Tuổi già và các giải pháp sống lâu, sống khỏe

ĐẶC TRưNG CỦA NGưỜI CAO TUỔI Ở

VIỆT NAM

- Tuổi thọ trung bình của Việt Nam

cao hơn tuổi thọ trung bình của thế giới.

Tỷ lệ người cao tuổi (NCT) trên tổng dân

số cao.

- NCT Việt Nam sống tập trung ở đô

thị, các tỉnh đồng bằng, một bộ phận NCT

Việt Nam sống ở vùng sâu vùng xa, biên

giới, hải đảo có tỷ lệ mù chữ cao.

- Theo Ritsu Naoken Phó trưởng đại

diện UNFPA: tuổi thọ trung bình của Việt

Nam: nữ 73, nam 69. Tuy nhiên, tuổi thọ

khỏe mạnh của người Việt Nam chưa

cao, trung b nh người Việt Nam phải chịu

15,3 năm bệnh tật trong cuộc đời mình.

- NCT Việt Nam có vai trò quan trọng

trong việc truyền lại kinh nghiệm, giá trị

truyền thống, quy tắc xã hội, nghi lễ, hoạt

động xã hội cho cộng đồng, cho các thế

hệ con cháu của họ.

- Trên 70% NCT Việt Nam phải lao động,

sản xuất kiếm sống, phải phụ giúp con cháu.

- Trên 60% NCT Việt Nam có hoàn cảnh

khó khăn phải nhọc nhằn mưu sinh.

Tuổi già và các giải pháp sống lâu, sống khỏe trang 1

Trang 1

Tuổi già và các giải pháp sống lâu, sống khỏe trang 2

Trang 2

Tuổi già và các giải pháp sống lâu, sống khỏe trang 3

Trang 3

Tuổi già và các giải pháp sống lâu, sống khỏe trang 4

Trang 4

Tuổi già và các giải pháp sống lâu, sống khỏe trang 5

Trang 5

Tuổi già và các giải pháp sống lâu, sống khỏe trang 6

Trang 6

Tuổi già và các giải pháp sống lâu, sống khỏe trang 7

Trang 7

Tuổi già và các giải pháp sống lâu, sống khỏe trang 8

Trang 8

Tuổi già và các giải pháp sống lâu, sống khỏe trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 10600
Bạn đang xem tài liệu "Tuổi già và các giải pháp sống lâu, sống khỏe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuổi già và các giải pháp sống lâu, sống khỏe

Tuổi già và các giải pháp sống lâu, sống khỏe
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 
 186
TUỔI GIÀ VÀ CÁC GIẢI PHÁP SỐNG LÂU, SỐNG KHỎE 
 Lê Bách Quang* 
Con ngƣời sinh ra, trƣởng thành, suy 
yếu, bệnh tật rồi chết, đó là chu kỳ: “sinh - 
lão - bệnh - tử” theo quy luật tự nhiên 
đƣợc thừa nhận từ hàng ngàn năm nay. 
Hiện nay, với sự bùng nổ và phát triển 
của khoa học công nghệ, loài ngƣời có 
thể tác động tới cả bốn giai đoạn “sinh - 
lão - bệnh - tử”. Bài viết này chỉ để cập tới 
khả năng làm thế nào để tăng tuổi thọ, 
sống khỏe mạnh, yên vui, thoải mái ở giai 
đoạn cuối của cuộc đời (tuổi vàng - The 
golden years). 
ĐẶC TRƢNG CỦA NGƢỜI CAO TUỔI Ở 
VIỆT NAM 
- Tuổi thọ trung bình của Việt Nam 
cao hơn tuổi thọ trung bình của thế giới. 
Tỷ lệ ngƣời cao tuổi (NCT) trên tổng dân 
số cao. 
- NCT Việt Nam sống tập trung ở đô 
thị, các tỉnh đồng bằng, một bộ phận NCT 
Việt Nam sống ở vùng sâu vùng xa, biên 
giới, hải đảo có tỷ lệ mù chữ cao. 
- Theo Ritsu Naoken Phó trƣởng đại 
diện UNFPA: tuổi thọ trung bình của Việt 
Nam: nữ 73, nam 69. Tuy nhiên, tuổi thọ 
khỏe mạnh của ngƣời Việt Nam chƣa 
cao, trung b nh ngƣời Việt Nam phải chịu 
15,3 năm bệnh tật trong cuộc đời mình. 
- NCT Việt Nam có vai trò quan trọng 
trong việc truyền lại kinh nghiệm, giá trị 
truyền thống, quy tắc xã hội, nghi lễ, hoạt 
động xã hội cho cộng đồng, cho các thế 
hệ con cháu của họ. 
- Trên 70% NCT Việt Nam phải lao động, 
sản xuất kiếm sống, phải phụ giúp con cháu. 
* Học viện Quân y 
- Trên 60% NCT Việt Nam có hoàn cảnh 
khó khăn phải nhọc nhằn mƣu sinh. 
CƠ CẤU BỆNH TẬT CỦA NGƢỜI CAO 
TUỔI VIỆT NAM 
- Theo GS.TS. Phạm Thắng, NCT Việt 
Nam vừa phải đối phó với các bệnh tật lây 
nhiễm, vừa phải đƣơng đầu với bệnh tật 
mạn tính và thoái hóa (bệnh tim mạch, huyết 
áp, đột quỵ, ung thƣ, COPD, thoái hóa khớp, 
loãng xƣơng...). Đa số các bệnh này liên 
quan đến lối sống và phải điều trị suốt đời. 
- NCT Việt Nam > 80 tuổi thƣờng mắc 
các hội chứng đặc trƣng: hội chứng dễ bị 
tổn thƣơng (Frailty), lú lẫn, suy giảm nhận 
thức (Alzheimer), rối loạn đi và ngã, suy 
dinh dƣỡng, trầm cảm, loét, mất nƣớc 
đòi hỏi phải đƣợc chăm sóc đặc biệt 
- Chi phí điều trị, chăm sóc sức khỏe 
cho NCT cao gấp 7 - 8 lần chi phí điều trị 
cho trẻ em do tuổi cao, rủi ro bệnh tật, 
khuyết tật..., làm tăng số ngày nằm điều 
trị trên giƣờng bệnh, khoảng 23,4% NCT 
gặp khó khăn với các hoạt động thƣờng 
ngày, trong đó > 90% cần ngƣời hỗ trợ. 
MỘT SỐ LỜI KHUYÊN CỦA THẦY THUỐC 
VỀ DINH DƢỠNG CHO NGƢỜI CAO TUỔI 
Cần phải cân bằng giữa ăn và uống, 
đôi khi ngƣời ta chỉ chú ý đến thức ăn, 
quên mất thức uống. 
1. Thức uống. 
Các chuyên gia dinh dƣỡng chỉ ra 5 loại 
đồ uống có tác dụng bảo vệ sức khỏe. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 
 187 
* Trà xanh: 
Vì sao trà xanh có tác dụng bảo vệ 
sức khỏe, trong trà xanh chứa chất trà đa 
phân có tác dụng phòng chống ung thƣ. 
Theo các chuyên gia dinh dƣỡng Nhật 
Bản, trong cơ thể ngƣời > 40 tuổi luôn có 
tế bào ung thƣ tồn tại, nhƣng có ngƣời 
mắc ngƣời không, điều này liên quan đến 
việc uống trà xanh. Nếu uống 4 chén trà 
xanh một ngày, tế bào ung thƣ không 
phát triển nhân lên hoặc nếu có cũng bị 
chậm lại tới 9 - 10 năm. Do đó, học sinh 
Nhật Bản hàng ngày đi học đều uống một 
vài chén trà xanh, trong trà xanh có 
polyphenol, flavonoids, catechine là 
những chất chống oxy hóa rất mạnh. Trà 
xanh có chứa fluor, có thể làm bền răng, 
có tác dụng diệt khuẩn, chữa sâu răng. 
Trà xanh có tác dụng làm bền vững thành 
mạch máu, làm giảm tai biến mạch máu 
não. Với các tác dụng trên trà xanh thực 
sự tốt cho NCT, giúp phòng ngừa một số 
bệnh. 
Các hợp chất catechine trong trà xanh 
có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, kéo 
dài cuộc sống, giúp cải thiện chức năng 
não bộ, chống lão hóa, chống mắc bệnh 
Alzheimer, chống mắc bệnh Parkinson 
* Rượu vang đỏ: 
Vỏ quả nho đỏ với hoạt chất có tác 
dụng chống lão suy và chống oxy hóa, 
ngƣời uống rƣợu vang đỏ đều đặn ít mắc 
bệnh tim. Rƣợu vang đỏ còn có tác dụng 
phòng ngừa chứng ngừng tim đột ngột, 
thƣờng xảy ra ở ngƣời có bệnh lý tim mạch, 
cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ. 
Rƣợu vang đỏ có tác dụng hạ huyết áp, 
giảm mỡ máu. Nên uống rƣợu vang đỏ 
hàng ngày với liều lƣợng từ 50 - 100 ml 
hoặc cũng có thể uống rƣợu trắng với một 
số lƣợng ít từ 5 - 10 ml hay uống 300 ml 
bia mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe, nếu 
vƣợt quá số lƣợng đó lại không tốt cho 
sức khỏe. 
* Sữa đậu nành: 
Chứa hàm lƣợng genistein cao, đây là 
chất có khả năng kéo dài quá tr nh lão 
hóa của các tế bào trong cơ thể, sử dụng 
điều độ sữa đậu nành mang lại làn da 
trắng mịn tƣơi trẻ cho chị em và chống lại 
lão hóa lâu dài, uống một ly sữa hàng 
ngày giúp giảm bớt lƣợng mỡ thừa, giúp 
giảm cân, giảm vòng eo bụng một cách 
thần kỳ. Rửa mặt bằng sữa đậu nành có 
tác dụng xóa bỏ nếp nhăn, vết thâm trên 
da mặt, làm giảm mụn đầu đen, giữ ẩm 
cho da, giúp da trắng hồng tự nhiên. Sữa 
đậu nành có tác dụng làm đẹp, khỏe t ... 
thèm, muốn ăn thêm. Ngƣời Mỹ làm thí 
nghiệm trên 32 nhóm ngƣời tình nguyện 
đã chứng minh điều này. Dừng bữa khi 
đạt 70 - 80% no, nếu không dừng đƣợc 
phải ăn độn thêm nhiều rau quả. Tuy dạ 
dày vẫn bị căng giãn, nhƣng còn hơn ăn 
no không độn rau. Không nên ăn ngọt 
nhiều, nguy cơ mắc bệnh tiểu đƣờng, 
không nên ăn mặn nhiều, nguy cơ tăng 
huyết áp. 
- 5: mỗi ngƣời mỗi ngày ăn khoảng 
500 gr rau xanh và quả chín: 
+ Ăn đều đặn 1 quả cà chua/ngày có 
thể hạn chế đƣợc 50% bệnh lý tiền liệt 
tuyến (viêm, ung thƣ). Khoai lang đỏ cũng 
có tác dụng tƣơng tự. 
+ Uống rƣợu vang đỏ, rƣợu nếp cẩm 
mỗi ngày 50 - 100 ml có tác dụng phòng 
chống vữa xơ động mạch. 
+ Ăn nhiều rau quả giúp tránh đƣợc 
các bệnh về tim, đột quỵ, ổn định huyết 
áp, ngăn ngừa một số bệnh ung thƣ (ung 
thƣ thực quản, phổi, ổ bụng, răng miệng, 
đại trực tràng, thận), hạn chế hiệu quả 
các bệnh liên quan đến đƣờng ruột, bảo 
vệ mắt khỏi mắc hai bệnh thoái hóa phổ 
biến (đục nhân mắt, thoái hóa điểm 
vàng). 
+ Đừng nhầm lẫn giữa rau và củ quả: 
nhiều ngƣời do thiếu hiểu biết cho rằng 
khoai tây cũng là một loại rau. Khoai tây 
cung cấp tinh bột nhƣ những loại ngũ cốc 
khác không phải rau. Những ngƣời chỉ 
nghĩ rau có tác dụng nhuận tràng, tránh 
táo bón là không hiểu hết tác dụng của 
rau xanh. 
- Đỏ: 
+ Nên ăn những thành phần có màu đỏ. 
+ Cà chua chín, khoai lang đỏ, rƣợu 
nho đỏ, rƣợu nếp cẩm đỏ. 
+ Ăn cà chua chín, khoai lang đỏ, 
phòng tránh bệnh lý ở tuyến tiền liệt. 
+ Uống rƣợu nho đỏ, rƣợu nếp cẩm 
đỏ phòng chống xơ vữa động mạch 
tuy nhiên không nên uống quá nhiều 
(> 100 ml/ngày). 
+ Ăn ớt chín đỏ hàng ngày khắc phục 
tình trạng trầm cảm, phiền muộn, tuy 
nhiên không nên ăn quá cay. 
- Vàng: 
+ Nên ăn củ, quả có màu vàng, da cam. 
+ Những củ quả có màu vàng, da cam; 
cà rốt, dƣa hấu, khoai lang, bí ngô, ngô, 
hạt gấc, đu đủ, chuối tiêu, rau rền đỏ, củ 
cải đỏ 
+ Các nhà dinh dƣỡng học nghiên cứu 
bữa ăn của ngƣời Trung Quốc thấy thiếu 
rau củ, quả màu vàng, da cam gây thiếu 
vitamin A, canxi, thiếu hai chất này trẻ em 
thƣờng hay cảm cúm, sốt cao, viêm 
amidan, trung niên dễ mắc ung thƣ, 
ngƣời cao tuổi dễ bị đau xƣơng khớp. 
- Xanh: 
+ Nên uống trà xanh. 
+ Có nhiều loại trà xanh, nhƣng trà 
xanh tƣơi tốt nhất, uống trà xanh mỗi 
ngày giúp nâng cao sức đề kháng của cơ 
thể, tăng cƣờng sinh lực và phòng chống 
bệnh tật. 
- Trắng: là bột yến mạch (nghiền từ lúa 
mạch) có tác dụng đối với ngƣời vận 
động cơ bắp, chống ung thƣ, bảo vệ tim, 
chống suy nhƣợc thần kinh. 
+ Bột yến mạch giúp đốt cháy calo, 
thích hợp cho NCT ăn kiêng. 
+ Ăn bánh làm từ bột yến mạch giúp 
tăng khả năng vận động của cơ bắp, giúp 
làm việc lâu hơn, giúp vận động cơ thể 
dẻo dai hơn. Các nhà khoa học Anh chỉ ra 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 
 191 
ăn thức ăn từ bột yến mạch 3 giờ trƣớc 
khi làm việc giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa 
nhanh chóng, cung cấp năng lƣợng triệt 
để cho cơ bắp. 
+ Ăn sáng với bột yến mạch hằng 
ngày giúp phòng ngừa ung thƣ vú ở NCT. 
+ Theo các nhà khoa học Đại học 
Kentecky (Mỹ): yến mạch có đặc tính giúp 
giảm lƣợng cholesterol trong máu, giúp 
làm giảm cholesterol LDL xấu (cholesterol 
đƣợc xem có hại cho tim mạch), giảm 
nguy cơ bị đau tim, tiểu đƣờng và béo phì, 
phòng tránh bệnh loãng xƣơng, ung thƣ. 
+ Yến mạch có một lƣợng lớn protein 
thực vật, chất xơ, Fe, kẽm, vitamin B và 
axít folic, giúp tránh suy nhƣợc thần kinh, 
củng cố hệ miễn dịch, cải thiện đời sống 
tình dục. 
- Đen: 
+ Ăn mộc nhĩ đen: là thực phẩm lý 
tƣởng tuyệt vời cho NCT. 
+ Mộc nhĩ đen có khả năng ức chế quá 
tr nh ngƣng tập tiểu cầu, phòng chống 
huyết khối gây tắc mạch, ngăn cản hình 
thành mảng xơ vữa, giúp lƣu thông máu 
toàn thân. Có thể nói mộc nhĩ đen có 
công dụng tƣơng tự nhƣ aspirin (aspirin 
81 mg), nhƣng hoàn toàn không có tác 
dụng phụ, không gây xuất huyết đáy mắt, 
không ứ đọng làm tăng hàm lƣợng axít 
uric trong máu, là nguy cơ gây bệnh gout. 
Mộc nhĩ đen có công dụng duy tr tƣới 
máu cho não, tim nên ngăn ngừa đƣợc 
các bệnh nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, 
tăng cƣờng trí nhớ. 
+ Chất keo thực vật trong mộc nhĩ đen 
còn có tác dụng thu gom chất còn đọng 
lại ở đƣờng tiêu hóa để đào thải ra ngoài 
dễ dàng, làm sạch dạ dày, ruột. 
+ Mộc nhĩ đen còn có tác dụng chống 
lão hóa, kháng khuẩn, phòng chống 
phóng xạ, ức chế một số tế bào ung thƣ. 
+ Các nhà dinh dƣỡng học cho rằng 
mộc nhĩ đen là một trong những thực 
phẩm có công năng trƣờng thọ cho NCT. 
* Những thực phẩm ngừa ung thư mà 
NCT nên dùng: 
- Tỏi: đƣợc mệnh danh là vua phòng 
ngừa ung thƣ, v tỏi có tác dụng làm giảm 
rõ rệt lƣợng amyl nitrite là chất gây ung 
thƣ dạ dày, ung thƣ đƣờng tiêu hóa. 
- Rau chân vịt: có chất antioxidant, 
ngăn ngừa tác dụng các gốc tự do, nên có 
tác dụng chống ung thƣ hữu hiệu. 
- Tảo biển (rong biển): nhất là loại tảo 
xoắn (spirulate): có hàm lƣợng vitamin E, 
iod và chất xơ. Phụ nữ Nhật thƣờng xuyên 
ăn tảo biển nên tỷ lệ ung thƣ vú thấp hơn 
nhiều so với phụ nữ các nƣớc khác. 
- Cần tây: có hàm lƣợng chất xơ cao, 
giúp đào thải chất cặn bã trong cơ thể, 
phòng chống ung thƣ đại - trực tràng. 
- Hoa súp lơ: đặc biệt là súp lơ xanh 
có hàm lƣợng axít folic cao, giúp giảm 
ung thƣ tuyến tụy. 
- Măng tây: có hàm lƣợng vitamin, 
rutin cao, có tác dụng phòng chống ung 
thƣ da, ung thƣ bàng quang. 
- Đậu tƣơng: có khả năng bổ sung 
estrogen thực vật, có thể chống oxy hóa, 
có tác dụng khống chế phát triển ung thƣ 
cổ tử cung, ngăn ngừa di căn ung thƣ phổi. 
- Các loại nấm ăn: nấm hƣơng, nấm mỡ, 
nấm môi cũng là những thực phẩm có tác 
dụng phòng chống ung thƣ hàng đầu, 
có tác dụng thúc đẩy hình thành kháng 
thể ức chế phát triển của tế bào ung thƣ 
ruột, ung thƣ hạch, ung thƣ các tuyến, 
ung thƣ gan 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 
 192
LỜI KHUYÊN CỦA THẦY THUỐC 
VỀ VẬN ĐỘNG CHO NCT 
 Vận động vừa sức là yếu tố quan 
trọng của sức khỏe. Hypocrat - tổ sƣ của 
y học đã nói “Ánh sáng mặt trời, không 
khí, nƣớc và vận động là nguồn gốc của 
sự sống và sức khỏe”, muốn sống, sống 
khỏe mạnh th× không thể thiếu một trong 
bốn yếu tố đó. 
1. Tác dụng của vận động với NCT. 
Vận động vừa sức với NCT có tác 
dụng làm giảm nguy cơ chết sớm, giảm 
các bệnh mạch vành, đột quỵ, cao huyết 
áp, tăng mỡ máu, chống lão hóa, ung thƣ 
đại - trực tràng, ung thƣ vú, ngăn ngừa 
tăng cân, rất phù hợp với ngƣời ăn kiêng, 
cải thiện sức khỏe cơ bắp và tim mạch - 
hô hấp, giảm trầm cảm, cải thiện chức năng 
nhận thức ở NCT, giảm mỡ bụng, tăng chất 
lƣợng xƣơng, chất lƣợng giấc ngủ. 
2. NCT nên vận động nhƣ thế nào. 
- NCT thƣờng có BMI cao, khi đi bộ, 
chạy bộ, trọng lƣợng cơ thể tác động lên 
hệ xƣơng, khớp có thể ảnh hƣởng đến 
khớp. Ngƣời ta đã chế tạo ra các dụng cụ 
“đi bộ không tải trọng”, 2 bàn chân không 
nhấc khỏi bàn đạp, cơ thể NCT vận động 
nhƣ đi bộ, nhƣng hệ xƣơng khớp không 
chịu tải trọng của cơ thể, NCT có thể thực 
hiện các bài tập đi bộ tại chỗ, tránh đƣợc 
rủi ro tai nạn giao thông, khí hậu lạnh giá, 
bụi, tiếng ồn khi phải đi bộ trên đƣờng 
phố. NCT có thể sử dụng xe đạp, hoặc 
đạp xe tại chỗ để tập vận động. 
- Đi bộ lúc nào là tốt nhất: đi bộ theo 3, 
5, 7: 3: mỗi lần đi bộ khoảng 3 km, thời 
gian tập khoảng 30 phút; 5: mỗi tuần đi bộ 
5 lần; 7: đo liều lƣợng đi bộ vừa sức theo 
số 7 bằng đo nhịp tim sau khi đi bộ cộng 
với số tuổi bằng 170. Ví dụ, ngƣời 60 
tuổi, sau khi đi bộ, nhịp tim = 110 + 60 = 
170 là vận động vừa sức. Nếu nhịp tim 
130 + 60 = 190 là vận động quá sức, nếu 
< 170 là vận động nhẹ, dƣới sức. 
- Đi bộ vào thời điểm nào là thích hợp 
với NCT?. Từ xƣa vẫn quan niệm cho 
rằng luyện tập thể dục vào buổi sáng là 
tốt, không khí trong lành. Điều đó không 
đúng, vì từ 4 - 6 giờ sáng theo quy luật 
sinh học, vào thời gian này thân nhiệt của 
NCT đang cao, huyết áp tăng, chất tiết 
của tuyến thƣợng thận cao gấp 4 lần buổi 
tối, nếu NCT đi bộ, vận động vào thời 
điểm này gặp nhiều gió lạnh, tim dễ 
ngừng đập. Thực tế đã có nhiều cụ đi bộ 
buổi sáng, toát mồ hôi về tắm, huyết áp 
tăng đột ngột, tai biến mạch máu não, đột 
quỵ, tử vong. NCT nên tập đi bộ vào buổi 
chiều tối, an toàn hơn. Nên đi bộ không 
tải trọng, tại chỗ thì có thể tập cả sáng, cả 
tối. Tốt nhất 18 giờ ăn tối, 20 giờ đi bộ, 22 
giờ 30 ngủ là thời gian hợp lý nhất. 
3. Lợi ích của việc đi bộ, vận động 
cơ thể với NCT. 
Lợi ích của việc đi bộ: đi bộ 30 phút 
mỗi ngày sẽ đem lại cho NCT những tác 
dụng không ngờ đối với sức khỏe thể 
chất và tinh thần. 
- Tốt cho tim: đi bộ 30 phút/ngày sẽ 
làm giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển 
hoá. Hội chứng này có một nhóm các 
triệu trứng ban đầu dẫn đến nguy cơ mắc 
các bệnh về tim mạch, tiểu đƣờng, đột 
quỵ. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy 
thƣờng xuyên đi bộ, kết hợp với đạp xe 
làm giảm 11% nguy cơ mắc các bệnh về 
tim mạch. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 
 193 
- Giảm đáng kể nguy cơ ung thƣ vú. 
Một nghiên cứu của Mỹ trên 74.000 phụ 
nữ có thể trạng b nh thƣờng ở tuổi mãn 
kinh (50 - 79 tuổi), đi bộ thƣờng xuyên có 
tác dụng giảm béo, tăng lƣợng estrogen, 
làm giảm nguy cơ ung thƣ vú tới 30%, với 
những ngƣời thừa cân chỉ giảm 10 - 20%. 
- Giúp ngủ ngon: đi bộ vào buổi chiều 
giúp cho giấc ngủ ngon hơn, làm tăng 
hàm lƣợng hormon serotonin, giúp cho 
cảm giác thƣ giãn, thoải mái. Tuy nhiên, 
nên đi bộ trƣớc khi đi ngủ khoảng 2 giờ 
để cơ thể có điều kiện hồi phục trạng thái 
nghỉ ngơi. 
- Giảm đau nhức cơ thể: đi bộ thƣờng 
xuyên giảm đau nhức cơ thể, tạo cảm 
giác thƣ giãn có ý thức, làm cơ thể trở 
nên cân bằng, chống stress, nhất là hoạt 
động đi bộ nhanh (Chiwalking). 
- Đi bộ tạo cảm giác hạnh phúc: đi bộ 
giúp cơ thể tăng endorphin, chất này cải 
thiện tâm trạng, tạo cho bạn cảm giác lạc 
quan, yêu đời hơn, giảm bớt buồn chán, lo 
âu, stress. Đó là một hiệu quả ít ai ngờ tới. 
- Đi bộ giúp cho vóc dáng cơ thể mảnh 
mai: đi bộ 30 phút mỗi ngày tránh tăng cân. 
Nếu phụ nữ đi bộ 1 giờ/ngày, 5 lần/tuần 
sẽ tiêu hao 1.500 calo/ngày và giảm khoảng 
11 kg cân nặng. Đi bộ có thể kiểm soát 
trọng lƣợng cơ thể. 
- Đi bộ duy trì trí nhớ cho NCT: đi bộ 
giúp tránh đƣợc bệnh Alzheimer, làm cho 
trí não đƣợc luyện tập và trở nên minh 
mẫn hơn. 
- Đi bộ giúp bảo vệ, rèn luyện hệ cơ, 
xƣơng, khớp: đi bộ giống nhƣ một bài tập 
đòi hỏi ngƣời ta phải sử dụng 95% hệ cơ 
xƣơng khớp, quá trình này giúp rèn luyện 
hệ cơ, xƣơng, khớp khỏe mạnh, rắn chắc. 
LỜI KHUYÊN CỦA THẦY THUỐC VỀ 
CÂN BẰNG TÂM LÝ Ở NCT 
Khi tìm hiểu nguyên nhân giúp sống lâu 
ở các cụ > 100 tuổi, tất cả đều nhất trí: tinh 
thần vui vẻ, cởi mở, yêu đời, rộng lƣợng, 
lƣơng thiện, cần cù lao động, chăm chỉ 
vận động, trong đó trạng thái tâm lý tinh 
thần vui vẻ luôn ở vị trí hàng đầu. 
* Ảnh hưởng của trạng thái tâm lý tới 
sức khỏe NCT: 
Trạng thái tâm lý ảnh hƣởng rất nhiều 
đến việc phát sinh phát triển các bệnh về 
tim mạch. Thông thƣờng, ở ngƣời > 40 
tuổi, mạch máu dần dần co hẹp lại, mỗi 
năm chừng 1 - 2% , nếu có thêm tác hại 
của thuốc lá, cao huyết áp, hàm lƣợng 
mỡ máu cao thì mỗi năm co hẹp 4 - 5%. 
Nếu lâm vào tình trạng nóng nảy, tức 
giận, chỉ trong vài phút, mạch máu có thể 
co hẹp lại hoàn toàn, dẫn đến tắc nghẽn 
mạch máu và tử vong. 
LỜI KHUYÊN CỦA THẦY THUỐC 
VỀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 
GIẢM SÚT TRÍ NHỚ Ở NCT 
* Biện pháp cải thiện trí nhớ: 
- Hóa giải stress bằng phƣơng pháp 
thiền hay yoga. Đây là cách gỡ bỏ áp lực, 
làm thƣ giãn tâm thần, tăng khả năng tập 
trung. Cũng có thể tập luyện thể lực nhƣ 
bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập aerobic Hoạt 
động thể lực chính là biện pháp đốt cháy 
stress, giúp tim tăng cung lƣợng máu tƣới 
não và các phủ tạng khiến tinh thần phấn 
chấn, sảng khoái. 
- Tập thể dục não bằng cách đọc sách, 
báo, lƣớt web lành mạnh bổ ích. Chơi các 
trò chơi trí tuệ nhƣ ô chữ, cờ tƣớng, cờ vua, 
học ngoại ngữ, học chơi nhạc cụ nào đó, 
làm thơ, học thuộc nhiều bài thơ hài hƣớc 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 
 194
làm tăng lƣợng oxy tới não thúc đẩy quá 
trình chuyển dịch từ bộ nhớ ngắn hạn 
sang dài hạn. 
- Chế độ dinh dƣỡng đầy đủ, cân đối, 
nhƣ rau, quả giúp tăng các chất dinh 
dƣỡng nhƣ lecithin (có trong đậu nành, 
trứng, lạc, mầm lúa mạch, gan động 
vật) vitamin C (trong cam, chanh, rau 
quả), các vitamin nhóm B (trong gan, 
thận, thịt nạc, sữa, sữa chua). Các chất 
này hỗ trợ cho việc sản xuất chất 
acetylcholin. 
- Các axít béo omega 3, DHA đƣợc coi 
là thức ăn của não có nhiều trong các loại 
cá biển và cá vùng nƣớc lạnh (cá hồi, cá 
trích..), giúp bù đắp một lƣợng đáng kể 
chất xám của não. Omega 3 giúp neuron 
thần kinh cân bằng cảm xúc lành mạnh 
và tâm trạng tích cực ở NCT. 
- NCT cần chế độ dinh dƣỡng hạn chế 
năng lƣợng, cần uống đủ nƣớc, khoảng 
2.000 ml/24 giờ. Nếu thiếu nƣớc, mất 
nƣớc có thể làm tăng hormon stress, 
khi não bị tổn thƣơng, giảm thiểu trí nhớ, 
NCT nên uống các loại trà thực phẩm 
chức năng nhƣ TANAKA, giảo cổ lam, 
tăng cƣờng các chất chống oxy hóa, hoạt 
huyết dƣỡng não giúp tăng trí nhớ. NCT 
cũng nên uống 1 - 2 ly rƣợu vang đỏ giúp 
bảo vệ tế bào não. 
- Tạo giấc ngủ ngon, ngủ sâu, giúp não 
củng cố trí nhớ ngắn hạn, dài hạn. Sự 
sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề 
liên quan mật thiết đến giấc ngủ, chứng 
mất ngủ, ngừng thở khi ngủ làm ngƣời 
ta mệt mỏi không thể tập trung, giảm sút 
trí nhớ. 
- Kiểm soát những căn bệnh mạn tính: 
tăng huyết áp, tiểu đƣờng cũng là những 
giải pháp hữu hiệu để tăng trí nhớ NCT. 
- Lối sống tích cực, lạc quan, yêu đời, 
cởi mở có tác dụng rất lớn làm giảm thiểu 
nguy cơ trầm cảm ở NCT, làm giảm sút trí 
nhớ, sa sút trí tuệ. 
KẾT LUẬN 
Lão hóa là tất yếu, là quy luật. Nếu 
NCT có đƣợc đầy đủ thông tin về quá 
trình lão hóa, biết duy trì chế độ dinh 
dƣỡng hợp lý, vận động vừa sức và cân 
bằng trạng thái tâm lý, khống chế tác 
động có hại của môi trƣờng, chắc chắn 
có thể kéo dài tuổi thọ, sống vui, sống 
khỏe, sống có ích, tận hƣởng những 
tháng ngày hạnh phúc ở giai đoạn cuối 
của cuộc đời. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Thắng. Bệnh học nội khoa ở NCT. 
NXB Y học. 1995. 
2. Nguyễn Văn Cư. Bác sỹ gia đ nh với 
dinh dƣỡng và sức khỏe. NXB Y học. 2012. 
3. Takeuchi Takahito. Nƣớc, vận động và 
bài tiết. Chăm sóc ngƣời bệnh sa sút trí tuệ. 
Dinh dƣỡng và chữa bệnh sa sút trí tuệ tại 
nhà. NXB Thanh niên. 2014. 
4. Colin Campbell, Thomas M. The China 
Study. T. Campbell II. 2006. 
5. Keep fit for life. Meeting the nutritional 
needs of older persons. WHO. 2002. 
6. Christine K. Cassel MD, Rosanne M. 
Leipzig MD, PhD, Harvey Jay Cohen MD, Eric 
B. Larson MD, MPH, Diane E. Meier MD, 
Carol F. Capello PhD. Geriatric medicine. An 
Evidence-Based Approach. 2003. 
7. Hazzard’s Geriatric Medicine and 
Gerontology. 6th ed. New York, NY: McGraw-
Hill Companies, Inc. 2009. 
8. Kyle C Moylan. The Washington Manual 
Geriatrics Subspecialty Consult .2004. 

File đính kèm:

  • pdftuoi_gia_va_cac_giai_phap_song_lau_song_khoe.pdf