Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc

TÓM TẮT

Hàn Quốc là quốc gia ôn đới với bốn mùa rõ rệt trong năm. Cộng với quan niệm

“y thực đồng nguyên” (약식동원), các món ăn của Hàn Quốc luôn chú trọng đến

chất lượng và sự đảm bảo cho sức khỏe, hoặc thay thế thuốc chữa bệnh. Bốn mùa ở

Hàn Quốc còn gắn liền với những sản vật phong phú, tạo nên thực đơn đa dạng

trong ẩm thực theo mùa. Theo quá trình phát triển của lịch sử, người dân Hàn

Quốc đã sáng tạo và phát triển các món ăn truyền thống đặc trưng của mình, hình

thành nên nền ẩm thực mang tính nhân văn cao. Tìm hiểu về ẩm thực Hàn Quốc

không chỉ giúp chung ta tiếp cận một nền ẩm thực đang có sức lan tỏa mạnh mẽ,

mà còn là sự chiêm nghiệm về một nền văn hóa – nhân văn đáng ngưỡng mộ.

Từ khóa: Hàn Quốc, ẩm thực Hàn Quốc, nhân văn.

Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc trang 1

Trang 1

Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc trang 2

Trang 2

Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc trang 3

Trang 3

Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc trang 4

Trang 4

Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc trang 5

Trang 5

Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc trang 6

Trang 6

Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc trang 7

Trang 7

Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 9280
Bạn đang xem tài liệu "Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc

Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 
 TÍNH NHÂN VĂN TRONG ẨM THỰC HÀN QUỐC 
 Nguyễn Hoàng Linh 
 Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
 Email: hoanglinhemi@gmail.com 
 Ngày nhận bài: 7/11/2019; ngày hoàn thành phản biện: 12/12/2019; ngày duyệt đăng: 02/4/2020 
 TÓM TẮT 
 Hàn Quốc là quốc gia ôn đới với bốn mùa rõ rệt trong năm. Cộng với quan niệm 
 “y thực đồng nguyên” (약식동원), các món ăn của Hàn Quốc luôn chú trọng đến 
 chất lượng và sự đảm bảo cho sức khỏe, hoặc thay thế thuốc chữa bệnh. Bốn mùa ở 
 Hàn Quốc còn gắn liền với những sản vật phong phú, tạo nên thực đơn đa dạng 
 trong ẩm thực theo mùa. Theo quá trình phát triển của lịch sử, người dân Hàn 
 Quốc đã sáng tạo và phát triển các món ăn truyền thống đặc trưng của mình, hình 
 thành nên nền ẩm thực mang tính nhân văn cao. Tìm hiểu về ẩm thực Hàn Quốc 
 không chỉ giúp chung ta tiếp cận một nền ẩm thực đang có sức lan tỏa mạnh mẽ, 
 mà còn là sự chiêm nghiệm về một nền văn hóa – nhân văn đáng ngưỡng mộ. 
 Từ khóa: Hàn Quốc, ẩm thực Hàn Quốc, nhân văn. 
1. ẨM THỰC LÊN MEN 
 Điều được người dân Hàn Quốc tự hào nhất trong hệ thống ấm thực quốc gia 
có lẽ là Kimchi (김치). Đây còn là tên gọi khác của Hàn Quốc khi đất nước này vẫn 
thường được nhắc đến bởi tên gọi “đất nước Kimchi” xinh đẹp. Có hơn 250 loại Kimchi 
khác nhau nhưng nổi tiếng và phổ biến nhất vẫn là Kimchi cải thảo (배추 김치). Kimchi 
được đánh giá là món ăn có lợi cho sức khỏe, chống ung thư bởi những vi khuẩn có lợi 
cho tiêu hóa cũng như cơ thể con người trong món ăn này sau khi được lên men. 
Kimchi quan trọng với người Hàn Quốc đến nỗi người ta cho rằng “của ngon vật lạ mà 
không có Kimchi thì không thể thành một bữa ăn”1. Trong quá trình phát triển của mình, 
Kimchi đã hình thành nhiều loại hình khác nhau với các nguyên liệu khác nhau. Có thể 
nhắc đến các loại hình Kimchi phổ biến và nổi tiếng khác như Kimchi củ cải, Kimchi 
hành lá, Kimchi dưa chuột, Kimchi củ cải non Vậy tại sao Kimchi có chỗ đứng không 
1 Joo Youngha (2016), Lịch sử Hàn Quốc trên bàn ăn, Nxb Văn hóa Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh, 
tr. 140. 
 91 
Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc 
thể thay thế trong ẩm thực Hàn Quốc và ẩm thực lên men đóng vai trò quan trọng như 
thế nào? 
 Mùa đông ở Hàn Quốc thường kéo dài từ khoảng cuối tháng 11 đến cuối tháng 
2 năm sau, nhiệt độ thường xuyên ở độ âm và có khi xuống đến âm 20 độ. Với sự ấm 
lên của Trái đất, mùa đông ở Hàn Quốc giờ đây không khắc nghiệt và kéo dài như 
trước. Nhưng Kimchi và các loại hình ẩm thực lên men đã ra đời trong hoàn cảnh khắc 
nghiệt của mùa đông lạnh giá và kéo dài từ trong quá khứ. Với nền ẩm thực thiên về 
rau củ, người Hàn Quốc trở nên thiếu rau trầm trọng trong những tháng mùa đông. Vì 
thế, người ta đã tìm ra cách để có thể lưu giữ được rau, củ càng nhiều càng tốt để 
chống chọi với mùa đông kéo dài. Trong mùa thu, người ta sẽ trồng thật nhiều cải thảo 
(배추) để có thể muối Kimchi cho mùa đông, và các hũ Kimchi lớn thường được chôn 
xuống đất để giữ được lâu hơn. Ngày nay, ở các miền quê hoặc ven thành phố (시골), 
người Hàn Quốc vẫn giữ cách làm Kimchi theo nhóm gia đình. Theo đó, khoảng 10 gia 
đình trong xóm có thể thống nhất với nhau để giúp nhau muối Kimchi. 9 gia đình sẽ 
giúp một gia đình làm thật nhiều Kimchi, và cứ thế giúp nhau cho đến gia đình cuối 
cùng. Với cách làm này, người ta sẽ rút ngắn được thời gian nếu như mỗi gia đình tự 
làm Kimchi cho gia đình mình. Hơn nữa, tính đoàn kết cộng đồng trong thôn xóm 
càng được gắn kết hơn với sự chung tay của nhiều gia đình trong việc chuẩn bị cho 
mùa đông sắp đến. 
 Bên cạnh Kimchi, các thực phẩm lên men nổi tiếng khác của Hàn Quốc còn có 
tương đậu nành - Doenjang (됀장), nước tương - Ganjang (간장), tương ớt – Gochujang 
(고추장), hải sản lên men - Jeotgal (젓갈). Tương đậu nành nổi tiếng với món canh tương 
Doenjangjjigae (된장찌개) có mùi vị khá khó chịu đối với những người chưa quen hoặc 
nhạy cảm với mùi thức ăn khó ngửi. Tuy nhiên, nếu quen với vị của canh tương, thật 
dễ hiểu khi nhiều người vẫn thường xuyên chọn món ăn này trong các quán ăn ở Hàn 
Quốc. Trong khi đó, tương ớt Gochujang luôn có chỗ đứng của mình bởi đây không chỉ 
đơn thuần là ớt. Tương ớt Hàn Quốc là sự kết hợp của bột lúa mạch, bột gạo nếp, đậu 
cùng mạch nha sau đó được hóa đường tạo độ ngọt tự nhiên. Tiếp đó, người ta cho 
Meju (메주 – men đậu nành) cùng với bột ớt vào trộn đều, sau đó ủ trong vại2. 
Gochujang có độ dẻo mịn vừa phải, vị cay của ớt pha lẫn vị ngọt bùi của nếp, lúa mạch 
và đậu tạo nên cảm giác dễ chịu khi dùng kèm với các món ăn, đặc biệt là các món 
nướng hoặc gỏi cá. Tương ớt là biểu trưng rõ ràng nhất cho quan niệm về sự bổ dưỡng 
của ẩm thực Hàn Quốc, ngay cả món gia vị ăn kèm cũng có hàm lượng dinh dưỡng 
nhất định. Bên cạnh đó, loại hình hải sản lên men Jeotgal cũng là một phần quan trọng 
2 Trung tâm quảng bá văn hóa hải ngoại (2015), Những điều bạn nên biết về Hàn Quốc, 
www.korea.net, ISBN 978-89-7375-605-6, tr. 10. 
 92 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 
trong phần thức ăn đi kèm. Có thể nhắc đến Jeotgal làm từ tép, cá cơm hay mực được 
cắt thành những mẩu nhỏ và mỏng. 
 Loại hình thực phẩm lên men của Hàn Quốc, ngày nay, càng giữ được vai trò 
quan trọng của mình khi thành phần bữa ăn của người Hàn Quốc đã thay đổi rõ rệt. Đi 
cùng sự phát triển về kinh tế với kỳ tích sông Hàn từ những năm 80 của thế kỷ XX, các 
món ăn từ thịt và mang nhiều dầu mỡ bắt đầu phát triển mạnh (có thể thấy rõ nhất qua 
sự phát triển và phổ biến của món thịt nướng Samgyeopsal – 삼겹살). Vì thế, các món ăn 
lên men sẽ giảm đi những tác động có hại do dầu mỡ từ các món ăn trên, những vi 
khuẩn có lợi cho tiêu hóa giúp chuyển hóa thức ăn nhanh hơn và tránh tình trạng đầy 
bụng khó tiêu. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại được thể hiện rõ nét trên bàn 
ăn của người Hàn Quốc là điều được đánh giá cao về ẩm thực của quốc gia này. 
2. ẨM THỰC THEO MÙA 
 “Mùa nào thức nấy” luôn là điều được thể hiện trong ẩm thực của hầu hết các 
quốc gia, bởi điều kiện khác nhau về khí hậu đem đến những nguyên vật liệu và các 
món ăn mang đậm chất triết lí, phù hợp với từng thời điểm khác nhau trong năm. Điều 
này càng được thể hiện rõ nét ở Hàn Quốc khi bốn mùa ở đây được phân chia một 
cách rõ ràng với những điều kiện thời tiết khác nhau. Từ đó, trên cơ sở những sản vật 
theo mùa và đặc điểm mùa, ẩm thực Hàn Quốc mang đến cho con người những trải 
nghiệm và cả những chiêm nghiệm thú vị. 
 Mùa đông lạnh giá ở Hàn Quốc được xem là một trong những nguyên nhân 
quan trọng cho những sáng tạo thú vị và độc đáo ở quốc gia này. Loại hình nhà truyền 
thống Hanok (한옥) với hệ thống sưởi nền Ondol (온돌) rất sáng tạo là một trong những 
ví dụ điển hình nhất cho điều này. Bên cạnh đó, các món ăn giúp sưởi ấm trong thời 
tiết giá lạnh cũng được hình thành và phát triển, trong đó, cơm canh Janggukbap 
(장국밥) hay canh sườn bò (설렁탕) nóng hổi là những đại diện tiêu biểu của ẩm thực 
trong thời tiết giá lạnh. Ngay cả Kimchi hay tương đậu nành cũng trở thành nguyên 
liệu để tạo thành những món canh nóng hổi ăn kèm cơm như Kimchijjigae (김치찌개) 
hay Doenjangjjigae (된장찌개). 
 Mùa đông Hàn Quốc còn đặc trưng bởi rượu, thức uống không thể thiếu của 
người dân xứ này. Nhắc đến các loại hình rượu truyền thống ở Hàn Quốc không thể 
thiếu rượu Soju và rượu gạo. Văn hóa uống rượu của người Hàn Quốc đã được hình 
thành từ lâu với các loại hình rượu truyền thống, trước khi rượu Nhật Bản tràn ngập 
thị trường trong thời kỳ thuộc địa. Nếu như Soju (소주) ngày nay được nhắc đến như 
là loại rượu đặc trưng của Hàn Quốc với làn sóng Hallyu tràn ngập thị trường Đông Á, 
thì rượu gạo truyền thống Hàn Quốc lại có chỗ đứng riêng đối với văn hóa quốc gia 
 93 
Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc 
này. Loại rượu gạo truyền thống được phổ biến rộng rãi trong giới bình dân tại Hàn 
Quốc từ trong lịch sử lâu đời. Theo người dân Hàn Quốc, trong những ngày đông lạnh, 
nếu uống rượu gạo cùng đồ nhắm trước bữa ăn, sau đó ăn cơm trộn canh nóng thì có 
thể chống lại được cái rét, và sự bổ dưỡng có thể sánh với sâm rừng hay nhung hươu3. 
Tất nhiên, đây là quan điểm của những người dân lao động thu nhập thấp, sử dụng 
những thức ăn thức uống bình dân mang lại hiệu quả cao là điều quá tốt đối với họ. 
 Trái với mùa đông, mùa hè ở Hàn Quốc khá nóng. Ngày nay, với quá trình ấm 
lên của trái đất, mùa hè ở Hàn Quốc có nhiệt độ dao động từ 20 đến 35 độ C. Cũng từ 
lý do này, người Hàn Quốc đã làm ra các món ăn phù hợp với điều kiện nóng bức của 
mùa hè, và tất nhiên, không thể không tính đến sự bổ dưỡng của các món ăn này. Món 
ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Hàn Quốc mùa nóng là món gà hầm sâm Samgyetang 
(삼계탕) với nguyên liệu chính là gà và sâm4 hầm nhừ cho đến khi có thể ăn được cả 
xương. Thời tiết nóng khiến mồ hôi ra nhiều và quá trình mất sức diễn ra nhanh hơn, 
vì thế, người Hàn Quốc ăn gà hầm sâm để bổ sung năng lượng, bồi bổ sức khỏe cũng 
như có thể chống chọi lại cái nóng trong một ngày làm việc dài mệt mỏi. Bó xôi trong 
lòng con gà giúp người ăn đảm bảo lượng tinh bột trong một nền văn hóa coi trọng 
cơm trong bữa ăn. 
 Bên cạnh gà hầm sâm, món “canh bổ dưỡng” Bosintang (보신탕) cũng là món 
ăn được cho là phù hợp với mùa hè nóng bức. Với nguyên liệu chính là thịt chó chứa 
nhiều đạm, Bosintang bổ sung năng lượng và hồi phục sức khỏe rất tốt. Tên gọi 
Bosintang có nghĩa là “canh bổ dưỡng”5 được ra đời sau này khi người ta cảm thấy 
ngại khi nhắc đến thịt chó, món ăn bị kỳ thị ở rất nhiều quốc gia khác. Ban đầu, súp 
thịt chó gaejangguk (개장국) mới là tên gọi cho món ăn này. Về sau, bởi quan điểm và 
làn sóng phán đối ăn thịt chó mà người ta mới đổi tên thành “canh bổ dưỡng”. Ngày 
nay, ở các trung tâm đô thị lớn Hàn Quốc rất khó để tìm được một quán ăn bán 
Bosintang, chỉ có ở vùng thôn quê hoặc các khu chợ truyền thống mới có thể dễ dàng 
tìm được. Bosintang còn đóng vai trò quan trọng cho những món ăn khác dựa vào đó 
để phát triển, ví dụ điển hình là món súp thịt bò Yukgaejang (육개장) được biến thể từ 
súp thịt chó Gaejang, chỉ đơn giản là thay thế thịt chó bằng thịt bò. 
 Mùa thu Hàn Quốc không chỉ nối tiếng với những hàng cây ngân hạnh vàng lá 
hay những hàng phong lá đỏ, khí trời mát mẻ và se lạnh vào buổi chiều tối rất thích 
hợp cho việc thưởng thức ẩm thực cho mùa này. Trong đó, việc ăn bánh rán Kimchi 
3 Joo Youngha (2016), Sđd, tr. 286. 
4 Ngoài nhân sâm và gà, những nguyên liệu chính trong món samgyetang còn có táo tàu, tỏi và 
gạo nếp. Gạo nếp sẽ được nhồi vào trong bụng gà, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi và hầm 
trong vòng khoảng 1 giờ đồng hồ. 
5 Tên gọi khác của món ăn này là 영양탕 – yeongyangtang, nghĩa từ nguyên tiếng Hàn có nghĩa 
là “canh dinh dưỡng”. 
 94 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 
(김치전) cùng với rượu Makgeoli (막걸리) được xem là “khoái khẩu” đối với những 
người sành ăn. Makgeoli là loại rượu truyền thống đặc biệt của Hàn Quốc với nồng độ 
nhẹ, phù hợp cho cả nam và nữ. Loại rượu này, ngoài đi kèm với bánh rán Kimchi, còn 
thích hợp với các món ăn khác như gỏi cá hay thịt bò nướng Bulgogi (불고기). Makgeoli 
được xem là loại rượu tốt cho sức khỏe nếu uống điều độ bởi những vi khuẩn lên men 
có lợi cho sức khỏe trong đó. Mùa thu ở Hàn Quốc còn là mùa sinh trưởng của cá 
chạch (미꾸라지) và món ăn nổi tiếng với loại cá này là canh cá chạch nóng, rất tốt cho 
sức khỏe và có tác dụng giải rượu6. Rõ ràng, văn hóa uống rượu của người Hàn Quốc 
là một trong những nguyên nhân sinh ra những món ăn nhằm giải rượu và hồi phục 
sức khỏe. 
 Sau mùa đông lạnh giá, mùa xuân ở Hàn Quốc là sự nở rộ của các loài hoa và 
cây trái. Ngắm hoa anh đào, nhâm nhi bát rượu Makgeoli cùng các loại thức nhắm khô 
là trải nghiệm vô cùng thú vị. Sự phát triển nhanh và mạnh của các loại rau củ quả là 
điều kiện để nền ẩm thực nước này có thêm những món ăn đặc trưng. Trong đó, không 
thể không nhắc đến món cơm trộn Bibimbap (비빔밥), món ăn được xem là quốc hồn 
quốc túy của người Hàn Quốc. Về cơ bản, bibimbap là món cơm trộn với hỗn hợp 
nhiều loại rau, củ như giá đỗ, nấm, cà rốt, rau chân vịt, thịt băm, trứng chiên cùng với 
dầu mè (참기름) và tương ớt. Món ăn này đặc trưng cho văn hóa ăn nhiều rau củ trong 
thực đơn hàng ngày của người Hàn Quốc. Sự đơn giản trong cách làm cùng sự đầy đủ 
dinh dưỡng khiến Bibimbap trở nên phổ biến và là một trong những món ăn mang sự 
tự hào của người dân nước này. Ngày nay, chúng ta dễ dàng tìm thấy các quán ăn có 
cơm trộn bibimbap trong thực đơn ở mọi nơi tại Hàn Quốc, và cũng dễ dàng nhận ra 
quan niệm về con số may mắn trong món ăn này khi các nguyên liệu để trộn với cơm 
luôn là 9 hoặc 10 loại. Bên cạnh đó, món gỏi thạch đậu xanh Tangpyeongchae (탕평채) 
cũng là món ăn đặc trưng cho mùa xuân Hàn Quốc với thạch đậu xanh, thịt bò xào, rau 
cần, giá đỗ, rong biển và trứng chiên, “có vị mát nên rất tuyệt vời để ăn vào đêm mùa 
xuân”. Điều đặc biệt của cả hai món ăn này là chúng đều hội tụ đầy đủ ngũ sắc (vàng, 
xanh, trắng, đỏ, đen), tượng trưng cho ngũ hành và bốn hướng Đông – Tây – Nam – 
Bắc và trung tâm7. Các món ăn này, rõ ràng, còn mang những ý nghĩa khác về quan 
điểm phong thủy trong nền ẩm thực Hàn Quốc. 
3. KẾT LUẬN 
 Thật khó để có thể bao hàm hết nền ẩm thực của một quốc gia trong một bài 
viết. Ẩm thực Hàn Quốc là một trong những nền ẩm thực phong phú mang đậm chất 
6 Joo Youngha (2016), Sđd, tr. 80. 
7 Joo Youngha (2016), Lịch sử Hàn Quốc trên bàn ăn, Sđd, tr. 184 – 186. 
 95 
Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc 
triết lý và tính nhân văn. Bên cạnh sự chú trọng vào giá trị dinh dưỡng, ẩm thực Hàn 
Quốc còn chú ý đến sự toàn diện về tính thẩm mĩ và giá trị triết lý nhân sinh. Với sự 
biến đổi thời tiết của bốn mùa trong năm, ẩm thực Hàn Quốc đã mang đến cho thế giới 
những món ăn đặc trưng theo mùa đầy thú vị. Thưởng thức ẩm thực Hàn Quốc cùng 
với sự tìm hiểu về các món ăn này là một sự chiêm nghiệm có giá trị nhân văn sâu sắc 
về một đất nước với nền văn hóa rất riêng. Ẩm thực Hàn Quốc, rõ ràng là một phần 
quan trọng không thể thiếu trong nền văn hóa Hàn Quốc nói chung và việc tìm hiểu về 
ẩm thực còn giúp chúng ta hiểu hơn về đất nước và người dân xứ này. Vì thế, việc 
giảng dạy về ẩm thực Hàn Quốc cho sinh viên Hàn Quốc học, Đông phương học 
không chỉ gói gọn trong việc giới thiệu về các món ăn tiêu biểu mà còn là lịch sử ra đời 
hay các câu chuyện xung quanh chúng – Những điều thể hiện tính nhân văn sâu sắc 
trong nền ẩm thực Hàn Quốc. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Joo Youngha (2016), Lịch sử Hàn Quốc trên bàn ăn, Nxb Văn hóa Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh. 
[2]. Trung tâm quảng bá văn hóa hải ngoại (2015), Những điều bạn nên biết về Hàn Quốc, 
 www.korea.net, ISBN 978-89-7375-605-6. 
[3]. Ngoài ra là các tài liệu thực địa của người viết trong quá trình làm hướng dẫn viên du lịch 
 ở Việt Nam là thực tập nghiên cứu ở Hàn Quốc. 
 96 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 
 THE HUMANITY IN KOREAN CUISINE 
 Nguyen Hoang Linh 
 Faculty of History, University of Sciences, Hue University 
 Email: hoanglinhemi@gmail.com 
 ABSTRACT 
 Korea is a temperate country with four distinct seasons throughout the year. With 
 the concept of “food as medicine” (약식동원), Korean food always focuses on 
 quality and health assurance, or replacing medicine. The four seasons in Korea are 
 associated with rich products of nature, creating a diverse menu in seasonal cuisine. 
 According to history of development, Korean people have created and developed 
 their traditional dishes, forming a highly humane cuisine. Learning about Korean 
 cuisine not only helps us access the cuisine that is spreading rapidly, but also 
 contemplates an admirable human-culture. 
 Keywords: humanities, Korea, Korean cuisine. 
 Nguyễn Hoàng Linh sinh ngày 06/9/1986 tại thành phố Huế. Năm 2008, 
 ông tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Lịch sử tại Trường Đại học Khoa 
 học, Đại học Huế. Năm 2010, ông lấy bằng Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử 
 Thế giới tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 2010, ông 
 giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
 Lĩnh vực nghiên cứu: Hàn Quốc học. 
 97 
Tính nhân văn trong ẩm thực Hàn Quốc 
 98 

File đính kèm:

  • pdftinh_nhan_van_trong_am_thuc_han_quoc.pdf