Tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai

Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng đặc biệt

nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng

nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp

thời. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài

giây đến vài phút sau khi tiếp xúc với dị

nguyên. Những năm gần đây, vấn đề sốc

phản vệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn

và người ta cũng nhận thấy tỷ lệ sốc phản vệ

ngày càng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân

gây ra sốc phản vệ nhưng hay gặp là thuốc,

thức ăn và nọc côn trùng. Tỷ lệ sốc phản vệ

thay đổi theo từng nghiên cứu [1]. Theo

nghiên cứu của Decker và cộng sự năm 2008

tại Hoa Kỳ, tỷ lệ sốc phản vệ là 49,8/100.000

người/năm [1; 2], một nghiên cứu khác ở Anh

tỷ lệ này là 7,9/100.000 người/năm [2 - 5]. Tỷ

lệ sốc phản vệ khác nhau giữa các nhóm

nguyên nhân, từng lứa tuổi, từng vùng. Thức

ăn là nguyên nhân sốc phản vệ hay gặp ở trẻ

em còn thuốc và nọc côn trùng thường gặp ở

người lớn.

Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến

mức độ nặng và tỷ lệ tử vong của sốc phản vệ

như: tuổi, bệnh phối hợp, thuốc chữa bệnh

đang dùng, tiền sử cá nhân

Tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai trang 1

Trang 1

Tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai trang 2

Trang 2

Tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai trang 3

Trang 3

Tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai trang 4

Trang 4

Tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai trang 5

Trang 5

Tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai trang 6

Trang 6

Tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 11280
Bạn đang xem tài liệu "Tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai

Tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai
24 TCNCYH 98 (6) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Đoàn, Bộ môn Dị ứng,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: mr.doan1956@yahoo.com.vn
Ngày nhận: 13/8/2015
Ngày được chấp thuận: 25/12/2015
TÌNH TRẠNG SỐC PHẢN VỆ Ở BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nguyễn Văn Đoàn, Nguyễn Thị Thùy Ninh
Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai từ ngày 01/01/2009 đến ngày
31/12/2013. Nghiên cứu mô tả hồi cứu được thực hiện trên 275 bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ
điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2013. Kết quả cho thấy trong nhóm
nghiên cứu nam và nữ lần lượt chiếm 46,2% và 53,8%. Tỷ lệ sốc phản vệ trong 5 năm lần lượt là 0,056%,
0,06%, 0,061%, 0,069%, 0,07%. Biểu hiện ở da và niêm mạc hay gặp nhất (96,1%), tim mạch (95%), hô hấp
(80,1%), tiêu hóa (35,6%). 5 trường hợp tử vong trong nghiên cứu. Tỷ lệ sử dụng epinephrine là 65,2%. Tỷ
lệ sốc phản vệ có xu hướng gia tăng theo năm. Nguyên nhân gây sốc phản vệ hay gặp là thuốc, thức ăn và
nọc côn trùng.
Từ khóa: sốc phản vệ, bệnh viện Bạch Mai
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng đặc biệt
nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng
nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp
thời. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài
giây đến vài phút sau khi tiếp xúc với dị
nguyên. Những năm gần đây, vấn đề sốc
phản vệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn
và người ta cũng nhận thấy tỷ lệ sốc phản vệ
ngày càng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân
gây ra sốc phản vệ nhưng hay gặp là thuốc,
thức ăn và nọc côn trùng. Tỷ lệ sốc phản vệ
thay đổi theo từng nghiên cứu [1]. Theo
nghiên cứu của Decker và cộng sự năm 2008
tại Hoa Kỳ, tỷ lệ sốc phản vệ là 49,8/100.000
người/năm [1; 2], một nghiên cứu khác ở Anh
tỷ lệ này là 7,9/100.000 người/năm [2 - 5]. Tỷ
lệ sốc phản vệ khác nhau giữa các nhóm
nguyên nhân, từng lứa tuổi, từng vùng... Thức
ăn là nguyên nhân sốc phản vệ hay gặp ở trẻ
em còn thuốc và nọc côn trùng thường gặp ở
người lớn.
Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến
mức độ nặng và tỷ lệ tử vong của sốc phản vệ
như: tuổi, bệnh phối hợp, thuốc chữa bệnh
đang dùng, tiền sử cá nhân
Ở nước ta, cùng với sự phát triển của các
nghành công nghiệp hóa mỹ phẩm, dược
phẩm và tình trạng ô nhiễm môi trường là sự
gia tăng tình trạng dị ứng, trong đó sốc phản
vệ xảy ra ngày càng nhiều và có nhiều trường
hợp tử vong đáng tiếc [6; 7; 8]. Nguyên nhân
của tình trạng này một phần do lạm dụng
thuốc, hóa chất, mỹ phẩm ở cộng đồng, thiếu
hiểu biết của người dân về sốc phản vệ trong
đó có cả vài trò của nhân viên y tế.
Ở Việt Nam, năm 1960 Võ Văn Vinh thông
báo trường hợp phản vệ do penicillin đầu tiên.
Năm 2014, tác giả Nguyễn Năng An và
Nguyễn Văn Đoàn đã thông báo 3 trường hợp
sốc phản vệ hy hữu do thuốc gây tử vong [2]
(1994). Theo Vũ Văn Đính, từ năm 1992 đến
năm 1994, một số bệnh viện đã điều trị 131
trường hợp sốc phản vệ bằng adrenalin và
các biện pháp hồi sức. Trong số đó có 111
TCNCYH 98 (6) - 2015 25
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
trường hợp sốc phản vệ do thuốc (84,73%),
63 trường hợp do kháng sinh [1] và nhiều
thông báo nhỏ lẻ khác 
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một
nghiên cứu quy mô lớn nào về sốc phản vệ.
Vì vậy, nghiên cứu tình trạng sốc phản vệ ở
Việt Nam được tiến hành với mục tiêu: đánh
giá tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch
Mai từ năm 2009 đến năm 2013.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
275 bệnh nhân nhập viện Bạch Mai từ
ngày 01/01/2009 đến 31/12/ 2013 đáp ứng đủ
tiêu chuẩn chẩn đoán sốc phản vệ của Tổ
chức Dị ứng Thế giới (WAO) 2009 - 2013 [9].
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán khi có
một trong 3 tiêu chuẩn sau:
- Các triệu chứng xuất hiện cấp tính (trong
vài phút đến vài giờ) ở da, niêm mạc và ít nhất
1 trong 2 triệu chứng sau:
+ Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít,
ran rít, giảm lưu lượng đỉnh, giảm oxy máu)
+ Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt
huyết áp như ngất, đại tiểu tiện không tự chủ.
- Ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện
trong vòng vài phút – vài giờ sau khi người
bệnh tiếp xúc với thuốc:
+ Biểu hiện ở da, niêm mạc.
+ Các triệu chứng hô hấp.
+ Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt
huyết áp.
+ Các triệu chứng tiêu hoá kéo dài (nôn,
đau bụng do co thắt).
- Tụt huyết áp xuất hiện vài phút đến vài
giờ sau khi tiếp xúc với 1 dị nguyên mà người
bệnh đã từng bị dị ứng.
+ Trẻ em: giảm ít nhất 30% huyết áp tâm
thu hoặc tụt huyết áp tâm thu so với tuổi.
+ Người lớn: huyết áp tâm thu < 90 mmHg
hoặc giảm 30% giá trị huyết áp tâm thu.
2. Phương pháp: nghiên cứu mô tả hồi
cứu.
Các chỉ số nghiên cứu
- Tuổi
- Giới
- Tiền sử
- Triệu chứng lâm sàng
- Kết quả điều trị
- Nguyên nhân
3. Xử lý số liệu: nhập, quản lý, làm sạch
số liệu và phân tích số liệu bằng phần mềm
SPSS 16.0 với độ tin cậy >95%.
4. Đạo đức nghiên cứu
Tất cả hoạt động tiến hành trong nghiên
cứu này đều tuân thủ quy định và nguyên tắc
chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học
của Việt Nam và quốc tế. Toàn bộ số liệu thu
thập được trong nghiên cứu là hoàn toàn
trung thực. Các số liệu y học mang tính cá
nhân trong nghiên cứu được bảo mật.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu
Tỷ lệ giới tính: bệnh nhân nam chiếm
46,2%, bệnh nhân nữ chiếm 53,8%.
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu là 39,93 ± 18,84.
2. Tình hình sốc phản vệ
2.1. Tỷ lệ sốc phản vệ trong 5 năm
26 TCNCYH 98 (6) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
  

 





Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tỷ
 lệ
 (%
)
Biểu đồ 1. Tỷ lệ sốc phản vệ trong 5 năm (n = 275)
Tỷ lệ sốc phản vệ năm 2009 là 0,056%, năm 2013 là 0,07%.
2.2. Phân bố tỷ lệ sốc phản vệ ở các khoa và trung tâm
Biểu đồ 3. Tỷ lệ triệu chứng sốc phản vệ
0 10 20 30 40 50
Gây mê hồi sức
Đông Y
Mắt
Tiêu hóa
Nội tiết
Hô hấp
Cấp cứu
Hồi sức tích cực
Tim mạch
Nhi
Chống độc
Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng
0,36
0,36
0,36
0,36
0,36
1,09
1,83
2,92
2,92
3,64
37,4
48,4
%
Kh
oa
-T
ru
ng
 tâ
m
Biểu đồ 2. Phân bố sốc phản vệ ở các khoa và trung tâm (n = 275)
Tỷ lệ sốc phản vệ cao nhất ở Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, sau đó lần lượt là
Trung tâm chống độc (37,4%), Nhi (2,92%), Cấp cứu (1,83%).
2.3. Triệu chứng sốc phản vệ
0 20 40 60 80 100
Triệu chứng khác
Thần kinh
Tiêu hóa
Hô hấp
Tim mạch
Da, niêm mạc
0,4
33,1
35,6
80,1
95
96,1
Tỷ lệ (%)
Tr
iệ
u 
ch
ứn
g
TCNCYH 98 (6) - 2015 27
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Triệu chứng sốc phản vệ hay gặp nhất là triệu chứng trên da, niêm mạc sau đó là tim mạch,
hô hấp.
2.4. Tỷ lệ dùng adrenaline và cách sử dụng
Biểu đồ 4. Tỷ lệ dùng adrenaline (n = 275) Biểu đồ 5. Cách sử dụng adrenaline (n = 275)
Tỷ lệ dùng adrenaline là 65,2%. Chủ yếu dùng dưới dạng truyền tĩnh mạch 63,2%, dùng
đường tiêm bắp là 45,5%.
2.5. Các thuốc khác sử dụng trong điều trị sốc phản vệ

 98,9
93,1
62,9
54,2
9,8 7,3 3,6
0
20
40
60
80
100
Truyền d ịch Corticoid Kháng
Histamin H1
Thở oxy Kháng
Histamin H2
Kích thích
Beta 2 giao
cảm
Hồ i sức tim
phổ i
các thuốc
khác
Tỷ
 lệ
 (%
)
Biểu đồ 6. Tỷ lệ sử dụng các thuốc trong điều trị sốc phản vệ (n = 275)
Truyền dịch sử dụng khác phổ biến trong điều trị sốc phản vệ (96%). Corticoid (98,9%), kháng
histamine (93,1%).
2.6. Kết quả điều trị
275 bệnh nhân sốc phản vệ nhập viện Bạch Mai 5 năm (từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2013)
được điều trị kịp thời, tỉ lệ bệnh nhân sốc phản vệ được cứu sống là 98,2%, tỉ lệ tử vong trung
bình trong 5 năm qua là 1,8%.
28 TCNCYH 98 (6) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu 275 bệnh nhân sốc phản vệ,
chúng tôi ghi nhận được 53,8% bệnh nhân nữ
và 46,2% bệnh nhân nam. Bệnh nhân trẻ nhất
là 2,5 tháng tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 91
tuổi, tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu là 39,93 ± 18,4. Trong đó, tuổi
trung bình của nhóm bệnh nhân nam là 38,36
± 17,9, nhóm bệnh nhân nữ là 39,42 ± 18,9,
không có sự khác biệt về độ tuổi trung bình
giữa nhóm nam và nữ.
Những năm gần đây, số người mắc bệnh
dị ứng tăng lên đáng kể trong đó số người
mắc sốc phản vệ ngày càng nhiều. Theo
nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân được
chẩn đoán sốc phản vệ nhập viện Bạch Mai
có xu hướng gia tăng từ 0,056% năm 2009
đến 0,07% năm 2013. Cùng với sự phát triển
của các nghành công nghiệp, nông nghiệp,
thủy hải sản xuất hiện nhiều loại chế phẩm
trên thị trường cũng làm gia tăng tình trạng
dị ứng cũng như sốc phản vệ. Trong các
Khoa và Trung tâm của Bệnh viện Bạch Mai tỷ
lệ gặp sốc phản vệ ở Trung tâm Dị ứng –
Miễn dịch lâm sàng chiếm một nửa số trường
hợp của viện, sau đó là Trung tâm Chống độc
(37,4%), Khoa Nhi đứng hàng thứ ba, Khoa
cấp cứu và Khoa hồi sức tích cực chiếm
2,92%. Sở dĩ tỷ lệ bệnh nhân sốc phản vệ ở
Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng chiếm
tỷ lệ cao nhất vì đây là đơn vị chuyên nghành
điều trị các bệnh dị ứng, số bệnh nhân sốc
phản vệ ở Trung tâm chủ yếu là bệnh nhân
mới vào viện. Số trường hợp sốc phản vệ ở
Khoa cấp cứu thấp hơn, điều này cũng dễ giải
thích vì bệnh nhân xảy ra sốc phản vệ ở cộng
đồng nhập Khoa cấp cứu, phần lớn các
trường hợp được xử trí ổn định sẽ chuyển lên
Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng điều
trị tiếp.
Biểu hiện lâm sàng của sốc phản vệ rất đa
dạng bao gồm nhiều cơ quan khác nhau trong
cơ thể, những bệnh nhân khác nhau có biểu
hiện lâm sàng khác nhau có bệnh nhân triệu
chứng chỉ xuất hiện ở da, niêm mạc nhưng có
bệnh nhân triệu chứng ở mức độ nặng (IV),
thậm chí tử vong. Những biểu hiện đầu tiên
thường ở da hoặc đường hô hấp. Các triệu
chứng này có thể thay đổi, không có sự tham
gia bắt buộc của tất cả các cơ quan hệ thống.
Những biểu hiện ở da giúp phân biệt sốc phản
vệ với những tình trạng khác như nhồi máu cơ
tim hay cơn hoảng loạn. Tuy nhiên, có khoảng
10% bệnh nhân không có biểu hiện ở da,
niêm mạc hoặc có biểu hiện nhưng không
được ghi nhận. Trong trường hợp này, sốc
phản vệ có thể không được ghi nhận. Những
triệu chứng ở hô hấp và tim mạch thường liên
quan đến các tình trạng nặng, đe dọa tính
mạng của sốc phản vệ và tử vong. Những
biểu hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn chiếm
18,5% và 12% các trường hợp, theo thứ tự.
Đây là những triệu chứng báo hiệu nguy cơ tử
vong cao.
Để hạn chế tình trạng nặng cũng như tỷ lệ
tử vong của sốc phản vệ cần chẩn đoán sớm
và điều trị kịp thời. Ngay cả một vài phút chậm
trễ có thể dẫn đến thiếu oxy – thiếu máu não
hoặc tử vong. Hầu hết các hướng dẫn điều trị
trong vòng 30 năm qua đều nhấn mạnh vai trò
của adrenalin (epinephrine), là thuốc được lựa
chọn đầu tiên trong điều trị sốc phản vệ. Việc
lựa chọn đường dùng của adrenalin cũng rất
quan trọng, theo khuyến cáo mới nhất của
Viện Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Châu Âu
(European Academy of Allergy and Clinical
Immunology) năm 2014, adrenalin nên được
tiêm bắp vào 1/3 giữa của đùi, có thể sử dụng
adrenalin theo đường truyền tĩnh mạch hoặc
khí dung. Việc sử dụng adrenalin theo đường
hít và tiêm dưới da không được khuyến cáo.
TCNCYH 98 (6) - 2015 29
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Nghiên cứu so sánh thời gian nồng độ cao
nhất của adrenalin có trong huyết tương sau
khi dùng adrenalin tiêm bắp và dưới da thì
người ta thấy rằng dùng adrenalin tiêm bắp
thời gian đạt nồng độ cao nhất ngắn hơn (8
phút) so với tiêm dưới da (34 phút) và kỹ thuật
tiêm cũng đơn giản và nhanh hơn. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, trong nhóm bệnh
nhân được sử dụng adrenalin thì có dưới một
nửa bệnh nhân được sử dụng adrenalin theo
đường tiêm bắp, ty lệ này thấp hơn so với
nghiên cứu của Simon G. Vẫn còn một tỷ lệ
không nhỏ bệnh nhân được dùng adrenalin
theo đường tiêm dưới da, điều này có thể do
nhân viên y tế chưa cập nhật hướng dẫn điều
trị mới về sốc phản vệ mà vẫn thực hiện theo
Thông tư 08/1999 của Bộ Y tế. Có một lượng
nhỏ bệnh nhân được sử dụng adrenalin theo
đường khí dung. Những bệnh nhân này đều là
những bệnh nhân có triệu chứng khó thở trên
lâm sàng. Tuy nhiên, hiện nay chế phẩm
adrenalin khí dung ở nước ta vẫn chưa có,
bệnh nhân được sử dụng chế phẩm adrenalin
đường tĩnh mạch theo đường khí dung. Tỷ lệ
tử vong trong nghiên cứu chiếm 1,8%. Tỷ lệ
này cao hơn với tỷ lệ sốc phản vệ chung (1%)
nhưng thấp hơn nghiên cứu của Khan (3,1%).
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ sốc phản vệ có xu hướng ngày càng
tăng trong vòng 5 năm. Triệu chứng sốc phản
vệ đa dạng biểu hiện ở nhiều cơ quan trong
cơ thể, đứng hàng đầu là các triệu chứng trên
da – niêm mạc, tim mạch và hô hấp. Tỷ lệ
điều trị adrenaline chưa cao, chỉ chiếm 65,2%
trong tổng số những trường hợp sốc phản vệ.
Lời cảm ơn
Tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành tới
ban lãnh đạo bệnh viện Bạch Mai, tập thể bác
sĩ, điều dưỡng trung tâm Dị ứng – Miễn dịch
lâm sàng, các khoa phòng khác của bệnh viện
Bạch Mai, các thầy cô trong bộ môn Dị ứng -
Miễn dịch lâm sàng - trường Đại học Y Hà Nội
đã hỗ trợ và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Đoàn (2011). Dị ứng
thuốc. Nhà xuất bản Y học, 46 - 48,197 - 203.
2. Nguyễn Năng Đoàn, Nguyễn Năng An
(1994). Về một số trường hợp sốc phản vệ tử
vong do dị ứng thuốc. Kỷ yếu Nghiên cứu
Khoa học, Bộ Y tế. Trường Đại học Y Hà Nội,
6, 97.
2. Decker WW, Campbell RL, Manivan-
nan V et al (2008). The etiology and incidence
of anaphylaxis in Rochester, Minnesota: a re-
port from the Rochester Epidemiology Project.
The Journal of allergy and clinical immunol-
ogy; 122, 1161 - 1165.
3. Sheikh A, Hippisley-Cox J, Newton J,
Fenty J (2008). Trends in national incidence,
lifetime prevalence and adrenaline prescribing
for anaphylaxis in England. Journal of the
Royal Society of Medicine; 101, 139 - 143.
4. Simons FE, Ardusso LR, Bilo MB et al
(2011). World allergy organization guidelines
for the assessment and management of ana-
phylaxis. The World Allergy Organization jour-
nal; 4, 13 - 37.
5. Muraro A, Roberts G, Worm M et al
(2014). Anaphylaxis: guidelines from the Euro-
pean Academy of Allergy and Clinical Immu-
nology. Allergy; 69, 1026 - 1045.
6. Kemp SF, Lockey RF, Simons FE
(2008). Epinephrine: the drug of choice for
anaphylaxis. A statement of the World Allergy
Organization. Allergy, 63, 1061 - 1070.
7. Brown SG, Stone SF, Fatovich DM et
al (2013). Anaphylaxis: clinical patterns, me-
diator release, and severity. The Journal of
30 TCNCYH 98 (6) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
allergy and clinical immunology, 132, 1141-
1149 e1145.
9. Sampson HA, Munoz-Furlong A,
Campbell RL et al (2006). Second sympo-
sium on the definition and management of
anaphylaxis: summary report - Second Na-
tional Institute of Allergy and Infectious Dis-
ease/Food Allergy and Anaphylaxis Network
symposium. The Journal of allergy and clinical
immunology, 117, 391 - 397.
Summar
ANAPHYLACTIC SHOCK IN BACH MAI HOSPITAL
This study was to determine the prevalence, clinical manifestations and treatment of anaphy-
lactic shock in patients admitted to Bach Mai hospital from 01/01/2009 to 31/12/2013. A retrospec-
tive review of 275 cases diagnosed anaphylactic shock was conducted according to the criteria
published by World Allergy Organization from 2009 to 2013. The result showed that there were
two hundred and seventy - five cases. Men and women accounted for 46.2% and 53.8%, respec-
tively. There was a predominance of mucocutaneous symptoms (96.1%), followed by cardiovas-
cular symptoms (95%), respiratory symptoms (80.1%), gastrointestinal symptoms (35.6%). There
were 5 fatal cases (1.8%). Epinephrine was used in 65.2% of 275 cases. In conclusion, the
prevalance of anaphylactic shock was significantly increasing over the past five years. The most
common causes are drugs, food, insect stings.
Key words: Anaphylactic shock, Bachmai hospital

File đính kèm:

  • pdftinh_trang_soc_phan_ve_o_benh_vien_bach_mai.pdf