Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tuyên Quang

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố và tình trạng suy dinh dưỡng của

trẻ. Đối tượng: Gồm cặp trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ của những trẻ này. Phương pháp

nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Trẻ thuộc HGĐ nghèo thì xác suất bị SDD nhẹ

cân cao gấp 1,6 lần và nguy cơ SDD thấp còi cao gấp 1,8 lần so với nhóm trẻ thuộc HGĐ

khá/giàu. Trẻ là con của các bà mẹ có TĐHV dưới cấp 3 thì nguy cơ bị SDD thấp còi cao gấp

1,4 lần so với trẻ là con của bà mẹ có TĐHV cao hơn. Bà mẹ có kiến thức và thực hành nuôi

dưỡng trẻ chưa tốt có xác suất con bị SDD thấp còi cao tương ứng là gấp 2,3 và 2,6 lần so

với nhóm bà mẹ có kiến thức, thực hành tốt. Kết luận: Có mối liên quan giữa tình trạng SDD

với một số yếu tố như nghề nghiệp của mẹ, TĐHV của mẹ, kinh tế HGĐ, kiến thức và thực

hành về chăm sóc dinh dưỡng và phòng bệnh cho trẻ của các bà mẹ.

Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tuyên Quang trang 1

Trang 1

Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tuyên Quang trang 2

Trang 2

Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tuyên Quang trang 3

Trang 3

Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tuyên Quang trang 4

Trang 4

Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tuyên Quang trang 5

Trang 5

Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tuyên Quang trang 6

Trang 6

Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tuyên Quang trang 7

Trang 7

Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tuyên Quang trang 8

Trang 8

Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tuyên Quang trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 13000
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tuyên Quang

Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tuyên Quang
29
phần nghiên cứu
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực 
trong những năm gần đây nhưng suy dinh 
dưỡng (SDD) vẫn là một trong những vấn đề y 
tế công cộng hàng đầu ở các nước đang phát 
triển. Trên toàn thế giới SDD thấp còi vẫn tăng, 
ảnh hưởng hơn 186 triệu trẻ dưới 5 tuổi [1]. Việt 
Nam là một trong những nước có tỷ lệ SDD ở trẻ 
dưới 5 tuổi thể nhẹ cân giảm với mức trung bình 
mỗi năm là 1,5%, SDD thể thấp còi giảm bình 
quân 1,3% mỗi năm và được các tổ chức quốc tế 
đánh giá cao. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân 
chiếm 60% SDD trẻ em. Thiếu dinh dưỡng có thể 
xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng 
tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai. Theo UNICEF, 
khác biệt về sự phát triển của trẻ em đến 5 tuổi 
bị ảnh hưởng nhiều bởi dinh dưỡng, cách nuôi 
dưỡng, môi trường và chăm sóc sức khỏe hơn 
so với yếu tố di truyền hoặc dân tộc [2]. SDD 
trẻ em có liên quan chặt chẽ đến nhóm tuổi của 
trẻ, nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là 6-24 
tháng [3]. Phân bố SDD ở Việt Nam không đồng 
đều, khu vực miền núi cao, vùng đồng bào dân 
tộc thiểu số, SDD trẻ em luôn cao hơn hẳn các 
vùng khác. Na Hang là một huyện miền núi 
nghèo, nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. 
Hiện nay huyện Na Hang đang bước vào năm 
đầu của giai đoạn thực hiện chương trình phát 
triển vùng (CTPTV) năm 2015-2018 với mục tiêu 
tiến hành những can thiệp nhằm làm giảm tỷ lệ SDD 
TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG 
Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI TUYÊN QUANG
Lưu Thị Mỹ Thục*, Nguyễn Anh Vũ**, Hoàng Thế Kỷ*** 
* Bệnh viện Nhi Trung ương; ** Tổ chức tầm nhìn thế giới;
*** Tư vấn độc lập về y tế, dinh dưỡng và sức khỏe bà mẹ & trẻ em
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố và tình trạng suy dinh dưỡng của 
trẻ. Đối tượng: Gồm cặp trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ của những trẻ này. Phương pháp 
nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Trẻ thuộc HGĐ nghèo thì xác suất bị SDD nhẹ 
cân cao gấp 1,6 lần và nguy cơ SDD thấp còi cao gấp 1,8 lần so với nhóm trẻ thuộc HGĐ 
khá/giàu. Trẻ là con của các bà mẹ có TĐHV dưới cấp 3 thì nguy cơ bị SDD thấp còi cao gấp 
1,4 lần so với trẻ là con của bà mẹ có TĐHV cao hơn. Bà mẹ có kiến thức và thực hành nuôi 
dưỡng trẻ chưa tốt có xác suất con bị SDD thấp còi cao tương ứng là gấp 2,3 và 2,6 lần so 
với nhóm bà mẹ có kiến thức, thực hành tốt. Kết luận: Có mối liên quan giữa tình trạng SDD 
với một số yếu tố như nghề nghiệp của mẹ, TĐHV của mẹ, kinh tế HGĐ, kiến thức và thực 
hành về chăm sóc dinh dưỡng và phòng bệnh cho trẻ của các bà mẹ.
Từ khóa: Suy dinh dưỡng, yếu tố nguy cơ.
Chữ viết tắt: SDD (suy dinh dưỡng); HGĐ (hộ gia đình), TĐHV (trình độ học vấn); ABS (ăn 
bổ sung); NVS (nhà vệ sinh).
tạp chí nhi khoa 2016, 9, 2
30
cho trẻ dưới 5 tuổi đặt dưới mục tiêu của dự án 
Dinh dưỡng. Vì vậy để thiết kế được những can 
thiệp dinh dưỡng có hiệu quả, chúng tôi tiến 
hành đề tài: “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ suy 
dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Na Hang, 
Tuyên Quang” nhằm mục tiêu: Tìm hiểu mối liên 
quan giữa một số yếu tố và tình trạng suy dinh 
dưỡng của trẻ <5 tuổi.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Gồm trẻ em dưới 5 
tuổi và các bà mẹ của những trẻ này
2.2. Thời gian: Tháng 11-12/2015
2.3. Địa điểm nghiên cứu: 5 xã dự án thuộc 
chương trình phát triển vùng gồm xã: Yên Hoa, 
Đà Vị, Sơn Phú, Năng Khả và Thanh Tương thuộc 
huyện Na Hang- Tuyên Quang.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt 
ngang. 
Đối với nghiên cứu định lượng bộ câu hỏi 
phỏng vấn bà mẹ và người chăm sóc trẻ nhằm để 
thu thập các thông tin để tìm hiểu một số yếu tố 
nguy cơ SDD. 
Các số liệu về kích thước nhân trắc của trẻ dưới 
5 tuổi cũng đã được thu thập (cân nặng, chiều 
cao) và phân loại tình trạng dinh dưỡng dựa theo 
WHO 2005.
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu được tính theo phương pháp tính cỡ 
mẫu cho một cuộc điều tra cắt ngang: 
Trong đó:
n (Cỡ mẫu tối thiểu); Z21-α/2 (hệ số tin cậy với 
độ tin cậy là 95% thì Z21-α/2 = 1,96); p = 0,178 (tỷ 
lệ SDD nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Na 
Hang - số liệu báo cáo năm 2014 của trung tâm 
y tế huyện Na Hang); d (sai số mong muốn 5% 
(0,05)); DE (Hiệu lực thiết kế = 2). Ước tính tỷ lệ bỏ 
cuộc khoảng 5% thì số mẫu cần thu thập là: 450 
+ 5%*450= 475 cặp bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi 
(thực tế điều tra được 483 cặp).
- Phương pháp chọn mẫu: 
 + Bước 1: Chọn ngẫu nhiên 30/43 cụm dân cư 
của 5 xã huyện Na Hang. 
+ Bước 2: từ 30 cụm được chọn (ở bước 1), 
lập danh sách bà mẹ - trẻ dưới 5 tuổiở các cụm 
và chọn ngẫu nhiên đơn các cặp bà mẹ - trẻ vào 
nghiên cứu. 
2.4.3. Thu thập số liệu
Các điều tra viên được tập huấn trước khi tiến 
hành điều tra; 
- Tính cân nặng của trẻ: Cân Nhơn Hòa với độ 
chính xác đến 100g (lấy chính xác 1 đơn vị sau 
phần thập phân). 
- Đo chiều cao của trẻ: Đo chiều cao với độ 
chính xác 0,1cm.
+ Tuổi của trẻ được tính toán dựa theo ngày 
sinh trong giấy khai sinh hoặc phiếu tiêm chủng.
+ Bộ câu hỏi phỏng vấn các bà mẹ và người 
chăm sóc trẻ được tiến hành để thu thập các 
thông tin chung về hộ gia đình và thực hành 
của bà mẹ/ người chăm sóc trẻ về dinh dưỡng và 
chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. 
ED
e
PPxZn ×
−××−= 2
)1(2 21
31
phần nghiên cứu
+ Đội điều tra gồm có 16 cán bộ điều tra viên 
(cán bộ y tế xã và y tế thôn, trung tâm y tế huyện) 
và 3 giám sát viên là những cán bộ từ Tổ chức tầm 
nhìn thế giới, Bệnh viện Nhi TW được chia thành 
4 nhóm để tiến hành điều tra tại các xã.
2.5. Phân tích số liệu
Số liệu được làm sạch và nhập vào máy tính 
bằng chương trình SPSS 20.0 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Kết quả nghiên cứu được phân tích dựa trên 
483 cặp đối tượng nghiên cứu là trẻ < 5 tuổi và bà 
mẹ của trẻ tại 5 xã thuộc huyện Na Hang, Tuyên 
Quang từ tháng 11/2015 đến 12/2015. 
3.1. Đặc điểm chung của nhóm trẻ tham gia 
nghiên cứu (n=483)
Biểu đồ 1. Phân bố trẻ tham gia nghiên cứu theo nhóm tuổi (n=483)
Biểu đồ 1 cho thấy trẻ trong nghiên cứu được phân thành 6 nhóm tuổi, trẻ 12-23 tháng tuổi có tỷ 
lệ cao nhất (24,4%) và nhóm trẻ 0-5 tháng chiếm tỷ lệ thấp nhất (5%). 
Bảng 1. Mức độ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi (n=483)
Chỉ số
Nhẹ cân Thấp còi Gầy còm
SDD độ II 
(%)
SDD độ I 
(%)
SDD độ II 
(%)
SDD độ I 
(%)
SDD
độ II (%)
SDD độ I 
(%)
Dưới 6 tháng 8,3 4,2 8,3 8,3 4,2 4,2
6-11 tháng 1,6 6,6 4,9 21,3 1,6 1,6
12-23 tháng 1,7 14,4 11,0 22,9 1,7 3,4
24-35 tháng 2,0 19,2 12,1 30,3 1,0 4,0
36-47 tháng 8,1 21,2 11,1 34,3 1,0 2,0
48-59 tháng 4,9 17,1 7.3 30,5 1,2 6,1
Chung (0-59) 3,9 15,7 9,7 27,1 1,4 3,5
12-23 tháng
24,4%
6-11 tháng
12,6%
24-35 tháng
20,5%
36-47 tháng
20,5%
48-59 tháng
17,0%
0-5 tháng
5,0%
tạp chí nhi khoa 2016, 9, 2
32
Kết quả bảng 1 cho thấy với SDD thể nhẹ cân, 
trẻ 0-5 tháng có tỷ lệ SDD mức II cao nhất (8,3%), 
thấp nhất là nhóm trẻ 6-11 tháng (1,6%). SDD 
thấp còi: trẻ 24-35 tháng có tỷ lệ SDD mức II cao 
nhất (12,1%) và thấp nhất là nhóm 6-11 tháng 
(4,9%). Ở thể gầy còm, nhóm trẻ 0-5 tháng có tỷ 
lệ SDD mức II cao nhất (4,2%) và thấp nhất là trẻ 
> 24 tháng.
3.2. Yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài: tuổi trung 
bình của các bà mẹ tham gia nghiên cứu: 26,4 ± 
5,6 (Min=16, Max=48), 22,8% (110/483) hộ gia 
đình (HGĐ) bị thiếu lương thực, thực phẩm (LTTP) 
trong năm qua. Thời gian thiếu LTTP của các là 
2,2±1,4 tháng (Min=0,3; Max=6,0). 
3.2.1. Ăn bổ sung và chăm sóc khi trẻ bệnh
Biểu đồ 2. Kiến thức của các bà mẹ về việc cho trẻ ABS và chăm sóc khi trẻ bị ốm
Có 46,2% các bà cho rằng nên cho trẻ ABS trước 6 tháng khiến trẻ cứng cáp hơn. 9,9% các bà mẹ 
cho rằng khi trẻ ốm chỉ cần uống thuốc nam, lá. 
33
phần nghiên cứu
3.2.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố và tình trạng SDD của trẻ
Bảng 2. Mối liên quan giữa SDD thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi và một số yếu tố
Chỉ số
Tình trạng SDD thể nhẹ cân
OR (95% CI) Giá trị P
SDD
(%)
Bình thường
(%)
Chung
(%)
Giới tính trẻ
Nam 50 (20,4) 195 (79,6) 245 (100,0)
1,1 (0,7-1,7) 0,6
Nữ 45 (18,9) 193 (81,1) 238 (100,0)
Nghề nghiệp mẹ
Nông nghiệp 90 (21,0) 338 (79,0) 428 (100,0)
2,1 (1,1-5,1) 0,04*
Nghề khác 5 (9,1) 50 (90,9) 55 (100,0)
Trình độ học vấn (TĐHV) của mẹ
Dưới cấp III 41 (18,4) 182 (81,6) 223 (100,0)
0,8 (0,5-1,3) 0,5
Từ cấp III trở lên 54 (20,8) 206 (79,2) 260 (100,0)
Thời gian ở nhà của bố
Vắng nhà 21 (29,6) 50 (70,4) 71 (100,0)
1,9 (1,1-3,4) 0,02*
Ở nhà 74 (18,0) 338 (82,0) 412 (100,0)
Kinh tế HGĐ
Nghèo 36 (25,5) 105 (74,5) 141 (100,0)
1,6 (1,1-2,6) 0,03*
TB/Khá/Giàu 59 (17,3) 283 (82,7) 342 (100,0)
*: ý nghĩa mức <0,05 **: ý nghĩa mức <0,01 ***: ý nghĩa mức: <0,001
Biểu đồ 3. Các chỉ số về đa dạng chế độ ăn cho trẻ 6-23 tháng tuổi (n=179)
Từ biểu đồ 3 ta thấy chỉ có 35,2% trẻ có chế độ ăn đa dạng; 91,6% trẻ ăn đủ bữa (tùy theo độ tuổi); 
34,7% trẻ ăn đủ bữa và đa dạng chế độ ăn và 77,7% trẻ ăn thực phẩm giàu sắt.
tạp chí nhi khoa 2016, 9, 2
34
Kết quả bảng 2: không thấy mối liên quan 
giữa SDD nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi với một số 
yếu tố như: giới tính của trẻ, trình độ học vấn 
(TĐHV) của mẹ. Tuy nhiên, nghiên cứu lại tìm 
thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp của người 
mẹ; thời gian bố vắng nhà và tình trạng kinh tế 
HGĐ với tình trạng SDD thể nhẹ cân ở trẻ dưới 
5 tuổi. Những bà mẹ có làm nghề nông nghiệp 
thì có khả năng con bị SDD cao gấp 2,1 lần 
so với nhóm bà mẹ làm nghề khác có ý nghĩa 
thống kê (OR=2,1; 95%CI=1,1-5,1; p < 0,05). Trẻ 
dưới 5 tuổi là con của những HGĐ có bố vắng 
nhà trong thời gian sinh trẻ thì xác suất bị SDD 
cao gấp 1,9 lần nhóm trẻ có bố thường xuyên 
ở nhà một cách có ý nghĩa thống kê (OR=1,9; 
95%CI=1,1-3,4; p < 0,05). Tương tự như vậy, 
những trẻ thuộc HGĐ nghèo thì xác suất bị SDD 
cao gấp 1,6 lần so với nhóm trẻ thuộc HGĐ khá/
giàu có ý nghĩa thống kê (OR=1,6; 95%CI=1,1-
2,6; p < 0,05).
Bảng 3. Mối liên quan giữa SDD thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi và một số yếu tố
Chỉ số
Tình trạng SDD thể thấp còi
OR (95% CI) Giá trị P
SDD
(%)
Bình thường
(%)
Chung
(%)
Giới tính trẻ
Nam 106 (43,3) 139 (56,7) 245 (100,0)
1,7 (1,2-2,5) 0,003**
Nữ 72 (30,3) 166 (69,7) 238 (100,0)
Nghề nghiệp mẹ
Nông nghiệp 168 (39,3) 260 (60,7) 428 (100,0)
2,9 (1,4-5,9) 0,002**
Nghề khác 10 (18,2) 45 (81,8) 55 (100,0)
TĐHV của mẹ
Dưới cấp III 92 (41,3) 131 (58,7) 223 (100,0)
1,4 (1,05-2,1) 0,04*
Từ cấp III trở lên 86 (33,1) 174 (66,9) 260 (100,0)
Dân tộc
Dao 101 (43,0) 134 (57,0) 235 (100,0)
1,7 (1,2-2,4) 0,007**
Tày 77 (31,0) 171 (69,0) 248 (100,0)
Thời gian ở nhà của bố
Vắng nhà 29 (40,8) 42 (59,2) 71 (100,0)
1,2 (0,7-2,0) 0,4
Ở nhà 149 (36,2) 263 (63,8) 412 (100,0)
Loại nhà vệ sinh (NVS)
Không có NVS đủ tiêu chuẩn 124 (40,1) 185 (59,9) 309 (100,0)
1,5 (1,1-2,2) 0,04*
Có NVS đủ tiêu chuẩn 54 (31,0) 120 (69,0) 174 (100,0)
Kinh tế HGĐ
Nghèo 66 (46,8) 75 (53,2) 141 (100,0)
1,8 (1,2-2,7) 0,004**
TB/Khá/Giàu 112 (32,7) 230 (67,3) 342 (100,0)
Kiến thức nuôi dưỡng của bà mẹ
Chưa tốt 150 (41,4) 212 (58,6) 362 (100,0)
2,3 (1,5-3,8) <0,001***
Tốt 28 (23,1) 93 (76,9) 121 (100,0)
Thực hành nuôi dưỡng của bà mẹ
Chưa tốt 153 (41,7) 214 (58,3) 367 (100,0)
2,6 (1,6-4,2) <0,001***
Tốt 25 (21,6) 91 (78,4) 116 (100,0)
*: ý nghĩa mức <0,05 **: ý nghĩa mức <0,01 ***: ý nghĩa mức: <0,001
35
phần nghiên cứu
Kết quả bảng 3 đã tìm ra mối liên quan mạnh 
giữa tình trạng SDD thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi với 
các yếu tố như: giới tính trẻ; nghề nghiệp của mẹ; 
TĐHV mẹ, dân tộc; loại NVS sử dụng, kinh tế HGĐ 
và kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ 
của người mẹ. Trẻ nam có nguy cơ bị SDD cao gấp 
1,7 lần trẻ nữ (OR=1,7, 95%CI =1,2-2,5, p<0,01). 
Trẻ là con của các bà mẹ có TĐHV dưới cấp 3 thì 
nguy cơ bị SDD cao gấp 1,4 lần trẻ là con của bà 
mẹ có TĐHV cao hơn (OR=1,4; 95%CI=1,1-2,1; 
p<0,05). Trẻ dân tộc Dao có nguy cơ bị SDD cao 
gấp 1,7 lần trẻ dân tộc Tảy (OR=1,7; 95%CI=1,2-
2,4; p <0,01). HGĐ sử dụng nhà tiêu không HVS 
thì trẻ có nguy cơ bị SDD cao gấp 1,5 lần so với trẻ 
của HGĐ có nhà tiêu HVS (OR=1,5; 95%CI=1,1-2; 
p<0,05). Tương tự như vậy thì trẻ ở HGĐ nghèo có 
nguy cơ bị SDD cao gấp 1,8 lần so với HGĐ khá/
giàu (OR=1,8; 95%CI=1,2-2,7; p<0,01). Trong khi 
đó nhóm bà mẹ có kiến thức chưa tốt có xác suất 
con bị SDD thấp còi cao gấp 2,3 lần so với nhóm 
bà mẹ kiến thức tốt, có ý nghĩa thống kê (OR=2,3; 
95%CI=1,5-3,8; p<0,001). Nhóm bà mẹ có thực 
hành chưa tốt xác suất có con bị SDD thấp còi cao 
gấp 2,6 lần so với nhóm bà mẹ có thực hành tốt 
(OR=2,6; 95%CI=1,6-4,2, p<0,001).
4. BÀN LUẬN
Dựa trên kết quả phân tích của 483 trẻ dưới 5 
tuổi tại 5 xã dự án thuộc CTPTV, tỷ lệ SDD chung 
của cả 3 thể (bảng 1) là 61,4% cao hơn so với 
kết quả của Lê Phán (2008) trên trẻ em dân tộc 
thiểu số huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa (57,8%) 
[4] và của Nguyễn Minh Tuấn (2008) tại vùng 
đồng bào dân tộc Sán Chay tỉnh Thái Nguyên là 
41,6%[5]. SDD thể thấp còi (CC/T) trung bình là 
36,8% cao hơn trung bình của khu vực trung du 
miền núi phía Bắc cả nước (30,7%, năm 2014) và 
tỉnh Tuyên Quang (26,1%). Tỷ lệ thể SDD thấp còi 
được coi là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của xã 
hội, phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo 
dài hoặc SDD trong quá khứ làm cho trẻ bị còi 
cọc. Đây cũng là chỉ số đánh giá hậu quả của sự 
đói nghèo. Hiện nay, SDD thể thấp còi đang là vấn 
đề phổ biến tại tất cả các vùng sinh thái trên cả 
nước. Như vậy, chứng tỏ tỷ lệ trẻ SDD ở nước ta 
còn cao và có sự khác biệt giữa các vùng miền, 
đặc biệt là vùng miền núi cao, dân tộc thiểu số 
và vùng xa. Điều này được lý giải bởi sự bất cập 
trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, trình độ dân trí 
và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa 
khu vực nông thôn, miền núi so với các thành phố 
lớn và các khu đô thị. Trong kết quả nghiên cứu 
của chúng tôi (bảng 2; 3) thấy có mối liên quan 
giữa SDD với một số yếu tố như nghề nghiệp của 
người mẹ (bà mẹ làm nghề nông nghiệp thì có 
khả năng con bị SDD nhẹ cân cao gấp 2,1 lần so 
với nhóm bà mẹ làm nghề khác), thời gian bố 
vắng nhà và tình trạng kinh tế HGĐ ( trẻ thuộc 
HGĐ nghèo thì xác suất bị SDD nhẹ cân cao gấp 
1,6 lần và nguy cơ SDD thấp còi cao 1,8 lần so với 
nhóm trẻ thuộc HGĐ khá/giàu)...
Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ đóng 
vai trò quan trọng dẫn tới SDD ở trẻ em. Điều 
này phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, thái độ 
và thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Nhìn 
chung, năng lượng trong chế độ ăn ở trẻ em 
nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực 
[6]. Trong nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 
2,3) có tỷ lệ cao 46,2% cho rằng nên cho trẻ 
ABS trước 6 tháng tuổi và 9,9% cho rằng ốm thì 
cần uống thuốc nam và chỉ có 34,7% trẻ được 
ăn đủ bữa và chế độ ăn đa dạng. Thời gian bắt 
tạp chí nhi khoa 2016, 9, 2
36
đầu ABS theo khuyến cáo chung là khi trẻ tròn 
6 tháng tuổi. ABS được coi là hợp lý khi trẻ ăn 
được các loại thức ăn cung cấp đủ năng lượng 
(có thể ước tính qua số bữa ăn trong ngày kết 
hợp với số lượng của mỗi bữa ăn) và đủ chất 
dinh dưỡng (thể hiện bằng sự kết hợp đúng, 
đủ các nhóm thực phẩm bổ sung cho trẻ). Việc 
cho ABS sớm và không đúng cách đã góp phần 
làm tăng tỷ lệ SDD cho trẻ dưới 2 tuổi. Theo 
tác giả Nguyễn Thị Hải Anh thấy trẻ ABS không 
hợp lý có nguy cơ SDD tăng 2,7-4 lần [7]. Lê 
Phán nghiên cứu thấy có đến 68,8% trẻ ABS 
trước 4 tháng tuổi bị SDD và 59,8% trẻ SDD do 
ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm hàng ngày [4]. 
Hiện nay, tình trạng bà mẹ cho con ABS sớm là 
vấn đề phổ biến của nước ta. Kiến thức, thực 
hành về dinh dưỡng của bà mẹ có liên quan 
nhiều đến trình độ học vấn của bà mẹ. Trẻ là 
con của các bà mẹ có TĐHV dưới cấp 3 thì nguy 
cơ bị SDD thấp còi cao gấp 1,4 lần trẻ là con 
của bà mẹ có TĐHV cao hơn (bảng 3) và nhóm 
bà mẹ có kiến thức chưa tốt có xác suất con bị 
SDD thấp còi cao gấp 2,3 lần so với nhóm bà 
mẹ kiến thức tốt, nhóm bà mẹ có thực hành 
chưa tốt xác suất có con bị SDD thấp còi cao 
gấp 2,6 lần so với nhóm bà mẹ có thực hành 
tốt. Kiến thức, thực hành về dinh dưỡng của bà 
mẹ có có tính quyết định trong công tác phòng 
chống SDD trẻ em. Các can thiệp dinh dưỡng 
cần chú trọng tới việc cải thiện kiến thức, thực 
hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ của các bà mẹ. 
5. KẾT LUẬN
Có mối liên quan giữa tình trạng SDD nhẹ cân 
ở trẻ dưới 5 tuổi với nghề nghiệp của mẹ, thời 
gian người cha vắng nhà khi sinh trẻ và điều kiện 
kinh tế HGĐ. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng tìm 
thấy mối liên quan giữa SDD thấp còi ở trẻ dưới 5 
tuổi với các yếu tố: giới tính của trẻ, nghề nghiệp 
của mẹ, TĐHV của mẹ, dân tộc, loại nhà tiêu HGĐ 
sử dụng, kinh tế HGĐ, kiến thức và thực hành về 
chăm sóc dinh dưỡng và phòng bệnh cho trẻ của 
các bà mẹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WHO (2010), Global Database on Child 
Growth and Malnutrition 2010.
2. UNICEF (2009), “The state of the world’s 
children 2009”, New York, USA, December, pp. 122-
128.
3. Chu Thị Phương Mai (2014), “Đánh giá tình 
trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng 
đến dinh dưỡng của trẻ từ 6-24 tháng tuổi tại 
Phòng khám Dinh dưỡng - Bệnh viện Nhi Trung 
ương năm 2013-2014”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ 
đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Lê Phán (2008), “Đánh giá kết quả phòng 
chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc 
thiểu số tại 4 xã đặc biệt khó khăn huyện Khánh 
Vĩnh tỉnh Khánh Hòa”, Luận án Nguyễn Minh 
Tuấn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế, 
tr. 93-94
5. Nguyễn Minh Tuấn (2009), “Huy động 
nguồn lực cộng đồng chăm sóc dinh dưỡng trẻ 
em dưới 5 tuổi dân tộc Sán Chay tại Thái Nguyên”, 
Luận án tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung 
ương, Hà Nội.
37
phần nghiên cứu
6. Lawrence H. and Smith L (2000), 
“Overcoming child malnutrition in developing 
countries: Past achievement and future 
choices”, IFPRI, Washington DC, USA.],
7. Nguyễn Thị Hải Anh, Lê Thị Hợp (2006), 
“Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên 
quan đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 
tỉnh Lào Cai năm 2005”, Tạp chí Dinh dưỡng và 
thực phẩm, 2 (3+4), tr. 29-35.
ABSTRACT
FIND OUT SOME RISK FACTORS MALNUTRITION IN CHILDREN 
UNDER AGE 5 IN TUYEN QUANG
Objective: To investigate the relationship between some risk factors malnutrition and the 
nutritional status of the children under 5 years old. Subjects: Couple of children under 5 years old 
and their mothers. Research methods: Cross-sectional study. Results: For Children from poor 
households, the probability of underweight was 1.6 times higher and risk of stunting was 1.8 times 
higher than the group of children in rich households. The mothers with low educational degree (under high 
school level) has children with the risk of stunting was 1.4 times higher than the others. Mothers with 
limited knowledge and practice of feeding children have the probability of child stunting 2.3 and 2.6 
times higher than the group of mothers of best knowledge, best practices, respectively. Conclusion: 
There is a relationship between the state of malnutrition with a number of factors such as the mother’s 
occupation, education level, knowledge and practice on nutritional care, as well as financial status. 
Keywords: Malnutrition, risk factors.

File đính kèm:

  • pdftim_hieu_mot_so_yeu_to_nguy_co_suy_dinh_duong_o_tre_duoi_5_t.pdf