Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị trẻ nghi nhiễm trùng sơ sinh sớm tại đơn nguyên sơ sinh bệnh viện Mỹ Đức

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh tại Đơn nguyên sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức

(BV ĐKMĐ), chúng tôi nghiên cứu mô tả cắt ngang 140 bệnh nhi nhập Đơn nguyên sơ sinh từ tháng 11/2017

đến tháng 6/2018.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

Kết quả: Số bệnh nhi có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm trùng sơ sinh là 117 (83,6%), trong đó: Thở

nhanh 91 ca (65%), ọc sữa 21 ca (15%), bụng chướng 16 ca (11,4%). Dịch âm đạo của mẹ có GBS (+) 6 ca

(4,2%). Không có ca nước ối hôi hoặc vỡ ối >18h. Xét nghiệm máu CRP tăng có 23 ca (16,4%). Điểm số huyết

học phản ánh khả năng nhiễm trùng: >=5 (xác định) 0,7%; 2-4 (nghi ngờ) 5,7%; <2 (không) 93,5%; không có ca

cấy máu (+). Sử dụng kháng sinh có 65 ca (46,4 %). Trong đó, 54 ca (84,1%) có triệu chứng lâm sàng, 22 ca

(34,3%) có CRP tăng, 14 ca (21,8%) có yếu tố nguy cơ. Kháng sinh phối hợp: Ampicillin + Gentamycin +

Cefotaxime có 17%. Thời gian sử dụng kháng sinh:<5 ngày 24,6%; 5-7 ngày 64,6%; >7 ngày 10,8%.

Kết luận: Kháng sinh sử dụng điều trị nhiễm trùng sơ sinh tại BV Mỹ Đức chủ yếu dựa vào đánh giá lâm

sàng, số kháng sinh chủ yếu là 2 kháng sinh, thời gian sử dụng 5-7 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất.

Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị trẻ nghi nhiễm trùng sơ sinh sớm tại đơn nguyên sơ sinh bệnh viện Mỹ Đức trang 1

Trang 1

Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị trẻ nghi nhiễm trùng sơ sinh sớm tại đơn nguyên sơ sinh bệnh viện Mỹ Đức trang 2

Trang 2

Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị trẻ nghi nhiễm trùng sơ sinh sớm tại đơn nguyên sơ sinh bệnh viện Mỹ Đức trang 3

Trang 3

Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị trẻ nghi nhiễm trùng sơ sinh sớm tại đơn nguyên sơ sinh bệnh viện Mỹ Đức trang 4

Trang 4

Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị trẻ nghi nhiễm trùng sơ sinh sớm tại đơn nguyên sơ sinh bệnh viện Mỹ Đức trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 12880
Bạn đang xem tài liệu "Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị trẻ nghi nhiễm trùng sơ sinh sớm tại đơn nguyên sơ sinh bệnh viện Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị trẻ nghi nhiễm trùng sơ sinh sớm tại đơn nguyên sơ sinh bệnh viện Mỹ Đức

Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị trẻ nghi nhiễm trùng sơ sinh sớm tại đơn nguyên sơ sinh bệnh viện Mỹ Đức
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 185
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ 
TRẺ NGHI NHIỄM TRÙNG SƠ SINH SỚM TẠI ĐƠN NGUYÊN SƠ SINH 
BỆNH VIỆN MỸ ĐỨC 
Phan Đăng Nghị*, Phạm Thị Thanh Tâm** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh tại Đơn nguyên sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức 
(BV ĐKMĐ), chúng tôi nghiên cứu mô tả cắt ngang 140 bệnh nhi nhập Đơn nguyên sơ sinh từ tháng 11/2017 
đến tháng 6/2018. 
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 
Kết quả: Số bệnh nhi có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm trùng sơ sinh là 117 (83,6%), trong đó: Thở 
nhanh 91 ca (65%), ọc sữa 21 ca (15%), bụng chướng 16 ca (11,4%). Dịch âm đạo của mẹ có GBS (+) 6 ca 
(4,2%). Không có ca nước ối hôi hoặc vỡ ối >18h. Xét nghiệm máu CRP tăng có 23 ca (16,4%). Điểm số huyết 
học phản ánh khả năng nhiễm trùng: >=5 (xác định) 0,7%; 2-4 (nghi ngờ) 5,7%; <2 (không) 93,5%; không có ca 
cấy máu (+). Sử dụng kháng sinh có 65 ca (46,4 %). Trong đó, 54 ca (84,1%) có triệu chứng lâm sàng, 22 ca 
(34,3%) có CRP tăng, 14 ca (21,8%) có yếu tố nguy cơ. Kháng sinh phối hợp: Ampicillin + Gentamycin + 
Cefotaxime có 17%. Thời gian sử dụng kháng sinh:7 ngày 10,8%. 
Kết luận: Kháng sinh sử dụng điều trị nhiễm trùng sơ sinh tại BV Mỹ Đức chủ yếu dựa vào đánh giá lâm 
sàng, số kháng sinh chủ yếu là 2 kháng sinh, thời gian sử dụng 5-7 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất. 
Từ khoá: nhiễm trùng sơ sinh sớm, kháng sinh, sơ sinh 
ABSTRACT 
ANTIBIOTICS IN TREATMENT OF INFANTS SUSPECTED EARLY NEONATAL INFECTION 
IN MY DUC HOSPITAL FROM NOVEMBER, 2017 TO JUNE, 2018 
Phan Dang Nghi, Pham Thi Thanh Tam 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 185 – 189 
Objective: Investigate the current status of antibiotic treatment at My Duc General Hospital, we studied 
the cross sectional description of 140 neonates pediatric patients from November 2017 to June 2018. 
Methods: Cross sectional description. 
Results: Patients with clinical symptoms suspected of neonatal sepsis were 117 (83.6%). The most common 
symptoms were tachypnea (91%), vomiting (21%), and abdominal distention (16.4%). Maternal vaginal 
discharge having positive with GBS were 6 cases (4.2%). No case of foul- smelling amniotic fluid or PROM more 
than 18 hours. C- Reactive protein (CRP) was increased in 23 cases (16.4%). Hematological score for sepsis: >=5 
(Sepsis or infection is very likely) with 0.7%; 2-4 (Sepsis is possible) with 5.7%; <2 (Sepsis is unlikely) with 
93.5%; No blood culture (+). Antibiotic treatment was prescribed for 65 cases (46.4%). In these cases, 54 patients 
(84.1%) ware treated base on clinical symptoms, 22 cases (34.3%) on high CRP, 14 cases (21.8%) with risk 
factors. Ampicillin + Gentamycine + Cefotaxime was 17%. Time to use antibiotics: < 5 days 24.6%, 5-7 days 
64.6%, >7 days 10.8%. 
Conclusions: Antibiotics used for treatment neonatal infections in My Duc Hospital are generally based on 
*BV Mỹ Đức TP. Hồ Chí Minh **BV Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Phan Đăng Nghị ĐT: 0986104770 Email: dangnghibsnhi@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 186
clinical assessment. Two types of initial antibiotics was given mainly. Durations of antibiotics using from 5 to 7 
days was common. 
Keywords: early onset sepsis (EOS), antibiotics, neonate 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhiễm trùng sơ sinh còn là bệnh lý khó 
chẩn đoán vì triệu chứng lâm sàng không rõ, xét 
nghiệm không đặc hiệu(8,9). Điều trị chủ yếu dựa 
vào triệu chứng lâm sàng và đặc điểm nhiễm 
trùng sơ sinh sớm (thường do Group B 
streptococcus (GBS), Escherichia coli, Listeria 
monocytogenes, ...) hay nhiễm trùng sơ sinh muộn 
(thường do Staphylococcus coagulase-Negative, 
GBS, E. coli, Klebsiella)(3,5). Đặc điểm ở BV Mỹ Đức 
phần lớn là nhiễm trùng sơ sinh sớm. 
Bên cạnh đó, những nước đang phát triển 
như Việt Nam, kháng sinh là một nhóm thuốc 
quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong 
số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc 
bệnh và tỷ lệ tử vong. Sự lan tràn các chủng vi 
khuẩn kháng kháng sinh là vấn đề cấp bách nhất 
hiện nay(2). 
Do vậy, việc sử dụng kháng sinh điều trị 
nhiễm trùng sơ sinh rất cần được kiểm soát chặt. 
Tuy nhiên, tại Bệnh Viện Mỹ Đức, chưa có 
nghiên cứu nào về những yếu tố nguy cơ và 
triệu chứng lâm sàng với việc điều trị kháng sinh 
cho các bé sơ sinh. 
Từ đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài 
này với câu hỏi nghiên cứu: Tình hình sử dụng 
kháng sinh tại Đơn nguyên sơ sinh, Bệnh Viện 
Đa Khoa Mỹ Đức như thế nào? 
Mục tiêu nghiên cứu 
Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh 
trong điều trị nhiễm trùng sơ sinh tại Đơn 
nguyên sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức từ 
11/ 2017 – 6/2018: 
Xác định tỷ lệ các yếu tố nguy cơ, lâm sàng 
và cận lâm sàng của bệnh nhân nghi nhiễm 
trùng sơ sinh. 
Xác định tỷ lệ và lý do bệnh nhân phải sử 
dụng kháng sinh. 
Xác định tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng phối 
hợp 3 loại kháng sinh. 
Xác định tỷ lệ nhóm thời gian sử dụng 
kháng sinh. 
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Trẻ sơ sinh được theo dõi và điều trị tại Đơn 
nguyên sơ sinh BV Mỹ Đức. 
Tiêu chuẩn chọn vào 
Trẻ sơ sinh được nhập theo dõi, điều trị tại 
Đơn nguyên sơ sinh BV Mỹ Đức từ 01/11/2017 
đến 30/06/2018 do nghi nhiễm trùng sơ sinh vì 
có ít nhất một trong số các dấu hiệu hoặc triệu 
chứng sau: 
Triệu chứng lâm sàng 
Li bì, thay đổi tri giác, sốt >37,5°C hoặc hạ 
thân nhiệt < 36,5°C, suy hô hấp, nhịp tim nhanh 
>160l/p hoặc <100l/p, ọc sữa, bú kém, bụng 
chướng, dịch dạ dày nâu. 
Có yếu tố nguy cơ từ mẹ 
Mẹ sốt 4h trước hoặc sau sinh, ối vỡ >18h, ối 
hôi, GBS dịch âm đạo (+), CRP >15mg/l, BC 
>15000/m3, mẹ có ổ nhiễm trùng ở vị trí khác. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Trẻ chuyển viện. 
Người nhà không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 
Ước tính cỡ mẫu 
Chọn khoảng tin cậy 95%, p = 0,1. 
N= 140. 
Thời gian nghiên cứu 
Từ 01/11/2017 - 30/6/2018. 
Các biến số chính 
Triệu chứng lâm sàng 
Sốt, thở nhanh, chướng bụng, nhịp tim 
nhanh >160l/p, nhịp tim chậm <60 l/p, dịch dạ 
dày xấu, ọc sữa là các biến nhị phân. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 187
Triệu chứng cận lâm sàng 
CRP >10 mg/l, cấy máu (+), soi tươi phân có 
hồng cầu, XQ tim phổi thẳng có hình ảnh tổn 
thương phế nang là những biến nhị phân. 
Xử lý số liệu 
Bằng phần mềm SPSS 20. 
Số liệu được lấy dựa trên kết quả hồi cứu từ 
hồ sơ, bệnh án. Không can thiệp trên bệnh nhân. 
KẾT QUẢ 
Qua thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã có 
tổng số ca N=140, với các kết quả cụ thể như sau: 
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
Đặc điểm dịch tễ 
Bảng 1. Đặc điểm tuổi thai, cân nặng (n=140) 
Đặc điểm Số ca (%) 
Giới tính Nam 82 (58,6) 
Nữ 58 (41,4) 
Cân nặng Nhẹ cân 23 (16,4) 
Lớn cân 1 (0,7) 
Đủ cân 116 ( 82,9) 
Tuổi thai Non tháng 96 (68,6) 
Đủ tháng 44 (31,4) 
Tỷ lệ non tháng chiếm đa số (68,6%) (Bảng 1). 
Đặc điểm yếu tố nguy cơ 
Bảng 2. Các yếu tố nguy cơ từ mẹ (n = 140) 
Yếu tố Số ca (%) 
GBS(+)* 6 (4,2) 
Mẹ sốt lúc sinh hoặc sau sinh nghi NT 2 (1,4) 
BC mẹ >15000/mm3 2 (1,4) 
*Xét nghiệm dịch âm đạo của bà mẹ (+) với Group B 
streptococcus 
Thường gặp nhất là mẹ có GBS(+). Không 
gặp trường hợp vỡ ối >18h hoặc viêm màng ối 
(Bảng 2). 
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 
Bảng 3. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng (n=140) 
Đặc điểm Số ca (%) 
Suy hô hấp 91 (65) 
Tiêu hoá Ọc 21 (15) 
Chướng bụng 16 (11,4) 
Dịch dạ dày nâu 11 (7,9) 
Thay đổi tri giác 4 (2,9) 
Đặc điểm Số ca (%) 
Da Da xanh tái 3 (2,1) 
XH dưới da 3 (2,1) 
Tuần hoàn Nhịp tim nhanh >160l/p 1 (0,7) 
Triệu chứng suy hô hấp là thường gặp nhất 
(65%), ọc và chướng bụng lần lượt là 15% và 
11,4% (Bảng 3). 
Bảng 4. Triệu chứng cận lâm sàng 
N = 140 Số ca (%) 
Điểm số huyết học 
(ĐSHH) phản ánh 
nhiễm trùng 
>5 (xác định) 1 (0,7) 
2-5 (nghi ngờ) 8 (5,7) 
<2 (không) 131 (93,6) 
C-reactive protein (CRP) tăng* 23 (16,4) 
Điểm số huyết học: dựa vào kết quả các 
thành phần tế bào bạch cầu, tiểu cầu để cho 
điểm (Bảng 4): 
- Cho điểm 1 khi có 1 trong các tiêu chuẩn 
sau: Bạch cầu ≤5,000/µl, >=25.000/µl lúc sinh, 
>=30.000/µl (12-24h), >=21.000 /µl (từ ngày 2), 
phết máu ngoại biên tế bào đa nhân tăng, tế bào 
đa nhân non tăng, tế bào non/tổng (I/T) tăng, tế 
bào non /tế bào trưởng thành(I/M) >=0,3, tiểu cầu 
<= 150.000/ µl. 
- Cho điểm 2 khi: Phết máu ngoại biên 
không có tế bào trưởng thành 
CRP tăng là giá trị CLS thường gặp nhất, 
không có bệnh nhân cấy máu (+). 
Đối với những trường hợp có triệu chứng ở 
đường tiêu hoá hoặc hô hấp chúng tôi có thực 
hiện thêm một số cận lâm sàng khác với kết quả: 
Soi phân (+) 5/28 ca (17%), siêu âm có hình ảnh 
viêm ruột 5/20 ca(25%), XQ có hình ảnh viêm 
ruột, viêm phổi 4/44 ca (9%). 
Tỷ lệ và lý do sử dụng kháng sinh 
Tỷ lệ sử dụng kháng sinh 
Có 65 ca chiếm tỷ lệ 46,4%. 
Lý do sử dụng kháng sinh 
Có triệu chứng lâm sàng: 54 ca (83,1%). Có 
tăng CRP và có triệu chứng lâm sàng: 26,1%. Có 
GBS(+) ở mẹ và có CRP tăng: 7%. Có triệu chứng 
lâm sàng và có GBS(+): 3%. Có cả 3 yếu tố trên: 
3% (Hình 1). 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 188
Hình 1. Lý do sử dụng kháng sinh 
Bảng 5. Các loại KS đã dùng 
Số loại KS sử dụng phối hợp Số ca (%) 
2 loại (ampicillin, gentamycin ) 54 (83) 
3 loại (ampicillin, gentamycin, cefotaxime) 11(17) 
Chủ yếu sử dụng 2 loại kháng sinh (83%) 
(Bảng 5). 
Thời gian sử dụng kháng sinh 
24.6
64.6
10.8
0
10
20
30
40
50
60
70
7 dHình 3. Tỉ lệ % Nhóm thời gian sử dụng kháng sinh 
Thời gian chủ yếu là 5-7 ngày (64,6%) 
(Hình 2). 
BÀN LUẬN 
Độ tuổi non tháng chiếm đa số trong nhóm 
nghi nhiễm trùng, điều này phù hợp vì đặc thù ở 
BV Mỹ Đức là thai thụ tinh ống nghiệm và đa 
thai nên tỷ lệ sinh non tháng là khá cao, mà non 
tháng là một yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng sơ 
sinh sớm(1,5,9). 
Yếu tố nguy cơ từ mẹ thường gặp nhất trong 
nghiên cứu là mẹ có GBS. Tuy nhiên trong 
nghiên cứu của chúng tôi, GBS(+) chỉ 4,2% thấp 
hơn nhiều so với nghiên cứu của Simonsen KA 
(20%)(11). Viêm màng ối và vỡ ối >18h không gặp 
ca nào, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nghiên 
cứu của Simonsen KA (12%). Điều này cũng 
chứng tỏ các sản phụ được quản lý thai tốt, nếu 
có tình huống vỡ ối thì được phát hiện và xử trí 
chấm dứt thai kỳ kịp thời. 
Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là 
suy hô hấp (65%) so với tỷ lệ sử dụng kháng 
sinh là 46,4%. Như vậy, có một tỷ lệ bệnh nhân 
(18,6%) có suy hô hấp, có thể phải thở CPAP 
nhưng bằng đánh giá lâm sàng kết hợp cận lâm 
sàng và yếu tố nguy cơ nên đã không sử dụng 
kháng sinh cho bệnh nhân. Với các triệu chứng 
như ọc sữa (15%) và chướng bụng (11,4%) chúng 
tôi đã loại trừ bệnh lý tắc nghẽn đường tiêu hoá 
trước khi nghĩ đến nhiễm trùng sơ sinh sớm đơn 
thuần. Điểm số huyết học với giá trị xác định 
nhiễm trùng có tỷ lệ (0,7%), CRP tăng (16,4%). 
Chúng ta biết CRP tăng trong các trường hợp: 
nhiễm khuẩn, tắc mạch, viêm ruột, bệnh cơ tim, 
viêm tuỵ. Đối với chẩn đoán nhiễm trùng sơ 
sinh hiện nay thì CRP >15 mg/L là mức có ý 
nghĩa và nó còn có giá trị đánh giá mức độ đáp 
ứng với điều trị(4). Trong nghiên cứu của chúng 
tôi, tỷ lệ cả điểm số huyết học và CRP đều thấp. 
Kết quả này bước đầu định hướng cho thấy vai 
trò của đánh giá lâm sàng là quan trọng(4,8). 
Xét trong nhóm phải sử dụng kháng sinh, 
thông qua tỷ lệ của triệu chứng lâm sàng, cận 
lâm sàng và các yếu tố nguy cơ cho thấy, việc sử 
dụng kháng sinh của chúng tôi chủ yếu dựa vào 
triệu chứng lâm sàng, tương đồng với quan 
điểm của các tác giả Cantoni L, Ottolini MC(3,10). 
Sử dụng 2 kháng sinh (ampicillin và 
gentamycin) chiếm 83,1%. Kết quả này phù hợp 
với khuyến cáo của WHO, Bộ Y tế và các tác giả 
Nguyễn Kiến Mậu, Aline Fuchs(2,4,9). 
Thời gian điều trị chủ yếu là 5-7 ngày 
(64,6%), chỉ có 10,8% có thời gian điều trị >7 ngày. 
KẾT LUẬN 
Quá trình sử dụng kháng sinh trong điều trị 
tại Đơn nguyên sơ sinh Bệnh viện Mỹ Đức là có 
kiểm soát, phù hợp với các khuyến cáo hiện tại. 
Lâm sàng 
83, 1 
GBS(+) 
3% 
7% 
3% 
26,1 
CRP 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 189
Bước đầu chúng tôi đã làm nổi bật được vai 
trò quan trọng của triệu chứng lâm sàng và việc 
kết hợp với triệu chứng cận lâm sàng khi quyết 
định sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh 
nhân theo dõi nhiễm trùng sơ sinh sớm. 
KIẾN NGHỊ 
Cần kiểm soát chặt hơn việc sử dụng 
kháng sinh cho những bệnh nhi chỉ có triệu 
chứng thở nhanh mà kết quả XQ và xét 
nghiệm khác bình thường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Berardi A, Buffagni AM, Rossi C, Vaccina E (2016). “Serial 
physical examinations, a simple and reliable tool for managing 
neonates at risk for early-onset sepsis”. World J Clin Pediatr, 
5(4):358–364. 
2. Bộ Y Tế (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Quyết định 
số708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015, pp.24, pp.283. 
3. Cantoni L, Ronfani L, Riol RD, Demarini S (2013). “Physical 
examination instead of laboratory tests for most infants born to 
mothers colonized with group B Streptococcus: support for the 
Centers for Disease Control and Prevention’s 2010 
recommendations”. J Pediatr, 163(2):568–573. 
4. Fuchs A, Bielicki J, Mathur S (2016). "Antibiotic Use for Sepsis in 
Neonates and Children: 2016 Evidence Update”. WHO Reviews, 
pp.3-4. 
5. Kuzniewicz MW, Walsh EM, et al (2016). “Development and 
Implementation of an Early-Onset Sepsis Calculator to Guide 
Antibiotic Management in Late Preterm and Term Neonates”. 
Joint Commission Journal on Quality and Patient Safety, 42(5):232–
239. 
6. Magdesian KG (2017). “Antimicrobial Pharmacology for the 
Neonatal Foal”. Veterinary Clinics of North America Equine 
Practice, 33(1):47-65. 
7. Mukhopadhyay S, Puopolo KM (2015). “Neonatal Early-Onset 
Sepsis: Epidemiology and Risk Assessment”. NeoReviews, 
16(4):e221-230. 
8. Narasimha A, Kumar MLH (2011). “Significance of 
Hematological Scoring System (HSS) in Early Diagnosis of 
Neonatal Sepsis”. Indian J Hematol Blood Transfus, 27(1):14–17. 
9. Nguyễn Kiến Mậu (2013). “Nhiễm trùng huyết sơ sinh”, Phác 
đồ điều trị sơ sinh. NXB Y học TP Hồ Chí Minh, pp.325-327. 
10. Ottolini MC, Lundgren K, Mirkinson LJ, Cason S, Ottolini MG 
(2003). “Utility of complete blood count and blood culture 
screening to diagnose neonatal sepsis in the asymptomatic at 
risk newborn”. Pediatr Infect Dis J, 22(5):430–434. 
11. Simonsen KA, Anderson-Berry AL, et al (2015). “Early-Onset 
Neonatal Sepsis”. Clin Microbiol Rev, 27(1):21–47. 
Ngày nhận bài báo: 20/07/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2019 
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2019 

File đính kèm:

  • pdftinh_hinh_su_dung_khang_sinh_trong_dieu_tri_tre_nghi_nhiem_t.pdf