SSTT
Tần số % Tần số %
Tiền sử tăng huyết áp Thói quen uống rượu bia
Có 83 7,4 Có 7 4,3
Không 85 6,9 Không 161 7,3
Tiền sử đái tháo đường Thói quen tập thể lực***
Có 14 6,3 Có 58 3,8
Không 154 7,2 Không 110 13,5
Tiền sử bệnh tim Mức độ tập thể lực***
Có 32 6,5 Có tập thường xuyên 32 2,7
Không 136 7,3 Không tập thường xuyên 26 7,1
Tiền sử rối loạn lipid máu* Thói quen xem tivi***
Có 8 3,4 Có 80 4,8
Không 160 7,5 Không 88 12,8
Tiền sử tai biến mạch máu não*** Thói quen nghe đài
Có 33 25,6 Có 11 5,6
Không 135 6,1 Không 157 7,3
Tiền sử gia đình SSTT Thói quen chơi cờ, bài**
Có 7 9,2 Có 0 0,0
Không 161 7,1 Không 168 7,4
Thói quen hút thuốc lá
Có 18 5,5
Không 150 7,4
*p< 0,05, **p<0,01, ***p<0,001
Bảng 3.4. Liên quan giữa tiền sử bệnh, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, thói quen luyện tập thể lực, 
thói quen giải trí và SSTT
Các biến số có ý nghĩa thống kê trong mô hình đơn biến 
được đưa vào mô hình hồi qui đa biến logistic. Những biến 
số có liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) trong mô hình 
hồi qui đa biến logistic được trình bày trong Bảng 3.5.
SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn 145
2017JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE
Bảng 3.5. Mô hình hồi quy đa biến logistic các yếu tố 
liên quan đến SSTT
Yếu tố liên quan OR 95% CI p
Tuổi 
65-69 1
70-74 1,5 0,8-3,0 >0,05
75-79 1,7 0,9-3,2 >0,05
80-84 2,4 1,3-4,4 <0,01
85-89 4,4 2,3-8,7 <0,001
90 trở lên 7,7 3,6-16,6 <0,001
Tình trạng hôn nhân
Kết hôn 1
Khác 1,8 1,1-3,0 <0,05
Nghề nghiệp chính trước đây 
Cán bộ, viên chức 1
Buôn bán 2,2 0,9-5,2 >0,05
Công nhân 2,2 0,8-5,8 >0,05
Nghề nông 2,2 0,9-5,3 >0,05
Ngư nghiệp 2,3 0,7-7,0 >0,05
Nội trợ 3,2 1,3-8,0 <0,05
Khác 5,5 2,0-15,3 <0,01
Trình độ học vấn
THCS trở lên 1
Mù chữ 3,0 1,5-6,2 <0,01
Biết đọc biết viết 1,7 0,9-3,2 >0,05
Tiểu học 0,8 0,4-1,7 >0,05
Tiền sử tai biến mạch máu não
Không 1
Có 6,3 3,8-10,6 <0,001
Thói quen hoạt động thể lực
Có 1
Không 1,7 1,1-2,6 <0,05
Kết quả phân tích đa biến cho thấy các yếu tố có liên quan 
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) đến SSTT bao gồm: tuổi, tình 
trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp chính trước đây, 
tiền sử tai biến mạch máu não, thói quen hoạt động thể lực. 
Nguy cơ mắc SSTT gia tăng rõ rệt theo sự gia tăng của tuổi, 
tình trạng hôn nhân li dị, li thân, góa, độc thân, nghề nghiệp 
nội trợ, trình độ học vấn thấp (mù chữ), người có tiền sử tai 
biến mạch máu não, không có thói quen hoạt động thể lực.
IV. BÀN LUẬN
Tỷ lệ hiện mắc SSTT. Nghiên cứu này thực hiện trên tổng 
số 2.359 đối tượng từ 65 tuổi trở lên. Tỷ lệ hiện mắc SSTT 
là 7,1%. Theo các báo cáo của các nghiên cứu khác thì tỷ lệ 
SSTT ở người 65 tuổi trở lên dao động từ 5-10% [3], [4]. Tuy 
vậy việc so sánh tỷ lệ này với các nghiên cứu khác là rất khó 
thực hiện. Sự khác biệt về tỷ lệ này có thể do nhiều yếu tố 
như phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, tiêu 
chuẩn chẩn đoán và đặc biệt là cấu trúc tuổi của mẫu nghiên 
cứu. Đa số các nghiên cứu không trình bày cấu trúc tuổi của 
mẫu nghiên cứu, trong khi tỷ lệ SSTT tăng rõ rệt khi tuổi gia 
tăng. Điều này khiến cho việc so sánh tỷ lệ mắc SSTT chung 
cho các nghiên cứu là rất khó chính xác.
 Theo kết quả nghiên cứu, trong số 168 đối tượng bị 
SSTT, chỉ có 20 trường hợp đã từng được chẩn đoán SSTT, 
chiếm tỷ lệ 11,9 %; trong đó chỉ có 40% trường hợp được 
điều trị. Tỷ lệ này rất thấp so với nhu cầu được chẩn đoán và 
điều trị sớm của bệnh nhân SSTT.
Các yếu tố liên quan đến SSTT. 
Phân tích đơn biến cho thấy: Tuổi và SSTT: Tỷ lệ hiện 
mắc SSTT tăng dần theo nhóm tuổi, nhóm 65-69 tuổi tỷ lệ 
này là 2,3%; nhóm 70-74 tuổi là 4,9%; cao nhất ở nhóm từ 90 
tuổi trở lên (28,4%). Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu 
trên thế giới và Việt Nam [1], [3], [4]. Giới và SSTT: tỷ lệ 
hiện mắc SSTT ở nữ là 8,5%, cao hơn ở nam (4,9%). Kết quả 
này tương tự như kết quả của các nghiên cứu trước đây [1], 
[4]. Trình độ học vấn và SSTT: Tỷ lệ hiện mắc SSTT theo 
trình độ học vấn: nhóm mù chữ cao nhất (23,7%); tiếp đến là 
nhóm biết đọc, viết (10,3%); tiểu học (4,4%); nhóm có trình 
độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên là thấp nhất (2,6%). 
Nghề nghiệp và SSTT: nhóm nghề nông và nội trợ có tỷ lệ 
SSTT cao nhất (12,5% và 11,3%). Một nghiên cứu tại Huế 
cho thấy nhóm buôn bán, nghề nông, nội trợ hoặc thất nghiệp 
có tỷ lệ SSTT cao nhất[1] – đây là những nghề nghiệp lao 
động giản đơn. Nhóm cán bộ, viên chức có tỷ lệ SSTT thấp 
nhất (1,9%). Tình trạng hôn nhân và SSTT: Kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi, tỷ lệ hiện mắc SSTT trong nhóm kết hôn 
(4,2%) thấp hơn nhóm còn lại (chưa kết hôn; ly dị, ly thân; 
góa) (11,2%). Hoàn cảnh sống và SSTT: Nhóm đối tượng 
sống cùng vợ/chồng có tỷ lệ SSTT thấp nhất (4,2%), nhóm 
đối tượng sống một mình có tỷ lệ SSTT cao nhất (11,0%). 
Tuy vậy, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê trong 
mô hình hồi qui đa biến với p > 0,05. Loại nhà ở: Theo loại 
nhà đối tượng đang ở, nhóm ở nhà vườn có tỷ lệ SSTT cao 
nhất (15,0%); ở nhà hộp có tỷ lệ SSTT thấp nhất (6,2%). 
Tuy vậy, sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê 
trong mô hình hồi qui đa biến với p > 0,05. Hai yếu tố trên, 
sống với với vợ chồng, người thân, sống trong nhà hộp, đối 
 V
IỆN
 SỨ
C K
HỎE CỘNG ĐỒ
NG
SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn146
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
tượng có điều kiện giao tiếp với người khác nhiều hơn, nên 
cũng có thể đây là yếu tố tích cực làm giảm nguy cơ mắc 
SSTT. Kinh tế gia đình: Trong nghiên cứu, theo tự đánh giá 
hoàn cảnh kinh tế gia đình, nhóm có kinh tế nghèo, cận 
nghèo có tỷ lệ SSTT cao nhất (11,6%); thấp nhất là nhóm có 
kinh tế khá, giàu (3,5%). Tuy vậy, sự khác biệt này không 
có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi qui đa biến với p > 
0,05. Nghiên cứu của Pembe Keskikoglu ở Izmir Thổ Nhĩ 
Kỳ (2003) thì nhóm có thu nhập thấp hơn (27,0%) mắc SSTT 
cao hơn nhóm có thu nhập cao hơn (12,7%)[4]. Tiền sử bệnh 
và SSTT: Tiền sử tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường: 
Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy có mối liên quan 
có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ SSTT giữa nhóm có tiền sử 
tăng huyết áp (7,4%) và nhóm không có tiền sử tăng huyết 
áp (6,9%) (p > 0,05); nhóm có tiền sử bệnh tim (6,5%) và 
nhóm không có tiền sử bệnh tim (7,3%) (p > 0,05); nhóm 
có tiền sử đái tháo đường (6,3%) và nhóm không có tiền 
sử đái tháo đường (7,2%) (p > 0,05). Kết quả cũng phù hợp 
với nghiên cứu của Lê Văn Tuấn tại Hà nội: tỷ lệ mắc SSTT 
ở nhóm có tiền sử tăng huyết áp và nhóm không có tiền sử 
tăng huyết áp chênh lệch không đáng kể[2]. Tiền sử rối loạn 
lipid máu: Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ SSTT giữa nhóm 
có tiền sử rối loạn lipid máu (3,4%) thấp hơn nhóm không 
có tiền sử rối loạn lipid máu (7,5%). Tuy vậy, sự khác biệt 
này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi qui đa 
biến với p > 0,05. Tiền sử gia đình có người SSTT: Nghiên 
cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ SSTT giữa nhóm ngươi có 
tiền sử gia đình có người SSTT cao hơn nhóm không có tiền 
sử gia đình về SSTT (9,2% so với 7,1%). Tuy vậy sự khác 
biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này 
có thể lý giải phần nào do hiện nay số người được khám và 
chẩn đoán SSTT còn rất ít nên có thể yếu tố tiền sử gia đình 
không khai thác được chính xác đầy đủ thông tin và làm cho 
sự khác biệt giữa 2 nhóm là không đáng kể, không có ý 
nghĩa thống kê. Tiền sử tai biến mạch máu não: Trong nghiên 
cứu, nhóm có tiền sử tai biến mạch máu não có tỷ lệ SSTT 
rất cao (25,6%) so với nhóm không có tai biến mạch máu 
não (6,1%) (p < 0,001). Nhiều nghiên cứu trước đây trên thế 
giới và Việt Nam đã cho thấy tai biến mạch máu não là yếu 
tố nguy cơ gây SSTT [1], [6], [7]. Thói quen hoạt động thể 
lực: nhóm có tập luyện thể lực có tỷ lệ SSTT (3,8%) thấp hơn 
hẳn nhóm không tập (13,5%) (p < 0,05 trong mô hình hồi qui 
đa biến). Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu 
của các tác giả khác. Đối tượng có tập thường xuyên hàng 
tuần có tỷ lệ hiện mắc SSTT 2,7% thấp hơn nhóm không 
tập thường xuyên (7,1%) (p < 0,001). Thói quen uống rượu 
bia, hút thuốc lá và SSTT: Nhóm có uống rượu bia có tỷ lệ 
SSTT (4,3%) thấp hơn nhóm không uống rượu bia (7,3%). 
Tuy nhiên, sự khác biêt này không có ý nghĩa thống kê (P 
> 0,05). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê được tìm 
thấy về tỷ lệ SSTT của nhóm đối tượng hút thuốc lá (5,5%) 
và nhóm không hút thuốc lá (7,4%) (P > 0,05). Thói quen 
giải trí và SSTT: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
nhóm có các thói quen giải trí như xem tivi, chơi cờ, bài, có 
tỷ lệ SSTT thấp hơn nhóm không có thói quen này. Tuy vậy, 
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình 
hồi qui đa biến với p > 0,05. BMI và SSTT: Nghiên cứu này 
cho thấy nhóm có BMI gầy có tỷ lệ SSTT cao nhất (13,3%), 
thấp nhất là nhóm thừa cân, béo phì (4,1%). Tuy vậy, sự khác 
biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi 
qui đa biến với p > 0,05. 
Mô hình hồi qui đa biến logistic cho thấy các yếu tố liên 
quan có ý nghĩa thống kê đến SSTT: tuổi, tình trạng hôn 
nhân, nghề nghiệp, trình độ học vấn,tiền sử tai biến mạch 
máu não, thói quen hoạt động thể lực. Tuổi càng cao thì nguy 
cơ SSTT càng lớn. Về tình trạng hôn nhân, người ở tình trạng 
hôn nhân không thuận lợi (chưa kết hôn, ly dị/ly thân, góa) 
có nguy cơ mắc SSTT cao gấp 1,8 lần so với người ở tình 
trạng kết hôn. Về nghề nghiệp, đối tượng nghề nội trợ có 
nguy cơ mắc SSTT cao gấp 3,2 lần, và nghề khác (ngoài 
nghề buôn bán, công nhân, nghề nông, ngư nghiệp, nội trợ) 
có nguy cơ mắc SSTT cao gấp 5,5 lần so với đối tượng nghề 
cán bộ, viên chức. Về trình độ học vấn, đối tượng mù chữ 
có nguy cơ SSTT cao gấp 3,0 lần so lới người có trình độ 
trung học cơ sở trở lên. Về thói quen hoạt động thể lực, người 
không có thói quen hoạt động thể lực có nguy cơ cao gấp 1,7 
lần so với người có thói quen hoạt động thể lực. Người có 
tiền sử tai biến mạch máu não có nguy cơ cao gấp 6,3 lần so 
với người không có tiền sử tai biến mạch máu não.
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Tỷ lệ hiện mắc SSTT ở người từ 65 tuổi trở lên tại thành 
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định: Tỷ lệ hiện mắc SSTT chung 
là 7,1%, tỷ lệ hiện mắc SSTT ở nam là 4,9%; ở nữ là 8,5%.
Tỷ lệ hiện mắc SSTT theo tuổi: 65-69: 2,3%;70-74: 4,9%; 
75-79: 6,8%; 80-84:10,3%; 85-89: 15,5%; 90+: 28,4%. Tuổi 
mắc bệnh trung bình: 76,5. Triệu chứng đầu tiên: Suy giảm 
trí nhớ (96,4%). Chỉ có 11,9% bệnh nhân từng được chẩn 
đoán SSTT; trong đó 60% bệnh nhân không được điều trị.
Một số yếu tố liên quan đến SSTT ở đối tượng nghiên 
cứu: Mô hình hồi qui đa biến logistic cho thấy các yếu tố 
liên quan có ý nghĩa thống kê đến SSTT: tuổi, tình trạng hôn 
nhân, nghề nghiệp, trình độ học vấn,tiền sử tai biến mạch 
máu não, thói quen hoạt động thể lực. Nguy cơ mắc SSTT 
gia tăng rõ rệt theo sự gia tăng của tuổi; tình trạng hôn nhân 
li dị, li thân, góa, độc thân; nghề nghiệp nội trợ; trình độ học 
SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn 147
2017JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE
vấn thấp (mù chữ); người có tiền sử tai biến mạch máu não; 
không có thói quen hoạt động thể lực.
Kiến nghị: Cần có sự quan tâm của cả người dân và cán 
bộ y tế đến sa sút trí tuệ nhằm phát hiện sớm, điều trị phù 
hợp cải thiện cuộc sống. Tăng cường công tác truyền thông, 
giáo dục sức khỏe. Các nhà khoa học cần có nghiên cứu sâu, 
rộng hơn để đánh giá toàn diện về đặc điểm dịch tễ học SSTT 
ở người Việt Nam, làm cơ sở cho đầu tư thích đáng đối với 
hoạt động phòng bệnh và chẩn đoán sớm, chăm sóc, điều trị 
người bệnh. Nhà nước có chính sách phù hợp để đẩy mạnh 
các nghiên cứu tầm quốc gia về SSTT ở Việt Nam, nghiên 
cứu sâu hơn về bệnh học, phân nhóm bệnh học của người 
Việt Nam, có định hướng, kinh phí phù hợp cải thiện cuộc 
sống người cao tuổi nói chung và người bị SSTT nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đoàn Vương Diễm Khánh (2014), Nghiên cứu tỷ lệ sa sút trí tuệ và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở người từ 65 tuổi trở 
lên tại thành phố Huế, Việt Nam, Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng, Trường Đại học Y Dược Huế.
2. Lê Văn Tuấn (2014), Tóm tắt luận án tiến sĩ y học: Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ người cao tuổi tại hai quận, huyện 
Hà Nội, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
3. Maëlenn Guerchet, Pascal M’belesso, Alain M. Mouanga và các cộng sự. (2010), "Prevalence of Dementia in Elderly 
Living in Two Cities of Central Africa: The EDAC Survey", Dementia and Geriatric Cognitive Disorders. 30, pp. 261-268.
4. Pembe Keskinoglu, Hatice Giray, Metin Pıcakcıefe et al. (2006), "The prevalence and risk factors of dementia in the 
elderly population in a low socio-economic region of Izmir, Turkey", Archives of Gerontology and Geriatrics. 43, pp. 
93-100.
5. Martin Prince, Renata Bryce và Cleusa Ferri (2011), World Alzheimer Report 2011: The benefits of early diagnosis and 
intervention, Alzheimer’s Disease International.
6. Zhihong Shi và Wei Yue Ying Zhang, Mengyuan Liu, Ya Ruth Huo, Shuling Liu, Shuai Liu, Lei Xiang, Ping Liu, Hui 
Lu, Jinhuan Wang, Yong Ji (2013), "Prevalence and Clinical Predictors of Cognitive Impairment in Individuals Aged 80 
Years and Older in Rural China", Dementia and Geriatric Cognitive Disorders. 36, pp. 171-178.
7. Chong-Juan Wei và Y. Zhang Y. Cheng, F. Sun, W. S. Zhang, M. Y. Zhang (2014), "Risk factors for dementia in highly 
educated elderly people in Tianjin, China", Clinical Neurology and Neurosurgery. 122, pp. 4-8.
8. WHO (1993), "The ICD-10 classification of mental and behavioural disorders: diagnostic criteria for research".
9. WHO (2012), Dementia: a public health priority, World Health Organization, 6-10.

File đính kèm:

  • pdfty_le_sa_sut_tri_tue_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_nguoi_cao_tuo.pdf