Tình hình kiểm soát huyết áp mục tiêu và một số yếu tố ảnh hưởng lên kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám tim mạch bệnh viện Thống Nhất

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là một trong những tình trạng bệnh lý mạn tính phổ biến nhất ở người

cao tuổi. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu khảo sát tình hình kiểm soát HA mục tiêu và một số yếu tố

ảnh hưởng (tuổi, giới tính, phân độ THA, phân tầng nguy cơ tim mạch, phối hợp thuốc) lên kiểm soát HA trên

bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám tim mạch bệnh viện Thống Nhất.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, từ 01/11/2017 đến 01/06/2018,

phân tích trên các bệnh nhân cao tuổi đang điều trị ngoại trú tại phòng khám Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất.

Kết quả: Có 878 bệnh nhân trong nghiên cứu này, tuổi trung bình là 71,9 ± 7,5. Kết quả ghi nhận có 79,4%

bệnh nhân cao tuổi đạt được HA mục tiêu trong điều trị THA (theo khuyến cáo của Hội tim mạch châu Âu

2013). Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu theo phân độ THA độ 1, độ 2 và độ 3 lần lượt là 84,1%, 80,1% và 76,0%. Tỉ lệ

đạt huyết áp mục tiêu theo phân tầng nguy cơ tim mạch thấp - trung bình và cao - rất cao lần lượt là 84,8% và

79,1%. Trên tất cả bệnh nhân đã kiểm soát HA mục tiêu cho thấy có 82,8% bệnh nhân đã được sử dụng phác đồ

phối hợp thuốc.

Kết luận: Qua nghiên cứu tại phòng khám tim mạch cho thấy: tỉ lệ kiểm soát HA mục tiêu chung ở nhóm

bệnh nhân cao tuổi đã đạt ở mức cao; tỉ lệ kiểm soát huyết áp mục tiêu cao ở các nhóm tuổi, giới tính, mức phân

độ THA và phân tầng nguy cơ tim mạch. Đa số bệnh nhân cao tuổi đã dụng phối hợp từ hai nhóm thuốc trở lên

để kiểm soát HA mục tiêu.

Tình hình kiểm soát huyết áp mục tiêu và một số yếu tố ảnh hưởng lên kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám tim mạch bệnh viện Thống Nhất trang 1

Trang 1

Tình hình kiểm soát huyết áp mục tiêu và một số yếu tố ảnh hưởng lên kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám tim mạch bệnh viện Thống Nhất trang 2

Trang 2

Tình hình kiểm soát huyết áp mục tiêu và một số yếu tố ảnh hưởng lên kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám tim mạch bệnh viện Thống Nhất trang 3

Trang 3

Tình hình kiểm soát huyết áp mục tiêu và một số yếu tố ảnh hưởng lên kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám tim mạch bệnh viện Thống Nhất trang 4

Trang 4

Tình hình kiểm soát huyết áp mục tiêu và một số yếu tố ảnh hưởng lên kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám tim mạch bệnh viện Thống Nhất trang 5

Trang 5

Tình hình kiểm soát huyết áp mục tiêu và một số yếu tố ảnh hưởng lên kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám tim mạch bệnh viện Thống Nhất trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 41760
Bạn đang xem tài liệu "Tình hình kiểm soát huyết áp mục tiêu và một số yếu tố ảnh hưởng lên kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám tim mạch bệnh viện Thống Nhất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình kiểm soát huyết áp mục tiêu và một số yếu tố ảnh hưởng lên kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám tim mạch bệnh viện Thống Nhất

Tình hình kiểm soát huyết áp mục tiêu và một số yếu tố ảnh hưởng lên kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám tim mạch bệnh viện Thống Nhất
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 134 
TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU 
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP 
TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM TIM MẠCH 
BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT 
Nguyễn Thị Tuyết Hà*, Lê Kiều My*, Cao Thị Hạnh*, Võ Duy Bằng*, Trần Quốc Huy*, 
Lê Đình Thanh**, Nguyễn Đức Công** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là một trong những tình trạng bệnh lý mạn tính phổ biến nhất ở người 
cao tuổi. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu khảo sát tình hình kiểm soát HA mục tiêu và một số yếu tố 
ảnh hưởng (tuổi, giới tính, phân độ THA, phân tầng nguy cơ tim mạch, phối hợp thuốc) lên kiểm soát HA trên 
bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám tim mạch bệnh viện Thống Nhất. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, từ 01/11/2017 đến 01/06/2018, 
phân tích trên các bệnh nhân cao tuổi đang điều trị ngoại trú tại phòng khám Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất. 
Kết quả: Có 878 bệnh nhân trong nghiên cứu này, tuổi trung bình là 71,9 ± 7,5. Kết quả ghi nhận có 79,4% 
bệnh nhân cao tuổi đạt được HA mục tiêu trong điều trị THA (theo khuyến cáo của Hội tim mạch châu Âu 
2013). Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu theo phân độ THA độ 1, độ 2 và độ 3 lần lượt là 84,1%, 80,1% và 76,0%. Tỉ lệ 
đạt huyết áp mục tiêu theo phân tầng nguy cơ tim mạch thấp - trung bình và cao - rất cao lần lượt là 84,8% và 
79,1%. Trên tất cả bệnh nhân đã kiểm soát HA mục tiêu cho thấy có 82,8% bệnh nhân đã được sử dụng phác đồ 
phối hợp thuốc. 
Kết luận: Qua nghiên cứu tại phòng khám tim mạch cho thấy: tỉ lệ kiểm soát HA mục tiêu chung ở nhóm 
bệnh nhân cao tuổi đã đạt ở mức cao; tỉ lệ kiểm soát huyết áp mục tiêu cao ở các nhóm tuổi, giới tính, mức phân 
độ THA và phân tầng nguy cơ tim mạch. Đa số bệnh nhân cao tuổi đã dụng phối hợp từ hai nhóm thuốc trở lên 
để kiểm soát HA mục tiêu. 
Từ khóa: người cao tuổi, tăng huyết áp, tỉ lệ kiểm soát huyết áp 
ABSTRACT 
THE SITUATION OF TARGET BLOOD PRESSURE CONTROL AND SOME FACTORS 
INFLUENCING BLOOD PRESSURE CONTROL ON ELDERLY PATIENTS IN CARDIOLOGY 
OUTPATIENT CLINICS AT THONG NHAT HOSPITAL 
Nguyen Thi Tuyet Ha, Le Kieu My, Cao Thi Hanh, Vo Duy Bang, Tran Quoc Huy, Le Dinh Thanh, 
Nguyen Duc Cong 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 134 – 141 
Objectives: Hypertension is one of the most common chronic diseases in the elderly. This study was 
conducted to study the situation of controlling the target blood pressure and some factors (age, gender, grade of 
hypertension, cardiovascular risk stratification, combination therapy) influencing blood pressure control on 
elderly patients in cardiology clinics at Thong Nhat Hospital. 
Methods: This is a cross-sectional study, from November 20th, 2017 to June 20th, 2018, which analysis 
*Khoa Y – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Tuyết Hà ĐT: 0365814655 Email: nttha2.stu13@medvnu.edu.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 135
on elderly patients with hypertension who were receiving outpatient treatment in cardiology clinics at 
Thong Nhat Hospital. 
Results: There were 878 patients in this study, the average age was 71.9 ± 7.5. Results showed that 79.4% of 
elderly patients achieved target blood pressure in hypertension treatment (Guideline of ESC 2013). The rate of 
achieving the target blood pressure by hypertension grade 1, grade 2 and grade 3 was 84.1%, 80.1% and 76.0%, 
respectively. The rate of target blood pressure achieved by low – moderate risk and high - very high risk was 
84.8% and 79.1%, respectively. In all patients who had achieved blood pressure control, 82.8% of patients had 
already received combination therapy. 
Concludsions: Study in cardiology clinics at Thong Nhat hospital showed: The overall control rate of blood 
pressure in the elderly group was high; The rate of blood pressure target control was high by age, gender, grade of 
hypertension and cardiovascular risk stratification. The majority of elderly patients used combinations of two or 
more classes of medications to control the blood pressure target. 
Key word: elderly, blood pressure control rates, hypertension 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy 
cơ tim mạch chính(4) và cũng là nguy cơ hàng 
đầu dẫn đến tử vong ở người trưởng thành 
trên toàn thế giới có liên quan đến tăng nguy 
cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và suy 
thận(1). Nhóm bệnh nhân cao tuổi có tỉ lệ mắc 
THA cao nhất so với tất cả các nhóm tuổi khác 
và những đối tượng trên 55 tuổi có 90% nguy 
cơ xuất hiện THA(12). 
Điều trị THA là bao gồm đưa trị số huyết áp 
(HA) về mục tiêu kéo dài, giảm tối đa các biến 
chứng do THA gây ra. Các hướng dẫn quốc tế 
hiện nay về quản lý THA thường xếp đối tượng 
bệnh nhân cao tuổi là ... ệnh viện Thống 
Nhất. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng trong nghiên cứu này là những 
bệnh nhân trên cao tuổi (≥ 60 tuổi theo định 
nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới) đến khám tại các 
phòng khám tim mạch bệnh viện Thống Nhất từ 
ngày 20/11/2017 – 20/06/2018 đã được chẩn đoán 
THA và đang điều trị bằng thuốc chống THA 
trong thời gian ít nhất là 3 tháng mà nhóm 
nghiên cứu quan sát được. 
Bệnh nhân loại trừ không được chọn trong 
đối tượng nghiên cứu khi có một trong các 
trường hợp sau: (1) bệnh nhân đang trong giai 
đoạn mắc bệnh cấp tính, bệnh mạn tính giai 
đoạn cuối, các bệnh lý ngoại khoa, (2) không có 
đủ các tiêu chí dùng cho nghiên cứu trong thời 
gian 1 tháng trở lại tại thời điểm lấy mẫu, (3) 
bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu 
Đây là nghiên cứu cắt ngang. Bệnh nhân đến 
khám tại các phòng khám tim mạch sau khi 
được đánh giá thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ 
được thu thập thông tin vào trong mẫu bệnh án 
nghiên cứu được thiết kế sẵn bằng cách hỏi 
bệnh, khám lâm sàng, đo HA, ghi nhận kết quả 
cận lâm sàng và đặc điểm thuốc chống THA mà 
bệnh nhân được sử dụng. 
Trị số HA và kiểm soát HA mục tiêu: trị số 
HA được đo tại phòng khám bởi nhân viên y tế 
có kinh nghiệm bằng máy đo HA thủy ngân ở vị 
trí cánh tay với kích thước băng quấn phù hợp 
và đánh giá kiểm soát huyết áp mục tiêu theo 
khuyến cáo của hội tim mạch châu Âu 2013 
(European Society of Cardiology 2013: ESC 2013). 
Phân độ THA bằng cách hỏi trị số HA cao 
nhất từ lúc được chẩn đoán THA sau đó được 
phân độ theo khuyến cáo của ESC 2013 với THA 
độ 1 HA tâm thu từ 140-159 mmHg hoặc HA 
tâm trương từ 90-99 mmHg, THA độ 2 HA tâm 
thu từ 160-179 mmHg hoặc HA tâm trương từ 
100-109 mmHg và THA độ 3 khi HA tâm thu 
≥180 mmHg hoặc HA tâm trương ≥110 mmHg. 
Phân tầng nguy cơ tim mạch toàn thể dựa 
vào phân độ THA, các bệnh lý phối hợp sau đó 
đánh giá theo khuyến cáo của ESC 2013. 
Các nhóm thuốc chống THA được sử dụng 
trên mỗi bệnh nhân trong 5 nhóm theo khuyến 
cáo ESC 2013 bao gồm: lợi tiểu, ƯCMC, chẹn thụ 
thể angiotensin (CTTA), CKCa, chẹn beta (CB). 
Từ những dữ liệu trên chúng tôi đã tiến 
hành phân tích mô tả một số đặc điểm của đối 
tượng tham gia nghiên cứu (tuổi, giới tính, phân 
độ THA, phân tầng nguy cơ tim mạch), đánh giá 
hiệu quả kiểm soát HA mục tiêu chung và ảnh 
hưởng của tuổi, phân độ THA, phân tầng nguy 
cơ tim mạch lên tỉ lệ kiểm soát HA. 
Đề cương nghiên cứu này đã được thông 
qua Hội đồng y đức của bệnh viện Thống Nhất. 
Đây là nghiên cứu không can thiệp cho nên 
không ảnh hưởng đến quá trình điều trị của 
bệnh nhân. Mọi thông tin của bệnh nhân sẽ được 
bảo mật. 
Phân tích số liệu 
Phần mềm R 3.4.3 ( 
được dùng phân tích thống kê tất cả các số liệu 
ghi nhận được trong nghiên cứu này. 
Các biến số phân nhóm sẽ cho ra tỷ lệ được 
trình bài dưới dạng phần trăm và dùng kiểm 
định Chi bình phương để kiểm định sự khác 
nhau giữa hai hoặc nhiều tỷ lệ phần trăm. Các 
biến số liên tục sẽ được kiểm định biến số có 
tuân theo luật phân phối chuẩn không, những 
biến số tuân theo luật phân phối chuẩn sẽ được 
trình bày dưới dạng số trung bình ± độ lệch 
chuẩn và dùng kiểm định t-student để đánh giá 
sự khác biệt. Khác biệt được xem là có ý nghĩa 
thống kê khi giá trị p < 0,05. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
Ghi nhận có 878 bệnh nhân được đưa vào 
nghiên cứu trong thời gian 7 tháng thực hiện. 
Tỉ lệ nam/nữ ghi nhận được là 1,58/1. Tuổi 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 137
trung bình của đối tượng nghiên cứu là 
71,9±7,5 tuổi và không có sự khác biệt giữa 
nam và nữ. Nhóm bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên 
chiếm 16,7%, phân bố theo nhóm tuổi cho thấy 
nam có xu hướng cao hơn nữ và sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). 
Số bệnh nhân có phân độ THA độ 2 và độ 3 
chiếm đa số (cụ thể độ 2 với 39,0% và độ 3 là 
38,8%) và số lượng bệnh nhân THA độ 1 có tỉ lệ 
thấp nhất với 22,2% và không có sự khác biệt 
giữa nam và nữ (p = 0,098). Bệnh nhân có nguy 
cơ tim mạch toàn thể từ cao – rất cao chiếm hầu 
hết toàn bộ đối tượng nghiên cứu với 94,8%, 
nguy cơ tim mạch cao – rất cao ở nhóm nam giới 
(96,7%) cao hơn nữ giới (91,8%) có ý nghĩa thống 
kê (p = 0,001) (Bảng 1). 
Bảng 1. Một số đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu 
 Toàn bộ (N = 878) Nam (n = 538) Nữ (n = 340) p 
Tuổi 
Tuổi trung bình, năm 
60 – 69, n (%) 
70 – 79, n (%) 
≥ 80, n (%) 
71,9 ± 7,5 
356 (40,6) 
375 (42,7) 
147 (16,7) 
72,1 ± 7,9 
218 (40,5) 
212 (39,4) 
108 (20,1) 
71,5 ± 6,7 
138 (40,6) 
163 (47,9) 
39 (11,5) 
0,183 
0,001 
Phân độ THA 
THA độ 1, n (%) 
THA độ 2, n (%) 
THA độ 3, n (%) 
195 (22,2) 
342 (39,0) 
341 (38,8) 
120 (22,3) 
223 (41,4) 
195 (36,2) 
75 (22,1) 
119 (35,0) 
146 (42,9) 
0,098 
Phân tầng nguy cơ tim mạch 
Thấp - trung bình, n (%) 
Cao - rất cao, n (%) 
46 (5,2) 
832 (94,8) 
18 (3,3) 
520 (96,7) 
28 (8,2) 
312 (91,8) 
0,001 
Hiệu quả kiểm soát huyết áp mục tiêu 
Nghiên cứu này áp dụng theo tiêu chuẩn 
khuyến cáo của ESC 2013 để đánh giá kiểm soát 
HA mục tiêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ 
bệnh nhân cao tuổi đang điều trị THA tại các 
phòng khám tim mạch bệnh viện Thống Nhất 
đạt được HA mục tiêu là 79,4% bệnh nhân. Phân 
tích theo các phân nhóm tuổi và giới tính của đối 
tượng nghiên cứu cho thấy tỉ lệ kiểm soát HA 
mục tiêu không có sự khác biệt (Bảng 2). 
Bảng 2. Tỉ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu chung và theo nhóm tuổi 
 Toàn bộ (N = 878) Nam (n=538) Nữ (n=340) p 
Kiểm soát HA mục tiêu chung, n (%) 697 (79,4) 423 (78,6) 274 (80,6) 0,483 
Kiểm soát HA mục tiêu theo tuổi 
60 – 69, n (%) 
70 – 79, n (%) 
≥ 80, n (%) 
285 (80,1) 
295 (78,7) 
117 (79,6) 
171 (78,4) 
167 (78,8) 
85 (78,7) 
114 (82,6) 
128 (78,5) 
32 (82,1) 
0,337 
0,954 
0,656 
p 0,895 0,996 0,651 
Ảnh hưởng của phân độ THA và phân tầng 
nguy cơ tim mạch lên kiểm soát HA mục tiêu 
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh nhân kiểm 
soát HA theo phân độ THA không có sự khác 
biệt có ý nghĩa, cụ thể tỉ lệ đạt HA mục tiêu 
theo THA độ 1, độ 2 và độ 3 lần lượt là 84,1%, 
80,1% và 76,0% nhưng sự khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê (p=0,073). Sự khác biệt giữa các 
phân độ THA theo giới tính không có ý nghĩa 
thống kê. 
Tỉ lệ bệnh nhân kiểm soát HA theo phân 
tầng nguy cơ tim mạch thấp - trung bình và cao - 
rất cao đạt lần lượt là 84,8% và 79,1%, sự khác 
biệt được ghi nhận này là đáng kể về mặt lâm 
sàng nhưng chưa có ý nghĩa trên phương diện 
thống kê (p = 0,352). Sự khác biệt giữa các nhóm 
phân tầng nguy cơ tim mạch theo giới tính 
không có ý nghĩa thống kê (Bảng 3). 
Phác đồ số lượng nhóm thuốc được sử dụng 
trên bệnh nhân kiểm soát HA mục tiêu 
Đa số bệnh nhân đã được phối hợp từ hai 
nhóm thuốc trở lên để kiểm soát HA mục tiêu. 
Cụ thể trên tất cả bệnh nhân đã kiểm soát HA 
mục tiêu thì nhóm sử dụng liệu pháp phối hợp 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 138 
thuốc chiếm tỉ lệ rất cao với 82,8%, trong đó cần 
phối hợp 2 thuốc và 3 thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất 
với 45,6% và 32,9%. Kết quả cũng ghi nhận nam 
giới (85,8%) sử cần sử dụng phối hợp thuốc cao 
hơn nữ giới (78,1%), sự khác biệt này có ý nghĩa 
thống kê (p = 0,004) (Bảng 4). 
Bảng 3. Tỉ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu theo phân độ THA và phân tầng nguy cơ tim mạch 
 Toàn bộ (N = 878) Nam (n = 538) Nữ (n = 340) p 
Phân độ THA 
THA độ 1, n (%) 
THA độ 2, n (%) 
THA độ 3, n (%) 
164 (84,1) 
274 (80,1) 
259 (76,0) 
100 (83,3) 
179 (80,3) 
144 (73,8) 
64 (85,3) 
95 (79,8) 
115 (78,8) 
0,710 
0,923 
0,292 
p 0,073 0,100 0,488 
Phân tầng nguy cơ tim mạch 
Thấp - trung bình, n (%) 
Cao - rất cao, n (%) 
39 (84,8) 
658 (79,1) 
14 (77,8) 
409 (78,7) 
25 (89,3) 
249 (79,8) 
0,288 
0,691 
p 0,352 0,928 0,224 
Bảng 4. Tỉ lệ số phác đồ đơn trị liệu hoặc phối hợp 
thuốc được sử dụng trên những bệnh nhân đã kiểm 
soát đạt huyết áp mục tiêu 
Toàn bộ 
(N = 697) 
Nam 
(n = 423) 
Nữ 
(n = 274) 
p 
Đơn trị, n (%) 
Phối hợp, n (%) 
120 (17,2) 
577 (82,8) 
60 (14,2) 
363 (85,8) 
60 (21,9) 
214 (78,1) 
0,004 
Số lượng nhóm 
thuốc phối hợp 
2 thuốc, n (%) 
3 thuốc, n (%) 
4 thuốc, n (%) 
318 (45,6) 
229 (32,9) 
30 (4,3) 
198 (46,8) 
143 (33,8) 
22 (5,2) 
120 (43,8) 
86 (31,4) 
8 (2,9) 
0,038 
BÀN LUẬN 
Đây là một nghiên cứu không chỉ cung cấp 
thông tin về một số đặc điểm của đối tượng 
nghiên cứu, tình hình kiểm soát HA mục tiêu và 
một số yếu tố ảnh hưởng lên kiểm soát HA trên 
bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám ngoại trú 
bệnh viện Thống Nhất. Đây là một bệnh viên đa 
khoa hạng I có một trung tâm tim mạch với 
nhiều chuyên gia tim mạch và lão khoa, là nơi 
thực hành của nhiều trường đại học tại thành 
phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện luôn cập nhật 
khuyến cáo của các Hội tim mạch trong và ngoài 
nước để các bác sĩ áp dụng vào thực hiện. 
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân cao 
tuổi mắc THA đến khám tại các phòng khám tim 
mạch và có 16,7% bệnh nhân trên 80 tuổi và nam 
giới chiếm đa số với tỉ lệ nam/nữ là 1,58/1. Đa số 
bệnh nhân thuộc phân độ THA từ độ 2 - độ 3 và 
nhóm nguy cơ tim mạch cao - rất cao và điều đó 
cho thấy những bệnh nhân hiện điều trị THA tại 
đây đã có những biến chứng tổn thương cơ quan 
đích rõ rệt với nhiều bệnh lý phối hợp kèm theo 
và trị số HA cao trước khi được điều trị HA tích 
cực. Trong nhóm bệnh nhân có nguy cơ tim 
mạch cao - rất cao ghi nhận nam có tỉ lệ cao hơn 
nữ giới và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. 
Hiệu quả kiểm soát huyết áp mục tiêu 
Nghiên cứu này áp dụng theo tiêu chuẩn của 
ESC 2013 để đánh giá kiểm soát HA mục tiêu 
cho các đối tượng bệnh nhân trong nghiên cứu. 
Kết quả nghiên cứu này ghi nhận được tỉ lệ kiểm 
soát HA mục tiêu chung của toàn bộ đối tượng 
nghiên cứu là khoảng 80% và tỉ lệ này không có 
sự khác biệt nhiều về ý nghĩa lâm sàng và thống 
kê giữa các phân nhóm tuổi và giới tính. Do đó 
nhìn chung hiệu quả kiểm soát HA mục tiêu đạt 
ở mức cao và duy trì ổn định giữa các nhóm tuổi 
và giới tính. 
So sánh với một cuộc khảo sát dân số của 
tác giả Sung Sug Yoon và cộng sự về tỉ lệ tăng 
huyết áp và kiểm soát HA của Hoa Kỳ giai 
đoạn 2011 – 2014 cho thấy có 52,5% bệnh nhân 
≥ 60 tuổi đã điều trị kiểm soát được HA mục 
tiêu(16). Theo các công bố khác tại Việt Nam 
như một nghiên cứu cắt ngang của tác giả Đôn 
Thị Thanh Thủy tại bệnh viện cấp cứu Trưng 
Vương năm 2011 – 2013 được điều trị tại khoa 
Tim mạch. Nghiên cứu áp dụng ngưỡng kiểm 
soát HA mục tiêu theo ESC 2007 ghi nhận tỉ lệ 
kiểm soát HA mục tiêu trên những bệnh nhân 
cao tuổi là này là 69,4%(11). 
Sự thay đổi của tỉ lệ này tùy thuộc vào nhiều 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 139
yếu tố như: tiêu chuẩn áp dụng khác nhau, sự 
tuân thủ điều trị của bệnh nhân, trình độ chuyên 
môn của bác sĩ điều trị và còn nhiều yếu tố khác 
tác động vào. Tỉ lệ này không có sự khác biệt 
nhiều về ý nghĩa lâm sàng giữa các nhóm tuổi có 
thể do nghiên cứu này áp dụng tiêu chuẩn của 
ESC 2013(13), khi mà mục tiêu HA dành riêng cho 
nhóm bệnh nhân > 80 tuổi là 150/90 mmHg thay 
vì vẫn là 140/90 mmHg như một số nghiên cứu 
khác, sự thay đổi này làm cho hiệu quả kiểm 
soát HA trở nên dễ dàng hơn do đó số lượng 
bệnh nhân cao tuổi kiểm soát HA đã được duy ở 
mức cao. 
Nhưng nhìn chung kết quả trên đã cho thấy 
tại bệnh viên Thống Nhất hiệu quả điều trị THA 
cho các bệnh nhân đến khám tại các phòng 
khám tim mạch đã đạt ở mức cao so với các công 
bố khác trên thế giới. Tuy nhiên kết quả này vẫn 
còn một số hạn chế như: không lấy được mẫu 
toàn bộ bệnh nhân đến khám, không theo dõi 
được hiệu quả điều trị bằng holter huyết áp 24 
giờ để đánh giá chính xác hơn ở nhóm bệnh 
nhân THA áo choàng trắng và THA ẩn giấu. 
Ảnh hưởng của phân độ THA và phân tầng 
nguy cơ tim mạch lên kiểm soát HA mục tiêu 
Theo các y văn đã báo cáo trước đây cho 
thấy phân độ THA và phân tầng nguy cơ tim 
mạch là một trong những yếu tố quan trong 
đánh giá độ nặng của bệnh, nguy cơ xuất hiện 
những biến cố tim mạch và tử vong tim mạch. 
Do đó việc kiểm soát HA tối ưu trên nhóm 
bệnh nhân có phân độ HA ban đầu cao và 
thuộc nhóm nguy cơ tim mạch cao – rất cao là 
rất quan trọng. 
Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ kiểm 
soát HA không có sự khác biệt giữa các nhóm 
phân độ THA, cụ thể tỉ lệ đạt HA mục tiêu theo 
phân độ THA độ 1, độ 2 và độ 3 lần lượt là 
84,1%, 80,1% và 76,0% nhưng sự khác biệt giữa 
các nhóm này chưa có ý nghĩa thống kê. 
So với các báo cáo y văn trước đây cho thấy 
phân độ THA ban đầu càng cao càng khó kiểm 
soát HA hơn. Theo kết quả nghiên cứu này 
tương tự theo một nghiên cứu đoàn hệ lớn tại 
Anh của tác giả Sharada Weir và cộng sự, hồi 
cứu dữ liệu của 48131 bệnh nhân trong 3 năm từ 
2008-2010, ngưỡng áp dụng kiểm soát HA mục 
tiêu cho tất cả bệnh nhân là > 140/90 mmHg. Một 
phân tích cho thấy tỉ lệ bệnh nhân kiểm soát 
THA giảm khi phân độ THA trước khi điều trị 
càng cao. Kiểm soát HA ở THA độ 1 (OR: 0,583; 
95%CI: 0,527-0,644) cao hơn THA độ 2 (OR: 
0,374; 95%CI: 0,339-0,413), và THA độ 2 cao hơn 
THA độ 3 (OR: 0,234; 95%CI: 0,211-0,259)(14). 
Do nhiều thử nghiệm trước đây cho thấy 
kiểm soát HA khó khăn trên bệnh nhân có phân 
độ THA càng cao, vì vậy theo khuyến cáo quản 
lý THA hiện nay của các Hội tim mạch lớn trên 
thới, trong đó có ESC 2013 cũng đã đưa ra 
hướng dẫn phối hợp ít nhất hai nhóm thuốc cho 
những bệnh nhân có THA từ độ 2 – độ 3 tối ưu 
hiệu quả kiểm soát HA(15). Từ các khuyến cáo 
hiện hành và sự tuân thủ áp dụng theo khuyến 
cáo của các bác sĩ điều trị đã giúp cải thiện đáng 
kể tỉ lệ kiểm soát HA ở các mức phân độ THA 
khác nhau. 
Kết quả kiểm soát HA theo các nhóm phân 
tầng nguy cơ tim mạch ghi nhận không có sự 
khác biệt, cụ thể nguy cơ thấp – trung bình là 
84,8% và cao – rất cao là 79,1% và không có ý 
nghĩa về mặt thống kê. 
So sánh với một nghiên đã công bố trước 
đây của tác giả Yu Ting Li và cộng sự đã thực 
hiện một nghiên cứu cắt ngang trên 2445 bệnh 
nhân điều trị thuốc chống THA trong thời ít nhất 
4 tuần tại các phòng khám ngoại trú cho thấy 
kiểm soát HA mục tiêu kém hơn ở nhóm có các 
bệnh lý mạn tính kèm theo so với không có bệnh 
mạn tính kèm theo như bệnh tim (11,9% so với 
19,2%), đái tháo đường (19,7% so với 38,6%), 
bệnh thận mạn tính (9,1% so với 14,5%)(5). Cũng 
theo một cứu cắt ngang tại Việt Nam của tác giả 
Nguyễn Văn Trí từ 01/2015 đến 04/2015 có 9148 
bệnh nhân tại phòng khám của một số bệnh viện 
trên cả nước. Kết quả cho thấy hiệu quả kiểm 
soát HA hiệu quả nhất ở nhóm bệnh nhân có 
nguy cơ tim mạch thấp là 60,2%, tỉ lệ này càng 
giảm khi phân tầng nguy cơ tim mạch càng cao, 

File đính kèm:

  • pdftinh_hinh_kiem_soat_huyet_ap_muc_tieu_va_mot_so_yeu_to_anh_h.pdf