Tỷ lệ bệnh nha chu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại bệnh viện quận Thủ Đức

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nha chu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi (NCT) khám ngoại trú

tại bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 423 NCT khám tại bệnh viện quận Thủ

Đức bằng hình thức khám lâm sàng và phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi cấu trúc soạn sẵn. Đánh giá tình

trạng nha chu được dựa vào các tiêu chuẩn hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở người cao tuổi tại bệnh viện quận Thủ Đức là 91%. Trong đó, viêm

nướu đơn thuần (CPI 1 & CPI 2) là 51,6%; viêm nha chu (CPI 3 & CPI 4) 39,4%. Tỷ lệ bệnh nha chu ở nam

giới cao hơn nữ giới. Tỷ lệ bệnh nha chu ở nhóm tuổi từ 65-74 và ≥ 75 tuổi cao hơn nhóm tuổi 60-64 tuổi. Tỷ lệ

người cao tuổi có túi nha chu cao nhất ở nhóm tuổi 65-74 tuổi (45,1%); tiếp đến là nhóm tuổi ≥75 tuổi (35,5%)

và nhóm tuổi 60-64 (35,4%).

Tỷ lệ bệnh nha chu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại bệnh viện quận Thủ Đức trang 1

Trang 1

Tỷ lệ bệnh nha chu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại bệnh viện quận Thủ Đức trang 2

Trang 2

Tỷ lệ bệnh nha chu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại bệnh viện quận Thủ Đức trang 3

Trang 3

Tỷ lệ bệnh nha chu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại bệnh viện quận Thủ Đức trang 4

Trang 4

Tỷ lệ bệnh nha chu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại bệnh viện quận Thủ Đức trang 5

Trang 5

Tỷ lệ bệnh nha chu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại bệnh viện quận Thủ Đức trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 15260
Bạn đang xem tài liệu "Tỷ lệ bệnh nha chu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại bệnh viện quận Thủ Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỷ lệ bệnh nha chu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại bệnh viện quận Thủ Đức

Tỷ lệ bệnh nha chu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại bệnh viện quận Thủ Đức
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 148
TỶ LỆ BỆNH NHA CHU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 
Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM NGOẠI TRÚ 
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC 
Ngô Nhật Phương*, Đinh Văn Quỳnh* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nha chu và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi (NCT) khám ngoại trú 
tại bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017. 
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 423 NCT khám tại bệnh viện quận Thủ 
Đức bằng hình thức khám lâm sàng và phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi cấu trúc soạn sẵn. Đánh giá tình 
trạng nha chu được dựa vào các tiêu chuẩn hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). 
Kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở người cao tuổi tại bệnh viện quận Thủ Đức là 91%. Trong đó, viêm 
nướu đơn thuần (CPI 1 & CPI 2) là 51,6%; viêm nha chu (CPI 3 & CPI 4) 39,4%. Tỷ lệ bệnh nha chu ở nam 
giới cao hơn nữ giới. Tỷ lệ bệnh nha chu ở nhóm tuổi từ 65-74 và ≥ 75 tuổi cao hơn nhóm tuổi 60-64 tuổi. Tỷ lệ 
người cao tuổi có túi nha chu cao nhất ở nhóm tuổi 65-74 tuổi (45,1%); tiếp đến là nhóm tuổi ≥75 tuổi (35,5%) 
và nhóm tuổi 60-64 (35,4%). 
Từ khóa: bệnh nha chu, người cao tuổi, bệnh viện Quận Thủ Đức 
ABSTRACT 
THE PREVALENCE OF PERIODONTAL DISEASE AND RELATED FATORS 
AMONG THE ELDERLY OUTPATIENTS AT THU DUC DISTRICT HOSPITAL IN 2017 
Ngo Nhat Phuong, Dinh Van Quynh 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 148 - 153 
Objective: To determine the rate of periodontal disease and some related factors in the elderly outpatient at 
Thu Duc District Hospital in 2017 
Methods: Cross-sectional study was conducted on 423 elderly outpatient visited Thu Duc district hospital. 
The patients were examined and interviewed directly with structured questionnaires. Evaluation of periodontal 
status was based on the guidelines of World Health Organization (WHO). 
Results: The prevalence of periodontal disease in elderly people in Thu Duc District Hospital is 91%. In 
which, gingivitis alone (CPI 1 & CPI 2) was 51.6% and periodontitis (CPI 3 & CPI 4) 39.4%. The rate of 
periodontal disease in men is higher than that of women. The rate of periodontal disease in the age group from 65-
74 and ≥ 75 years is higher than that of the age group of 60-64 years. The proportion of elderly people with 
periodontal bags is highest in the age group of 65-74 years (45.1%); followed by the age group ≥75 years 35.5% 
and the age group 60-64 (35.4%). 
Keywords: periodontal disease, elderly people, Thu Duc District hospital 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người 
cao tuổi (NCT) là vấn đề cấp thiết. Gần đây, đã 
có nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nha chu là 
một bệnh phổ biến và được coi là nguyên nhân 
chính dẫn tới mất răng ở NCT(2,4). Ở Việt Nam, 
nghiên cứu của Lưu Hồng Hạnh (2015) tại thành 
phố Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở 
*Bệnh viện Quận Thủ Đức 
Tác giả liên lạc: CN. Đinh Văn Quỳnh ĐT: 0346375521 Email: dinhquynhydsb@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 149
NCT là 86,1%(6); nghiên cứu của Phạm Vũ Anh 
Thụy (2018) ở NCT tại Thành phố Hồ Chí Minh 
cho thấy mỗi người trung bình có 7.68 ± 4.55 
răng chảy máu nướu, tỷ lệ có túi nha chu chiếm 
26,2% trong đó túi trên 7 mm chiếm 9,5%(10), các 
nghiên cứu về bệnh nha chu ở người cao tuổi 
còn ít, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về tình 
trạng sức khỏe nha chu người cao tuổi trên địa 
bàn quận Thủ Đức. Do đó, chúng tôi thực hiện 
nghiên cứu này với mục tiêu xác định tỷ lệ bệnh 
nha chu và một số yếu tố liên quan ở NCT khám 
ngoại trú tại bệnh viện quận Thủ Đức. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Người dân từ 60 tuổi trở lên đến khám bệnh 
ngoại trú tại bệnh viện quận Thủ Đức từ 
01/06/2017 đến 30/12/2017. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Cỡ mẫu 
Cỡ mẫu tối thiểu được tính theo công thức: 
Z = 1,96 là trị số từ phân phối chuẩn với độ 
tin cậy 95%. 
d = 0,035 là sai số cho phép. 
p = 0,86 là tỷ lệ hiện mắc bệnh nha chu của 
NCT theo nghiên cứu của Lưu Hồng Hạnh(6) tại 
thành phố Hà Nội. 
Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 378 NCT. Thực tế, 
nghiên cứu khảo sát 423 người. 
Chọn mẫu 
NCT được chọn bằng cách rút số ngẫu nhiên 
theo số thứ tự của đăng ký khám bệnh tại từng 
khoa của bệnh viện quận Thủ Đức. Kết quả là 43 
NCT tại khoa Răng Hàm Mặt và 38 NCT tại 
từng khoa còn lại (Khoa Khám bệnh, Nội Tổng 
quát, Nội Nội tiết, Nội Tim mạch, Nội Thần 
kinh, Ngoại Tổng quát, Ngoại Thần kinh, Tai 
Mũi Họng, Mắt, Y học gia đình) được chọn trong 
nghiên cứu này. 
Thu thập dữ liệu 
NCT được khám và phỏng vấn trực tiếp theo 
bộ câu hỏi cấu trúc soạn sẵn. 
Chỉ số nghiên cứu và cách đánh giá 
Tình trạng bệnh răng miệng, bao gồm các chỉ 
số vôi răng (CI- Calculus Index), chỉ số mảng 
bám (PLI - Plaque Index), chỉ số nướu (GI - 
Gingival Index). 
Chỉ số n ... nh 
trạng sức khỏe toàn thân; kiến thức và thực 
hành chăm sóc răng miệng và dự phòng bệnh 
nha chu. 
Xử lý và phân tích dữ liệu 
Các dữ liệu được nhập bằng phần mềm 
Epidata 3.1 và sử dụng phầm mềm Stata 13.0 để 
phân tích. 
Thống kê mô tả qua các chỉ số là tỷ lệ %, 
trung bình và độ lệch chuẩn, sử dụng các kiểm 
định chi bình phương (hoặc Fisher) và hồi quy 
đa biến với ngưỡng ý nghĩa thống kê =0,05. 
KẾT QUẢ 
Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ nữ giới nhiều 
hơn với 55,3%. Nhóm tuổi 65-74 có tỷ lệ cao nhất 
chiếm 40%; nhóm 60-64 tuổi là 30,7%, nhóm tuổi 
≥75 tuổi là 29,3%. Nghề nghiệp chủ yếu là buôn 
bán với 23,2%, công nhân 17,5%, cán bộ công 
nhân viên 17,3%. Về trình độ học vấn, trung học 
cơ sở (THCS) chiếm tỷ lệ cao nhất 25,8%, trên 
trung học phổ thông (THPT) có tỷ lệ thấp nhất là 
10,6%. Về tình trạng hôn nhân, 57% đang có 
vợ/chồng và 41,8% đã ly dị/ly thân/góa bụa. Có 
22,2% NCT thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Thu 
nhập chủ yếu của NCT là do con cái chu cấp 
34,8%, tự chu cấp qua làm việc 31%. Hầu hết 
NCT đều mắc các bệnh lý nội khoa, trong đó 
bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ cao với 48,5%, đái 
tháo đường 11,4%. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 150
Tỷ lệ bệnh nha chu ở người cao tuổi đến khám 
tại bệnh viện Quận Thủ Đức 
Bảng 1: Tỷ lệ mảng bám, viêm nướu và vôi răng ở 
đối tượng nghiên cứu 
Đánh giá 
tình trạng 
Mảng bám Viêm nướu Vôi răng 
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) 
Rất tốt 5 1,2 27 6,4 20 4,7 
Tốt 118 27,8 168 39,7 71 16,8 
Trung bình 205 48,5 177 41,8 235 55,6 
Kém 95 22,5 51 12,1 97 22,9 
Tổng 423 100 423 100 423 100 
Trong tổng số 423 NCT, chỉ có 1,2% không có 
mảng bám, 6,4% không viêm nướu và 4,7% 
không có vôi răng. Tình trạng mảng bám, viêm 
nướu, vôi răng chủ yếu ở mức trung bình với tỷ 
lệ lần lượt là 48,5%; 41,8%; 55,6% (Bảng 1). 
Có 342 NCT chiếm 91% trong tổng số 423 
NCT mắc bệnh nha chu. Trong đó, nam giới có 
tỷ lệ mắc nha chu là 95,8% cao hơn nữ giới 
(87,2%). Nhóm tuổi ≥75 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh 
nha chu cao nhất với 94,3%; tiếp đến là 65-74 
tuổi 93,5% và 60-64 tuổi là 84,6% (Bảng 2). 
Bảng 2: Tỷ lệ NCT mắc nha chu theo tuổi và giới 
Nội dung 
Có mắc bệnh 
nha chu 
Không mắc 
bệnh nha chu 
n % n % 
Giới tính 
Nam 181 95,8 8 4,2 
Nữ 204 87,2 30 12,8 
Nhóm 
tuổi 
60 – 64 tuổi 110 84,6 20 15,4 
65 – 74 tuổi 158 93,5 11 6,5 
≥ 75 tuổi 117 94,3 7 5,7 
CPI 2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 45,2% và CPI 1 
có tỷ lệ thấp nhất với 6,4%. Tỷ lệ đối tượng có 
viêm nướu vôi răng (CPI 2) ở nhóm tuổi ≥75 có 
tỷ lệ cao nhất với 54%, nhóm 60-64 có tỷ lệ thấp 
nhất 40,8%. Tỷ lệ đối tượng có viêm nướu chảy 
máu (CPI 1) ở nhóm tuổi 60-64 có tỷ lệ cao nhất 
8,5%; nhóm tuổi ≥75 tuổi có tỷ lệ thấp nhất với 
4,8% (Bảng 3). 
Bảng 3: Tỷ lệ đối tượng có CPI cao nhất chung và theo nhóm tuổi (Bệnh nhân được tính ở mức độ tổn thương 
cao nhất) 
Tuổi Số người khám 
CPI 0 CPI 1 CPI 2 CPI 3 CPI 4 
n % n % n % n % n % 
60-64 130 20 15,4 11 8,5 53 40,8 33 25,4 13 10,0 
65-74 169 11 6,5 10 5,9 71 42,0 51 30,2 26 15,4 
≥75 124 7 5,7 6 4,8 67 54,0 30 24,2 14 11,3 
Chung 423 38 9,0 27 6,4 191 45,2 114 26,9 53 12,5 
P 0,040 
Bảng 4: Tỷ lệ đối tượng có CPI cao nhất theo giới (Bệnh nhân được tính ở mức độ tổn thương cao nhất) 
Giới Số người khám 
CPI 0 CPI 1 CPI 2 CPI 3 CPI 4 
n % n % n % n % n % 
Nữ 234 30 12,8 13 5,6 101 43,2 58 24,8 32 13,7 
Nam 189 8 4,2 14 7,4 90 47,6 56 29,6 21 11,1 
Chung 423 38 9,0 27 6,4 191 45,2 114 26,9 53 12,5 
P 0,026 
Tỷ lệ đối tượng có tổ chức nha chu lành 
mạnh (CPI 0) ở nữ là 12,8% cao hơn nam giới 
4,2%. Tỷ lệ viêm nướu chảy máu (CPI 1) ở nam 
7, 4% cao hơn ở nữ 5,6%. Tỷ lệ có viêm nướu vôi 
răng (CPI 2) ở nam là 47,6 % cao hơn ở nữ 43,2%. 
Tỷ lệ có túi nông (CPI 3) ở nam là 29,6% cao hơn 
ở nữ 24,8%. Tỷ lệ đối tượng có túi sâu (CPI 4) ở 
nữ là 13,7% cao hơn nam giới 11,1% (Bảng 4). 
Tỷ lệ NCT có túi nha chu cao nhất ở nhóm 
tuổi 65-74 tuổi với 45,1%; tiếp đến là nhóm 
tuổi ≥75 tuổi 35,5% và nhóm tuổi 60-64 là 
35,4% (Bảng 5). 
Bảng 5: Tỷ lệ đối tượng có túi nha chu theo nhóm 
tuổi 
Nhóm tuổi 
Số người 
khám 
Số người có 
túi nha chu 
Tỷ lệ % 
p 
60-64 130 46 35,4 
0,113 65-74 169 77 45,1 
≥75 124 44 35,5 
Tổng 423 167 39,5 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 151
Một số yếu tố liên quan đến mắc bệnh nha chu 
Các yếu tố có liên quan đến tỷ lệ bệnh nha 
chu sau phân tích đơn biến (p <0,05) được chúng 
tôi đưa vào phân tích đa biến, bao gồm giới tính, 
nhóm tuổi, học vấn, hút thuốc lá và thực hành 
khám răng miệng định kỳ, kết quả cho thấy yếu 
tố thực sự có tác động mạnh tới tỷ lệ mắc bệnh 
nha chu ở người cao tuổi là tuổi tác và giới tính 
(p <0,05). Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh nha chu 
cao hơn nữ giới. Nhóm tuổi từ 65-74 và ≥75 tuổi 
có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhóm tuổi từ 60-64 
(Bảng 6). 
Bảng 6: Một số yếu tố liên quan đến bệnh nha chu qua phân tích đa biến 
Yếu tố OR đa biến p 95%CI 
Giới tính 
Nữ 1 
Nam 2,97 0,021 1,17-7,52 
Nhóm tuổi 
60-64 1 
65-74 2,58 0,021 1,15-5,78 
≥75 2,95 0,023 1,16-7,51 
Trình độ học vấn 
Dưới tiểu học 0,41 0,149 0,12-1,37 
Tiểu học 1 
THCS 0,61 0,440 0,15-2,12 
THPT 1,17 0,828 0,29-4,69 
Trên THPT 0,26 0,510 0,07-0,99 
Hút thuốc lá 
Không 1 
Có 1,76 0,417 0,45-6,90 
Khám răng miệng hằng năm 
Không 1 
Có 0,54 0,099 0,26-1,12 
BÀN LUẬN 
Kết quả tỷ lệ NCT có mảng bám, vôi răng và 
viêm nướu cao, lần lượt là 98,8%, 95,3% và 
93,6%, đa số là ở mức độ trung bình. Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên 
cứu của Nguyễn Cẩn và Ngô Đồng Khanh về 
dịch tễ bệnh nha chu ở Việt Nam (2007), với tỷ lệ 
vôi răng ở nhóm tuổi 35-44 là 97-100%(7). Kết quả 
này cũng cho thấy tỷ lệ cao NCT có mảng bám, 
vôi răng thường kèm với tỷ lệ cao bị viêm nướu. 
Điều này có thể được giải thích bởi mảng bám 
và vôi răng bám chặt vào bề mặt men răng, 
miếng trám, phục hình và sâu dưới nướu tạo nơi 
tích tụ của vi khuẩn gây viêm nướu và viêm nha 
chu. Và tình trạng viêm nướu và viêm nha chu 
kéo dài làm tăng tiết dịch từ mô nướu lại là môi 
trường thuận lợi cho sự hình thành mảng bám, 
vôi răng và tích tụ vi khuẩn và làm bệnh càng 
thêm trầm trọng. Do đó cần kiểm soát mảng 
bám để kiểm soát được lượng vi khuẩn gây 
bệnh, giảm viêm nướu, giảm dịch tiết là nguồn 
nuôi dưỡng cho vi khuẩn dưới nướu(2). 
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ 
bệnh nha chu là 91%, tỷ lệ này cao hơn so với 
nghiên cứu của Trần Văn Dũng tỷ lệ bệnh nha 
chu trong nhân dân thành phố Huế với kết quả 
tỷ lệ mắc bệnh viêm nha chu là 80,1%(14). Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn kết quả 
của Lưu Hồng Hạnh(6), tỷ lệ bệnh nha chu ở 
NCT tại thành phố Hà Nội là 86,1%. 
Kết quả của tỷ lệ mắc bệnh nha chu tăng dần 
theo tuổi, thấp nhất là nhóm 60-64 tuổi là 84,6%, 
cao nhất là nhóm trên 75 tuổi là 94,3%, sự khác 
biệt này có ý nghĩa thống kê. Một số nghiên cứu 
cũng cho thấy bệnh nha chu tăng dần theo tuổi, 
nghiên cứu của Holde trên dân số Na-uy từ 20-
79 tuổi (2017) cho thấy tỷ lệ bệnh nha chu trong 
nhóm tuổi già nhất cao hơn năm lần so với 
nhóm tuổi trẻ nhất, nghiêm trọng cao nhất ở 
nhóm tuổi 65-79(3); nghiên cứu Shaju trên dân số 
Ấn Độ (2011) cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha 
chu tăng theo tuổi(12). Những thay đổi của mô 
nha chu theo tuổi có thể là do sự tiếp xúc với tác 
nhân gây viêm và sự giảm khả năng lành 
thương của tế bào và mô nha chu(5). Mặc dù 
không có dấu hiệu rõ ràng nào chỉ ra rằng sự 
tiến triển của bệnh nha chu thay đổi theo độ 
tuổi, nhưng sự lão hóa miễn dịch dẫn đến sự 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 152
tiến triển của bệnh(13). Tuy nhiên, trong khi thiếu 
bằng chứng mạnh mẽ cho điều này, rõ ràng là 
càng lớn tuổi thì càng tiếp xúc nhiều với yếu tố 
nguy cơ làm bệnh thay đổi hay tốc độ tiến triển 
của bệnh. 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ mắc 
bệnh ở nữ là 87,2% thấp hơn ở nam là 95,8% 
(p<0,05). Kết quả nghiên cứu này gần tương tự 
nghiên cứu của Lưu Hồng Hạnh, tỷ lệ mắc bệnh 
nha chu ở nam là 88,5% và nữ là 84,3%(6). Kết quả 
nghiên cứu của Holde trên dân số Na-uy từ 20-
79 tuổi cũng cho kết quả tương tự, viêm nha chu 
thường phổ biến ở nam (56,7%) hơn so với nữ 
(42,6%)(3). Để giải thích điều này, nghiên cứu của 
Amin E Hatem (2018) về dịch tễ học và các yếu 
tố liên quan bệnh nha chu cho thấy mối liên hệ 
giữa giới tính và mất bám dính ở người lớn, nam 
giới có tỷ lệ và mức độ phá hủy mô nha chu 
nghiêm trọng hơn so với phụ nữ, phát hiện này 
có thể liên quan đến yếu tố di truyền phụ thuộc 
giới tính hoặc các yếu tố hành vi xã hội khác. 
Những khác biệt về giới này chưa được khám 
phá chi tiết, nhưng được cho là liên quan đến 
khả năng vệ sinh răng miệng ở nam kém hơn 
nữ, nam ít có thái độ tích cực đối với sức khỏe 
răng miệng và thăm khám nha khoa hơn là so 
với yếu tố di truyền nào(1). 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
có 9% người có mô nha chu lành mạnh, chảy 
máu khi thăm dò 6,4%, vôi răng 45,2%, túi nông 
26,9% và túi sâu 12,5%, trong đó chỉ số CPI 2 (vôi 
răng) chiếm tỷ lệ cao nhất 45,2%. Kết quả này 
phù hợp với nghiên cứu của Peterson và Ogawa 
với chỉ số CPI 4 thay đổi trên toàn thế giới từ 
10% đến 15% ở người trưởng thành và điểm số 
phổ biến nhất trong tất cả các khu vực là chỉ số 
CPI 2(9). Nghiên cứu của Trần Văn Dũng tại Huế 
(2011) cho thấy, tỷ lệ viêm nướu chảy máu (CPI 
1) là 26,1%, viêm nướu vôi răng (CPI 2) 31,4%, có 
túi nướu bệnh lý nông (CPI 3) 22,5%, có túi nướu 
bệnh lý sâu (CPI 4) là 0,1%(14). Nghiên cứu của Lê 
Nguyễn Bá Thụ (2018) ở NCT Đắk Lắk cũng cho 
thấy tỷ lệ CPI 2 chiếm tỷ lệ cao nhất là 60,1%(4). 
Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh nha chu nói chung của 
nước ta đang ở mức độ cao, nhưng chủ yếu rơi 
vào mức độ nhẹ gồm chảy máu nướu và vôi 
răng. Điều này cho thấy sự quan tâm, can thiệp 
kịp thời của các chương trình y tế cộng đồng là 
cần thiết nhằm giải quyết sớm tình trạng bệnh 
hiện tại và ngăn chặn không để bệnh tiến triển 
từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng làm cho công 
tác điều trị khó khăn, tốn kém mà kết quả đem 
lại không cao. 
Mức độ trầm trọng của bệnh nha chu ở mức 
CPI 2 tăng dần theo tuổi, CPI 1 giảm dần theo 
tuổi. Nghiên cứu của Lê Nguyễn Bá Thụ cũng 
cho kết quả tương tự với nghiên cứu của chúng 
tôi, CPI 2 chiếm tỷ lệ cao nhất trong từng nhóm, 
tuy nhiên CPI 2 ở nhóm tuổi 60-64 chiếm tỷ lệ 
cao nhất 64,2%, ở nhóm tuổi 65-74 là 60,5%, 
nhóm tuổi trên 75 là 57,3%(4). Điều này có thể giải 
thích là do nhóm tuổi già hơn có nhiều răng mất 
hơn, hoặc tình trạng bệnh nha chu trầm trọng 
hơn nên làm giảm tỷ lệ CPI 2. Mức độ trầm 
trọng của bệnh nha chu mức CPI 2 ở nam 47,6% 
lớn hơn ở nữ 43,2%(4). Sự khác biệt này có thể là 
do nữ giới có ý thức về vệ sinh răng miệng tốt 
hơn so với nam giới (chải răng hằng ngày, súc 
miệng sau ăn). Ngoài ra nữ giới thường xuyên ở 
nhà, nên có thể được tiếp thu kiến thức về chăm 
sóc SKRM từ nhiều nguồn hơn (xem tivi, nghe 
đài, báo). 
Về tỷ lệ có túi nha chu, kết quả có tới 39,5% 
NCT có túi nha chu, cao hơn nhiều so với nhiều 
nghiên cứu khác. Tỷ lệ có túi nha chu trong 
nghiên cứu của Trần Văn Dũng(14) là 22,6%, 
nghiên cứu của Lê Nguyễn Bá Thụ(4) là 8,5%, 
thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. 
Sự khác nhau này có thể là do đối tượng thu 
thập mẫu nghiên cứu khác nhau về độ tuổi và 
địa điểm nghiên cứu. 
KẾT LUẬN 
Tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở người cao tuổi tại 
bệnh viện Quận Thủ Đức là cao với 91%. Trong 
đó, viêm nướu đơn thuần (CPI 1 & CPI 2) là 
51,6%; viêm nha chu (CPI 3 & CPI 4) 39,4%. Tỷ lệ 
bệnh nha chu ở nam giới cao hơn nữ giới. Tỷ lệ 
bệnh nha chu ở nhóm tuổi từ 65-74 và ≥ 75 tuổi 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 153
cao hơn nhóm tuổi 60-64 tuổi. Tỷ lệ người cao 
tuổi có túi nha chu cao nhất ở nhóm tuổi 65-74 
tuổi với 45,1%; tiếp đến là nhóm tuổi ≥75 tuổi 
35,5% và nhóm tuổi 60-64 là 35,4%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hatem AE (2012). Epidemiology and risk factors of periodontal 
disease. Periodontal Diseases-A Clinician's Guide, pp.213-30. 
2. Hoàng Hải, Đào Hồng Ngọc, Nguyễn Hiếu Dân (2013). Mối liên 
quan giữa bệnh loãng xương và bệnh nha chu. Y học TP. Hồ Chí 
Minh, 17(6):271-276. 
3. Holde GE, Oscarson N, Trovik TA, Tillberg A & Jönsson B 
(2017). Periodontitis prevalence and severity in adults: A 
cross-sectional study in Norwegian circumpolar communities. 
Journal of Periodontology, 88(10):1012-1022. 
4. Lê Nguyễn Bá Thụ (2018). Thực trạng sức khỏe răng miệng và 
đánh giá hiệu quả can thiệp chăm sóc răng miệng ở người cao 
tuổi tại Đắk Lắk. Luận án Tiến sĩ, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - 
Trường Đại học Y Hà Nội. 
5. López R, Smith PC, Göstemeyer G, et al (2017). Ageing, dental 
caries and periodontal diseases. Journal of Clinical Periodontology, 
44:S145-S152. 
6. Lưu Hồng Hạnh, Hoàng Thị Hà Anh, Phạm Dương Hiếu 
(2016). Một số yếu tố liên quan đến thực trạng bệnh quanh răng 
ở người cao tuổi khu vực nội thành Hà Nội năm 2015. VNU 
Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, 32(2):99-
105. 
7. Nguyễn Cẩn, Ngô Đồng Khanh (2007). Phân tích dịch tễ bệnh 
sâu răng và nha chu ở Việt Nam. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 
11(3):1-6. 
8. Palmer A (2013). Periodontitis among adults aged≥ 30 years-
United States, 2009-2010. CDC Health Disparities and Inequalities 
Report - United States, 62(3):129. 
9. Petersen PE & Ogawa H (2005). Strengthening the prevention of 
periodontal disease: the WHO approach. Journal of 
Periodontology, 76(12):2187-2193. 
10. Pham Vũ Anh Thụy & Nguyen TQ (2018). Dental and 
periodontal problems of elderly people in Vietnamese nursing 
homes. Gerodontology, 35(3):192-199. 
11. Phạm Thắng, Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009). Báo cáo tổng quan về 
chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu 
tuổi tại Việt Nam. Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình. 
12. Shaju JP, Zade RM & Das M (2011). Prevalence of periodontitis 
in the Indian population: A literature review. Journal of Indian 
Society of Periodontology, 15(1):29. 
13. Tonetti MS, Bottenberg P, Conrads G, et al (2017). Dental caries 
and periodontal diseases in the ageing population: call to action 
to protect and enhance oral health and well-being as an essential 
component of healthy ageing - Consensus report of group 4 of 
the joint EFP/ORCA workshop on the boundaries between 
caries and periodontal diseases. Journal of Clinical Periodontology, 
44:S135-S144. 
14. Trần Văn Dũng (2011). Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, 
viêm nha chu trong nhân dân Thành phố Huế năm 2011. Hội 
nghị Khoa học kỹ thuật ngành Y tế Thừa Thiên Huế. 
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019 

File đính kèm:

  • pdfty_le_benh_nha_chu_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_nguoi_cao_tu.pdf