Tình trạng dinh dưỡng và chức năng khoang miệng người bệnh cao tuổi tại một số bệnh viện Hà Nội

Nghiên cứu cắt ngang trên 1007 người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại một số bệnh viện từ tháng

8/2018 đến tháng 01/2019 nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng (tình trạng dinh dưỡng) và mối liên

quan với chức năng khoang miệng. Kết quả: tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) theo phân loại BMI ở người cao

tuổi là 18,9%; theo chu vi vòng cánh tay là 34,8%, chu vi bụng chân là 60,7%. Đánh giá tình trạng dinh

dưỡng theo MNA có tới 71,6% người bệnh có SDD và nguy cơ SDD. Chức năng khoang miệng bị ảnh

hưởng có tác động tiêu cực đến lượng thực phẩm ăn vào dẫn đến SDD. Do đó, người bệnh gặp vấn đề

về chức năng khoang miệng như độ mở miệng dưới 3 ngón tay, không thể đẩy lưỡi về phía trước, không

thể di chuyển lưỡi hay người bệnh không thể phồng má, người bệnh có chứng teo gai lưỡi và ít nước bọt

có nguy cơ SDD và SDD cao hơn người không mắc các chứng trên có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Tình trạng dinh dưỡng và chức năng khoang miệng người bệnh cao tuổi tại một số bệnh viện Hà Nội trang 1

Trang 1

Tình trạng dinh dưỡng và chức năng khoang miệng người bệnh cao tuổi tại một số bệnh viện Hà Nội trang 2

Trang 2

Tình trạng dinh dưỡng và chức năng khoang miệng người bệnh cao tuổi tại một số bệnh viện Hà Nội trang 3

Trang 3

Tình trạng dinh dưỡng và chức năng khoang miệng người bệnh cao tuổi tại một số bệnh viện Hà Nội trang 4

Trang 4

Tình trạng dinh dưỡng và chức năng khoang miệng người bệnh cao tuổi tại một số bệnh viện Hà Nội trang 5

Trang 5

Tình trạng dinh dưỡng và chức năng khoang miệng người bệnh cao tuổi tại một số bệnh viện Hà Nội trang 6

Trang 6

Tình trạng dinh dưỡng và chức năng khoang miệng người bệnh cao tuổi tại một số bệnh viện Hà Nội trang 7

Trang 7

Tình trạng dinh dưỡng và chức năng khoang miệng người bệnh cao tuổi tại một số bệnh viện Hà Nội trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 19100
Bạn đang xem tài liệu "Tình trạng dinh dưỡng và chức năng khoang miệng người bệnh cao tuổi tại một số bệnh viện Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng dinh dưỡng và chức năng khoang miệng người bệnh cao tuổi tại một số bệnh viện Hà Nội

Tình trạng dinh dưỡng và chức năng khoang miệng người bệnh cao tuổi tại một số bệnh viện Hà Nội
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
318 TCNCYH 129 (5) - 2020
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thùy Lnh, 
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: linhngthuy@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 14/04/2020
Ngày được chấp nhận: 25/05/2020
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CHỨC NĂNG KHOANG MIỆNG 
NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN HÀ NỘI
Nguyễn Thuỳ Linh1, , Trần Phương Thảo² 
1Trường Đại học Y Hà Nội
 2Trường Đại học Jumonji, Nhật Bản
Nghiên cứu cắt ngang trên 1007 người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại một số bệnh viện từ tháng 
8/2018 đến tháng 01/2019 nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng (tình trạng dinh dưỡng) và mối liên 
quan với chức năng khoang miệng. Kết quả: tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) theo phân loại BMI ở người cao 
tuổi là 18,9%; theo chu vi vòng cánh tay là 34,8%, chu vi bụng chân là 60,7%. Đánh giá tình trạng dinh 
dưỡng theo MNA có tới 71,6% người bệnh có SDD và nguy cơ SDD. Chức năng khoang miệng bị ảnh 
hưởng có tác động tiêu cực đến lượng thực phẩm ăn vào dẫn đến SDD. Do đó, người bệnh gặp vấn đề 
về chức năng khoang miệng như độ mở miệng dưới 3 ngón tay, không thể đẩy lưỡi về phía trước, không 
thể di chuyển lưỡi hay người bệnh không thể phồng má, người bệnh có chứng teo gai lưỡi và ít nước bọt 
có nguy cơ SDD và SDD cao hơn người không mắc các chứng trên có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự già hoá về dân số trên thế giới cũng như 
tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Vào đầu 
thế kỷ 21, những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 
khoảng 600 triệu người trên toàn cầu. Con số 
này gấp ba lần so với 50 năm trước. Đến năm 
2050, người cao tuổi dự kiến sẽ chiếm 20% 
dân số thế giới và sẽ nhiều hơn dân số dưới 
14 tuổi.¹ Xu hướng toàn cầu về già hóa dân số 
đang nổi lên như một vấn đề kinh tế, chính trị 
và xã hội lớn của những thập kỷ sắp tới. Đồng 
thời, dinh dưỡng, và cụ thể hơn là SDD, đã 
trở thành mối quan tâm thực sự trong dân số 
già. Trên thực tế, tỷ lệ SDD đang trở nên cao 
đáng báo động tại các bệnh viện và các cơ sở 
dưỡng lão. Các kết quả bất lợi của SDD đối với 
sức khỏe nói chung, chất lượng cuộc sống, tỷ 
lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong hiện đã được xác 
định rõ ràng.² Một số yếu tố nguy cơ SDD ở 
người cao tuổi đã được xác định như thay đổi 
liên quan đến tuổi, tỷ lệ mắc bệnh mãn tính cao, 
tâm lý và điều kiện xã hội, thể chế hóa, và sức 
khỏe răng miệng kém.³
Có nhiều nghiên cứu quan tâm đến các 
vấn đề sức khỏe răng miệng của người già và 
ảnh hưởng của nó đến dinh dưỡng. Sức khỏe 
răng miệng kém có tác động tiêu cực đến chế 
độ ăn uống và tình trạng dinh dưỡng khi khả 
năng nhai, nuốt và ăn uống giảm.⁴ Trong dân 
số cao tuổi, việc lựa chọn thực phẩm bị hạn 
chế ở những người gặp các vấn đề về chức 
năng miệng như mất răng, sâu răng, giảm lực 
cơ của lưỡi, teo gai lưỡi hoặc giảm tiết nước 
bọt.⁵ Các nghiên cứu báo cáo sự hiện diện của 
rối loạn chức năng miệng có nguy cơ SDD cao. 
Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc 
đo lường sự tự nhận thức của người bệnh về 
các vấn đề liên quan đến khoang miệng và tình 
trạng dinh dưỡng.⁶
Ở Việt Nam, nghiên cứu về chức năng miệng 
liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người 
Từ khoá: Tình trạng dinh dưỡng, chức năng khoang miệng, người bệnh cao tuổi, Hà Nội
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
319TCNCYH 129 (5) - 2020
bệnh cao tuổi còn hạn chế. Do đó, chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định 
tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan giữa 
chức năng khoang miệng với tình trạng dinh 
dưỡng của người bệnh cao tuổi tại bệnh viện 
Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Lão khoa Trung 
ương và bệnh viện Đa khoa Đống Đa. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Nghiên cứu tiến hành trên người bệnh ≥ 65 
tuổi đang điều trị nội trú tại bệnh viện. Người 
bệnh không bị điếc, câm, rối loạn tâm thần, lú 
lẫn, hôn mê, thở máy, chấn thương hoặc đang 
điều trị tại khoa ICU; người bệnh không gù, 
vẹo để đảm bảo được kỹ thuật đo chiều cao và 
đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu tại 
bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Lão khoa 
Trung ương và bệnh viện Đa khoa Đống Đa từ 
tháng 8 năm 2018 đến tháng 01 năm 2019.
2. Phương pháp 
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu, chọn mẫu:
Áp dụng công thức uớc tính cỡ mẫu cho một 
tỷ lệ. Tiêu chí để đánh giá là tỷ lệ phần trăm 
SDD của người già tại bệnh viện. Số liệu từ 
một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ SDD theo MNA 
là 23,5%.7 Khoảng sai lệch mong muốn giữa 
tỷ lệ thu được từ mẫu (p) và tỷ lệ của quần thể 
(P) lấy ∆=0,03
Lấy α=0,05 thì =1,962, p=0,235 
 =767
Dự kiến 20% bỏ cuộc, cỡ mẫu là 920 đối 
tượng, lấy tròn là 1000 đối tượng.
Chọn mẫu: chọn toàn bộ người bệnh đủ tiêu 
chuẩn trong thời gian tiến hành nghiên cứu cho 
đến khi đủ cỡ mẫu. Kết thúc nghiên cứu chúng 
tôi thu thập được 1007 người bệnh gồm 354 
người bệnh tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, 366 
người bệnh tại bệnh viện Lão khoa Trung ương 
và 287 người bệnh tại bệnh viện Đa khoa Đống 
Đa. 
Thông tin thu thập
Các thông ti ... . 
Chu vi bụng chân < 31 cm được đánh giá là 
SDD.⁸ 
Bộ công cụ đánh giá dinh dưỡng tối thiểu 
(MNA - Mini-Nutritional Assessmnet) được chia 
làm 2 phần sàng lọc và đánh giá tình trạng 
dinh dưỡng gồm các biến số: giảm ăn, giảm 
cân trong 3 tháng gần đây, vận động, stress, 
các vấn đề về thần kinh tâm thần, chỉ số khối 
cơ thể, người bệnh có loét tì đè hay không, 
lượng bữa ăn, lượng thực phẩm liên quan đến 
protein, tiêu thụ rau và hoa quả, lượng nước 
trong ngàyvà khả năng tự ăn. Tổng điểm cuối 
cùng cho 2 phần tối đa là 30 điểm, 24 - 30 điểm 
là tình trạng dinh dưỡng bình thường, 17 - 23,5 
điểm là có nguy cơ SDD, < 17 điểm được đánh 
giá là SDD.8 
Nghiên cứu đánh giá chức năng khoang 
Z1 - α 2⁄
2 
n = Z(1-α/2)
2 p(1- p)
∆2
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
320 TCNCYH 129 (5) - 2020
miệng bằng khám lâm sàng thông qua các chỉ 
số: độ mở miệng, chức năng lưỡi bao gồm khả 
năng đẩy lưỡi về phía trước, di chuyển lưỡi 
sang hai bên, đẩy niêm mạc miệng bằng lưỡi, 
chứng teo gai lưỡi, lưỡi khô; đánh giá trương 
lực cơ bằng khả năng phồng má hai bên hay 
không và đánh giá người bệnh có răng giả hay 
không.
3. Thu thập và phân tích số liệu
Số liệu được thu thập và nhập bằng phần 
mềm Epidata và phân tích bằng phần mềm 
Stata 14. Thống kê mô tả và thống kê suy luận 
được sử dụng để mô tả thông tin chung, tình 
trạng dinh dưỡng và mối liên quan với chức 
năng khoang miệng với p <0,05 được xem là 
có ý nghĩa thống kê.
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được chấp thuận bởi 
hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh 
học của Trường Đại học Y Hà Nội số 1318/
HĐĐĐĐHYHN, tháng 8 năm 2018.
II. KẾT QUẢ
Đối tượng nghiên cứu có nhóm tuổi từ 70 -79 chiếm tỷ lệ cao nhất, 45%, tiếp đến là nhóm tuổi 
80-89 và 65-69, lần lượt là 27% và 24,9%, thấp nhất là nhóm tuổi ≥ 90 chỉ chiếm 3,1%. Đối tượng 
nghiên cứu là nữ chiếm 58,3%, nam giới chỉ chiếm 41,7%. Theo ngưỡng phân loại BMI, 18,9% 
người bệnh cao tuổi có SDD với BMI < 18,5. Có tới 65,6% người bệnh cao tuổi có SDD với BMI < 
23. Theo chu vi vòng cánh tay, 34,8% người bệnh có SDD. 60,7% người bệnh có SDD theo chu vi 
bụng chân (Bảng 1). 
Bảng 1. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ tiêu nhân trắc
Biến số
Nam (n = 420) Nữ (n = 587) Chung (n = 1007)
n % n % n %
Phân loại BMI
< 18,5 36 8,6 154 26,2 190 18,9
≥ 18,5 384 91,4 433 73,8 817 81,1
Chu vi vòng cánh tay
< 23,5 144 34,3 206 35,1 350 34,8
≥ 23,5 276 65,7 381 64,9 657 65,2
Chu vi bụng chân
< 31 243 57,9 368 62,7 611 60,7
≥ 31 177 42,1 219 37,3 396 39,3
Biểu đồ 1 mô tả tình trạng dinh dưỡng của người bệnh cao tuổi theo MNA. Người bệnh có nguy 
cơ SDD chiếm 54,3%, cao nhất gặp ở nhóm 80 - 89 tuổi chiếm 60,3%, thấp nhất ở nhóm 65 - 69 
tuổi chiếm 51,4%. Tỷ lệ SDD chung là 17,3%, tỷ lệ SDD tăng dần theo nhóm tuổi, thấp nhất ở nhóm 
65 - 79 tuổi và cao nhất ở nhóm tuổi trên 90 với 38,7%. 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
321TCNCYH 129 (5) - 2020
Biểu đồ 1. Tình trạng dinh dưỡng người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại 
các bệnh viện theo MNA
Mối liên quan giữa chức năng khoang miệng và tình trạng dinh dưỡng theo MNA được mô tả ở 
bảng 2. Tỷ lệ người bệnh có độ mở miệng < 3 ngón tay ở nhóm SDD và nguy cơ SDD cao hơn so 
với nhóm không bị SDD 8,3% so với 1,4% có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở người bệnh chức 
năng lưỡi giảm như không thể đẩy lưỡi ra phía trước, không thể di chuyển lưỡi sang 2 bên hoặc 
không thể đẩy niêm mạc bằng lưỡi ở nhóm SDD và nguy cơ SDD cao hơn so với nhóm không bị 
SDD lần lượt là 3,3%, 7,9% và 8,6% so với 0,7%, 1,4% và 1,4% có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 
Tương tự, người bệnh có chứng teo gai lưỡi hoặc lưỡi khô ở nhóm SDD hoặc có nguy cơ SDD cao 
hơn so với nhóm không SDD lần lượt là 10,4% và 13,2% so với 2,8% và 5,9% có ý nghĩa thống kê 
với p < 0,05 (Bảng 2).
33,5
34,2
16,2
9,7
28,4
51,4
52,5
60,3
51,6
54,3
15,1
13,2
23,5
38,7
17,3
0,0 10,0 20,0 40,0 50,0 60,0 70,0
65-69
70-79
80-89
≥ 90 
Chung
Tuổi 
SDD
30,0
Nguy cơ SDD Bình thường
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
322 TCNCYH 129 (5) - 2020
Bảng 2. Mối liên quan giữa chức năng khoang miệng và tình trạng dinh dưỡng theo MNA
Chức năng miệng Không SDD
Nguy cơ SDD và 
SDD
p
Độ mở miệng
> 3 ngón tay
< 3 ngón tay
282 (98,6)
4 (1,4)
661 (91,7)
60 (8,3)
0,000
Đẩy lưỡi về trước
Có thể
Không thể
284 (99,3)
2 (0,7)
697 (96,7)
24 (3,3)
0,015
Di chuyển lưỡi sang hai bên
Có thể
Không thể
282 (98,6)
4 (1,4)
664 (92,1)
57 (7,9)
0,000
Đẩy niêm mạc miệng bằng lưỡi
Có thể 
Không thể
282 (98,6)
4 (1,4)
659 (91,4)
62 (8,6)
0,000
Chứng teo gai lưỡi
Không 
Có
278 (97,2)
8 (2,8)
646 (89,6)
75 (10,4)
0,000
Lưỡi khô
Nhiều nước bọt
Ít nước bọt
269 (94,1)
17 (5,9)
626 (86,8)
95 (13,2)
0,001
Phồng hai bên má
Có thể 
Không thể
282 (98,6)
4 (1,4)
659 (91,4)
62 (8,6)
0,000
Răng giả
Không 
Có
195 (68,2)
91 (31,8)
509 (70,8)
210 (29,2)
0,415
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu được tiến hành trên 1007 người 
bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Đại 
học Y Hà Nội, bệnh viện Lão khoa Trung ương 
và bệnh viện Đa khoa Đống Đa. Các chỉ số 
dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng 
chỉ tiêu nhân trắc bao gồm BMI, chu vi vòng 
cánh tay, chu vi bụng chân. Đối với BMI, theo 
tổ chức y tế thế giới, BMI từ 18,5 - 24,9 kg/m² 
ở người trưởng thành được xem là ít có nguy 
cơ về sức khoẻ. Ngưỡng này đã được nghiên 
cứu xác định trên người trưởng thành trẻ tuổi, 
những người mà nguy cơ mắc các bệnh mạn 
tính như tiểu đường, tim mạch, ung thư và tỷ lệ 
tử vong tăng lên liên quan đến tăng trọng lượng 
cơ thể được ghi nhận. 9 Tuy nhiên, các nghiên 
cứu gần đây đã chỉ ra rằng, người cao tuổi ≥ 
65 có thể có ngưỡng BMI khác phản ánh nguy 
cơ tử vong và tàn tật. Phân tích tổng hợp gần 
đây của 32 nghiên cứu đoàn hệ với cỡ mẫu n 
= 197940 người cao tuổi sống trong cộng đồng 
ở độ tuổi ≥ 65 đã tìm thấy mối liên quan giữa 
tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, với nguy cơ 
tử vong thấp nhất ở BMI 24 - 31 kg/m².⁹ Trong 
nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng ngưỡng BMI 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
323TCNCYH 129 (5) - 2020
< 18,5 kg/m² được coi là SDD. BMI thấp được 
xem là yếu tố nguy cơ tử vong ở người cao tuổi. 
Nghiên cứu của Berraho M và cộng sự tại Pháp 
cho thấy, BMI < 22 kg/m² là nguy cơ giảm 13 
năm tuổi thọ ở người bệnh cao tuổi.10 Nghiên 
cứu của Tamakoshi A và cộng sự tại Nhật bản 
cũng đưa ra kết luận người cao tuổi có BMI 
20,0 - 29,9 ít có nguy cơ tử vong hơn nhóm có 
BMI < 20 kg/m². Nghiên cứu của chúng tôi cho 
thấy tỷ lệ SDD theo BMI là cao, 18,9%. Điều 
này đưa ra cảnh báo quan trọng về tình trạng 
dinh dưỡng của người cao tuổi trong bệnh viện 
tại Việt Nam. Chu vi vòng cánh tay < 23,5 cm 
chiếm tỷ lệ 34,8 %. Kết quả này cho thấy khối 
cơ của người bệnh giảm đáng kể. Chu vi bụng 
chân (CC-Calf circumference) được xem là chỉ 
số có độ nhạy cao nhất để đo lường khối cơ ở 
người cao tuổi, tốt hơn so với chu vi vòng cánh 
tay. Đồng thời nó cũng chỉ ra sự thay đổi khối 
mỡ thường xảy ra ở người cao tuổi và người 
giảm hoạt động thể lực.⁸ Nghiên cứu của chúng 
tôi cho thấy, 60,7% người bệnh có chu vi bụng 
chân < 31 cm. Kết quả này cho thấy tỷ lệ mất 
khối cơ xảy ra khá phổ biến ở nhóm người bệnh 
này và tỷ lệ mất khối cơ ở nữ là 62,7% cao 
hơn ở nam là 57,9%. MNA là bộ công cụ được 
khuyến cáo sử dụng để đánh giá tình trạng dinh 
dưỡng cho người cao tuổi vì có độ nhạy và độ 
đặc hiệu cao. Tỷ lệ SDD theo MNA trong nghiên 
cứu này là 17,3%, thấp hơn so với nghiên cứu 
của D.J. Patil và cộng sự với tỷ lệ 23,5%; tuy 
nhiên đối tượng có nguy cơ SDD trong nghiên 
cứu của chúng tôi lại cao hơn của D.J.Patil với 
54,3% so với 49%.⁷ Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi khá tương đồng với kết quả nghiên 
cứu của Rashimi Agarwalli trên 360 người bệnh 
cao tuổi tại Ấn Độ với tỷ lệ SDD và nguy cơ 
SDD lần lượt là 15% và 55%.11 Người bệnh 
càng cao tuổi thì tỷ lệ SDD và nguy cơ SDD 
càng cao. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
tỷ lệ SDD của người bệnh trên 90 tuổi chiếm 
38,7% và tỷ lệ có nguy cơ SDD là 51,6%, chỉ 
có 9,7% có tình trạng dinh dưỡng bình thường. 
Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu 
của Rashimi Agarwalli khi có tới 78,1% người 
trên 85 tuổi có tình trạng dinh dưỡng kém, trong 
khi tỷ lệ này ở nhóm tuổi < 75 chỉ là 14,4%.11 
Chức năng khoang miệng bị ảnh hưởng 
có tác động tiêu cực đến lượng thực phẩm ăn 
vào, lâu dài dẫn đến SDD. Việc tự đánh giá sức 
khỏe răng miệng và tác động của sức khỏe răng 
miệng đến tình trạng dinh dưỡng và chất lượng 
cuộc sống không phải lúc nào cũng được quan 
tâm ở người cao tuổi. Nghiên cứu của Paula J 
và cộng sự đánh giá nguyên nhân và hậu quả 
của chế độ ăn thiếu dinh dưỡng ở người cao 
tuổi và mối liên quan đến sức khoẻ khoang 
miệng đã chỉ ra rằng, nhu cầu năng lượng giảm 
theo tuổi; tuy nhiên, nhiều yếu tố, bao gồm sức 
khỏe khoang miệng kém, chán ăn và bệnh tật, 
có thể ảnh hưởng đến năng lượng ăn vào.5 
Nghiên cứu của J. A. Gil-Montoya và chức 
năng khoang miệng và tình trạng dinh dưỡng 
của người cao tuổi cũng cho thấy, những người 
có điểm MNA thấp bị ảnh hưởng bởi chức năng 
khoang miệng như gặp các vấn đề về sâu răng, 
gặp vấn đề về nuốt nước bọt như khô miệng khi 
ăn, khó nuốt hay cần uống nước khi ăn. Nghiên 
cứu cũng cho thấy tỷ lệ người bệnh có SDD và 
nguy cơ SDD cần chăm sóc khoang miệng lần 
lượt là 84,8% và 75,9% so với 67,4% ở nhóm 
tình trạng dinh dưỡng bình thường.6 Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi cũng đưa ra được 
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình 
trạng sức khoẻ khoang miệng với tỷ lệ SDD và 
nguy cơ SDD theo MNA. Đây là số liệu dựa vào 
bằng chứng để đưa ra những khuyến cáo về 
can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh cần liên 
kết chặt chẽ với việc chăm sóc khoang miệng 
cho người bệnh. Nghiên cứu của Shirobe M và 
cộng sự về chức năng khoang miệng và tình 
trạng dinh dưỡng cũng đưa ra kết luận rằng 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
324 TCNCYH 129 (5) - 2020
việc chăm sóc khoang miệng sẽ góp phần cải 
thiện tình trạng dinh dưỡng thông qua việc hỗ 
trợ bữa ăn là điều hết sức quan trọng trong việc 
chăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi. 12
V. KẾT LUẬN
Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi ở các 
bệnh viện tại Việt Nam chiếm tỷ lệ cao theo 
các phương pháp đánh giá khác nhau. Trong 
đó, công cụ MNA phát hiện tỷ lệ SDD cao nhất 
với 71,6%, tỷ lệ SDD theo BMI là thấp nhất với 
18,9%. Việc phối hợp nhiều phương pháp đánh 
giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh cao 
tuổi là cần thiết để tránh bỏ sót người bệnh 
có nguy cơ. Chức năng khoang miệng có ảnh 
hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của người 
bệnh. Người bệnh có độ mở miệng < 3 ngón 
tay, chức năng lưỡi kém như không thể đẩy 
lưỡi về phía trước, không di chuyển được lưỡi 
sang hai bên, lưỡi khô có tỷ lệ SDD cao hơn 
người bệnh không mắc các chứng này có ý 
nghĩa thống kê với p < 0,05. Do đó, việc chăm 
sóc khoang miệng cần được quan tâm phối hợp 
với việc chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. United Nations, “World Population 
Ageing: 1950–2050, Population Division”, 
United Nations. Dep Econ Soc Aff N Y NY. 
www.un.org/esa/population/publications/
worldageing1950/2050.
2. Govindaraju T, Sahle BW, McCaffrey 
TA, McNeil JJ, Owen AJ. Dietary Patterns and 
Quality of Life in Older Adults: A Systematic 
Review. Nutrients. 2018;10(8). doi:10.3390/
nu10080971
3. El Hélou M, Boulos C, Adib SM, Tabbal N. 
Relationship between oral health and nutritional 
status in the elderly: A pilot study in Lebanon. 
J Clin Gerontol Geriatr. 2014;5(3):91-95. 
doi:10.1016/j.jcgg.2014.04.002
4. Shinkai RS, Hatch JP, Sakai S, Mobley 
CC, Saunders MJ, Rugh JD. Oral function and 
diet quality in a community-based sample. J 
Dent Res. 2001;80(7):1625-1630. doi:10.1177
/00220345010800070601
5. Moynihan PJ. The relationship between 
nutrition and systemic and oral well-being in older 
people. J Am Dent Assoc. 2007;138(4):493-
497. doi:10.14219/jada.archive.2007.0201
6. Oral Health-Related Quality of Life 
and Nutritional Status - Gil-Montoya - 2008 
- Journal of Public Health Dentistry - Wiley 
Online Library. Accessed April 1, 2020. https://
onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/j.1752-
7325.2007.00082.x
7. Nutritional status assessment of elderly 
using MNA tool in rural Belagavi: a cross 
sectional study | Patil | International Journal 
Of Community Medicine And Public Health. 
Accessed April 2, 2020. https://www.ijcmph.
com/index.php/ijcmph/article/view/3582
8. Physical status; the use and interpretation 
of anthropometry. Accessed April 1, 
2020. https://apps.who.int/iris/bitstream/
hand le /10665 /37003 /WHO_TRS_854 .
pdf?sequence=1
9. Changes to BMI in Elderly - Leading 
Nutrition | Aged Care Dietitian. Leading Nutrition 
- The Dietitian Centre. Published February 20, 
2018. Accessed April 1, 2020. https://www.
leadingnutrition.com.au/elderlybmichanges/
10. Berraho M, Nejjari C, Raherison 
C, et al. Body mass index, disability, 
and 13-year mortality in older French 
adults. J Aging Health. 2010;22(1):68-83. 
doi:10.1177/0898264309349422
11. Agarwalla R, Saikia AM, Baruah R. 
Assessment of the nutritional status of the 
elderly and its correlates. J Fam Community 
Med. 2015;22(1):39-43. doi:10.4103/2230-
8229.149588
12. Shirobe M, Nakayama R, Hirano H, 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
325TCNCYH 129 (5) - 2020
Summary
ASSESSMENT OF NUTRITIONAL STATUS AND ORAL 
FUNCTION OF GERIATRIC PATIENTS IN HANOI, VIETNAM
This study is to assess the nutritional status and the nutritional status associated with the oral 
function of geriatric patients. A cross-sectional study was conducted among 1007 elderly inpatients 
in several hospitals in Hanoi, Vietnam, from August 2018 to January 2019. Results showed that 
the percentage of malnutrition according to (1) BMI classification for the elderly was 18.9%; (2) 
Mid-Upper Arm Circumference was 34.8%; and (3) Calf Circumference was 60.7%. Nutrition status 
assessed by the Mini-Nutritional Assessment (MNA) revealed that 71.6% of patients suffered from 
malnutrition and at risk of malnutrition. The oral function negatively impacts the amount of food 
intake, which may lead to a deterioration in nutritional status. Therefore, patients who experienced 
several oral-function problems such as narrow mouth opening ( less than three fingers), unable 
to push the tongue forward, unable to move the tongue or inflate the cheeks, atrophic glossitis 
and reduced salivary flow, had a higher risk of malnutrition with statistical significance (p < 0.05).
Keywords: Nutritional status, oral function, elderly patients, Hanoi
et al. Oral function and nutritional status 
among the elderly with facial and oral tactile 
hypersensitivity who are under long-term 
care. Nihon Koshu Eisei Zasshi Jpn J Public 
Health. 2017;64(7):351-358. doi:10.11236/
jph.64.7_351

File đính kèm:

  • pdftinh_trang_dinh_duong_va_chuc_nang_khoang_mieng_nguoi_benh_c.pdf