Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi qua sàng lọc tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018

Hiện nay, xu thế dân số thế giới ngày càng

già hóa với tốc độ ngày một cao do tuổi thọ

ước tính hiện nay cao hơn rất nhiều, phần lớn

mọi người có thể kỳ vọng sống trên 60 tuổi.1

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ năm

2015 đến 2050, tỷ lệ dân số thế giới trên 60

tuổi sẽ tăng gần gấp đôi từ 12% lên 22% (từ

900 triệu đến 2 tỷ). Vào năm 2050, 80% người

cao tuổi (NCT) sẽ sống trong các nước nghèo

và đang phát triển.2 Các chứng bệnh mạn tính,

đặc biệt là tình trạng sa sút trí tuệ (SGNT) ở

người cao tuổi đang là vấn đề sức khỏe ngày

càng nghiêm trọng và được cả thế giới quan

tâm. Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi đã được

tuyên bố là một dịch bệnh toàn cầu (Global

Epidemic) và là vấn đề ưu tiên cho sức khỏe

cộng đồng từ năm 2012, bởi vì nó đòi hỏi rất

nhiều tài nguyên như bệnh tim mạch và ung

thư.3,4 Theo ước tính, năm 2015 số người mắc

sa sút trí tuệ trên toàn thế giới ước tính là 47,47

triệu người, và sẽ đạt 75,63 triệu vào năm 2030

và 135,46 triệu vào năm 20504. Cũng theo số

liệu của WHO, 63% số người mắc sa sút trí tuệ

sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình

nơi việc tiếp cận với bảo trợ xã hội, dịch vụ, hỗ

trợ và chăm sóc rất hạn chế.3,4 Với nền kinh tế

của đất nước đang phát triển, Việt Nam được

tổ chức Liên Hợp Quốc (UN) và các tổ chức

quốc tế khác đánh giá là nước có tốc độ già hóa

dân số thuộc các nước nhanh nhất trong khu

vực. Tỉ lệ người cao tuổi trong cơ cấu dân số

ngày càng gia tăng: năm 2012 là 10.2%, năm

2014 là 10,5%, và dự báo đến năm 2050 nếu

không có sự can thiệp thì sẽ chiếm đến khoảng

30%.5,6 Hiện nay các nghiên cứu về chứng sa

sút trí tuệ ở người cao tuổi còn rất hạn chế. Từ

đó chúng tôi thực hiện đề tài “Sa sút trí tuệ ở

người cao tuổi tại một số huyện thuộc tỉnh Hà

Nam năm 2018”.

Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi qua sàng lọc tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018 trang 1

Trang 1

Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi qua sàng lọc tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018 trang 2

Trang 2

Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi qua sàng lọc tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018 trang 3

Trang 3

Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi qua sàng lọc tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018 trang 4

Trang 4

Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi qua sàng lọc tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018 trang 5

Trang 5

Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi qua sàng lọc tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018 trang 6

Trang 6

Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi qua sàng lọc tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018 trang 7

Trang 7

Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi qua sàng lọc tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 13640
Bạn đang xem tài liệu "Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi qua sàng lọc tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi qua sàng lọc tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018

Tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi qua sàng lọc tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
121TCNCYH 129 (5) - 2020
Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Hải Vân, 
Viện ĐT YHDP &YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội
Email: hoangthihaivan@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 04/02/2020
Ngày được chấp nhận: 28/03/2020
TÌNH TRẠNG SUY GIẢM NHẬN THỨC Ở NGƯỜI CAO TUỔI QUA 
SÀNG LỌC TẠI MỘT SỐ HUYỆN THUỘC TỈNH HÀ NAM 
NĂM 2018
Hoàng Thị Hải Vân , Đào Thị Minh An, Đào Anh Sơn
Viện Đào tạo YHDP&YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu thực hiện trên 1210 người cao tuổi (độ tuổi từ 60 trở lên) với mục đích tìm hiểu tình trạng 
sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018. Kết quả cho thấy tỉ lệ người 
cao tuổi có tình trạng suy giảm nhận thức cao, chiếm 33,3%. Có mối liên quan giữa tuổi, đang sống cùng 
vợ/chồng hay không, trình độ học vấn với việc có hay không các tình trạng suy giảm nhận thức ở người 
cao tuổi. Cần có những nghiên cứu sâu hơn, tiếp tục áp dụng bộ công cụ chuẩn quốc tế, cũng như chú 
trọng chăm sóc người cao tuổi, dễ tổn thương, có yếu tố nguy cơ, từ đó ngăn ngừa được tình trạng 
trầm trọng bệnh, giảm được số lượng bệnh nhân mắc, tăng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, xu thế dân số thế giới ngày càng 
già hóa với tốc độ ngày một cao do tuổi thọ 
ước tính hiện nay cao hơn rất nhiều, phần lớn 
mọi người có thể kỳ vọng sống trên 60 tuổi.1 
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ năm 
2015 đến 2050, tỷ lệ dân số thế giới trên 60 
tuổi sẽ tăng gần gấp đôi từ 12% lên 22% (từ 
900 triệu đến 2 tỷ). Vào năm 2050, 80% người 
cao tuổi (NCT) sẽ sống trong các nước nghèo 
và đang phát triển.2 Các chứng bệnh mạn tính, 
đặc biệt là tình trạng sa sút trí tuệ (SGNT) ở 
người cao tuổi đang là vấn đề sức khỏe ngày 
càng nghiêm trọng và được cả thế giới quan 
tâm. Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi đã được 
tuyên bố là một dịch bệnh toàn cầu (Global 
Epidemic) và là vấn đề ưu tiên cho sức khỏe 
cộng đồng từ năm 2012, bởi vì nó đòi hỏi rất 
nhiều tài nguyên như bệnh tim mạch và ung 
thư.3,4 Theo ước tính, năm 2015 số người mắc 
sa sút trí tuệ trên toàn thế giới ước tính là 47,47 
triệu người, và sẽ đạt 75,63 triệu vào năm 2030 
và 135,46 triệu vào năm 20504. Cũng theo số 
liệu của WHO, 63% số người mắc sa sút trí tuệ 
sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình 
nơi việc tiếp cận với bảo trợ xã hội, dịch vụ, hỗ 
trợ và chăm sóc rất hạn chế.3,4 Với nền kinh tế 
của đất nước đang phát triển, Việt Nam được 
tổ chức Liên Hợp Quốc (UN) và các tổ chức 
quốc tế khác đánh giá là nước có tốc độ già hóa 
dân số thuộc các nước nhanh nhất trong khu 
vực. Tỉ lệ người cao tuổi trong cơ cấu dân số 
ngày càng gia tăng: năm 2012 là 10.2%, năm 
2014 là 10,5%, và dự báo đến năm 2050 nếu 
không có sự can thiệp thì sẽ chiếm đến khoảng 
30%.5,6 Hiện nay các nghiên cứu về chứng sa 
sút trí tuệ ở người cao tuổi còn rất hạn chế. Từ 
đó chúng tôi thực hiện đề tài “Sa sút trí tuệ ở 
người cao tuổi tại một số huyện thuộc tỉnh Hà 
Nam năm 2018”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Tiêu chuẩn lựa chọn: Người cao tuổi (từ 60 
tuổi trở lên) tại tỉnh Hà Nam, tự nguyện tham 
Từ khóa: sa sút trí tuệ, người cao tuổi, Hà Nam
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
122 TCNCYH 129 (5) - 2020
gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ: người có bệnh lý tâm 
thần kinh.
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
 - Thời gian nghiên cứu: Từ 6/2018 đến 
6/2019.
 - Địa điểm nghiên cứu: 3 huyện thuộc tỉnh 
Hà Nam: huyện Bình Lục; huyện Duy Tiên; và 
huyện Kim Bảng.
3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu: 
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ 
trong cộng đồng
Trong đó:
 - p = 32% là tỷ lệ người cao tuổi có tình 
trạng suy giảm nhận thức sau khi tiến hành 
nghiên cứu thử. 
 - Z 1 - α/2 = 1,96 (với độ tin cậy 95%)
 - d = 0,05 (sai số tuyệt đối)
Thay vào công thức ta có n = 334/1 huyện. 
Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được là 1002 đối 
tượng. Trên thực tế có 1210 đối tượng tham 
gia nghiên cứu.
Cách chọn mẫu 
 - Lập danh sách các xã trong từng huyện
 - Tại mỗi huyện căn cứ vào số lượng người 
cao tuổi tại từng xã, chọn ngẫu nhiên 2 xã mỗi 
huyện để đạt tối thiểu 334 người cao tuổi. 
 - Tại mỗi xã lập danh sách các hộ gia đình 
có người cao tuổi. Chọn ngẫu nhiên hộ gia đình 
có người cao tuổi đầu tiên, phỏng vấn trực tiếp 
người cao tuổi. Người cao tuổi tiếp theo thuộc 
hộ gia đình gần nhất hộ gia đình đầu tiên, cứ 
như vậy đến khi đủ cỡ mẫu. 
 - Các xã được chọn là: An Lão, An Mỹ 
(huyện Bình Lục); Bạch Thượng, Yên Bắc 
(huyện Duy Tiên); Đồng Hóa, Nhật Tân (huyện 
Kim Bảng)
Công cụ và kĩ thuật thu thập số liệu 
 - Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi thiết 
kế sẵn bao gồm các thông tin nhân khẩu học 
kết hợp bộ công cụ Đánh giá nhận thức Mini - 
Cog.7,8,9 để khảo sát, sử dụng bộ công cụ tiếng 
Việt
 - Kỹ thuật thu thập số liệu: các bước tiến 
hành
+ Bước 1 - Ghi nhớ 3 từ: Điều tra viên sẽ 
đọc 3 từ trong danh sách các từ trong bộ câu 
hỏi, yêu cầu đối tượng hãy cố nhớ và nhắc lại ... ồng 
hồ bình thường = 2 điểm. Trên đồng hồ bình 
thường, tất cả các số nằm đúng thứ tự và vị trí 
của chúng tương đối chính xác (ví dụ như 12, 
3, 6 và 9 nằm ở các vị trí chính và 2 (11:10). 
Không tính điểm độ dài kim đồng hồ. Không thể 
hoặc từ chối vẽ đồng hồ (bất thường) = 0 điểm.
+ Bước 3 – Nhớ lại từ: Đề nghị đối tượng 
nghiên cứu nhớ lại ba từ điều tra viên đã nói ở 
Bước 1. 
+ Tính tổng điểm: Tổng điểm = Điểm Nhớ 
Lại Từ + điểm Vẽ Đồng Hồ. 
+ Điểm đánh giá < 3 theo Mini - Cog ™ đã 
được công nhận trong việc tầm soát chứng sa 
sút trí tuệ.7,8,9
3. Phân tích và xử lý số liệu
Biến đầu ra: có suy giảm nhận thức hay 
không
Biến giải thích: Các biến số nhân khẩu học 
và ảnh hưởng đến tình trạng suy giảm nhận 
thức bao gồm tuổi, giới, trình độ học vấn, tình 
trạng hôn nhận, thu nhập, vai trò lao động chính 
n = Z(1 - α/2)2 p(1 - p)
d
2 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
123TCNCYH 129 (5) - 2020
trong gia đình
Thống kê mô tả bao gồm tính tỷ lệ phần trăm 
cho các biến định tính được áp dụng để mô 
tả các đặc điểm đối tượng nghiên cứu và tình 
trạng suy giảm nhận thức của đối tượng nghiên 
cứu. Thống kê quy luận bao gồm phân tích hồi 
quy logistics đơn biến (tính OR thô) và đa biến 
(tính OR có hiệu chỉnh) để tìm mối liên quan 
giữa đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng 
nghiên cứu với tình trạng suy giảm nhận thức.
Số liệu được làm sạch và nhập liệu bằng 
phần mềm Epidata 3.1 và phân tích số liệu 
bằng phần mềm Stata 14.
4. Đạo đức của nghiên cứu
 - Nghiên cứu đảm bảo tính bí mật thông 
tin cho đối tượng phỏng vấn và chỉ tiến hành 
phỏng vấn khi đối tượng nghiên cứu đồng ý trả 
lời. 
 - Các thông tin thu được chỉ phục vụ cho 
mục đích nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
Trong các đối tượng nghiên cứu, nữ giới 
chiếm đa số (60,83%) và từ 70 tuổi trở xuống 
(54,96%). Còn khoảng 1/3 người cao tuổi có 
thu nhập gia đình thấp, không có hoặc không 
nhớ thu nhập của mình. Phần lớn người cao 
tuổi (71,98%) vẫn sống cùng vợ/chồng; trình độ 
học vấn chủ yếu là tốt nghiệp trung học cơ sở 
và trung học phổ thông (THCS, THPT). Khoảng 
một nửa người cao tuổi không còn đảm nhiệm 
vai trò làm việc trong gia đình (Bảng 1).
Bảng 1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu (n = 1210)
Đặc điểm n %
Nhóm tuổi
Từ 60 - 70 tuổi 665 54,96
71 đến 80 tuổi 352 29,09
trên 80 tuổi 193 15,95
Giới tính
Nam 474 39,17
Nữ 736 60,83
Thu nhập
Thu nhập thấp/không có/không nhớ 454 37,52
Từ 5 triệu đồng/tháng trở lên 756 62,48
Tình trạng hôn nhân
Độc thân 33 2,73
Sống cùng vợ/chồng 871 71,98
Góa/ly thân 306 25,29
Trình độ học vấn
Mù chữ 186 15,37
Tiểu học 413 34,13
Trung học (THCS, THPT) 438 36,2
Cao đẳng/Đại học, trên ĐH 173 14,3
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
124 TCNCYH 129 (5) - 2020
Đặc điểm n %
Đảm nhiệm vai trò lao động chính
Có 588 48,6
Không 622 51,4
Kết quả đánh giá sử dụng bộ công cụ sàng lọc suy giảm nhận thức cho thấy tỷ lệ người cao tuổi 
có suy giảm nhận thứctình trạng suy giảm nhận thức là 33,31% (trong đó tỷ lệ người có điểm 0 là 
15,37%; 7,27% có điểm 1; 10,66 có điểm 2; 25,79% có điểm 3; 24,30 có điểm 4 và 16,61 có điểm 5 
(Biểu đồ 1). Như vậy 1/3 số người cao tuổi tham gia nghiên cứu có tình trạng suy giảm nhận thức 
theo đánh giá dựa trên thang đo sàng lọc Mini - Cog. 
Biểu đồ 1. Tỉ lệ người cao tuổi theo nhóm điểm đánh giá suy giảm nhận thức (n = 1210)
Nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ có ảnh hưởng đến sa sút trí tuệ. Cụ thể, ở người cao tuổi, nhóm 
có tuổi thọ càng cao tỉ lệ có suy giảm nhận thức càng lớn. Trong nghiên cứu, các nhóm có thu nhập 
khác nhau tỉ lệ suy giảm nhận thức cũng khác nhau. Suy giảm nhận thức có sự khác biệt giữa Tình 
trạng hôn nhân. Nhóm độc thân (51,5%) và nhóm ly thân/góa (39,2%) có tỉ lệ suy giảm nhận thức 
cao hơn nhóm đang Sống cùng vợ/chống (30,5%). Suy giảm nhận thức cũng có sự khác biệt giữa 
các nhóm có Trình độ học vấn khác nhau. Nhóm có trình độ học vấn càng cao, tỉ lệ suy giảm nhận 
thức càng thấp; tỉ lệ này cao nhất ở nhóm mù chữ (56,4%) và thấp dần, thấp nhất ở nhóm trình độ 
Cao đẳng/Đại học, trên ĐH (20,2%) (p < 0,001). Giữa các đối tượng nghiên cứu, tỉ lệ suy giảm nhận 
thức giữa 2 nhóm làm việc đóng góp vào kinh tế gia đình và nhóm không làm việc cũng khác nhau. 
Nhóm có làm kinh tế (26,5%) tỉ lệ suy giảm nhận thức cũng thấp hơn so với nhóm Không (39,7%); 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) (bảng 2).
15,37%
7,27%
10,66%
25,79% 24,30%
16,61%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
0 điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
125TCNCYH 129 (5) - 2020
Bảng 2. Mối liên quan giữa suy giảm nhận thức và một số đặc điểm nhân khẩu học
 (n = 1210)
Một số đặc điểm nhân khẩu học
Có tình trạng suy 
giảm nhận thức
n(%)
cOR
(95% CI)
aOR
(95%CI)
Nhóm 
tuổi
60 - 70 tuổi 165 (24,8%) 1 1
71 đến 80 tuổi 134 (38,0%)
1,86** 
(1,40 - 2,46)
1,53** 
(1,13 - 2,07)
trên 80 tuổi 104 (53,8%)
3,54** 
(2,50 - 5,00)
2,47** 
(1,68 - 3,62)
Giới
Nam 147 (31,0%) 1 1
Nữ 256 (34,7%)
1,18 
(0,92 - 1,51)
0,85 
(0,63 - 1,13)
Thu 
nhập
Thu nhập thấp 174 (38,3%) 1 1
Từ 5 triệu đồng/tháng trở 
lên
229 (30,2%)
0,69* 
(0,54 - 0,89)
1,10 
(0,83 - 1,45)
Tình 
trạng 
hôn 
nhân
Độc thân 17 (51,5%) 1 1
Sống cùng vợ/chồng 266 (30,5%)
0,41* 
(0,20 - 0,83)
0,41* 
(0,19 - 0,86)
Góa/ly thân 120 (39,2%)
0,60 
(0,29 - 1,25)
0,37* 
(0,17 - 0,79)
Trình 
độ học 
vấn
Mù chữ 105 (56,4%) 1 1
Tiểu học 158 (38,2%)
0,47** 
(0,33 - 0,68)
0,55** 
(0,38 - 0,79)
Trung học (THCS, THPT) 105 (23,9%)
0,24** 
(0,16 - 0,35)
0,31** 
(0,21 - 0,47)
Cao đẳng/Đại học, trên 
ĐH
35 (20,2%)
0,19** 
(0,11 - 0,32)
0,21** 
(0,12 - 0,35)
Đảm 
nhiệm 
vai trò 
lao 
động 
chính
Không 247 (39,7%) 1 1
Có 156 (26,5%)
0,54**
 (0,42 - 0,70)
0,66** 
(0,50 – 0,87)
*: p < 0,05 **:p < 0,01
IV. BÀN LUẬN
Theo nhận định của WHO, hiện nay có khoảng 63% số người mắc suy giảm nhận thức sống ở 
các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi việc tiếp cận với bảo trợ xã hội, dịch vụ, hỗ trợ và chăm 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
126 TCNCYH 129 (5) - 2020
sóc hạn chế, điều này sẽ dẫn đến giảm chất 
lượng cuộc sống của người cao tuổi.3,4 Thậm 
chí, dự báo đến năm 2040, nếu tốc độ gia tăng 
dân số già giữ nguyên và không có thay đổi về 
tỷ lệ tử vong không có các biện pháp phòng 
ngừa, tỉ lệ mắc suy giảm nhận thức (SGNT) ở 
các nước đang phát triển sẽ còn tăng lên đến 
71% số trường hợp toàn cầu.10 Các nghiên cứu 
về đánh giá chứng SGNT ở người cao tuổi tại 
Việt Nam không chỉ hạn chế về số lượng, mà 
còn về phương pháp đánh giá. Nghiên cứu 
của chúng tôi cho kết quả 33,31% đối tượng 
thể hiện dấu hiệu tình trạng SGNT, kết quả 
này cao hơn nghiên cứu Kết quả Điều tra về 
NCT năm 2011.11 Điều này có thể giải thích do 
Điều tra mới chỉ sử dụng Bộ bài kiểm tra ngắn 
Trạng thái Tâm thần (MMSE) đánh giá trí nhớ 
người cao tuổi bằng kiểm tra danh sách các 
từ được đọc lên mà họ nhớ được,11 trong khi 
nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bộ Đánh giá 
nhận thức Mini - Cog – kết hợp giữa hỏi từ và 
vẽ đồng hồ (CDT).7 - 9 Kết quả của nghiên cứu 
chúng tôi cũng cao hơn so với các nghiên cứu 
cùng thực hiện trên người cao: tuổi. tại Mỹ, dựa 
trên nghiên cứu về nhân khẩu học và trí nhớ 
(ADAM), khoảng 14% số người trên 71 tuổi mắc 
chứng SGNT.12 Nghiên cứu từ Leipzig, Đức cho 
tỷ lệ mắc bệnh chung ở các đối tượng từ 75 
tuổi trở lên là 19,2%.13 Tại Hàn Quốc, nghiên 
cứu năm 2008 thực hiện trên các cư dân từ 65 
tuổi trở lên sống ở Seongnam cho thấy, tỷ lệ 
mắc chứng SGNT được ước tính là 6,3%;14 một 
nghiên cứu khác thực hiện cùng phương pháp 
tại thành phố Seoul cho tỷ lệ mắc SGNT dao 
động từ 2,6% ở những người từ 65 - 69 tuổi; và 
lên đến 32,6% ở những người từ 85 tuổi trở lên. 
Tỷ lệ chung cho cả nhóm nghiên cứu là 8,2%.15 
Nhật Bản là nước có dân số già, nên việc quan 
tâm tới sức khỏe tâm thần người cao tuổi đã 
được chú ý từ lâu. Các nghiên cứu trong vòng 
10 năm trở lại đây cho thấy, tỷ lệ mắc chứng 
mất trí nhớ ở những người trên 65 tuổi và hơn 
75 tuổi lần lượt là 2,4 - 8,4% và 15,8%.16 hay 
cũng một nghiên cứu thuần tập trên các người 
cao tuổi từ 65 tuổi trở lên tại làng đảo Ama - 
cho, Nhật Bản, tỷ lệ mắc chứng SGNT bằng 
11%.17 Số lượng ở các nước phát triển được 
dự báo sẽ tăng 100% trong giai đoạn 2001 đến 
2040, và tăng nhanh ở các nước châu Á, lên tới 
hơn 300% ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước 
Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, 
nếu được phát hiện sớm, chúng ta có thể ngăn 
ngừa được tình trạng trầm trọng bệnh, cũng 
như giảm được cả số lượng bệnh nhân mắc, 
tăng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng phát hiện 
ra, tuổi đối tượng nghiên cứu càng cao, tỉ lệ 
mắc bệnh càng gia tăng theo, tương tự như các 
nghiên cứu khác.13,15,16 Tiếp theo phải kể đến là 
tình trạng hôn nhân của các đối tượng nghiên 
cứu. Nghiên cứu cũng chỉ ra, những người cao 
tuổi hiện tại đang còn sống cùng vợ/chồng, tỉ lệ 
có dấu hiệu bệnh (30,5%) thấp hơn có ý nghĩa 
thống kê so với những người độc thân (51,5%) 
và Góa/ly thân (39,2%), Kết quả này cũng 
tương tự như phát hiện của Petersen và đồng 
nghiệp thực hiện năm 2004 trên 1,969 người 
70 - 89 tuổi.18 Khi người cao tuổi sống cùng 
gia đình, họ hay được người thân nhắc nhở, 
chăm sóc, cũng như họ sẽ có ý thức tốt hơn khi 
chăm sóc bản thân và người xung quanh. Và 
trong nhóm đối tượng, kết quả cũng chỉ ra với 
những đối tượng học vấn càng cao, tỉ lệ mắc 
suy giảm nhận thức cũng thấp hơn. Điều này 
được phát hiện tương tự ở nhiều nghiên cứu 
khác.13,18,19 Với những người cao tuổi còn tiếp 
tục làm việc đóng góp thu nhập, tỉ lệ mắc suy 
giảm nhận thức ở họ thấp hơn có ý nghĩa thống 
kê so với nhóm không còn làm việc; điều này 
tương đương với phát hiện khi người cao tuổi 
có thu nhập, mặc dù có thể không cao, nhưng 
họ mắc suy giảm nhận thức cũng ít hơn nhóm 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
127TCNCYH 129 (5) - 2020
không có thu nhập. 
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu thực hiện thực hiện trên 1210 
người cao tuổi (độ tuổi từ 60 trở lên) cho kết quả 
tỉ lệ người cao tuổi có suy giảm nhận thứctình 
trạng suy giảm nhận thức cao, chiếm 33,3%. 
Có mối liên quan giữa tuổi, đang sống cùng vợ/
chồng hay không, trình độ học vấn với việc có 
hay không các tình trạng suy giảm nhận thức 
ở người cao tuổi. Cần có những nghiên cứu 
sâu hơn, tiếp tục áp dụng bộ công cụ chuẩn 
quốc tế, cũng như chú trọng chăm sóc người 
cao tuổi, dễ tổn thương, có yếu tố nguy cơ, từ 
đó ngăn ngừa được tình trạng trầm trọng bệnh, 
giảm được số lượng bệnh nhân mắc, tăng chất 
lượng cuộc sống của người cao tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beard JR, Officer A, de Carvalho IA, et 
al. The World report on ageing and health: a 
policy framework for healthy ageing. Lancet 
Lond Engl. 2016;387(10033):2145 - 2154. 
doi:10.1016/S0140 - 6736(15)00516 - 4
2. WHO. World report on ageing and health 
2015. 2015. https://www.who.int/ageing/events/
world - report - 2015 - launch/en/. Accessed 
June 6, 2019.
3. Prince M., Guerchet M., Prina M. 
Alzheimer’s Disease International. Policy brief 
for heads of government: the global impact of 
dementia 2013–2050. In: London.
4. WHO. The Epidemiology and Impact of 
Dementia: Current State and Future Trends. 
dementia/en/. Accessed June 6, 2019.
5. Ageing Asia. Ageing population in 
Vietnam. 2015.  - 
population - vietnam/. Accessed June 6, 2019.
6. United Nations Viet Nam. Viet Nam’s 
Ageing Population. 2015. 
vi/videos - press - centre - submenu - 279/2987 
- viet - nam - s - ageing - population.html. 
Accessed June 6, 2019.
7. Montreal Cognitive Assessment (MoCA). 
Administration and Scoring Instructions. https://
www.parkinsons.va.gov/resources/MOCA - 
Test - English.pdf. Accessed June 6, 2019.
8. Nasreddine ZS, Phillips NA, Bédirian V, et 
al. The Montreal Cognitive Assessment, MoCA: 
A Brief Screening Tool For Mild Cognitive 
Impairment. J Am Geriatr Soc. 2005;53(4):695 
- 699. doi:10.1111/j.1532 - 5415.2005.53221.x
9. Scanlan J, Borson S. The Mini - Cog: 
receiver operating characteristics with expert 
and naïve raters. Int J Geriatr Psychiatry. 
2001;16(2):216 - 22.
10. Ferri CP, Prince M, Brayne C, et al. Global 
prevalence of dementia: a Delphi consensus 
study. Lancet Lond Engl. 2005;366(9503):2112 
- 2117. doi:10.1016/S0140 - 6736(05)67889 - 0
11. Uỷ ban quốc gia về người cao tuổi Việt 
Nam. Điều tra về người cao tuổi Việt Nam năm 
2011. Kết quả chủ yếu. 2012.
12. L. E. Hebert, J. Weuve, P. A. Scherr, 
D. A. Evans. Alzheimer disease in the United 
States (2010–2050) estimated using the 2010 
census,. Neurology. 2013;80(19):1778–1783.
13. Busse A, Hensel A, Gühne U, Angermeyer 
MC, Riedel - Heller SG. Mild cognitive 
impairment. Neurology. 2006;67(12):2176–
2185. doi:10.1212/01.wnl.0000249117.23318.
e1
14. Jhoo JH, Kim KW, Huh Y, et al. 
Prevalence of Dementia and Its Subtypes in an 
Elderly Urban Korean Population: Results from 
the Korean Longitudinal Study on Health and 
Aging (KLoSHA). Dement Geriatr Cogn Disord. 
2008;26(3):270 - 276. doi:10.1159/000160960
15. Lee DY, Lee JH, Ju Y - S, et al. The 
Prevalence of Dementia in Older People in an 
Urban Population of Korea: The Seoul Study. 
J Am Geriatr Soc. 2002;50(7):1233 - 1239. 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
128 TCNCYH 129 (5) - 2020
Summary
COGNITIVE IMPAIRMENT IN OLDER ADULTS IN VARIOUS 
DISTRICTS IN HA NAM PROVINCE, 2018
The study on 1210 older adults (aged 60 and older) was conducted to assess the status of 
the cognitive impairment among older adults in a few districts of Ha Nam province in 2018. The 
results showed that there was a high proportion of cognitive impairment (33.3%). Our research 
results found that there was a relationship between age, living with a spouse, education, 
employment, and signs of dementia. Further studies are needed, applying the international 
standard toolkit, as well as focusing on caring for the vulnerable elderly and risk factors, thereby 
preventing serious illness, reducing the number of patients, and increasing the quality of life.
Keywords: cognitive impairment, older adults, Ha Nam.
doi:10.1046/j.1532 - 5415.2002.50310.x
16. Kasai M., Nakamura K., Meguro K. 
[Alzheimer’s disease in Japan and other 
countries: review of epidemiological studies in 
the last 10 years]. Brain Nerve Shinkei Kenkyu 
No Shinpo. 2010;62(7):667–678.
17. Wada - Isoe K, Uemura Y, Suto Y, et 
al. Prevalence of Dementia in the Rural Island 
Town of Ama - cho, Japan. Neuroepidemiology. 
2009;32(2):101 - 106. doi:10.1159/000177035
18. Petersen RC, Roberts RO, Knopman DS, 
et al. Prevalence of mild cognitive impairment is 
higher in men. The Mayo Clinic Study of Aging. 
Neurology. 2010;75(10):889 - 897. doi:10.1212/
WNL.0b013e3181f11d85
19. Hugo J, Ganguli M. Dementia and 
cognitive impairment: epidemiology, diagnosis, 
and treatment. Clin Geriatr Med. 2014;30(3):421 
- 442. doi:10.1016/j.cger.2014.04.001

File đính kèm:

  • pdftinh_trang_suy_giam_nhan_thuc_o_nguoi_cao_tuoi_qua_sang_loc.pdf