Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam

Mục tiêu: Rối loạn tự kỷ (RLTK) là một nhóm các rối loạn phát triển, đặc trưng bởi những khó khăn

trong tương tác xã hội, giao tiếp và một loạt các hành vi và mối quan tâm bị hạn chế hoặc bị lặp đi lặp

lại. Nghiên cứu được tiến hành năm 2017, nhằm xây dựng và chuẩn hóa một thang đo đảm bảo để đánh

giá kiến thức và thái độ về RLTK ở người chăm sóc trẻ (NCST).

Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 193 NCST 18-60 tháng tuổi tại Hòa Bình và

Thái Bình. Phân tích thành tố chính và hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá tính giá trị và

độ tin cậy của thang đo.

Kết quả: Kết quả cho thấy thang đo kiến thức sau khi chuẩn hóa gồm 13 câu hỏi, với tỉ lệ giải thích sự

biến thiên của thang đo là 82,5% ở ngưỡng rất tốt; Cronbach’s alpha của 3 thành tố và cả thang đo kiến

thức nằm trong khoảng từ 0,58-0,79, là ngưỡng chấp nhận được đến tốt. Thang đo thái độ sau chuẩn hóa

gồm 6 câu hỏi, có tỉ lệ giải thích sự biến thiên thái độ là 52,8%; hệ số Cronbach’s alpha là 0,76, ở mức tốt.

Kết luận và khuyến nghị: Kết quả khẳng định thang đo kiến thức và thái độ của NCST về RLTK mà

chúng tôi phát triển hoàn toàn đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy để áp dụng trong thực tiễn.

Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam trang 1

Trang 1

Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam trang 2

Trang 2

Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam trang 3

Trang 3

Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam trang 4

Trang 4

Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam trang 5

Trang 5

Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam trang 6

Trang 6

Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam trang 7

Trang 7

Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam trang 8

Trang 8

Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam trang 9

Trang 9

Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 14900
Bạn đang xem tài liệu "Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam

Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam
120
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
Đinh Thu Hà và cộng sự
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn tự kỷ (RLTK) là một nhóm các rối 
loạn phát triển phức hợp của não, được đặc 
trưng bởi những khó khăn trong tương tác xã 
hội, giao tiếp và một loạt các hành vi và mối 
quan tâm bị hạn chế hoặc bị lặp đi lặp lại (1). 
Trên thế giới, dữ liệu dịch tễ học năm 2013 
ước tính tỷ lệ hiện mắc của RLTK là 1/160, 
tương đương hơn 7,6 triệu năm tuổi thọ bị mất 
đi do tàn tật (DALY) và 0,3% gánh nặng bệnh 
tật toàn cầu (2). Tỷ lệ trẻ trai mắc RLTK nhiều 
gấp 4 lần so với tỷ lệ này ở trẻ gái (3). Tại một 
số các nước ở châu Á, tỷ lệ mắc RLTK ở Hàn 
Quốc năm 2011 là 1/38 trong nhóm trẻ em từ 
7 đến 12 tuổi (4), ở Trung Quốc năm 2013 là 
1/408 trẻ dưới 18 tuổi (5) và ở Nam Á năm 
2017 là 1/93 người dưới 30 tuổi (6). 
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ 
hiện mắc RLTK của trẻ dao động từ 0,4 – 0,7% 
(3, 7, 8). Kết quả nghiên cứu mới nhất trên 
17.277 trẻ em 18-30 tháng tuổi tại 3 tỉnh miền 
Bắc Việt Nam công bố năm 2019 cho thấy tỉ lệ 
RLTK là 0,752%. Trẻ trai, trẻ sống ở thành phố, 
trẻ có bố mẹ là nông dân có tỉ lệ mắc RLTK 
cao hơn những trẻ khác (9). Bên cạnh đó, ghi 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Rối loạn tự kỷ (RLTK) là một nhóm các rối loạn phát triển, đặc trưng bởi những khó khăn 
trong tương tác xã hội, giao tiếp và một loạt các hành vi và mối quan tâm bị hạn chế hoặc bị lặp đi lặp 
lại. Nghiên cứu được tiến hành năm 2017, nhằm xây dựng và chuẩn hóa một thang đo đảm bảo để đánh 
giá kiến thức và thái độ về RLTK ở người chăm sóc trẻ (NCST).
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 193 NCST 18-60 tháng tuổi tại Hòa Bình và 
Thái Bình. Phân tích thành tố chính và hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá tính giá trị và 
độ tin cậy của thang đo.
Kết quả: Kết quả cho thấy thang đo kiến thức sau khi chuẩn hóa gồm 13 câu hỏi, với tỉ lệ giải thích sự 
biến thiên của thang đo là 82,5% ở ngưỡng rất tốt; Cronbach’s alpha của 3 thành tố và cả thang đo kiến 
thức nằm trong khoảng từ 0,58-0,79, là ngưỡng chấp nhận được đến tốt. Thang đo thái độ sau chuẩn hóa 
gồm 6 câu hỏi, có tỉ lệ giải thích sự biến thiên thái độ là 52,8%; hệ số Cronbach’s alpha là 0,76, ở mức tốt.
Kết luận và khuyến nghị: Kết quả khẳng định thang đo kiến thức và thái độ của NCST về RLTK mà 
chúng tôi phát triển hoàn toàn đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy để áp dụng trong thực tiễn.
Từ khóa: thang đo, tự kỷ, tính giá trị, độ tin cậy, NCST, Việt Nam
Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự 
kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam
Đinh Thu Hà1*, Hứa Thanh Thủy1, Lê Thị Hải Hà2, Nguyễn Thái Quỳnh Chi1, Vũ Thị Hậu1, 
Nguyễn Ngọc Bình3, Nguyễn Thanh Hương1
BÀI BÁO NGHIÊN CỨU GỐC
*Địa chỉ liên hệ: Đinh Thu Hà
Email: dth1@huph.edu.vn
1Trường Đại học Y Tế Công Cộng
3Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD)
Ngày nhận bài: 07/5/2020
Ngày phản biện: 14/5/2020
Ngày đăng bài: 29/12/2020
121
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
nhận từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy tỉ 
lệ trẻ RLTK có xu hướng tăng. Cụ thể, số trẻ 
đến điều trị RLTK năm 2010 là 1.792 trẻ, cao 
gấp khoảng 300 lần so với năm 2000 (5 trẻ) 
(10). Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ trẻ RLTK 
đến khám và được chẩn đoán bệnh muộn cao 
(chỉ có 43,86% là độ tuổi 36-60 tháng tuổi) 
(10), trong khi độ tuổi tốt nhất để phát hiện và 
điều trị trẻ có RLTK là từ dưới 60 tháng tuổi.
Thực tế này đặt ra một nhu cầu cấp thiết phải 
xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả giúp 
sàng lọc, chẩn đoán sớm và can thiệp sớm cho 
trẻ RLTK. Do đó, đề tài cấp nhà nước về quản 
lý RLTK tại cộng đồng được phê duyệt triển 
khai trong giai đoạn 2016-2019, nhằm hướng 
tới xây dựng và thí điểm một hệ thống như vậy. 
Hai địa bàn can thiệp thí điểm là Hòa Bình và 
Thái Bình, là hai tỉnh tương đối đặc trưng cho 
vùng đồng bằng, miền núi và miền biển trong số 
6 tỉnh thuộc đề tài. Trong nghiên cứu này, người 
chăm sóc trẻ (NCST) là một trong các nhóm 
đối tượng đích của can thiệp bởi họ là những 
người tiếp xúc hàng ngày với trẻ, do vậy có thể 
giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở 
trẻ. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi NCST cần có 
kiến thức và thái độ tích cực đối với RLTK. Một 
số nghiên cứu cho thấy hiện nay có nhiều bậc 
cha mẹ chưa hiểu biết đầy đủ về RLTK (11, 
12), cũng như chưa có thái độ tích cực (13, 14), 
dẫn tới phát hiện muộn, can thiệp muộn, không 
muốn đưa trẻ đi can thiệp (7). Tuy nhiên, những 
đánh giá này chưa thực sự dựa trên cơ sở một 
thang đo có chất lượng. Trong bối cảnh đó, năm 
2017, chúng tôi đã tiến hành xây dựng và chuẩn 
hóa bộ công cụ đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy 
để đo lường kiến thức và thái độ đối với RLTK 
của NCST.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tính giá t ...  kiến thức dùng để phân tích nhân tố là 
chấp nhận được.
Lựa chọn các nhân tố và các tiểu mục của 
mỗi nhân tố
Kết quả phân tích (Hình 1) cho thấy có 3 nhân 
tố đáp ứng tiêu chí. 
Đinh Thu Hà và cộng sự
124
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
0 5 10 15 20 25
Number
Scree plot of eigenvalues after factor
Hình 1. Biểu đồ Scree plot và giá trị riêng của các nhân tố trong thang đo kiến thức của 
người NCST về RLTK
Kết quả xoay nhân tố trực giao cho thấy có 13 
tiểu mục đạt tiêu chí và chia thành 3 nhân tố: 
Nhân tố 1 gồm 5 phát biểu về những dấu hiệu 
nghi ngờ trẻ RLTK theo các mốc phát triển 
(hay còn gọi là “dấu hiệu cờ đỏ”); Nhân tố 2 
gồm 5 phát biểu về phát hiện sớm và can thiệp 
hiệu quả cho trẻ RLTK; và Nhân tố 3 gồm 3 
phát biểu về những kiến thức sai lầm trong 
điều trị RLTK ở trẻ. Kết quả cụ thể được trình 
bày ở Bảng 2 như sau:
Bảng 2. Hệ số tương quan của các câu hỏi, Cronbach’s Alpha và khả năng giải thích độ 
biến thiên kiến thức của mỗi nhân tố trong thang đo kiến thức của NCST về RLTK ở trẻ
STT Nội dung
Hệ số 
tương 
quan
Cronbach’s 
Alpha
Khả năng giải 
thích độ biến 
thiên kiến thức
Nhân tố 1: Kiến thức về dấu hiệu nghi ngờ trẻ RLTK theo 
các mốc phát triển (dấu hiệu cờ đỏ)
0,79 36,6%
1 Trẻ 9 tháng không đáp ứng được tương tác 
âm thanh, nụ cười hoặc không giơ tay đòi bế 0,48
2 Trẻ 12 tháng chưa biết nói bập bẹ 0,50
3 Trẻ 12 tháng chưa biết chỉ ngón trỏ 0,64
4 Trẻ 16 tháng chưa nói được từ đơn 0,67
5 Trẻ 24 tháng chưa nói được 2 từ đơn 0,55
Nhân tố 2: Kiến thức về phát hiện sớm và can thiệp hiệu 
quả cho trẻ RLTK
0,58 24,0%
6 Cha mẹ/NCST có thể phát hiện sớm dấu 
hiệu bất thường của trẻ nghi mắc tự kỷ 0,41
Đinh Thu Hà và cộng sự
125
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
7 GVMN có thể phát hiện sớm dấu hiệu bất 
thường của trẻ nghi mắc tự kỷ 0,32
8 Tất cả trẻ dưới 24 tháng tuổi cần được 
sàng lọc về tự kỷ 0,30
9 Biện pháp trị liệu hiệu quả cho trẻ tự kỷ là 
can thiệp về ngôn ngữ 0,30
10 Biện pháp trị liệu hiệu quả cho trẻ tự kỷ là 
tập luyện vận động 0,41
Nhân tố 3: Kiến thức sai lầm trong điều trị RLTK ở trẻ 0,62 21,9%
11 Có thể điều trị khỏi cho trẻ tự kỷ bằng 
thuốc Tây y 0,32
12 Có thể điều trị khỏi cho trẻ tự kỷ bằng 
châm cứu, bấm huyệt 0,40
13 Có thể điều trị khỏi cho trẻ tự kỷ bằng 
cách uống thuốc đông y để giải trừ chất 
độc khỏi cơ thể 0,59
Cả thang đo (13 câu) 0,65 82,5%
Nhân tố 1 (Kiến thức về các dấu hiệu nghi ngờ 
trẻ RLTK theo các mốc phát triển) gồm có 5 
câu hỏi và giải thích được 36,6% độ biến thiên 
kiến thức của NCST về RLTK ở trẻ. Nhân tố 2 
(Kiến thức về phát hiện sớm và can thiệp hiệu 
quả cho trẻ RLTK) gồm có 5 câu hỏi, góp phần 
giải thích 24% độ biến thiên biến tổng. Nhân tố 
3 (Kiến thức sai lầm trong điều trị RLTK ở trẻ) 
giải thích 21,9% độ biến thiên biến thức, với 3 
câu hỏi. Cả thang đo gồm 13 câu hỏi, giải thích 
được 82,5% độ biến thiên kiến thức của NCST 
về RLTK ở trẻ.
Độ tin cậy của thang đo kiến thức của NCST 
về RLTK
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua 
hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhân tố và của 
cả thang đo. Kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s 
Alpha của nhân tố 1, nhân tố 2, nhân tố 3 và cả 
thang đo lần lượt là 0,79; 0,58; 0,62 và 0,65.
 Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo thái 
độ của NCST về RLTK
Tính giá trị của thang đo thái độ của NCST 
về RLTK
Thang đo ban đầu để đánh giá thái độ được 
chúng tôi xây dựng với 12 câu hỏi. Qua xin ý 
kiến chuyên gia và thảo luận nhóm với NCST, 
chúng tôi giữ lại 11 câu hỏi để đưa vào đánh 
giá tính giá trị và độ tin cậy.
Kiểm tra điều kiện để có thể phân tích nhân tố
Kết quả kiểm tra ma trận tương quan cho 
thấy, không có tiểu mục nào có hệ số tương 
quan với ít nhất một trong các tiểu mục còn 
lại nằm ngoài khoảng từ 0,3 - 0,7. Kết quả 
kiểm định Barlett’s với p-value < 0,05, chỉ số 
KMO là 0,717> 0,5. Điều này chứng tỏ dữ 
liệu về thái độ dùng để phân tích nhân tố là 
chấp nhận được.
Lựa chọn nhân tố và các tiểu mục cho mỗi 
nhân tố
Số lượng các nhân tố có trong thang đo được 
hiển thị trên biểu đồ Scree plot, với giá trị 
Đinh Thu Hà và cộng sự
126
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
riêng lớn hơn 1. Nhìn trên Hình 2 ta thấy 
thang đo thái độ về RLTK của NCST chỉ gồm 
1 nhân tố duy nhất.
0 2 4 6 8 10
Number
Scree plot of eigenvalues after factor
Hình 2. Biểu đồ Scree plot và giá trị riêng của các nhân tố trong thang đo thái độ của 
NCST về RLTK ở trẻ
Phương pháp xoay nhân tố trực giao cho kết quả như Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3. Hệ số tương quan của các câu hỏi, Cronbach’s Alpha và khả năng giải thích độ 
biến thiên thái độ của mỗi nhân tố trong thang đo thái độ của NCST về RLTK ở trẻ
Nội dung Hệ số 
tương 
quan
Cronbach’s 
Alpha
Khả năng 
giải thích độ 
biến thiên 
thái độ
Thái độ về trẻ RLTK và can thiệp cho trẻ RLTK (6 câu) 0,76 52,8%
1 Tôi cho rằng trẻ tự kỷ đều bị thiểu năng trí tuệ 0,75
2 Tôi cho rằng tự kỷ không thể cải thiện được 0,70
3 Tôi cho rằng can thiệp cho trẻ tự kỷ hầu như 
không mang lại lợi ích gì cho trẻ 0,73
4 Tôi cho rằng trẻ tự kỷ luôn gây rắc rối cho 
những trẻ chơi cùng 0,72
5 Tôi cảm thấy trẻ tự kỷ thường có hành vi gây hại 
đến người xung quanh 0,74
6 Nếu một gia đình có con tự kỷ chuyển đến sống 
cạnh nhà tôi, tôi sẽ cảm thấy không thoải mái khi 
cho con tôi chơi cùng. 0,72
Đinh Thu Hà và cộng sự
127
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
Thái độ của NCST về RLTK được thể hiện 
trên 2 khía cạnh: thái độ đối với trẻ RLTK và 
can thiệp cho trẻ RLTK. Thang đo này giúp 
giải thích được 52,8% độ biến thiên thái độ 
của NCST về RLTK ở trẻ em. 
Độ tin cậy của thang đo thái độ của NCST về 
RLTK
Độ tin cậy của thang đo thái độ được đánh giá 
thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả 3 
cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang 
đo thái độ của NCST về RLTK là 0,76.
BÀN LUẬN
Đây là thang đo kiến thức và thái độ của 
NCST về RLTK ở trẻ đầu tiên được xây dựng 
và chuẩn hóa ở Việt Nam, sử dụng phương 
pháp phân tích nhân tố khám phá để đánh giá 
tính giá trị về mặt cấu trúc và độ tin cậy của 
thang đo. 
Thang đo kiến thức của NCST về RLTK 
do chúng tôi xây dựng giúp giải thích được 
82,5% độ biến thiên kiến thức của NCST về 
RLTK ở trẻ em; đạt ngưỡng tốt. Độ tin cậy 
của thang đo được đánh giá thông qua hệ số 
Cronbach’s Alpha của từng nhân tố và của cả 
thang đo, và đều nằm trong khoảng 0,58 đến 
0,79, ở ngưỡng chấp nhận được đến ngưỡng 
tốt. Như vậy, thang đo 13 câu hỏi này hoàn 
toàn đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy để có 
thể áp dụng đánh giá kiến thức của NCST về 
RLTK ở trẻ. 
Bên cạnh đó, thang đo kiến thức của NCST 
về RLTK này có độ dài vừa phải, gồm 13 
câu hỏi về các dấu hiệu nghi ngờ RLTK 
theo các mốc phát triển của trẻ (“dấu hiệu 
cờ đỏ”), phát hiện sớm và can thiệp hiệu 
quả cho trẻ RLTK và những sai lầm trong 
điều trị RLTK. Những câu hỏi này có nhiều 
điểm tương đồng với các bộ câu hỏi đã 
được sử dụng trên thế giới. Cụ thể, kiến 
thức về dấu hiệu của RLTK cũng được đề 
cập trong nghiên cứu của Wang J. tại Trung 
Quốc (2012) (16), Mohamed (Malaysia) 
(17), hay Holt JM (Hoa Kỳ) (2013) (18). 
Câu hỏi về phát hiện sớm và can thiệp hiệu 
quả cho trẻ RLTK cũng được Abeer M. 
Alharbi (Ả rập Xê-út) (2018) (19), Holt JM 
(18) và Mohamed (Malaysia) (6) sử dụng 
cho nghiên cứu của mình. 
Đối với thang đo thái độ của NCST về RLTK 
gồm 6 tiểu mục, giải thích được 52,8% độ 
biến thiên thái độ của NCST về RLTK ở 
trẻ. Đây là một tỉ lệ chấp nhận được trong 
nghiên cứu. Trong thang đo thái độ này, hệ số 
Cronbach’s Alpha là 0,76 ở ngưỡng tốt. Đây 
là bằng chứng khẳng định thang đo 6 câu hỏi 
này có thể áp dụng để đo lường thái độ của 
NCST về RLTK ở trẻ. 
So với các thang đo về thái độ của NCST 
về RLTK khác, thang đo của chúng tôi có 
phần toàn diện hơn khi bao phủ được cả hai 
khía cạnh về thái độ về trẻ RLTK và thái độ 
đối với các can thiệp cho trẻ RLTK. Cụ thể, 
nghiên cứu của Mohamed (Malaysia, 2017) 
có 5 câu hỏi chỉ tập trung vào thái độ đối 
với trẻ có RLTK (6). Thang đo của Wang J., 
2012 tại Trung Quốc (16) chỉ đề cập thái độ 
của cha mẹ khi con có dấu hiệu của RLTK, 
hay thang đo của Maria Isabel, Philipine 
năm 2015 (20) chỉ đo lường thái độ khi con 
bị RLTK. Một nghiên cứu khác của Abeer 
M. Alharbi, Ả rập Xê-út năm 2018 thì chỉ 
đề cập ở góc độ thái độ giúp đỡ/hỗ trợ trẻ 
RLTK (19).
Tuy nhiên, thang đo kiến thức và thái độ của 
NCST về RTLK trong nghiên cứu này cũng 
có điểm hạn chế khi chỉ tiến hành tại khu vực 
miền Bắc, đồng thời chưa đánh giá độ tin cậy 
về thử nghiệm lại (test-retest reliability). Vì 
vậy, để có thể áp dụng rộng rãi hơn thang đo 
này, nên cân nhắc yếu tố vùng miền và thực 
hiện các đánh giá sâu hơn.
Đinh Thu Hà và cộng sự
128
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
KẾT LUẬN 
Kết quả cho thấy thang đo kiến thức của 
NCST về RLTK sau khi chuẩn hóa gồm 
13 câu hỏi, với tỉ lệ giải thích sự biến thiên 
của thang đo là 82,5% ở ngưỡng rất tốt; 
Cronbach’s alpha của 3 thành tố và cả thang 
đo kiến thức nằm trong khoảng từ 0,58-0,79, 
là ngưỡng chấp nhận được đến tốt. Thang đo 
thái độ sau chuẩn hóa gồm 6 câu hỏi, có tỉ lệ 
giải thích sự biến thiên của thang đo là 52,8%; 
hệ số Cronbach’s alpha 0,76 đạt mức tốt trong 
nghiên cứu chuẩn hóa. Như vậy, các kết quả 
chuẩn hóa thang đo của chúng tôi đều nằm ở 
ngưỡng chấp nhận được cho tới tốt. Điều này 
khẳng định thang đo kiến thức và thái độ của 
NCST về RLTK do chúng tôi xây dựng đảm 
bảo tính giá trị và độ tin cậy để áp dụng trên 
địa bàn nghiên cứu. Để có thể sử dụng thang 
đo này ở các địa bàn có bối cảnh văn hóa xã 
hội khác, cần lưu ý thận trọng, cũng như cân 
nhắc tiến hành các đánh giá sâu hơn trước khi 
áp dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Organization WH. Questions and answers about 
autism spectrum disorders (ASD). 2013.
2. Organization WH. Autism spectrum disorders 
& other developmental disorders from raising 
awareness to building capacity. 2013.
3. Prevention CfDCa. Autism Spectrum Disorder. 
2014.
4. Leventhal BL Kim YS KY, Fombonne E, et al. 
Prevalence of autism spectrum disorders in a 
total population sample in South Korea. 2011.
5. Qiang Hu Yumei Wan TL, Lijuan Jiang et al. 
Prevalence of autism spectrum disorders among 
children in China: a systematic review. 2013.
6. al MDHe. Autism Spectrum disorders (ASD) in 
South Asia: a systematic review. 2017.
7. ương BvCcT. Số liệu tổng hợp từ hồ sơ điều trị 
của Đơn vị Châm cứu điều trị và Chăm sóc đặc 
biệt cho Tự kỷ, bại não. 2014.
8. Brown M. Specialists speak out for autistic 
children: Look at Vietnam. 2009.
9. Hoang VM LT, Chu TTQ, et al. Prevalence of 
autism spectrum disorders and their relation 
to selected socio-demographic factors among 
children aged 18-30 months in northern Vietnam, 
2017. Int J Ment Health Syst. 2019:13:29.
10. Hà NTHGvTTT. Nghiên cứu xu thế mắc và một 
số đặc điểm dịch tễ học của trẻ tự kỷ điều trị tại 
bệnh viện nhi Trung ương giai đoạn 2000 đến 
2007. Y học thực hành. 2008:tr. 104-7.
11. Lan PT. Kiến thức, thực hành và nhu cầu được 
cung cấp thông tin của cha mẹ có con tự kỷ tại 
trường chuyên biệt An Phúc Thành tại Hà Nội 
năm 2016. Hà Nội: Trường Đại học Y tế công 
cộng; 2016.
12. Kien NTaP, Nguyen Hoang. Autism Knowledge 
in the Community in Hanoi,Vietnam in 2017: 
A Cross-Sectional Survey. International Journal 
of Science and Research. 2018;7(3):pp. 1442-5.
13. Sâm ĐT. Khảo sát thái độ của cha mẹ đối với 
con có chứng tự kỷ. TP. Hồ Chí Minh.: Trường 
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; 2013.
14. Ha VS, et al. Living with autism spectrum 
disorder in Hanoi, Vietnam. Soc Sci Med. 
2014(120):pp. 278-85.
15. Pett MA, Lackey, Nancy R and Sullivan. 
Making Sense of Factor Analysis: the use of 
factor analysis for instrument development in 
health care research. SAGE Publications Ltd. 
2003.
16. Wang J, et al. Autism awareness and attitudes 
towards treatment in caregivers of children 
aged 3-6 years in Harbin, China. Soc Psychiatry 
Psychiatr Epidemiol. 2012;8(47): 1301-8.
17. Mohamed Nur Adli K. TR, et al. The Knowledge 
and Attitude of Autism among Community in 
Mukim Dengkil, Sepang, Selangor. International 
Journal of Scientic and Research Publications. 
2017;7:220-5.
18. Holt JMaC, K. M. Utahns’ understanding of 
autism spectrum disorder. Disabil Health J. 
2013;6(1):52-62.
19. Alharbi AM. Knowledge and Attitude of 
Families and Health Care Providers towards 
Autism. Open Access J Public Health. 
2018;2(2):014.
20. Quilendrino, O MI, al e. Parents’ perceptions 
of autism and their health-seeking behaviors. 
Clinical Epidemiology and Global Health. 
2015(3):10-5.
Đinh Thu Hà và cộng sự
129
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
Validity and reliability of a scale to measure knowledge and attitudes 
toward child atisum spectrum disorder among child caregivers: a study 
in northern Vietnam
Dinh Thu Ha1, Hua Thanh Thuy1, Le Thi Hai Ha2, Nguyen Thai Quynh Chi1, Vu Thi 
Hau1, Nguyen Ngoc Binh3, Nguyen Thanh Huong1
1Hanoi University of Public Health
2Queensland University of Technology
3Institute of Population, Health and Development (PHAD)
Autism Spectrum Disorder (ASD) is a range of developmental disabilities, that can cause 
signicant social, communication and behavioral challenges. This study was conducted in 2017 
in order to develop and validate a scale to measure knowledge and attitudes toward child autism 
spectrum disorder among child caregivers. We interviewed 193 child caregivers in 2 northern 
provinces of Vietnam, namely Hoa Binh and Thai Binh. Exploratory Factor Analysis (EFA) 
and Cronbach’s alpha coefcient were used to determine validity and reliability of our scale. 
Findings indicated that our scale on knowledge, including 13 items distributed into 3 factors 
with relatively good correlation (0.58-0.79), could explain 82.5% of variability of knowledge. 
The scale on attitudes consisted of 6 questions, explained 52.8% of variability in attitudes and 
had a good Cronbach’s alpha of 0.76. The results demonstrated that our scale has satisfactory 
validity and reliability, thus, could be used to measure knowledge and attitudes towards child 
ASD among child caregivers.
Keywords: scale, autism spectrum disorder (ASD), validaty, reliability, child caregivers, Vietnam
Đinh Thu Hà và cộng sự

File đính kèm:

  • pdftinh_gia_tri_va_do_tin_cay_cua_thang_do_kien_thuc_thai_do_ve.pdf