Tình trạng duy dinh dưỡng của trẻ 3-6 tuổi và các yếu tố liên quan ở 3 tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc
Nghiên cứu tiến hành trên 2.090 trẻ 3-6 tuổi (1.050 nam và 1.040 nữ) tại một số
khu vực thuộc Hà Giang, Hòa Bình và Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng trong nghiên cứu còn rất cao (thể nhẹ cân: 10,9%; thể còi: 28,2%; thể
còm: 2,5%). Bên cạnh đó tỷ lệ trẻ có nguy cơ thừa cân và thừa cân-béo phì trong nghiên
cứu cũng tương đối cao 25,4% (trong đó tỷ lệ trẻ có nguy cơ thừa cân và thừa cân-béo
phì cao nhất là khu vực Hòa Bình: 12,9%). Một số yếu tố như nghề nghiệp, trình độ học
vấn của bố mẹ, tổng số con, nguồn nước sinh hoạt, khu vệ sinh của gia đình, mức độ
thường xuyên theo dõi chiều cao, cân nặng, sở thích hoạt động, sở thích ăn uống và rửa
tay bằng xà phòng trước khi ăn của trẻ đều có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của
trẻ trong nghiên cứu.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng duy dinh dưỡng của trẻ 3-6 tuổi và các yếu tố liên quan ở 3 tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc
178 TRNG I HC TH H NI TNH TR?NG SUY DINH D+YNG CA TRZ 3 - 6 TUTI V7 CC Y.U T LI'N QUAN G 3 T0NH H7 GIANG, HLA BNH, VRNH PHC Hoàng Quý Tỉnh1(1), Vũ Văn Tâm2, Nguyễn Hữu Nhân2 1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Nghiên cứu tiến hành trên 2.090 trẻ 3-6 tuổi (1.050 nam và 1.040 nữ) tại một số khu vực thuộc Hà Giang, Hòa Bình và Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nghiên cứu còn rất cao (thể nhẹ cân: 10,9%; thể còi: 28,2%; thể còm: 2,5%). Bên cạnh đó tỷ lệ trẻ có nguy cơ thừa cân và thừa cân-béo phì trong nghiên cứu cũng tương đối cao 25,4% (trong đó tỷ lệ trẻ có nguy cơ thừa cân và thừa cân-béo phì cao nhất là khu vực Hòa Bình: 12,9%). Một số yếu tố như nghề nghiệp, trình độ học vấn của bố mẹ, tổng số con, nguồn nước sinh hoạt, khu vệ sinh của gia đình, mức độ thường xuyên theo dõi chiều cao, cân nặng, sở thích hoạt động, sở thích ăn uống và rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn của trẻ đều có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu. Từ khóa: Cân nặng, chiều cao, tình trạng dinh dưỡng, các yếu tố liên quan. 1. MỞ ĐẦU Tình trạng dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động, lao động và các bệnh tật khác. Tình trạng dinh dưỡng không tốt đều làm giảm khả năng vận động, suy giảm trí tuệ, giảm năng suất lao động và nhiều bệnh tật kèm theo. Hiện nay, thế giới đang phải gánh chịu tình trạng dinh dưỡng kép, đó là tình trạng suy dinh dưỡng và thừa cân-béo phì. Đặc biệt ở các nước đang phát triển thì gánh nặng kép này càng được thể hiện rõ, tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao và tỷ lệ thừa cân - béo phì cũng tăng lên đáng kể [1], [3]. Báo cáo của UNICEF năm 2008, trên thế giới có khoảng 146 triệu trẻ em dưới 5 tuổi được xem là nhẹ cân, trong đó có khoảng 20 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng cần được chăm sóc khẩn cấp, phần lớn tập trung ở châu Á, châu Phi, và Mỹ Latinh. Trong số này có khoảng 2 triệu trẻ em từ Việt Nam [5]. Năm 2000, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố báo cáo “Thừa cân và béo phì - một dịch toàn cầu” và kêu gọi các quốc gia nên có chương trình hành động cụ thể. Năm 2003, số 1 Nhận bài ngày 12.7.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.7.2017 Liên hệ tác giả: Hoàng Quý Tỉnh; Email: hoangquy_tinh@yahoo.com TP CH KHOA HC − S 17/2017 179 liệu của WHO cho thấy có khoảng 17,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân [6]. Béo phì được coi là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với y tế công cộng trong thế kỉ XXI với số lượng béo phì năm 2014 đã cao hơn gấp đôi năm 1980. Béo phì tăng nhanh ở khu vực thành thị. Ước tính đến năm 2030, gần một phần ba thế giới có thể bị thừa cân, béo phì [4]. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển cũng đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của tình trạng suy dinh dưỡng và thừa cân-béo phì. Đây chính là những lý do để chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu của mình. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên 2.090 trẻ mầm non (1.050 nam và 1.040 nữ) thuộc một số khu vực của Hà Giang, Hòa Bình và Vĩnh Phúc (Xã Cao Mã Pờ, Huyện Quản Bạ, Tỉnh Hà Giang; Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình; Xã Vân Xuân, Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc). Sau khi đã có các số liệu về ngày tháng năm sinh và ngày điều tra, chúng tôi nhập các số liệu đó vào phần mềm WHO Anthroplus, phần mềm này sẽ cho ra số tháng tuổi của trẻ tính từ lúc sinh ra đến thời điểm nghiên cứu. Các chỉ số nhân trắc, ngày tháng năm sinh, giới tính và ngày đo được nhập vào phần mềm WHO AnthroPlus 2007, phần mềm này giúp xử lí các thông tin để đưa ra các chỉ số cân nặng/ tuổi, chiều cao/tuổi, BMI/tuổi []. Các chỉ số trên tiếp tục được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5 để đưa ra tình trạng dinh dưỡng của trẻ dựa vào bảng chuẩn dinh dưỡng cho trẻ từ 0-19 tuổi [7]. Bảng 1. Chuẩn suy dinh dưỡng cho trẻ 0 - 19 tuổi của WHO (2006) Chuẩn suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi của WHO Z-score Cao/tuổi Cân/tuổi BMI/tuổi > 3SD Xem chú thích 1 Béo phì >2 SD Bình thường Thừa cân >1 SD Bình thường Xem chú thích 2 Có nguy cơ thừa cân3 0 (TB) Bình thường Bình thường Bình thường < -1 SD Bình thường Bình thường Bình thường < -2 SD Còi4 Nhẹ cân Còm < -3 SD Rất còi4 Rất nhẹ cân Rất còm 180 TRNG I HC TH H NI Chuẩn suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi của WHO Z-score Cao/tuổi Cân/tuổi BMI/tuổi Chuẩn suy dinh dưỡng cho người từ 5-19 tuổi của WHO > 3SD Xem chú thích 1 Xem chú thích 2 Béo phì nặng >2 SD Bình thường Béo phì >1 SD Bình thường Thừa cân 0 (TB) Bình thường Bình thường Bình thường < -1 SD Bình thường Bình thường Bình thường < -2 SD Còi4 Nhẹ cân Gày < -3 SD Rất còi4 Rất nhẹ cân Rất gày Chú thích: 1. Trẻ trong phạm vi này trẻ có chiều cao khá lớn, gồm cả những trẻ không cao quá mức như do rối loạn tuyến nội tiết gây ra thì cũng được xếp trẻ vào loại này; 2. Trẻ thuộc ô này có cân nặng theo tuổi thấp, có thể có vấn đề trong tăng trưởng, nhưng vấn đề này sẽ được đánh giá tốt hơn với tiêu chuẩn cân nặng theo chiều cao hoặc BMI theo tuổi; 3. Trên 1 SD cho thấy nguy cơ thừa cân có thể xảy ra; 4. Có thể một đứa trẻ còi (hoặc rất còi) trở thành quá cân. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong địa bàn nghiên cứu Trong khu vực nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân-béo phì của trẻ tương đối cao. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 10,9%, thể còi là 28,2%, thể còm là 2,5%. Bảng 2. Tình trạng suy dinh dưỡng cân nặng/ tuổi trong khu vực nghiên cứu Giới tính Nam N Nh cân Bình thng Nh cân Bình thng Tuổi n % n % n % n % 3 22 1,1% 202 9,7% 34 1,6% 174 8,3% 4 12 0,6% 262 12,5% 34 1,6% 256 12,2% 5 20 1,0% 304 14,5% 34 1,6% 272 13,0% 6 14 0,7% 214 10,2% 56 2,7% 180 8,6% TP CH KHOA HC − S 17/2017 181 Tỷ lệ trẻ nhẹ cân ở nam thấp hơn ở nữ trong nghiên cứu của chúng tôi (nam: 3,4%; nữ: 7,5%). Chỉ số cân nặng/tuổi cho phép các quốc gia theo dõi quá trình tăng trưởng của trẻ. Giữa 3 khu vực nghiên cứu, tỷ lệ trẻ nhẹ cân ở Hà Giang cao nhất (24,7%), Vĩnh Phúc (8,9%), thấp nhất là Hòa Bình (6,7%). Bảng 3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi trong 3 khu vực nghiên cứu Tình trạng dinh dưỡng Nh cân Bình thng Địa bàn n % n % Hà Giang 96 24,7% 292 75,3% Hòa Bình 68 6,7% 944 93,3% Vĩnh Phúc 62 8,9% 628 91,1% Tỷ lệ này phản ánh đúng thực trạng về sự phát triển kinh tế-xã hội khác nhau của 3 khu vực nghiên cứu. Khu vực nghiên cứu ở Hà Giang là khu vực đồi núi, tình trạng kinh tế-xã hội còn khó khăn, nhiều hộ gia đình còn bị đói quanh năm hơn so với khu vực nông thôn ở Vĩnh Phúc và thành phố Hòa Bình. Bảng 4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi tại khu vực nghiên cứu Giới tính Nam N Còi Bình thng Còi Bình thng Tuổi n % n % n % n % 3 70 3,3% 154 7,4% 94 4,5% 114 5,5% 4 86 4,1% 188 9,0% 92 4,4% 198 9,5% 5 64 3,1% 260 12,4% 76 3,6% 230 11,0% 6 46 2,2% 182 8,7% 62 3,0% 174 8,3% Tương tự như tình trạng suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi, tình trạng suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi của trẻ trong nghiên cứu cũng rất cao (28,2%), tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ suy dinh dưỡng của cả nước năm 2015 (24,6%). Trong đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi (thể còi) của trẻ trong khu vực nghiên cứu Hà Giang ở mức rất cao (76,8%), Vĩnh Phúc (18,3%) và Hòa Bình (16,4%). 182 TRNG I HC TH H NI Bảng 5. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi tại 3 khu vực nghiên cứu Tình trạng dinh dưỡng Nam N Địa bàn n % n % Hà Giang 298 76,8% 90 23,2% Hòa Bình 166 16,4% 846 83,6% Vĩnh Phúc 126 18,3% 564 81,7% Nghiên cứu về tình trạng suy dinh dưỡng BMI/tuổi của trẻ trong nghiên cứu, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể còm là 2,5%. Tuy nhiên, chỉ số BMI/tuổi còn dùng để đánh giá tình trạng thừa cân-béo phì của trẻ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ thừa cân-béo phì tương đối cao chiếm 11,5%, ngoài ra, đối với trẻ dưới 5 tuổi còn có rất nhiều trẻ có nguy cơ thừa cân (13,9%). Bảng 6. Tình trạng dinh dưỡng BMI/tuổi của trẻ trong nghiên cứu Tình trạng dinh dưỡng nhóm dưới 5 tuổi Còm Bình thng Có nguy c& th'a cân Th'a cân Béo phì Tuổi n % n % n % n % n % 3 8 0,4% 284 13,6% 84 4,0% 48 2,3% 8 0,4% 4 14 0,7% 406 19,4% 104 5,0% 24 1,1% 16 0,8% 5 8 0,4% 464 22,2% 102 4,9% 44 2,1% 12 0,6% Tình trạng dinh dưỡng nhóm 6 tuổi Còm Bình thường Thừa cân Béo phì Béo phì nặng 6 22 1,1% 356 17,0% 52 2,5% 22 1,1% 12 0,6% Chỉ số BMI/tuổi là chỉ số được WHO khuyến nghị để đánh giá mức độ gầy, thừa cân- béo phì ở người 10-19 tuổi [8]. Tóm lại, tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong khu vực nghiên cứu của chúng tôi đã phản ánh thực trạng gánh nặng kép của các nước đang phát triển trên thế giới, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn cao nhưng tỷ lệ trẻ thừa cân-béo phì cũng đang tăng lên đáng kể. 3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu Chúng tôi sử dụng tỉ suất chênh (OR) để tìm hiểu các yếu tố lien quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu. TP CH KHOA HC − S 17/2017 183 Kết quả thu được, các yếu tố như nghề nghiệp, trình độ học vấn của bố mẹ, tổng số con, nguồn nước sinh hoạt, khu vệ sinh của gia đình, mức độ thường xuyên theo dõi chiều cao, cân nặng, sở thích hoạt động, sở thích ăn uống và rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn của trẻ đều có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu. Bảng 7. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của bố mẹ và tình trạng suy dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng Nghề nghiệp của bố mẹ Nh cân Bình thng Còi Bình thng Nông dân 130 698 374 454 Công nhân viên chức, kinh doanh, buôn bán 96 1166 216 1046 OR 2,26 1,69 < OR < 3,02 3,99 3,25 < OR < 4,9 Bảng 7 cho thấy, nếu bố mẹ là nông dân thì tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao hơn gấp 2,26 lần và suy dinh dưỡng thể còi cao gấp 3,99 lần những trẻ có bố mẹ là công nhân viên chức hoặc kinh doanh buôn bán. Nghề nông nghiệp thường có thu nhập thấp nên kinh tế khó khăn hơn so với các nghề khác. Đặc biệt khu vực Xã Cao Mã Pờ, Huyện Quản Bạ, Tỉnh Hà Giang có đến 93,3% bố mẹ làm nghề nông nghiệp nên tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cũng cao nhất. Bảng 8. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và tình trạng dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng Trình độ học vấn của phụ huynh Nh cân Bình thng Còi Bình thng Dưới tiểu học 46 162 130 78 Trên Trung học cơ sở 180 1702 460 1422 OR 2,68 1,84 < OR < 3,91 5,15 3,78 < OR < 7,03 Trình độ học vấn của bố mẹ thể hiện khả năng tiếp thu các thông tin về chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt nhất. Trình độ học vấn bố mẹ càng cao thì càng giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Bảng 8 cho thấy với những trẻ có bố mẹ trình độ học vấn dưới tiểu học thì tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao gấp 2,68 lần và suy dinh dưỡng thể còi cao gấp 5,15 lần những trẻ có bố mẹ trình độ học vấn trên trung học cơ sở. Ở Hà Giang, trình độ học vấn của bố mẹ dưới tiểu học chiếm 38,2%, trong những gia đình này có 9,3% trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 31,44% trẻ bị suy dinh dưỡng thể còi. 184 TRNG I HC TH H NI Bảng 9. Mối liên quan giữa số con trong gia đình và tình trạng dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng Số con trong gia đình Còi Bình thường OR Từ 3 con trở lên 176 242 Có 1 hoặc 2 con 414 1258 2,21 1,76 < OR < 2,78 Số con trong gia đình càng đông thì khả năng chăm sóc cho trẻ càng thấp, đặc biệt là trong khu vực nghiên cứu có tình trạng kinh tế khó khăn. Bảng 9 cho thấy, những gia đình có từ 3 con trở lên thì tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể còi cao gấp 2,21 lần những gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con. Nước ta đã có chương trình tuyên truyền về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình nhưng hiên nay nhiều khu vực tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn còn tương đối nhiều. Bảng 10. Mối liên quan giữa nguồn nước sử dụng và tình trạng dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng Nguồn nước sử dụng sinh hoạt Nh cân Bình thng OR Giếng khơi, Sông, Suối 86 294 Nước máy, giếng khoan, nước mưa 140 1570 3,28 2,41 < OR < 4,46 Nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng dinh dưỡng của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ mầm non có hệ tiêu hóa chưa ổn định, nếu nguồn nước không đảm bảo thì rất dễ gây các bệnh về tiêu hóa. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, những gia đình sử dụng nước giếng khơi, nước sông, suối làm nước sinh hoạt thì tỷ lệ trẻ bị nhẹ cân cao gấp 3,28 lần những gia đình sử dụng nước máy, nước giếng khoan hoặc nước mưa. Bảng 11. Mối liên quan giữa việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và tình trạng dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng Rửa tay bằng xà phòng Nh cân Bình thng OR Không 36 172 Có 190 1692 1,86 1,24 < OR < 2,8 Bảng 11 cho thấy, những trẻ có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân thấp hơn 1,86 lần những trẻ không có thói quen rửa tay bằng TP CH KHOA HC − S 17/2017 185 xà phòng. Nhà trường và gia đình cần giáo dục cho trẻ thói quen này để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Mức độ gia đình quan tâm đến thể trạng của trẻ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng dinh dưỡng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, những gia đình thường xuyên theo dõi về chiều cao, cân nặng của trẻ thì tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân thấp hơn 2,35 lần và suy dinh dưỡng thể còi thấp hơn 3,25 lần những trẻ mà bố mẹ thỉnh thoảng hoặc hiếm khi theo dõi. Bảng 12. Mối liên quan giữa mức độ theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ và tình trạng dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng Mức độ theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ Nh cân Bình thng Còi Bình thng Thỉnh thoảng, hiếm khi hoặc không theo dõi 134 714 360 488 Thường xuyên 92 1150 230 1012 OR 2,35 1,75 < OR < 3,14 3,25 2,65 < OR < 3,97 Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy, những trẻ thường xuyên ngồi xem tivi trên 2 giờ thì tỷ lệ mắc suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao gấp 1,45 lần và suy dinh dưỡng thể còi cao gấp 1,3 lần những trẻ xem tivi dưới 2 giờ. Vì vậy, các gia đình nên khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vận động để cơ thể tăng trưởng tốt nhất. Bên cạnh đó, những trẻ ít tham gia vận động, thích chơi điện tử, xem tivi còn có tỷ lệ mắc thừa cân-béo phì cao gấp 1,52 lần những trẻ thường tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Nhà trường cần phối hợp với gia đình để tăng cường các hoạt động vận động cho trẻ. Thực phẩm cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Trong nghiên cứu này, những trẻ có sở thích ăn thực phẩm chế biến sẵn thường có tỷ lệ thừa cân-béo phì cao gấp 1,24 lần những trẻ không thích ăn thực phẩm chế biến sẵn. Các gia đình nên thay đối khẩu phần ăn thường xuyên và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, không nên cho trẻ ăn theo sở thích để cơ thể có thể phát triển tốt nhất. Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu còn cao, bên cạnh đó thì tỷ lệ trẻ thừa cân-béo phì cũng tăng đáng kể. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, các gia đình cần tìm hiểu các yếu tố này để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ. 186 TRNG I HC TH H NI 3. KẾT LUẬN Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nghiên cứu còn rất cao (thể nhẹ cân: 10,9%; thể còi: 28,2%; thể còm: 2,5%). Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ có nguy cơ thừa cân và thừa cân-béo phì cũng chiếm tỷ lệ lớn 25,4% (trong đó tỷ lệ trẻ có nguy cơ thừa cân và thừa cân-béo phì cao nhất là khu vực Hòa Bình: 12,9%). Một số yếu tố như nghề nghiệp, trình độ học vấn của bố mẹ, tổng số con, nguồn nước sinh hoạt, khu vệ sinh của gia đình, mức độ thường xuyên theo dõi chiều cao, cân nặng, sở thích hoạt động, sở thích ăn uống và rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn của trẻ đều có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Huy Khôi (2002), Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính, - Nxb Y học, Hà Nội. 2. Hoàng Quý Tỉnh, Nguyễn Hữu Nhân, Nguyễn Thị Thùy Linh (2009), “Ứng dụng phần mềm Anthro của WHO trong nghiên cứu một số kích thước nhân trắc”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, số 34, 1/2009, tr. 1- 5. 3. Florentino R. F. (2002), “The burden of obesity in Asia: Challenges in assessmen, prevention and management”, Asia Pacific Journal of Clinical Nutrition, 11 (8), p.676. 4. Kelly T., Yang W., Chen C. S. (2008), “Global burden of obesity in 2005 and projections to 2030”, Int J Obes (Lond), 32(9), pp. 1431-1437. 5. UNICEF (2008), UNICEF Humanitarian Action Report 2008, New York. 6. World Health Organization (2003), Diet, nutrition and the prevention of chronic diseases, Geneva, Seri 916. 7. World Health Organization (2006), WHO Child Growth Standards: Training Course on Child Growth Assessment: C. Interpreting Growth Indicators, Geneva. 8. World Health Organization (2009), WHO AnthroPlus for Personal Computers Manual: Software for assessing growth and development of the world's children, Geneva. MALNUTRITION SITUATION AND RELATED FACTORS OF CHILDREN AGED FROM 3 TO 6 IN HA GIANG, HOA BINH AND VINH PHUC PROVINCE Abstract: The study was conducted on 2,090 children (1,050 boys and 1,040 girls) in some communes of Ha Giang, Hoa Binh and Vinh Phuc Provinces. The result shows that malnutrition percentage of children in this area is high (10.9% underweight, 28.2% stunning and 2.5% wasting). In addition, there are 25.4% of children with risk overweight and obese situation, in which the percentage in Hoa Binh is highest with 12.9%. Some factors such as job, parents’ education level, the number of children in family, living-water source, family toilet situation, parents’ care about their children height and weight growth, activity hobby, hand washing by soap have relations with malnutrition of children in this area. Keywords: Weight, height, malnutrition situation, related factors to children malnutrition.
File đính kèm:
- tinh_trang_duy_dinh_duong_cua_tre_3_6_tuoi_va_cac_yeu_to_lie.pdf